hoangdai_benem_9x
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư là một lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt được đặt lên hàng đầu, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, vấn đề là làm sao để thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI và phát huy mọi tiềm lực trong và ngoài nước là vấn đề sống còn. Nhận thức rõ vai trò của FDI, tất cả các nước trên thế giới đều nghiên cứu để đề ra một chế độ pháp lý về FDI cho phù hợp. Nhà nước với vai trò thiết kế và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội đã sử dụng pháp luật - một công cụ rất hữu hiệu để thống nhất và định hướng cho hoạt động FDI. Một môi trường đầu tư hấp dẫn ngoài các yếu tố kinh tế còn có các yếu tố chính trị, pháp luật phải ổn định và đồng bộ. Vì thế, pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động FDI, là công cụ thiết yếu và tiên quyết cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả.
Việt Nam sau thời kỳ cải cách và mở cửa, cùng những đổi mới căn bản trong nhận thức và đường lối chính sách ĐTNN và nhất là FDI đã đạt được nhiều thành tích. Luật Đầu tư năm 2005 ra đời đúng lúc với những quy định về FDI hấp dẫn cùng một thị trường đầu tư giàu tiềm năng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Đồng thời với đường lối đối ngoại của Nhà nước ta là đa phương hóa, đa dạng hóa trong các quan hệ, hội nhập với cộng đồng quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, ý chí tự lực tự cường, nhờ một phần ngoại lực để hỗ trợ cho nội lực phát huy. Vì thế, ngoài việc phải có các biện pháp bảo đảm FDI, nhà nước cũng phải dành cho FDI những ưu đãi, khuyến khích nhằm tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh…
Tuy vậy trên thực tế, nguồn FDI ở nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế cũng như chưa tương xứng với tiềm lực về thu hút FDI của Việt Nam. Phải chăng những biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI của nhà nước ta vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa lôi kéo các nhà ĐTNN, chưa tạo ra được một sân chơi bình đẳng và vẫn còn phân biệt đối xử đầu tư trong nước và ĐTNN, mà đặc biệt là FDI? Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” nhằm đánh giá sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong các quy định về những biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI tại Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm làm cho hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn.
Trong khóa luận này, tác giả hướng tới nghiên cứu một cách cơ bản về sự hình thành, phát triển của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI và thực trạng FDI tại Việt Nam.Phân tích cơ sở khách quan: bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các hoạt động FDI trong những năm qua. Nhận thức rõ thực trạng và giải pháp cần thiết thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khóa luận là:
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI trong khuôn khổ các quy định của Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp về các biện pháp nhằm thu hút FDI tại Việt Nam.
Với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như vậy, phương pháp nghiên cứu chủ đạo được tác giả sử dụng trong Khóa luận là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, còn sử dụng các số liệu về phát triển kinh tế và số liệu về phát triển FDI cũng như các sự kiện mang tính lịch sử cho bước ngoặt phát triển kinh tế của Việt Nam.
Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, Khóa luận sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI. Giúp chúng ta hiểu hơn nữa về bảo đảm và khuyến khích FDI tại Việt Nam, thấy đuợc thực trạng thu hút và sử dụng FDI của nước nhà, qua đó sẽ cho một cái nhìn đúng đắn, tổng thể về tình hình kinh tế và đề ra chiến lược thích hợp về FDI trong thời gian tới.
Khóa luận còn nêu lên một số vấn đề đặt ra, chỉ ra mối liên hệ và tác động qua lại của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI với thực trạng FDI ở Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến đề xuất là những việc cần thiết phải làm trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI, đưa đất nước phát triển.
Trên cơ sở đó, ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Khóa luận gồm có 3 chương
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI
Chương II: Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI.
Chương III: Tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây, phương hướng giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua hoạt động đầu tư, quốc gia có thể huy động được rất nhiều nguồn lực trong và ngoài nước về vốn, về công nghệ, kỹ thuật… để đẩy mạnh tốc độ phát triển đất nước.
Như vậy, có thể hiểu đầu tư chính là việc bỏ vốn dưới mọi hình thức vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở tính toán lợi ích kinh tế - xã hội.
