nhox_love094

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
HÀ NỘI – 2012

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


i

LỜI CAM ĐOAN

- tui xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- tui xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được Thank và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn


Nguyễn Bá Thiệp










Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tui xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo, bạn
bè và người thân đã giành cho tui sự giúp đỡ, động viên đầy tâm huyết trong
thời gian tui học tập và thực hiện đề tài này.
tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô
trong Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học, Viện Sau Đại học, đặc biệt
tui xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Minh Tấn và TS. Nguyễn
Thị Kim Thanh – Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tui trong
quá trình thực hiện đề tài, luận văn này.
tui xin chân thành Thank !
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2012
Học viên


Nguyễn Bá Thiệp




Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục các hình viii
Danh mục viết tắt ix
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
1.4 Giới hạn của đề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Yêu cầu về sinh thái của cây đậu tương 4
2.2 Tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới 8
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho cây đậu tương 13
2.4 Vi sinh vật hữu hiệu, tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm
vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong nước và trên thế giới 16
2.5 Phân bón lá đối với cây đậu tương 24
3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 29
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
3.3 Nội dung nghiên cứu 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu 31
3.5 Phương pháp xử lý số liệu 34
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


iv

4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống đậu tương DT 84 tại Tứ Kỳ - Hải Dương 35
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
đậu tương DT84 35
4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số SPAD của đậu tương
DT84 37
4.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng hình thành nốt sần của
đậu tương DT84 39
4.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
đậu tương DT84 40
4.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của
đậu tương DT84 42
4.1.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu suất quang hợp của đậu
tương DT84 44
4.1.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
đậu tương DT84 45
4.1.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất đậu tương DT84 47
4.1.9 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của đậu tương
DT84 48
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất đậu tương DT84 tại Tứ Kỳ - Hải Dương 49
4.2.1 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của đậu tương DT84 49
4.2.2 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến chỉ số hàm lượng diệp lục
(chỉ số SPAD) của đậu tương DT84 52
4.2.3 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến khả năng hình thành nốt
sần của đậu tương DT84 53

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


v

4.2.4 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến diện tích và chỉ số diện
tích lá của đậu tương DT84 54
4.2.5. Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến khả năng tích lũy chất
khô của đậu tương DT84 55
4.2.6. Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến hiệu suất quang hợp của
đậu tương DT84 57
4.2.7 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến các yếu tố cấu thành năng
suất đậu tương DT84 59
4.2.8 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến năng suất đậu tương
DT84 60
4.2.9 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến hiệu quả kinh tế đậu
tương DT84 62
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
5.1 Kết luận 63
5.2 Đề nghị 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 71


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam trong
một số năm trở lại đây 9

2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới 11

2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước trên
thế giới 3 năm trở lại đây 12

4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng đậu
tương DT84 35

4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số SPAD của đậu tương
DT84 38

4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng hình thành nốt sần của
đậu tương DT84 40

4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
đậu tương DT84 41

4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của
đậu tương DT84 43

4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu suất quang hợp của đậu
tương DT84 45

4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất
đậu tương DT84 46

4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất đậu tương DT84 47

4.9 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón lá cho đậu tương DT84 49

4.10 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của đậu tương DT84 50


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


vii

4.11 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến chỉ số SPAD của đậu
tương DT84 52

4.12 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến khả năng hình thành nốt
sần của đậu tương DT84 53

4.13 Ảnh hưởng của EMINA đến diện tích và chỉ số diện tích lá của
đậu tương DT84 55

4.14 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến khả năng tích lũy chất
khô của đậu tương DT84 56

4.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu suất quang hợp của đậu
tương DT84 58

4.16 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến các yếu tố cấu thành năng
suất đậu tương DT84 59

4.17 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến năng suất đậu tương
DT84 60

4.18 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến hiệu quả kinh tế đậu
tương DT84 62


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của
đậu tương DT84 43
4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của đậu tương DT84 48
4.3 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến khả năng tích lũy chất
khô của đậu tương DT84 57
4.4 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến năng suất đậu tương
DT84 61



Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
cs
ctv
DTL
đ/c
FAO
LAI
NSHH
NSCT
NSLT
NSTT
NXB
P1000
TLQC
TLQ1H
TLQ2H
TLQ3H
Cộng sự
Cộng tác viên
Diện tích lá
Đối chứng
Tổ chức Nông lương thế giới
Chỉ số diện tích lá
Nốt sần hữu hiệu
Năng suất cá thể
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
Khối lượng 1000 hạt
Tỉ lệ quả chắc
Tỉ lệ quả 1 hạt
Tỉ lệ quả 2 hạt
Tỉ lệ quả 3 hạt


