baby_bun

New Member
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập tại Việt Nam : Luận văn ThS. Công nghệ thông tin: 60 48 10

Nhà xuất bản: ĐHCN

Ngày: 2012

Chủ đề: Công nghệ phần mềm

Mạng xã hội

Xã hội học tập

Tin học

Miêu tả: 82 tr. + CD-ROM + Tóm tắt

Luận văn ThS. Công nghệ phần mềm -- Trường Đại học Công nghệ. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012

Tổng quan về mạng xã hội, các đặc tính của mạng xã hội và chức năng phần mềm của mạng xã hội. Nghiên cứu mạng xã hội và lĩnh vực giáo dục: Giáo dục điện tử (E-Learning) và Cộng đồng học tập trực tuyến (Online learning communities); vai trò của mạng xã hội đối với giáo dục; các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục cũng như xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động giáo dục. Đề xuất xây dựng mạng xã hội học tập: đặc điểm cần có của mạng xã hội học, phân tích yêu cầu hệ thộng và thiết kế hệ thống. Cài đặt thử nghiệm cũng như đánh giá và triển khai mạng xã hội học tập tại Việt Nam. Đề xuất mô hình, giải pháp phù hợp với thực trạng hiện tại ở Việt Nam

MỤC LỤC

MỤC LỤC ... 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................... 5

MỞ ĐẦU...... 6

1. Lý do chọn đề tài................... 6

2. Đối tượng nghiên cứu........... 7

3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu....... 7

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài....... 8

CHưƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI ......... 9

1.1 Khái niệm mạng xã hội.. 9

1.1.1 Khái niệm ................. 9

1.1.2 Lịch sử ....................10

1.1.3 Lợi ích.....................10

1.2 Các đặc tính của mạng xã hội .............12

1.2.1 Dựa trên người dùng ....................12

1.2.2 Tính cá nhân ..........12

1.2.3 Tương tác ...............13

1.2.4 Dựa vào cộng đồng.......................13

1.2.5 Phát triển mối quan hệ.................13

1.2.6 Tính cảm xúc..........14

1.3 Các chức năng phần mềm của mạng xã hội..............14

1.3.1 Cho phép tạo hồ sơ cá nhân (Profile)................14

1.3.2 Tìm và kết bạn .......15

1.3.3 Bình luận, gửi tin nhắn riêng (comment, private messaging) 15

1.3.4 Tạo nhóm và diễn đàn ..................15

1.3.5 Tạo blog .................16

1.3.6 Chia sẻ, đánh dấu, xếp loại .........16

1.3.7 Ảnh ..16

1.3.8 Video/Audio ...........16

CHưƠNG II: MẠNG XÃ HỘI VÀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC ............. 17

3

2.1 Giáo dục điện tử (E-Learning) và Cộng đồng học tập trực tuyến (Online learning

communities)....17

2.1.1 Giáo dục điện tử (E-Learning)....17

2.1.2 Cộng đồng học tập trực tuyến .....17

2.2 Vai trò của mạng xã hội đối với giáo dục .................19

2.3 Các ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng mạng xã hội trong giáo dục ...............20

2.3.1 Ưu điểm ..................20

2.3.2 Những thách thức..22

2.4 Xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho hoạt động giáo dục .............24

2.4.1 Xu hướng hiện nay 24

2.4.2 Đánh giá.................28

CHưƠNG III: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG. 30

MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP..................... 30

3.1 Đặc điểm cần có của mạng xã hội học tập ................30

3.1.1 An toàn, khép kín...30

3.1.2 Dễ truy cập và sử dụng ................30

3.1.3 Thể hiện luồng hoạt động ............31

3.1.4 Công nhận thành tích học tập .....31

3.1.5 Tạo hồ sơ hoạt động cá nhân ......31

3.1.6 Sự kiện ....................32

3.1.7 Email/tin nhắn .......32

3.2 Phân tích yêu cầu hệ thống..................32

3.2.1 Khái quát chung về hệ thống.......32

3.2.2 Các tác nhân của hệ thống ..........33

3.2.3 Các usecase của hệ thống............33

3.2.4 Một số chức năng cơ bản của hệ thống...............34

3.2.5 Mô tả một số use case ..................40

3.2.6 Các yêu cầu phi chức năng và môi trường........45

3.3 Thiết kế ..46

3.3.1 Kiến trúc tổng thể của hệ thống ..46

3.3.2 Biểu đồ tuần tự (Phụ lục).............47

3.3.3 Biểu đồ thành phần.......................47

3.3.4 Biểu đồ triển khai..47

CHưƠNG IV: CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM..................... 484

4.1 Các công nghệ sử dụng ....48

4.1.1 Ngôn ngữ lập trình PHP ..................48

4.1.2 MySQL48

4.1.3 CSS3....48

4.1.4 PHP Yii Framework .48

4.1.5 jQuery .49

4.1.6 Ajax .....49

4.1.7 Các tool ......................49

4.2 Một số chức năng chính của chương trình ....................49

4.2.1 Đăng ký thành viên49

4.2.2 Gửi lời mời tới các thành viên khác....................50

4.2.3 Gia nhập là giáo viên....................50

4.2.4 Tạo lớp ...................51

4.2.5 Gia nhập là học sinh ....................51

4.2.6 Giao diện Bài tập ..52

4.2.7 Gửi bài giải............53

4.2.8 Chấm điểm .............53

CHưƠNG V: ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI............... 54

5.1 Đánh giá mạng xã hội học tập classroom.net ...........54

5.2 Đánh giá khả năng triển khai mạng xã hội học tập tại Việt Nam ..54

5.2.1 Điều kiện khả thi ......54

5.2.2 Các khó khăn khi triển khai.............58

5.2.3 Biện pháp và kế hoạch triển khai .......................58

KẾT LUẬN ....................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................... 61

PHỤ LỤC .. 63

5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3. 1 Biểu đồ use case gói “Đăng ký, quản lý thông tin cá nhân 35

Hình 3. 2 Biểu đồ Use Case gói “Quản lý lớp học....36

Hình 3. 3 Biểu đồ Use Case gói “Bài tập..................37

Hình 3. 4 Biểu đồ Use Case gói “Bài kiểm tra .........38

Hình 3. 5 Biểu đồ Use Case gói “Đăng thông báo ...39

Hình 3. 6 Biểu đồ Use Case gói “Nhận lời nhắc ......39

Hình 3. 7 Biểu đồ usecase gói “Xem điểm ..............40

Hình 3. 8 Kiến trúc tổng thể của hệ thống ...............46

Hình 3. 9 Biểu đồ thành phần ..........47

Hình 3. 10 Biểu đồ triển khai ...........47

Hình 4. 1 Giao diện đăng ký thành viên...................50

Hình 4. 2 Giao diện gửi lời mời tới các thành viên khác .................50

Hình 4. 3 Đăng ký là giáo viên..........51

Hình 4. 4 Tạo lớp ......51

Hình 4. 5 Đăng ký là học sinh...........52

Hình 4. 6 Giao diện trao đổi về bài tập ....................52

Hình 4. 7 Giao diện gửi bài giải ........53

Hình 4. 8 Giao diện chấm điểm ........536

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và sự thâm nhập

mạnh mẽ của Internet, cuộc sống của con người ngày càng gắn bó nhiều hơn với

môi trường ảo. Sự ra đời của thế hệ web 2.0 tạo nên một cuộc cách mạng thật sự

trong thế giới Internet. Đó là cuộc cách mạng không chỉ về công nghệ mà còn ở

cách thức sử dụng, trong đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội ảo

tạo thành một môi trường cộng đồng, chứ không chỉ đơn thuần “duyệt và xem

như trước đây. Các loại dịch vụ web 2.0 như mạng xã hội, blog, các trang web

bán hàng trực tuyến… đang đạt đến một mức độ phát triển như vũ bão, và thực

sự làm khuấy động thế giới Internet. Trong đó, mạng xã hội đã và đang dần trở

thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó mang đến cho con

người cơ hội được kết nối một cách dễ dàng, để chia sẻ sở thích, thói quen và

suy nghĩ. Mạng xã hội đã trở thành một kho dữ liệu số ghi lại nhiều khía cạnh

khác nhau của cuộc sống của mỗi người.

Mạng xã hội có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi đối tượng, từ

người trẻ tuổi đến người trung niên, từ học sinh đến giáo viên, từ mọi lứa tuổi và

mọi ngành nghề…Con người đã dần chuyển đời sống thực của mình lên

Internet, Internet trở thành một môi trường đầy tiềm năng để phát triển các dịch

vụ kinh doanh, thương mại...Với số lượng lớn người dùng sử dụng các trag

mạng xã hội là học sinh, sinh viên, việc đưa giáo dục vào thế giới mạng xã hội là

một xu hướng cần được quan tâm nhằm tăng hiệu quả của giáo dục, đồng thời

làm giảm bớt những điều bất lợi mà mạng xã hội mang lại.

Hiện nay, xu hướng ứng dụng mạng xã hội trong các hoạt động giáo dục

trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến và thể hiện sự phát huy hiệu quả của nó.

Trên thế giới đã có rất nhiều các trang mạng xã hội dành riêng cho cho học tập.

Ngoài ra, các trường học ở các nước cũng rất chú trọng việc đưa hoạt động giáo

dục vào các trang mạng xã hội phổ biến nhằm phát huy hiệu quả của mạng xã

hội với giáo dục …..

Việt Nam cũng không nằm ngoài sự bao phủ của các trang mạng xã hội.

Trước sự thâm nhập sâu rộng và ồ ạt của các trang mạng xã hội, nhiều nhà giáo

dục, nhiều bậc cha mẹ không tránh khỏi sự lo ngại trước ảnh hưởng tiêu cực mà

7

mạng xã hội và Internet mang lại đối với giới trẻ. Trước vấn đề này, các trường

học ở Việt Nam cũng hết sức quan tâm tới việc đưa các trang mạng xã hội vào

hoạt động giáo dục nhằm tận dụng những lợi thế mà mạng xã hội mang lại cũng

như hạn chế những tiêu cực của nó. Tuy nhiên hoạt động này cũng chưa thật sự

phát huy hiệu quả, không đủ tính thuyết phục để nhân rộng. Việc xây dựng một

trang mạng xã hội dành riêng cho học tập sẽ là một giải pháp hiệu quả, thực sự

phát huy hiệu quả ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với hoạt động giáo

dục.

Vì những lý do trên, đề tài Nghiên cứu đề xuất xây dựng mạng xã hội học

tập tại Việt Nam được chọn làm đề tài cho luận văn cao học của tôi.

Sau khi trình bày tổng quan về mạng xã hội, Đề tài đi sâu vào tìm hiều,

phân tích các tính chất đặc trưng của mạng xã hội, phân tích mối quan hệ giữa

mạng xã hội và hoạt động học tập. Từ đó, Đề tài đưa ra những đặc tính cần có

của một mạng xã hội học tập và đề xuất xây dựng một mạng xã hội học tập ở

Việt Nam. Một mạng xã hội học tập mà trong đó có sự kết hợp các chức năng của

mạng xã hội thông thường vào môi trường học tập trực tuyến để phát huy hiệu

quả của mạng xã hội, đồng thời hạn chế những nhược điểm của nó.

2. Đối tượng nghiên cứu

Các lý thuyết và kinh nghiệm thực tế về mạng xã hội, Giáo dục điện

tử (E-learning), cộng đồng học tập trực tuyến (Online Learning

Communities).

Mối quan hệ giữa mạng xã hội và hoạt động học tập, giáo dục.

Mô hình giáo dục ứng dụng mạng xã hội phù hợp với Việt Nam.

3. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu là nhằm đề xuất một mô hình mạng xã hội dành

riêng cho học tập để góp phần làm phong phú các hình thức giáo dục, đào tạo,

phát huy hiệu quả của Internet đối với hoạt động giáo dục, đào tạo.

Phương pháp chủ yếu là tổng hợp, nghiên cứu dựa trên các kết quả nghiên

cứu đã có, từ đó đề xuất mô hình, giải pháp phù hợp với thực trạng hiện tại ở

Việt Nam.8

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ vai trò của các trang mạng xã hội

đối với hoạt động giáo dục, đào tạo. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đưa ra một mô

hình học tập thông qua Internet, góp phần làm đa dạng hơn các hình thức giáo

dục, đào tạo hiện nay cũng như phát huy hiệu quả của Internet trong hoạt động

học tập.


CHưƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI

1.1 Khái niệm mạng xã hội

1.1.1 Khái niệm

Ngày nay, các trang mạng xã hội chẳng hạn như MySpace, Facebook,

Twitter, Cyworld đã thu hút hàng triệu người sử dụng và ngày càng trở nên có

sức thu hút đối với cộng đồng sử dụng mạng Internet. Nhiều người đã sử dụng

các trang mạng xã hội theo cách được tích hợp với cuộc sống, công việc hàng

ngày của họ. Cuộc sống của con người ngoài xã hội thực đã được đưa lên mạng

xã hội ảo trên môi trường mạng.

Khái niệm: Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social

network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với

nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

Theo Boyd và Ellison [6] định nghĩa, mạng xã hội là các dịch vụ dựa trên

web cho phép cá nhân xây dựng một hồ sơ công khai hay công khai trong một

không gian giới hạn, công khai một danh sách những người dùng khác mà họ đã

có mối quan hệ, và xem và duyệt qua danh sách các kết nối được tạo ra bởi

những người khác trong hệ thống của họ.

Mạng xã hội có những chức năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,

chia sẻ file, blog và diễn đàn. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên

kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu

thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành

viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hay tên

thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hay tên hiển thị),

hay dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hay ca nhạc),

lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Theo Wiki pedia : “Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội

khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và

Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái

Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng

miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, MiXi tại Nhật Bản và tại10

Việt Nam xuất hiện rất nhiều các trang mạng xã hội như: Zing Me, YuMe,

nua.vn… .

1.1.2 Lịch sử

Theo Wikipedia [1]:

Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang

Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của

SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.

Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu

thành viên ghi danh, tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai

lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất

nhiều thành viên.





Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu vấn đề học ngoại ngữ của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu đánh giá tác động của các hồ chứa thượng nguồn đến chế độ thủy động lực khu vực hợp lưu các sông Thao, Đà, Lô và đề xuất giải pháp giảm thiểu Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top