Cơ sở đầu tiên để một hoạt động đầu tư diễn ra chính là vốn. Nhà đầu tư có thể sử dụng các loại vốn sau để đầu tư:
- Tiền, vàng, chứng khoán chuyển nhượng được;
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI………………………………………………………………….4
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm các biện pháp
bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………..4
1.1.1 Khái niệm đầu tư…………………………………………………………4
1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………..5
1.1.3 Khái niệm các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài………………………………………………………………………6
1.2. Tầm quan trọng của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam……………………………………….7
1.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế điển hình mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia………………………………………………………..9
1.3.1. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khuôn khổ các cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)……………………………………………………………………….10
1.3.2. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 (BTA)………………..11
1.3.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khuôn khổ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)……..13
1.3.4. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các cam kết của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)………………………………………………………….14
1.3.5. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và một số nước……………………………………………………..17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI………………………………………………………………………....20
2.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam..........................................................20
2.1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp………………………………..20
2.1.2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư…………………………21
2.1.3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………………………..23
2.1.4. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài…………………………………………………………24
2.1.5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật…………………………………………………………………25
2.1.6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài khác……………26
2.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam…………………………….28
2.2.1. Ưu đãi về tài chính………………………………………………………29
2.2.2. Ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển……...33
2.2.3. Ưu đãi chính sách ngoại hối……………………………………………..37
2.2.4. Các biện pháp hỗ trợ về thủ tục hành chính……………………………..39
2.2.5. Một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài khác………40
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM………………………………………………………………43
3.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây………………………………………43
3.2. Các giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới………………………………………………………47
3.2.1. Các giải pháp chung………………………………………………47
3.2.2. Các giải pháp cụ thể………………………………………………51
KẾT LUẬN………………………………………………………………….. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..58
2.1.1. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài
Bất kỳ một nhà đầu tư nào khi thực hiện đầu tư vào một nền kinh tế khác đều đặt ra yêu cầu là phải được chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác của mình ra nước ngoài một cách thuận tiện. Đây là nhu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho việc chu chuyển vốn vì mục đích tái đầu tư hay mục đích khác của nhà đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, biện pháp bảo đảm này đã xuất hiện từ Luật ĐTNN 1987, được hoàn thiện ở Luật ĐTNN 1996 và được kế thừa tại Luật ĐTNN 2000 và được hoàn thiện ở Luật đầu tư năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 quy định các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
- Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Ngoµi ra, khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 cũng quy ®Þnh: "Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam”. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của pháp luật đầu tư Việt Nam, tạo sự thông thoáng thu hút đầu tư, đồng thời thu hút lao động nước ngoài làm những công việc đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ, quản lý cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được.
Tóm lại, với các quy định pháp luật về bảo đảm cho nhà ĐTNN chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài không những tạo điều kiện cho nhà ĐTNN linh hoạt trong việc chu chuyển vốn mà còn là một bảo đảm pháp lý quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam.
2.1.2. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật
Có thể khẳng định rằng, Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị Định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện một bước tiến bộ trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật sử dụng nguyên tắc không hồi tố để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Điều 11 Luật Đầu tư năm 2005 quy định:
“Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách” như sa:;
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hay được giải quyết bằng một, một số hay các biện pháp sau đây:
- Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
- Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
- Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
- Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư là một lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt được đặt lên hàng đầu, cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, vấn đề là làm sao để thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI và phát huy mọi tiềm lực trong và ngoài nước là vấn đề sống còn. Nhận thức rõ vai trò của FDI, tất cả các nước trên thế giới đều nghiên cứu để đề ra một chế độ pháp lý về FDI cho phù hợp. Nhà nước với vai trò thiết kế và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội đã sử dụng pháp luật - một công cụ rất hữu hiệu để thống nhất và định hướng cho hoạt động FDI. Một môi trường đầu tư hấp dẫn ngoài các yếu tố kinh tế còn có các yếu tố chính trị, pháp luật phải ổn định và đồng bộ. Vì thế, pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động FDI, là công cụ thiết yếu và tiên quyết cho hoạt động này diễn ra có hiệu quả.