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


1

1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đậu tương (Glycine max (L) Merill) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá
trị kinh tế cao. Hạt đậu tương có chứa nhiều chất dinh dưỡng: Protein, lipit,
hydratcacbon và nhiều chất khoáng thiết yếu. Trong các yếu tố đó, protein và
lipit là hai thành phần quan trọng nhất. Protein chiếm 40 – 50%, lipit chiếm 18
– 20% tùy theo giống và điều kiện khí hậu [12, 8]. Hạt đậu tương còn chứa
nhiều vitamin quan trọng như: Vitamin A, E, B1, B2, PP… Trong công nghiệp
chế biến, đậu tương được chế biến ra nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng phục vụ đời sống con người như: Tương, sữa đậu nành, đậu phụ…
Bên cạnh đó, thành phần insoflavone có trong hạt đậu tương giúp làm
giảm nguy cơ ung thư, loãng xương, các bệnh về đường tim mạch…
Thân lá cây đậu tương có thể tận dụng làm thức ăn gia súc rất tốt. Bột
đậu tương sau khi đã ép lấy dầu, phần còn lại là bã đậu giàu đạm và được sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Một vai trò tích cực khác của cây đậu tương nói riêng, các cây họ đậu
nói chung là khả năng tổng hợp đạm tự do trong đất và không khí nhờ nốt sần
(cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum và hệ thống rễ). Đây
là nguồn cung cấp đạm sinh học quan trọng cho đất. Bên cạnh đó, sau khi thu
hoạch, thân lá đậu tương cũng là nguồn phân xanh quý giá trong việc bổ sung
chất hữu cơ tăng cường hàm lượng mùn, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, thời gian sinh trưởng của cây đậu
tương ngắn, đáp ứng được nhu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong
nông nghiệp do vậy cây đậu tương ngày càng có một vai trò quan trọng trong
cơ cấu giống cây trồng của thế giới và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây đậu tương được gieo trồng ở nhiều vùng khác nhau

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


2

trong cả nước. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng đậu tương
liên tục tăng. Từ năm 2000 đến nay diện tích đậu tương của cả nước đã đạt
146,2 ngàn ha, với sản lượng 213,6 ngàn tấn, năng suất bình quân đạt 14,6
tạ/ha [13]. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, nhiều năm nước ta
đã phải nhập khẩu đậu tương với số lượng lớn. Vì vậy cần có bộ giống
đậu tương năng suất cao với quy trình thâm canh hợp lý, đặc biệt là bố trí thời
vụ phù hợp để khai thác tiềm năng khí hậu, đất đai là yêu cầu bức thiết [1].
Trước những nguồn lợi to lớn do cây đậu tương mang lại, từ nhiều năm
qua Nhà nước đã chú trọng phát triển, mở rộng diện tích trồng đậu tương, đầu
tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất
và sản lượng đậu tương tuy nhiên kết quả còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa
cao, phần lớn giống chưa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy trong những năm
gần đây đậu tương được phát triển theo hướng chuyên canh. Hiện nay đã có
nhiều giải pháp nhằm tăng năng suất, chất lượng, trong đó sử dụng phân bón
hợp lý và các chế phẩm sinh học là một giải pháp quan trọng.
Xuất phát từ những vấn đề đó, chúng tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm EMINA đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất giống đậu tương DT84 tại Tứ Kỳ - Hải Dương”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của một số phân bón lá và chế phẩm
EMINA đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương trồng tại Tứ Kỳ -
Hải Dương, từ đó đề xuất kỹ thuật sử dụng thích hợp góp phần hoàn thiện quy
trình kỹ thuật thâm canh đậu tương đạt hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của một số phân bón lá và chế phẩm EMINA
ở các nồng độ khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất đậu tương.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


3

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học
về ảnh hưởng của một số phân bón lá, chế phẩm EMINA đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất đậu tương;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác
giảng dạy, nghiên cứu về cây đậu tương dưới tác động của một số phân bón lá
và chế phẩm EMINA.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây đậu
tương trên vùng đất Tứ Kỳ - Hải Dương.
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá: Đầu
trâu 702; K–Humat; A-K Bắc Á; PanHumat–P và chế phẩm EMINA đến
giống đậu tương DT84 trồng vụ Đông năm 2011 tại Tứ Kỳ - Hải Dương.


