Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh VPBANK





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁC NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) 5
I Giới thiệu tổng quan về VP Bank 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 5
1.2 Tình hình hoạt động trong những năm gần đây 9
1.2.1 Hoạt động huy động vốn 9
1.2.2 Hoạt động tín dụng 11
1.2.3 Kết quả kinh doanh 12
1.3 Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cố phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank 15
1.3.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng cá nhân 15
1.3.2 Khái quát tình hình cho vay cá nhân tại các ngân hàng thương mại cổ phần 16
1.3.3 Thể lệ cho vay cá nhân tại VP Bank 16
1.3.4 Nghiệp vụ thẩm định tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 19
1.3.4.1 Sự khác nhau giữa thẩm định cho vay cá nhân và cho vay tổ chức (doanh nghiệp) 19
1.3.4.2 Quy trình thẩm định cho vay cá nhân 25
1.3.4.3 Nội dung thẩm định 29
1.3.4.3.1 Thẩm định về tư cách của cá nhân vay 29
1.3.4.3.2 Thẩm định về tài chính : 30
1.3.4.3.4 Thẩm định tài sản bảo đảm 31
1.3.4.4 Ví dụ minh họa 40
1.4 Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại VPBANK 45
1.4.1 Những kết quả đạt được 45
1.4.2 Ưu điểm 46
1.4.3 Nhược điểm 46
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGTHẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VP BANK 47
2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động ngân hàng: 47
2.2. Nâng cao chất lượng thông tin: 48
2.3. Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng: 49
2.4. Nâng cấp công nghệ 50
2.5 Công tác thẩm định tài sản bảo đảm 51
3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 51
3.1. Những kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ 51
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác 52
3.3. Kiến nghị với khách hàng 53
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ch các hệ số tài chính :
Tỷ suất tài trợ : chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ SH (loại B, nguồn vốn)
Tỷ suất tài trợ = ----------------------------------------------------
Tổng số nguồn vốn
Tiêu chuẩn : ≥0,3.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán : khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán được xem xét bao gồm :
Tài sản lưu động (loại A, TS)
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = ------------------------------------------
Tổng số nợ ngắn hạn (loại A, mục I, nguồn vốn)
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Tiêu chuẩn ≈ 1
Tổng số vốn bằng tiền (loại A, mục I, TS)
Tỷ suất thanh toán của VLD=---------------------------------------------------------
Tổng số TSLĐ (loại A, TS)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hay nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hay thiếu tiền để thanh toán.
Tiêu chuẩn từ 0,1 đến 0,5
Tổng số vốn bằng tiền (loại A, mục I, TS)
Tỷ suất thanh toán tức thời= ------------------------------------------------------
Tổng số nợ ngắn hạn (loại A, mục I, nguồn vốn)
Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và có thể phải bán gấp tài sản hàng hóa để trả nợ.
Tiêu chuẩn gần bằng 0,5.
(Ngoài ra cán bộ tín dụng có thể phân tích thêm các hệ số tài chính khác như : Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, Hệ số nợ trên tổng tài sản, Hệ số khai thác tài sản…để làm rõ thêm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)
Thẩm định tài chính các dự án đầu tư
Chỉ tiêu tài chính DAĐT:
Là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Do vậy cần thẩm định và tính toán một số chỉ tiêu sau:
Giá trị hiện tại thuần (NPV- Net Present Value) : phản ánh giá trị tăng thêm của DAĐT có tính đến giá trị thời gian của tiền
NPV =
Trong đó: Bi: là dòng tiền vào của dự án năm thứ i
Ci : là dòng tiền ra của dự án năm thứ i
n: là số năm thực hiện dự án
r: tỷ lệ chiết khấu của dự án
NPV giúp cho Chủ đầu tư có cơ sở trong việc lựa chọn và quyết định đầu tư dự án. Chủ đầu tư chỉ đầu tư vào các dự án có NPV>0 và luôn mong muốn tối đa hoá giá trị NPV thu được. Về phía ngân hàng, khi xem xét cho vay dự án, nếu kết quả thẩm định cho thấy dự án có NPV<0 (tức là chủ đầu tư sẽ bị chịu thiệt từ việc đầu tư vào dự án), quyết định chấp nhận cho vay đối với dự án có thể là không hợp lý.
Tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return): là mức lãi suất mà tại đó thì giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư để thực hiện dự án. Với mức lãi suất này thì NPV=0.
Cách xác định IRR là chọn 2tỷ lệ r1 và r2 sao cho:
IRR =
r1: lãi suất chiết khấu làm cho NPV dương gần tới 0 (NPV1)
r2: lãi suất chiết khấu làm cho NPV âm gần tới 0 (NPV2)
Theo công thức trên IRR nằm trong khoảng r1 và r2
IRR là mức lói suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án = 0. Thông thường, chủ đầu tư sẽ lựa chọn dự án nếu IRR lớn hơn chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn.
Đánh giá và lựa chọn dự án bằng cách so sánh IRR của dự án với chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án (R). Đối với dự án độc lập ta sẽ chọn dự án khi IRR>R vì khi đó NPV>0.
Thời gian thu hồi vốn đầu tư: là thời gian cần thiết để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư ban đầu vào dự án. Dựa vào chỉ tiêu này mà ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro. Nếu dự án có thời gian hoàn vốn dài thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn, vì vậy ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng khi xem xét cho dự án vay vốn.
T
=
C
KH + LR
Trong đó: T: thời gian thu hồi vốn
C: tổng vốn đầu tư
KH: tiền khấu hao hàng năm
LR: lãi ròng hàng năm
Hệ số sinh lời (B/c – Benefit/cost):Hệ số sinh lời là mối tương quan giữa lợi ích (benefit) do dự án mang lại với chi phí (cost) trong thời gian thực hiện dự án
B/C =
Trong đó: Bi: là lợi ích hàng năm (doanh thu thuần) do dự án mang lại tính theo hiệu quả
Ci: chi phí hàng năm của dự án, tính theo hiệu quả giá
Dự án có hiệu quả phải là dự án có B/c > 1 và càng lớn thì càng hiệu quả.
Xác định độ nhạy của dự án:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của dự án. Khi một biến quan trọng thay đổi thì dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn. Và khi đó NPV, IRR cũng thay đổi theo. Do đó thực chất của việc phân tích này là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (chi phí đầu tư, giá bán sản phẩm, giá nguyên vật liệu chính, sản lượng, tỷ giá…) đến hiệu quả tài chính của dự án và xem nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất, qua đó có những giải pháp thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của các nhân tố đối với dự án.
E
=
DFi
DXi
Trong đó:
E: là chỉ số độ nhạy
DFi: là mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả
DXi: là mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng
Quy trình thẩm định cho vay cá nhân
Ngày 13/05/2002, Hội đồng quản trị VPBank ban hành quyết định số 427-2002/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng. Hoạt động cho vay mua ô tô có quy trình theo Quy trình tín dụng được ban hành ở quyết định trên bao gồm 8 bước :
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.
1.1. Cán bộ tín dụng gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với khách hàng.
1.2. Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin cơ bản của khách hàng như:
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động.
Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua các thuận lợi, khó khăn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay (thuận lợi khó khăn của ngành nghề nói chung và của khách hàng nói riêng ).
Phương án vay, nhu cầu cần vay (số tiền, thời hạn, lãi suất), dự kiến phướng án bảo đảm tín dụng (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…)…
Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh của khách hàng.
1.3. Nhân viên A/O thông báo cho khách hàng các thông tin:
Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay.
Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đang có.
Các thông tin công khai khác về ngân hàng.
1.4. Nếu điều kiện của khách hàng phù hợp với điều kiện của Ngân hàng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập và cung cấp hồ sơ cần thiết để phục vụ công tác thẩm định.Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc lập các mẫu biểu khác theo yêu cầu của ngân hàng thì cán bộ tín dụng có thể hướng dẫn cụ thể để giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu cần thiết.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
2...
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top