Việt Nam sau thời kỳ cải cách và mở cửa, cùng những đổi mới căn bản trong nhận thức và đường lối chính sách ĐTNN và nhất là FDI đã đạt được nhiều thành tích. Luật Đầu tư năm 2005 ra đời đúng lúc với những quy định về FDI hấp dẫn cùng một thị trường đầu tư giàu tiềm năng đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước. Đồng thời với đường lối đối ngoại của Nhà nước ta là đa phương hóa, đa dạng hóa trong các quan hệ, hội nhập với cộng đồng quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, ý chí tự lực tự cường, nhờ một phần ngoại lực để hỗ trợ cho nội lực phát huy. Vì thế, ngoài việc phải có các biện pháp bảo đảm FDI, nhà nước cũng phải dành cho FDI những ưu đãi, khuyến khích nhằm tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh…
Tuy vậy trên thực tế, nguồn FDI ở nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế cũng như chưa tương xứng với tiềm lực về thu hút FDI của Việt Nam. Phải chăng những biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI của nhà nước ta vẫn chưa thực sự hấp dẫn, chưa lôi kéo các nhà ĐTNN, chưa tạo ra được một sân chơi bình đẳng và vẫn còn phân biệt đối xử đầu tư trong nước và ĐTNN, mà đặc biệt là FDI? Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” nhằm đánh giá sự phát triển của pháp luật Việt Nam trong các quy định về những biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI tại Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm làm cho hoạt động này đạt được hiệu quả cao hơn.
Trong khóa luận này, tác giả hướng tới nghiên cứu một cách cơ bản về sự hình thành, phát triển của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI và thực trạng FDI tại Việt Nam.Phân tích cơ sở khách quan: bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các hoạt động FDI trong những năm qua. Nhận thức rõ thực trạng và giải pháp cần thiết thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khóa luận là:
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI trong khuôn khổ các quy định của Việt Nam và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Nghiên cứu thực trạng và giải pháp về các biện pháp nhằm thu hút FDI tại Việt Nam.
Với đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như vậy, phương pháp nghiên cứu chủ đạo được tác giả sử dụng trong Khóa luận là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, còn sử dụng các số liệu về phát triển kinh tế và số liệu về phát triển FDI cũng như các sự kiện mang tính lịch sử cho bước ngoặt phát triển kinh tế của Việt Nam.
Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, Khóa luận sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI. Giúp chúng ta hiểu hơn nữa về bảo đảm và khuyến khích FDI tại Việt Nam, thấy đuợc thực trạng thu hút và sử dụng FDI của nước nhà, qua đó sẽ cho một cái nhìn đúng đắn, tổng thể về tình hình kinh tế và đề ra chiến lược thích hợp về FDI trong thời gian tới.
Khóa luận còn nêu lên một số vấn đề đặt ra, chỉ ra mối liên hệ và tác động qua lại của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI với thực trạng FDI ở Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến đề xuất là những việc cần thiết phải làm trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI, đưa đất nước phát triển.
Trên cơ sở đó, ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Khóa luận gồm có 3 chương
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI
Chương II: Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích FDI.
Chương III: Tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam trong những năm gần đây, phương hướng giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Khái niệm đầu tư
Đầu tư là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua hoạt động đầu tư, quốc gia có thể huy động được rất nhiều nguồn lực trong và ngoài nước về vốn, về công nghệ, kỹ thuật… để đẩy mạnh tốc độ phát triển đất nước.
Như vậy, có thể hiểu đầu tư chính là việc bỏ vốn dưới mọi hình thức vào sản xuất kinh doanh trên cơ sở tính toán lợi ích kinh tế - xã hội.