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Yêu cầu về sinh thái của cây đậu tương
2.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Đậu tương được trồng rải ở nhiều nước trên thế giới có thể trồng tới 47
0

vĩ bắc (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [1]. Đậu tương có nguyên sản ở Trung
Quốc nên nói chung đậu tương là một loại cây ưa nhiệt độ ấm. Nhiều tài liệu
nghiên cứu cho rằng, muốn trồng cây đậu tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong
các thời kì sinh trưởng hay tổng tích ôn không nhỏ quá 2400
0
C (Nguyễn Danh
Đông, 1982) [3]. Đậu tương có thể trồng được trong những vùng nào có tổng
tích ôn trong suốt thời gian sinh trưởng lừ 1700 đến 2900
0
C và nhiệt độ ban
đêm không thấp dưới 15
0
C (Lawn, 1982) [37]. Cây đậu tương ưa nhiệt độ cao
nhưng tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà yêu cầu nhiệt độ khác nhau.
Thời kỳ nảy mầm
Đậu tương thường nảy mầm ở biên độ nhiệt độ từ 10 - 40
0
C. Hạt của
những giống chịu lạnh có thể nảy mầm ở 6 – 8
0
C. Đậu tương có thể nảy mầm
ở điều kiện nhiệt độ từ 2 – 4
0
C (Lawn và William, 1987) [39]. Sự nảy mầm có
sự tương tác giữa nhiệt độ, giống và độ sâu lấp hạt, cây mọc nhanh nhất ở
nhiệt độ 25 – 30
0
C. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, hạt nảy mầm chậm và cây con
mọc chậm (Lawn và William, 1987) [39].
Sinh trưởng sinh dưỡng
Ở nhiệt độ -4
0
C cây con không chết, nhưng đối với một số giống, cây
con có thể chết ở -6
0
C trong thời gian ngắn (Lawn và William, 1987) [39].
Nhiều kết quả nghiên cứu với các cây trồng vùng nhiệt đới, kể cả đậu tương
cho thấy cây trồng có thể bị tổn thương khi gặp nhiệt độ l0 – 15
0
C.
Sự sinh trưởng của cây đậu tương gồm nhiều quá trình khác nhau yêu
cầu nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng toàn
cây có thể rất khác nhau so với nhiệt độ của từng quá trình từng bộ phận.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


5

Chẳng hạn, quang hợp của mỗi lá đậu tương tăng với sự tăng với nhiệt độ từ
35 - 40
0
C và sau đó bắt đầu giảm. Trong khi đó hô hấp thường tăng với nhiệt
độ cao hơn mức thích hợp cho quang hợp. Nhưng sự tích luỹ chất khô trong
cây bắt đầu giảm khi nhiệt độ không khí trên 30
0
C (Lawn và cs, 1985) [38].
Nhiệt độ thấp làm giảm sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt.
Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở nhiệt độ vùng rễ 25
0
C thì sự sinh
trưởng của cây và nốt sần đạt mức tối đa. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, nốt sần
hình thành chậm và hoạt động yếu.
Nhiệt độ vùng rễ thấp làm giảm sự hút nước của cây đậu tương và gây ra
thiếu nước, giảm tốc độ ra lá. Ở nhiệt độ 20
0
C và 14,5
0
C dòng nước tương ứng
đi qua rễ chỉ đạt 60% và 30% so với nhiệt độ 25
0
C (Lawn và cs, 1987) [39].
Như vậy, sự hấp thụ của các ion khoáng vào dòng nước đến mặt rễ sẽ giảm.
Sinh trưởng sinh thực
Nhìn chung người ta chú ý ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa,
làm quả, phát triển hạt hơn so với ảnh hưởng của quang chu kỳ. Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của sự tương tác giữa
hai yếu tố tới ra hoa và làm quả.
Thomas và Raper (1983) [36] với thí nghiệm trên giống Ransom, trồng
ở nhiệt độ ngày/đêm là 26/22
0
C và 22/18
0
C cho thấy hoa, quả nhiều hơn ở
nhiệt độ 30/26
0
C và 18/14
0
C. Ở mức chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là
18/14
0
C và 30/26
0
C quả hình thành ít mặc dù hoa ra rất nhiều, chứng tỏ nhiệt
độ cao và thấp đã dẫn đến rụng hoa nhiều (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [1]. Ở
nhiệt độ trung bình, cây có nhiều đốt hoa và số quả trên đốt. Tương tự, giống
cảm quang ra hoa chậm cũng sinh nhiều đốt, cành, tăng số quả và năng suất.
Nhiều giống đậu tương, ở nhiệt độ thấp hơn 15
0
C không hình thành quả
mặc dù có một số giống có thể cho quả ở nhiệt độ 10
0
C. Dựa vào kết quả
nghiên cứu 10 năm, Lawn và Hume (1985) [38] công bố nhiệt độ thích hợp
cho ra hoa, đậu quả của đậu tương là 17
0
C.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


6

Nhiệt độ tối ưu cho đậu chín là 25
0
C ban ngày và 15
0
C ban đêm. Nhiệt
độ quá cao trong thời gian quả chín làm giảm chất lượng nảy mầm của hạt.
Điều này giải thích cho sự biến động về tính nảy mầm và sự sống của cây con
từ năm này qua năm khác. Sương mù xuất hiện trong thời gian quả chín gây
tổn thương hạt. Nguy cơ tổn thương do sương mù giảm khi hàm lượng nước
trong hạt giảm. Ở quả xanh, hàm lượng nước trong hạt chiếm khoảng 65% và
hạt sẽ bị tổn thương nếu gặp nhiệt độ - 2
0
C, trong khi đó vỏ quả vẫn chuyển
sang màu quả chín. Khi hàm lượng nước trong hạt khoảng 35% thì hạt không
bị tổn thương mặc dù nhiệt độ có thể xuống tới - 12
0
C.
2.1.2. Yêu cầu về nước và độ ẩm
Trong cả vụ, nhu cầu nước đối với cây đậu tương dao động từ khoảng
350 tới 800mm (Mayer và cs, 1992) [43]. Trong suốt thời gian sinh trưởng,
nhu cầu nước của cây không đồng đều qua các giai đoạn. Ở giai đoạn nảy
mầm và cây con, tỷ lệ sử dụng nước thấp do tán cây còn nhỏ và phần lớn số
nước mất đi do bay hơi trên mặt đất. Nhu cầu nước của cây đậu tương tăng
dần khi cây ở giai đoạn từ 3 – 5 lá kép, tăng nhanh và cao nhất ở giai đoạn
sinh trưởng sinh thực từ khi cây ra hoa đến khi quả vào chắc. Giai đoạn quả
bắt đầu chín, nhu cầu nước lại giảm đi cùng với sự tàn của lá và lượng nước
bay hơi giảm. Ảnh hưởng của nước có thể do thừa nước gây tổn thương bộ rễ
(thiếu không khí) hay có thể do thiếu nước dẫn đến cây bị héo. Nước ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm về cả sinh lý, sinh hoá, hình thái và
giải phẫu của cây nên thiếu hay thừa nước đều dẫn đến năng suất giảm.
Giai đoạn nảy mầm, lượng nước cần hút bằng 100 – 150% khối lượng
khô của hạt giống. Nếu độ ẩm đất quá thấp sẽ làm hạt giống bị thối, không
mọc mầm được. Nếu độ ẩm đất quá cao sẽ làm giảm lượng khí oxy trong đất,
ảnh hưởng xấu đến hô hấp của hạt giống.
Sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường độ quang hợp, hiệu suất
quang hợp, tổng diện tích lá và thế năng quang hợp (thời gian lá xanh). Tất cả

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


7

các quá trình này đều bị ảnh hưởng nếu thiếu nước. Tổng sản phẩm quang
hợp của cây bị thiếu nước sẽ giảm so với tỷ lệ CO
2
hấp thụ trên một đơn vị
diện tích lá, diện tích quang hợp giảm do lá phát triển kém và chóng tàn
(Lawn, 1982) [37].
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cây rất nhạy cảm với thiếu nước. Phần
lớn biến động về năng suất là do biến động về lượng nước cho cây trong thời
kỳ ra hoa, đậu quả. Thiếu nước dẫn đến rụng hoa, rụng quả và làm giảm kích
thước hạt. Trong thời gian xảy ra thiếu nước, quang hợp giảm. Nếu thiếu
nước xảy ra trước giai đoạn hạt phát triển, sau đó đủ nước thì quang hợp có
thể hồi phục, sinh trưởng có thể trở lại bình thường và hạt có thể phát triển tới
kích thước bình thường.
2.1.3. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tương là cây ngày ngắn tương đối điển hình. Ánh sáng là yếu tố
ảnh hưởng lớn đến hình thái của cây đậu tương. Theo nghiên cứu của tác giả
Lưu Thị Xuyến, đậu tương trồng vụ Đông có các chỉ số như thời gian sinh
trưởng, chiều cao cây, số cành cấp I, số đốt, chỉ số diện tích lá… đều thấp hơn
vụ xuân [23]. Lý giải cho điều này, tác giả đã giải thích thông qua cường độ
và thời gian chiếu sáng trong ngày.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, mức độ bão hòa ánh sáng đối với cây
đậu tương là 1800 – 2700 lux. Số cành, số đốt và năng suất đậu tương sẽ giảm
tới 60% nếu cường độ ánh sáng giảm 50% so với điều kiện bình thường [15].
Cây đậu tương mẫn cảm với quang chu kỳ. Quang chu kỳ ảnh hưởng
đến sinh trưởng sinh thực ở cả giai đoạn trước và sau khi hoa nở [9]. Trong tất
cả các giai đoạn sinh trưởng sinh thực, sự hình thành mầm hoa là ít mẫn cảm
với quang chu kỳ nhất. Tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn liên tục, hoa ra
rất nhanh và chỉ trong 7 - 10 ngày, ngọn của giống có tập tính sinh trưởng hữu
hạn cũng ra hoa [4].
Quang chu kỳ có ảnh hưởng tới sự tích luỹ N lớn hơn tích luỹ C trong

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


8

hạt. Nồng độ N trong hạt giảm khi quang chu kỳ tăng. Tỷ lệ tích luỹ N giảm
trong hạt do quang chu kỳ ngày dài có liên quan chặt với sự tích luỹ N trong
lá và làm cho lá xanh lâu, không bị rụng khi quả chín. Ngược lại, hàm lượng
cacbonhydrate không cấu trúc ở lá trong giai đoạn sinh thực lại cao ở điều
kiện quang chu kỳ ngắn [4].
2.1.4. Yêu cầu đất đai
Cây đậu tương không yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng, nói chung loại
đất nào trồng được các cây hoa màu nhất là ngô đều trồng được cây đậu
tương. Loại đất thích hợp nhất đối với cây đậu tương là loại đất có tầng canh
tác sâu, giàu chất hữu cơ, Ca, K, pH trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm
tốt, dễ thoát nước, trong đó khả năng giữ nước và thoát nước có ảnh hưởng
nhiều nhất đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất cây đậu tương.
Đậu tương chịu mặn và chịu chua kém hơn so với nhiều loại cây trồng
khác. Độ pH cho cây đậu tương có thể phát triển bình thường được là từ 5,0 –
8,0. Độ pH thích hợp nhất là 6,0 – 7,0. pH dưới 4,0 và trên 9,5 đậu tương
không sống được. Ở nước ta đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất như
đất phù xa, đất đỏ ba gian, đất xám, đất vàng đỏ (Tây Nguyên và miền núi
đông Nam Bộ) đất lúa (thịt nhẹ và trung bình)…
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trong nước
Ở nước ta, đậu tương là cây trồng cổ truyền, thích nghi với nhiều vùng
sinh thái, khí hậu khác nhau. Trước đây đậu tương chủ yếu được trồng ở các
tỉnh miền núi (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn ) với diện tích hẹp bằng các
giống địa phương sau đó được lan rộng ra khắp cả nước. Sau năm 1954 mặc
dù có những điều kiện thuận lợi hơn, nhưng những nghiên cứu về đậu tương
vẫn còn hạn chế (Nguyễn Ngọc Thành, 1996) [17].
Vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh Hoá hàng năm, trong điều
kiện có tưới hoàn toàn có khả năng sản xuất 3 vụ cây xứ nóng trong năm như: Lúa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


9

Xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ Đông (ngô, khoai lang, đậu tương ) hay 4 vụ
trong năm như: Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương Đông - Rau các loại, trong
tương lai Lúa Đông Xuân và Lúa Mùa chính hay Mùa muộn của vùng này sẽ
được thu hẹp lại (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, 1988) [22].
Hiện tại cả nước đã hình thành 7 vùng sản xuất đậu tương. Trong đó, diện
tích trồng đậu tương lớn nhất là vùng trung du miền núi phía Bắc (chiếm 37,1%
diện tích gieo trồng cả nước), tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng với
27,21% [1]. Năng suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu
Long, bình quân 22,29 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 29,71 tạ/ha trong vụ Mùa.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc, nơi có diện tích trồng đậu tương lớn nhất
nước ta lại là nơi có năng suất thấp nhất, chỉ đạt trên 10 tạ/ha. Theo nghiên cứu
của Lê Quốc Hưng năm 2007 [7], nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện
tích trồng đậu tương ở cả 3 vụ: Xuân, Hè và vụ Đông với diện tích có thể đạt
được là 1,5 triệu ha, trong đó miền núi phía Bắc khoảng 400 nghìn ha.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam trong
một số năm trở lại đây
Năm Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2001 140,3 12,38 173,70
2002 158,6 12,96 205,60
2003 165,6 13,27 219,70
2004 183,8 13,38 183,80
2005 204,1 14,34 292,70
2006 185,6 13,91 258,10
2007 187,4 14,70 275,50
2008 192,1 13,93 267,60
2009 147,0 14,64 215,20
2010 197,8 15,01 296,90
(Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG. Cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


10

Bảng số liệu cho thấy: Trong thời gian 10 năm gần đây nhất, từ năm
2001 đến năm 2010 diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đậu tương
của nước ta tăng liên tục. Năm 2001 diện tích gieo trồng đậu tương của cả
nước là 140,3 nghìn ha thì đến năm 2010 con số đó là 197,8 nghìn ha, tăng
gấp 1,4 lần. Về năng suất: Năm 2001 năng suất bình quân của cả nước là
12,38 tạ/ha thì đến năm 2010 năng suất đậu tương cao nhất. Bình quân đạt
15,01 tạ/ha gấp 1,2 lần so với năm 2001; Về sản lượng: Năm 2001 sản lượng
đậu tương của cả nước đạt 173,7 nghìn tấn thì đến năm 2010 tổng sản lượng
cả nước là 296,9 nghìn tấn, tăng gấp 1,7 lần.
Như vậy, với việc mở rộng diện tích gieo trồng, đẩy mạnh công tác chọn
tạo giống, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật trong thâm canh, năng
suất đậu tương có sự tăng trưởng đáng kể. Điều đó giúp cho sản lượng đậu tương
của nước ta tăng 1,7 lần chỉ trong 10 năm. Tuy nhiên năng suất trung bình của
nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với năng suất trung bình của thế giới (25,55
tạ/ha) [30]. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng đậu tương trong ngành công nghiệp
chế biến thức ăn gia súc và sử dụng cho con người ngày càng cao. Vì vậy phải
tìm biện pháp nâng cao sản lượng đậu tương trong nước. Tuy nhiên việc mở
rộng diện tích gieo trồng chỉ là biện pháp tình thế. Việc đẩy mạnh công tác chọn
tạo giống có tiềm năng năng suất cao và nhanh chóng hoàn thiện kỹ thuật thâm
canh cho cây đậu tương là việc làm mang tính chiến lược, bền vững.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng nên được trồng
ở khắp các châu lục cũng như nhiều nước trên thế giới. Cây đậu tương được
trồng tập trung ở các nước có vĩ độ từ 480 vĩ độ Bắc đến 300 vĩ độ Nam [6].
Đậu tương là cây quan trọng hàng đầu trong số những cây được sử
dụng để lấy dầu trên thế giới, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Cho
tới những năm 1970, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ít nhất 2 lần
so với những cây lấy dầu khác.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


11

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lư
ợng (triệu tấn)
2001 76,80 23,20 178,25
2002 78,96 23,00 181,68
2003 83,64 22,79 190,65
2004 91,59 22,44 205,51
2005 92,52 23,18 214,48
2006 95,28 23,29 221,92
2007 90,13 24,37 219,68
2008 96,44 23,98 231,22
2009 99,37 22,44 222,99
2010 102,38 25,55 261,58
(Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG Cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)
Số liệu thống kê tại bảng 2.2 cho thấy: Diện tích gieo trồng, năng suất
và sản lượng đậu tương toàn thế giới cơ bản tăng liên tục từ năm 2001 đến
năm 2010. Đến năm 2010, diện tích gieo trồng và sản lượng đậu tương thế
giới tăng gấp 1,5 lần so với năm 2001, đạt tốc độ gia tăng trung bình
2,6%/năm về diện tích và 8,3%/năm về sản lượng.
Hiện nay, sản xuất đậu tương đã được mở rộng ở nhiều quốc gia thuộc
các vùng khác nhau trên thế giới, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu ở các nước:
Hoa Kỳ, Braxin, Achentina và Trung Quốc, chiếm khoảng 90 – 95% tổng sản
lượng đậu tương toàn thế giới [1]. Tính đến năm 2001, diện tích đậu tương
của thế giới là 76,13 triệu ha, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ (73,03%), tiếp
đến là châu Á (23,15%). Các nước có nhiều diện tích trồng đậu tương là: Hoa
Kỳ, Braxin, Achentina, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản và Liên Xô cũ
[8]. Cây đậu tương đã trở thành 1 trong số 4 cây trồng chính đứng sau lúa mì,
lúa nước và ngô (Chu Văn Tiệp, 1981) và có tốc độ tăng trưởng cao cả về

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


12

diện tích, năng suất cũng như sản lượng.
Như vậy, trong vòng 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010 diện tích gieo
trồng đậu tương trên thế giới đã tăng 25,8 triệu ha, năng suất tăng 1,1 lần và
sản lượng tăng lên 83,33 triệu tấn đã khẳng định hiệu quả, vai trò của cây đậu
tương trong nền nông nghiệp thế giới.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số nước
trên thế giới 3 năm trở lại đây
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tên
nước
Diện
tích

Năng
suất

Sản
lượng

Diện
tích

Năng
suất
Sản
lượng

Diện
tích
Năng
suất

Sản
lượng

Hoa Kỳ 30,22

26,72

80,75

30,91

29,58

91,42

31,05

29,22

90,61

Braxin 21,25

28,16

59,83

21,75

26,36

57,34

23,29

29,42

68,52

Achentina

16,39

28,22

46,24

16,77

18,48

30,99

18,13

29,05

52,68

Tr.Quốc 9,13 12,03

15,54

9,19 16,3 14,98

8,52 17,71

15,08

(Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG. Cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)
Ghi chú: Đơn vị: Diện tích - triệu ha; Năng suất - tạ/ha; Sản lượng - triệu tấn
Xét cả 3 mặt: Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đậu tương
trên toàn thế giới, Hoa Kỳ là nước đứng đầu. Cụ thể: Cho tới năm 2010, diện
tích gieo trồng đậu tương của Hoa Kỳ lớn gấp xấp xỉ 4 lần, năng suất cao gấp
1,6 lần và sản lượng cao gấp 6 lần so với diện tích, năng suất và sản lượng của
Trung Quốc (quốc gia đứng đầu Châu Á về sản xuất đậu tương). Và hiện nay,
Hoa Kỳ vẫn là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, chiếm gần
60% thị trường xuất khẩu thế giới.
Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Braxin. So với Trung Quốc, diện tích gieo
trồng đậu tương của Braxin lớn gấp 2,7 lần, năng suất cao gấp 1,7 lần và sản
lượng cao gấp 4,5 lần khi xét tới số liệu thống kê năm 2010.
Achentina là nước sản xuất đậu tương lớn thứ ba trên thế giới. Vào đầu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


13

những năm 70 của thế kỷ XX, năng suất đậu tương của Achentina đạt tới 2,3
tạ/ha. So với Trung Quốc, năm 2010 diện tích gieo trồng đậu tương của
Achentina cao gấp 2,2 lần, gấp 1,64 lần về năng suất và 3,49 lần về sản lượng.
Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là những nước
sản xuất đậu tương lâu đời. Năm 1990 diện tích trồng đậu tương tại Pháp đạt
135.000 ha, năng suất rất cao: 36,5 tạ/.ha, sản lượng 492.750 tấn [20].
Tại Nhật Bản, theo Nogata (2000) [44], cây đậu tương tuy đã được đưa
vào khoảng 200 năm trước và sau Công nguyên, nhưng phải đến năm 1960
cây đậu tương mới được chú ý phát triển. Diện tích đậu tương của Nhật Bản
năm 1960 là 340 ngàn ha, năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống
Miyagishironma, năm 1997 diện tích đạt tới 832 ngàn ha [11].
Ở Ấn Độ, đậu tương là cây trồng được chú ý phát triển khá mạnh. Năm
1997 Ấn Độ có diện tích đậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5tạ/ha và sản
lượng là 5,35 triệu tấn. Thành công đáng kể trong những năm gần đây của Ấn
Độ là áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã
tăng gấp 2,5 lần đạt 26,7tạ/ha [48].
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho cây đậu tương
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu trong nước
Với sự phát triển của các ngành khoa học, trong đó có khoa học Nông
nghiệp, rất nhiều giống cây trồng có tiềm năng năng suất cao được chọn tạo,
đòi hỏi sử dụng nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nguồn dinh dưỡng trong
đất có hạn, không đủ cung cấp cho cây trồng đạt năng suất tối đa. Vì vậy,
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng, việc sử
dụng phân bón là tất yếu.
Cây đậu tương có khả năng cố định N trong không khí nhờ sự cộng
sinh với vi khuẩn Rhizobium japonicum. Vì vậy, lượng phân đạm bón cho cây
là không nhiều (mặc dù nhu cầu N của cây đậu tương rất lớn) bởi nguồn N tự

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


14

tổng hợp có thể đáp ứng được 40 – 60% nhu cầu N của cây.
Theo tác giả Vũ Đình Chính (1998), việc bón kết hợp N, P trên đất bạc
màu cùng kiệt dinh dưỡng với mức 90Kg P
2
O
5
/ha trên nền 40Kg N/ha

làm tăng
số lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt.
Tác giả Trần Danh Thìn khi nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm
canh cho cây đậu tương ở một số tỉnh Trung du, miền núi cho biết với đất đồi
chua, cùng kiệt dinh dưỡng bón lượng phân 100kgN + 100 - 150kgP
2
O
5
+ 50kg
K
2
O + 800kg vôi/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao [5].
Vũ Quang Sáng và cs nghiên cứu về phân bón lá PISENBAO (PSB)
phun cho giống đậu tương D912 cho thấy: PSB có ảnh hưởng tốt đến sinh
trưởng, phát triển của cây, năng suất tăng từ 0,81 - 2,74 tạ/ha so với đối
chứng. cách bón PSB vào 3 thời kỳ (trước phân cành + trước ra hoa +
quả non) cho hiệu quả cao nhất.
Năm 1996 tác giả Võ Minh Kha kết luận: Trên đất đồi chua hàm
lượng Fe
3+
, Al
3+
cao, bón phân lân và phân đạm có tác dụng nâng cao năng
suất đậu tương rõ rệt.
Năm 2001 khi nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng bón lân đến năng
suất và khả năng cố định N của đậu tương trên đất đồi Trung du phía Bắc,
tác giả Trần Văn Điền đã kết luận: Khi hàm lượng phân lân bón cho đậu
tương tăng lên, với giống đậu tương không có nốt sần thì hầu như không có
tác dụng cho tăng năng suất. Còn với giống đậu tương có nốt sần thì có tác
dụng tăng năng suất rõ rệt.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Bên cạnh với việc nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương có tiềm năng
năng suất cao, phẩm chất tốt việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật
thâm canh trong đó có biện pháp sử dụng phân bón nói chung và phân bón lá
nói riêng cho cây đậu tương là việc làm rất quan trọng để phát huy hết hiệu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………


15

quả của giống. Trên thế giới đã có nhiều các nhà khoa học nghiên cứu và đã
chỉ rõ được vai trò của từng nguyên tố dinh dưỡng đối với cây đậu tương.
Đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng, N là nguyên tố
dinh dưỡng quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển
và tạo năng suất. Đậu tương là cây trồng có khả năng cố định N tự do nên khi
trồng đậu tương lượng N bón cho đậu tương là không nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu của Harper (1974) [31], nếu dư thừa NO
3
-
sẽ làm
giảm năng suất vì lúc đó sự cố định N
2
bị ức chế. Bón N quá nhiều hay bón
không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi
khuẩn nốt sần. Việc cố định N
2
và sử dụng nitrate (NO
3
-
) có ý nghĩa hết sức quan
trọng với cây đậu tương để thu được năng suất tối đa. Trong trường hợp đất giàu
dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu NO
3
-
thì việc bón N cho đậu tương không có
tác dụng tăng năng suất. Trường hợp đất cùng kiệt mùn, khả năng thoát nước kém,
sử dụng N với lượng 50 – 110kg/ha sẽ có tác dụng tăng năng suất [46].
P là nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng
hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt. Dikson và cs (1987) [26] đã
tiến hành những thí nghiệm về bón P cho các cánh đồng trồng đậu tương tại
vùng Queen – Sland ở Australia và cho rằng: Năng suất đậu tương được tăng
lên đáng kể khi được bón P, sự mẫn cảm của đậu tương đối với P phụ thuộc
vào độ chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất [26]. Ở
Indonexia, bón phân cho đất có hàm lượng P dễ tiêu dưới 18pPhần mềm đã làm tăng
năng suất đậu tương đáng kể, thiếu P dễ tiêu thường gắn liền với đất chua,
hàm lượng Al, Fe, Mn cao gây trở ngại cho sinh trưởng, phát triển và hình
thành năng suất [20].
Nhiều tác giả còn cho rằng, đất nhiệt đới giàu Fe, Al, thì supe lân sẽ bị
cố định thành phốt phát sắt, nhôm khó hoà tan nên cây trồng khó sử dụng.
Điều đó cho thấy đất chua có khả năng giữ chặt P thường cao, gây nên hiện
 
Last edited by a moderator:

thanhlinh2020

New Member
Kính nhờ ket-noi.com/blog tải dùm tui và gửi về địa chỉ email: [email protected] tài liệu sau:
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá và chế phẩm vi sinh biogro đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại duy tiên – hà nam
Xin chân thành cảm ơn!
 

adminxen

Administrator
Staff member
Bài này bị lỗi bạn tham khảo tạm link sau
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng dụng điện thoại thông minh tại TP.HCM Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu sự ảnh hưởng kích nổ trên động cơ Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm đến sức chịu tải của cọc Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top