phat_tien

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề cho Việt Nam được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế​






MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I : Giới thiệu chung về công ty xuyên quốc gia 1

1. Khái niệm công ty xuyên quốc gia 1

2. Nguồn gốc và sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 3

2.1. Nguồn gốc của công ty xuyên quốc gia 3

2.2. Sự phát triển của công ty xuyên quốc gia 5

3. Bản chất và đặc trưng của các công ty xuyên quốc gia 8

3.1. Bản chất của công ty xuyên quốc gia 8

3.2. Đặc trưng của công ty xuyên quốc gia 10

Chương II.Vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế 14

1. Thực trạng của các công ty xuyên quốc gia 14

2. Các công ty xuyên quốc gia với việc thúc đẩy thương mại quốc tế 18

2.1. Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia 19

2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nước 21

3. Sự thay đổi trong cơ cấu đối tác 27

4. Các công ty xuyên quốc gia chi phối giá cả trong thương mại quốc tế 30

Chương III: Một số vấn đề cho Việt Nam được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong thương mại quốc tế. 33

1. Tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế quốc dân Việt Nam 33

1.1. Tác động tích cực 33

1.2. Tác động tiêu cực 35

2. Thuận lợi và khó khăn hiện nay của Việt Nam trong việc thu hút các công ty xuyên quốc gia 37

2.1. Thuận lợi 37

2.2. Khó khăn 39

3. Một số gợi ý cho Việt Nam 41

Tài liệu tham khảo 46



Tóm tắt nội dung tài liệu:​


c đẩy, tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của các nước đang phát triển, tuy số lượng các hiệp định đa phương cho đến nay còn ít, nhưng việc ký kết các hiệp định đa phương giữa các nước đang phát triển với nhau đang tăng lên. Trong đó nhân tố hàng đầu thực thi các hiệp định trên là các công ty xuyên quốc gia. Tất cả tình hình trên đã làm cho sự tham gia của các nước đang phát triển vào nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Và cũng trong quá trình tham gia hội nhập, nhiều nước đang phát triển đã thành công trong việc phát triển các tập xuyên quốc gia của mình.
Các công ty xuyên quốc gia áp dụng những điều kiện lao động cải thiện hơn trước, mức lương cao hơn vào các nước đang phát triển. Bằng cách đó, chính các công ty xuyên quốc gia này đã tạo ra sức ép buộc nhiều quốc gia đang phát triển phải thích ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu về xã hội và môi trường. Hơn nữa, với hình thức cổ truyền của các nhánh công ty xuyên quốc gia là thuê lao động của nước chủ nhà hay ở thị trường lao động lân cận, đã tạo việc làm cho một bộ phận lao động thất nghiệp tại các nước đang phát triển này. Thị trường lao động mà các công ty xuyên quốc gia sử dụng đã làm cho quy mô và cơ cấu lao động theo hướng quốc tế hoá ngày càng tăng. Về cơ cấu lao động, các công ty xuyên quốc gia sử dụng chủ yếu lao động giản đơn tại chỗ và nếu có qua đào tạo thì chỉ một thời gian rất ngắn để có thể đáp ứng được những động tác có tính chất kỹ thuật về một mặt chuyên môn hẹp (tỷ lệ này chiếm tới 90% lao động và chủ yếu tại các nước đang phát triển). Việc tuyển bộ phận lao động kỹ thuật và quản lý thì có sự chọn lọc cao ở nước sở tại với một tỷ lệ nhất định để giúp cho việc quản lý, sản xuất của xí nghiệp chi nhánh được dễ dàng, đồng thời tuyển lao động từ nước khác tới, sử dụng lao động hợp đồng.
Tóm lại, các công ty xuyên quốc gia đang không ngừng mở rộng quy mô xuyên quốc gia, nâng cao tỷ lệ hoạt động quốc tế của tư bản, lao động và các nguồn lực khác, duy trì và nâng cao quyền lực kiểm soát đối với các lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, lao động, công nghệ và các lĩnh vực dịch vụ khác. Nói một cách khác, các công ty xuyên quốc gia đang trên đà phát triển mạnh, chi phối các lĩnh của nền kinh tế thế giới.
Cỏc cụng ty xuyờn quốc gia với việc thỳc đẩy thương mại quốc tế
Các công ty xuyên quốc gia là chủ thể quan trọng trong thương mại quốc tế. Hiện tại chưa có nhiều dữ liệu để có thể đưa ra một con số chính xác về thị phần của các công ty xuyên quốc gia trên thị trường toàn cầu. Chỉ đơn cử tại Mỹ, các công ty xuyên quốc gia cả trong nước và nước ngoài chiếm khoảng 3/4 tổng xuất khẩu năm 2003, hơn 2/3 trong số đó là từ các hoạt động xuất khẩu giữa các công ty trong nội bộ hệ thống công ty xuyên quốc gia. Nếu số liệu từ Mỹ có thể mở rộng ra cả thế giới thì các công ty xuyên quốc gia có thể chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng xuất khẩu của thế giới và trên 1/3 tổng xuất khẩu của thế giới có thể được thực hiện thông qua các trao đổi thương mại giữa các công ty con trong cùng hệ thống.
Với số lượng hàng trăm ngàn chi nhánh cắm sâu vào nền kinh tế thế giới, các công ty xuyên quốc gia đã tạo ra một hệ thống mạng lưới bao trùm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Có thể nói không một khâu nào của quá trình lưu thông hàng hoá thế giới lại không có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của các công ty xuyên quốc gia. Dưới sự tác động của các công ty xuyên quốc gia, hầu như mọi sản phẩm của thế giới bằng những kênh khác nhau được thu hút vào quá trình lưu thông. Cùng với những sản phẩm hàng hóa thông thường mang tính chất truyền thống thì thế giới hàng hoá ngày càng được bổ sung thêm những loại hàng hoá đặc biệt với những cách lưu thông khác nhau.
2.1. Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong công ty xuyên quốc gia
Bản thân các công ty xuyên quốc gia đã là một thị trường rộng lớn cho các giao dịch thương mại nội bộ. Thị trường này mở ra chỉ dành riêng cho các công ty mẹ và công ty chi nhánh. Mỗi một công ty xuyên quốc gia đều có ba loại xuất khẩu hàng hoá cơ bản. Đó là hàng hoá từ công ty mẹ chuyển cho công ty con, hàng từ công ty con chuyển cho công ty mẹ và hàng hoá trao đổi nội bộ giữa các công ty con ở các nước khác nhau nhưng trong cùng một tập đoàn xuyên quốc gia. Hoạt động thương mại nội bộ giữa các công ty trong cùng một hệ thống như vậy tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với công nghệ và bí quyết của riêng hệ thống đó.
Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh ngày càng tăng thông qua việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và định hướng tiêu dùng ở các nước chủ nhà. Sự chuyển dịch cơ cấu này cũng được phản ánh trong xu hướng xuất khẩu của các công ty chi nhánh. Các nước chủ nhà đang phát triển tăng lên, thị trường nội địa trở nên hấp dẫn hơn, chi phí nội địa cũng tăng cao, các công ty chi nhánh đã nghĩ đến việc giảm tỷ lệ xuất khẩu ra ngoài hệ thống.
Trong các công ty xuyên quốc gia, hoạt động thương mại nội bộ với hoạt động nghiên cứu và triển khai có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi vì việc nhanh chóng chuyển giao công nghệ cũng đồng nghĩa với việc giá trị giao dịch tăng cao. Ví dụ, ngành công nghiệp dược phẩm năm 1999 sử dụng 12% chi phí sản xuất cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Kết quả là gần 95% giao dịch thương mại quốc tế của ngành này là thông qua hệ thống thương mại nội bộ. Các quốc gia có hay có thể có công nghệ cao và đồng bộ hơn thường có nhiều cơ hội tăng khả năng xuất khẩu thông qua việc liên kết chặt chẽ với mạng lưới công ty xuyên quốc gia.
Các công ty xuyên quốc gia cũng giữ một vai trò to lớn trong thương mại dịch vụ. Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, dịch vụ đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế các nước, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tiềm năng xuất khẩu dịch vụ qua biên giới tăng mạnh nhờ những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông và kết nối internet. Chính những công nghệ này thúc đẩy khả năng thương mại của dịch vụ có hàm lượng thông tin cao bao gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển, dịch vụ bán hàng, marketing... Đây chính là những lĩnh vực mà các công ty xuyên quốc gia chiếm vị trí độc tôn.
Vai trò của các chi nhánh ở nước ngoài trong thị trường nội bộ là rất quan trọng và vai trò này ngày càng tăng do xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ. Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn thế giới, các thông tin về thị trường, nhu cầu tiêu dùng... được các công ty xuyên quốc gia nắm bắt rất kịp thời và xử lý nhanh chóng. Do đó, các chi nhánh có khả năng ứng phó với mọi điều kiện kinh doanh, tiêu thụ quốc tế liên tục biến đổi. Các công ty chi nhánh trong hệ thống công ty xuyên quốc gia có lợi thế tiềm năng vô cùng to lớn so với các công ty nội địa của nước chủ nhà trên thị trường quốc tế. Các công ty này có khả năng xuất khẩu được nhiều hàng hoá cùng loại hơn các công ty nội địa. Bởi vì các công ty con là một phần trong hệ thống công ty xuyên quốc gia, do đó chúng có thể sử dụng mạng lưới phân phối tự nhiên của hệ thống hay khai thác triệt để mối quan hệ giữa công ty mẹ với các đối tác. Các công ty mẹ luôn quan hệ chặt chẽ với người mua ở nước nhập khẩu. Đây chính là mối liên kết vô cùng quan trọng để có thể khai thác các đơn đặt hàng có hàm lượng công nghệ cao theo yêu cầu của khách. Các công ty con cũng có thể giảm chi phí kinh doanh, đồng thời có thêm lợi thế về marketing trong xuất khẩu hơn các công ty nội địa. Chúng có thể dễ dàng củng cố thương hiệu do có những điều kiện thuận lợi về vận tải, marketing, tài chính và kênh phân phối ở nước ngoài.
Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, quá trình tích tụ, tập trung tư bản và phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra một khối lượng lớn tư bản thừa, làm xuất hiện nhu cầu mở rộng thị trường đầu tư sang các nước. Chính các công ty chi nhánh đã tiếp nhận khối lượng tư bản thừa này từ các công ty mẹ nhằm mở rộng thị trường theo chiều rộng, nhất là có thêm được những thị trường ít “khó tính” trong số các nước đang phát triển. Điều này cũng lý giải cho việc thương mại nội bộ giữa các công ty trong cùng một hệ thống công ty xuyên quốc gia ngày càng tăng.
2.2. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nước
Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, lực lượng lao động rẻ... nhưng còn ở trình độ kỹ thuật lạc hậu. Để khai thác những tài nguyên đó, họ phải liên kết, hợp tác với tư bản nước ngoài. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia thiết lập các chi nhánh, khai thác các nguồn lực của các quốc gia đang phát triển. Việc thiết lập hàng loạt các chi nhánh đã giúp các công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển phát huy được ưu thế tư bản của mình, khai thác được lợi thế của từng nước, tránh được những kiểm soát gắt gao về bảo vệ môi trường, về cạnh tranh gay gắt do giá cả sức lao động ở chính quốc ngày càng cao, giảm bớt được chi phí vận chuyển... góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Sự hoạt động củ...
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động. Đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động không chỉ là chiến lược chủ quan của các tập đoàn để thu được lợi nhuận tối đa từ việc khai thác khả năng và cơ hội của công ty trên mọi thị trường mà còn là đòi hỏi khách quan của sự cạnh tranh sinh tồn. Các công ty xuyên quốc gia từ các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu thường bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất rồi mở rộng dần sang các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ, nghiên cứu và triển khai công nghệ... Ngược lại, các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản và một số nước NIC thường bắt đầu từ các hoạt động thương mại, dịch vụ rồi mở rộng sang các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng... Đây là con đường phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì nó phù hợp với khả năng tài chính và công nghệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù có hoạt động đa ngành thì cũng cần tập trung vào một hay một số ngành chủ đạo, trong đó doanh nghiệp có lợi thế so sánh.
Đặc biệt là các doanh nghiệp cần nỗ lực mở rộng, tăng cường hoạt động của mình trên thị trường nước ngoài. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nên thiết lập các hoạt động ban đầu tại nước ngoài như mở văn phòng thay mặt và các đại lý tiêu thụ tại nước ngoài. Đây sẽ là những bước khởi đầu tốt đẹp cho sự mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ra ngoài biên giới quốc gia.
* Về phía Nhà nước
Nhà nước cần tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước, đồng thời tham gia vào các diễn đàn chung của khu vực và thế giới. Đây là những tiền đề quan trọng để mở đường cho sự thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào các thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh việc mở rộng quan hệ ngoại giao cần đặc biệt chú trọng đến vai trò tiên phong của các cơ quan ngoại giao trong việc mở đường cho các hoạt động kinh tế tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Các cuộc gặp gỡ giữa giới doanh nghiệp và các nhà ngoại giao cần được tổ chức liên tục tại cả ba miền đất nước.
Nhà nước cũng cần tạo điều kiện phát triển các mối liên kết giữa các công ty xuyên quốc gia và doanh nghiệp trong nước. Cản trở lớn nhất trong việc phát triển các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các công ty xuyên quốc gia là năng lực sản xuất của chính bản thân các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nhà nước cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cụ thể là:
-Đối với doanh nghiệp nhà nước, cần thực hiện triệt để chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng công cuộc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sản xuất của doanh nghiệp, lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, thường xuyên giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng trì trệ trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển thành một đội ngũ các nhà cung cấp, các nhà thầu phụ có năng lực, chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các dự án với các đối tác nước ngoài là một chiến lược quan trọng cần được đặc biệt quan tâm.
Để tạo thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống sản xuất của các công ty xuyên quốc gia, Nhà nước cần tạo nhiều cơ hội cho các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được những nguồn thông tin về nhau, qua đó thúc đẩy việc thiết lập các quan hệ đối tác như: tổ chức các diễn đàn trao đổi thông tin giữa các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp trong nước, tổ chức các hội chợ triển lãm có chất lượng với sự tham gia của doanh nghiệp trong và ngoài nước, thiết lập các chương trình cung cấp thông tin về các đối tác trong nước thông qua các tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp, các hiệp hội ngành nghề; thực hiện khảo sát và đánh giá khách quan về thực lực của các doanh nghiệp để xây dựng một danh mục các nhà thầu phụ có chất lượng nhằm cung cấp cho các đối tác quan tâm.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top