Cơ sở đầu tiên để một hoạt động đầu tư diễn ra chính là vốn. Nhà đầu tư có thể sử dụng các loại vốn sau để đầu tư:
- Tiền, vàng, chứng khoán chuyển nhượng được;
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN
PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI………………………………………………………………….4
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm các biện pháp
bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài……………………..4
1.1.1 Khái niệm đầu tư…………………………………………………………4
1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………..5
1.1.3 Khái niệm các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp
nước ngoài………………………………………………………………………6
1.2. Tầm quan trọng của các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam……………………………………….7
1.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các Điều ước quốc tế điển hình mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia………………………………………………………..9
1.3.1. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khuôn khổ các cam kết của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)……………………………………………………………………….10
1.3.2. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000 (BTA)………………..11
1.3.3. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong khuôn khổ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)……..13
1.3.4. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ các cam kết của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC)………………………………………………………….14
1.3.5. Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và một số nước……………………………………………………..17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI………………………………………………………………………....20
2.1. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam..........................................................20
2.1.1. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp………………………………..20
2.1.2. Bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư…………………………21
2.1.3. Bảo đảm cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………………………..23
2.1.4. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài…………………………………………………………24
2.1.5. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật…………………………………………………………………25
2.1.6. Những biện pháp bảo đảm đầu tư trực tiếp nước ngoài khác……………26
2.2. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về các biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam…………………………….28
2.2.1. Ưu đãi về tài chính………………………………………………………29
2.2.2. Ưu đãi liên quan đến chính sách sử dụng đất, mặt nước, mặt biển……...33
2.2.3. Ưu đãi chính sách ngoại hối……………………………………………..37
2.2.4. Các biện pháp hỗ trợ về thủ tục hành chính……………………………..39
2.2.5. Một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài khác………40
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM………………………………………………………………43
3.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong những năm gần đây………………………………………43
3.2. Các giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới………………………………………………………47
3.2.1. Các giải pháp chung………………………………………………47
3.2.2. Các giải pháp cụ thể………………………………………………51
KẾT LUẬN………………………………………………………………….. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..58
2.1.1. Bảo đảm việc chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư ra nước ngoài
Bất kỳ một nhà đầu tư nào khi thực hiện đầu tư vào một nền kinh tế khác đều đặt ra yêu cầu là phải được chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác của mình ra nước ngoài một cách thuận tiện. Đây là nhu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho việc chu chuyển vốn vì mục đích tái đầu tư hay mục đích khác của nhà đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, biện pháp bảo đảm này đã xuất hiện từ Luật ĐTNN 1987, được hoàn thiện ở Luật ĐTNN 1996 và được kế thừa tại Luật ĐTNN 2000 và được hoàn thiện ở Luật đầu tư năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 quy định các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam được chuyển ra nước ngoài:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
- Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
- Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
Ngoµi ra, khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư năm 2005 cũng quy ®Þnh: "Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam”. Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của pháp luật đầu tư Việt Nam, tạo sự thông thoáng thu hút đầu tư, đồng thời thu hút lao động nước ngoài làm những công việc đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ, quản lý cao mà Việt Nam chưa đáp ứng được.
Tóm lại, với các quy định pháp luật về bảo đảm cho nhà ĐTNN chuyển vốn, lợi nhuận và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài không những tạo điều kiện cho nhà ĐTNN linh hoạt trong việc chu chuyển vốn mà còn là một bảo đảm pháp lý quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Việt Nam.
2.1.2. Bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư khi có những thay đổi về chính sách pháp luật
Có thể khẳng định rằng, Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị Định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã thể hiện một bước tiến bộ trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật sử dụng nguyên tắc không hồi tố để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Điều 11 Luật Đầu tư năm 2005 quy định:
“Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách” như sa:;
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hay được giải quyết bằng một, một số hay các biện pháp sau đây:
- Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
- Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
- Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
- Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.”
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: các ví dụ điển hình về Biện pháp bảo đảm đầu tư, thực tiễn ở Việt Nam về đảm bảo đầu tư khi nhà nước thay đổi pháp luật, tiễn hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và đề xuất giải pháp., Phân tích những vấn đề pháp lý về bảo hộ đầu tư theo quy định của Asean và thực tiễn cam kết về bảo hộ đầu tư của Việt Nam trong một số lĩnh vực, thực trạng các biện pháp bảo đảm đầu tư ở việt nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, một số lý luận và thực tiễn về bảo đảm và khuyến khích đầu tư
Last edited by a moderator: