Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1
1.3. Nội dung của đề tài 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi của đề tài nghiên cứu 2
1.6. Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
2.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 4
2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4
2.3. Thành phần – khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 5
2.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt 12
2.4.1. Tác động đến sức khỏe con người 12
2.4.2. Tác động đến cảnh quan đô thị 12
2.4.3. Tác động đến môi trường 13
2.4.3.1. Tác động đến môi trường đất 13
2.4.3.2. Tác động đến môi trường nước 13
2.4.3.3. Tác động đến môi trường không khí 14
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI Ở QUẬN 10
3.1. Điều kiện tự nhiên 16
3.1.1. Vị trí địa lí 16
3.1.2. Địa hình 17
3.1.3. Thủy văn 17
3.1.4. Khí hậu 17
3.2. Điều kiện kinh tế 18
3.2.1. Công nghiệp 18
3.2.2. Thương mại và dịch vụ 19
3.2.3. Xuất nhập khẩu 20
3.2.4. Giao thông vận tải 20
3.3. Điều kiện xã hội 21
3.3.1. Dân số 21
3.3.2. Y tế 21
3.3.3. Giáo dục 21
3.3.4. Cơ sở hạ tầng 22
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10
4.1. Đơn vị quản lý chất thải rắn ở Quận 10 23
4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận 10 27
4.2.1. Hệ thống lưu trữ rác bên trong nhà 27
4.2.2. Hệ thống thu gom 27
4.2.3. Hệ thống trung chuyển 31
4.2.4. Hệ thống vận chuyển 35
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN ĐÃ THỰC HIỆN Ở TP.HCM
5.1. Khái niệm về phân loại rác tại nguồn 36
5.2. Lợi ích của phân loại rác tại nguồn 36
5.3. Những tổn thất khi không thực hiện phân loại rác tại nguồn 37
5.4. Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 12, Quận 5 37
5.5. Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8, Quận 6 41
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10
6.1. Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn 44
6.2. Sự cần thiết phải thực hiện phân loại rác tại nguồn 44
6.3. Công tác triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn 45
6.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban thực hiện 45
6.3.2. Tổ chức cấp Phường 50
6.3.3. Chương trình tập huấn 50
6.3.4. Khảo sát ý kiến của người dân về phân loại rác tại nguồn 51
6.4. Chương trình tuyên truyền, hướng dẫn hộ gia đình 60
6.5. Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn 63
6.6. Những thuận lợi, khó khăn trong phân loại rác tại nguồn 64
6.7. Đánh giá Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10 66
6.7.1 Đánh giá hệ thống thu gom 66
6.7.2. Đánh giá hệ thống vận chuyển 67
6.7.3. Đánh giá hệ thống quản lí 67
6.8. Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại rác tại nguồn 68
6.9. Tính toán kinh phí thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn 69
CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI TIẾN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở QUẬN 10
7.1. Biện pháp tổ chức 76
7.2. Biện pháp xã hội 77
7.3. Biện pháp kinh tế 78
7.4. Biện pháp kỹ thuật 78
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
1.1. Đặt vấn đề
Rác thải đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ ở các Thành phố lớn mà ngay cả các đô thị nhỏ và trở thành mối hiểm họa đối với sức khỏe của cộng đồng, đến mỹ quan của các Thành phố. Bởi vì rác luôn hiện diện trong hoạt động của người dân. Hàng ngày, mỗi người thải ra khoảng 0.5–1kg rác thải nhưng chúng ta chưa có biện pháp quản lý cũng như xử lý thích hợp cho lượng rác ngày một gia tăng này. Bên cạnh đó, việc tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra khỏi chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt ở các cơ sở sản xuất công nghiệp. Phần lớn các hộ gia đình, cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất… ở nước ta chưa có phân loại rác tại nguồn. Chất thải được thải ra sẽ được Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển đến bãi rác tập trung. Điều này dẫn đến các bãi rác hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh lâm vào tình trạng quá tải, nhiều bãi chôn lấp đóng cửa trước thời hạn và gây khó khăn, gây tốn kém cho việc xử lý chất thải. Chính vì thế mà nguy cơ lây nhiễm bệnh tật và hàng loạt tai nạn của những người lao động mà nguyên nhân xuất phát từ rác rất lớn và đang đe dọa cuộc sống của con người.
Để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong sạch, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, toàn dân phải tham gia tích cực trong công tác phân loại rác tại nguồn đồng thời lượng chất thải này phải được vận chuyển đến bãi rác tập trung để xử lý bằng nhiều hình thức khác nhau. Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn ở Quận 10, TP.HCM” được đặt ra nhằm đáp ứng với mục tiêu trên.
1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là phân loại rác sinh hoạt ở Quận 10 thành 2 loại (rác hữu cơ, rác vô cơ) từ đó thực hiện công tác thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn cho phù hợp nhằm giảm thiểu chất thải cũng như chi phí xử lý chúng xuống mức thấp nhất. Đồng thời cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sống.
1.3. Nội dung của đề tài
Đề tài tập trung giải quyết các nội dung sau:
 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
 Tổng quan về điều kiện kinh tự nhiên, kinh tế – xã hội Quận 10
 Giới thiệu chung về Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10
 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận 10
 Phân tích Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 5 và Quận 6
 Phân tích Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10
 Đánh giá Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10
 Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại rác tại nguồn
 Tính toán kinh phí thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10.
 Đề xuất một số biện pháp để cải tiến công tác phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 10.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10, TP.HCM
1.5. Phạm vi của đề tài nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh trên địa bàn Quận 10.
Đề tài không đặt ra mục tiêu nghiên cứu đối với chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập, thống kê số liệu
Thu thập số liệu về những tác động của chất thải đến con người và môi trường.
Thu thập số liệu về kinh tế – xã hội ở Quận 10.
Thống kê thành phần, khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10.
Phương tiện thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10.
1.6.2. Phương pháp phỏng vấn
Lập phiếu điều tra để phỏng vấn hộ gia đình trên địa bàn Quận 10 về:
 Khối lượng rác thải của hộ gia đình thải ra trung bình trong một ngày
 công cụ chứa rác của từng hộ gia đình
 Tiến trình thu gom rác của công nhân vệ sinh
 Ý kiến của từng hộ gia đình đối với Dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn của Quận và đề xuất của gia đình đối với các cấp lãnh đạo và cơ quan ban ngành.
1.6.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn Quận 10.
Phân tích thành phần, khối lượng rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10.
Phân tích quá trình thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10.
Thống kê, xử lý số liệu và phiếu điều tra hộ gia đình về Dự án phân loại rác tại nguồn trên địa bàn Quận 10.

 Mô tả quy trình công nghệ
Rác sinh hoạt từ các xe thu gom đổ vào nơi tiếp nhận, tại đây ta phun chế phẩm vi sinh EM để khử mùi hôi, tại đây công nhân vệ sinh sẽ loại bỏ những vật có kích thước lớn. Sau đó rác sẽ được chuyển vào máy xé bao để xé các túi nilon đựng rác. Ở giai đoạn này kết hợp với quá trình tuyển gió để loại bỏ túi nilon. Tiếp theo rác thải sẽ được công nhân phân loại bằng tay trên băng tải để loại bỏ những vật có kích thước nhỏ (kim loại, thủy tinh, bao nilon, vải) còn sót lại trong rác đã được phân loại tại nguồn.
Tiếp theo là giai đoạn phân loại từ để tách các vật liệu chứa sắt còn sót lại bằng hệ thống tuyển từ.
Rác thải tiếp tục được đưa qua máy cắt để giảm kích thước tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phân hủy rác trong các giai đoạn tiếp theo.
Rác sau khi cắt được đưa vào hệ thống ủ thổi khí trong 24 ngày. Mùn thu được sau giai đoạn ủ sẽ được đem đi xấy và sàng hay nghiền nhỏ rồi phối trộn với phụ gia (tùy theo mục đích sản xuất người ta có thể phối trộn các chất dinh dưỡng, Nitơ, Photpho, Kali). Đối với một số vật liệu mà chưa phân hủy thì ta tuần hoàn lại bể ủ thổi khí để ủ lại. Còn một phần vật liệu đã được loại bỏ sau khi ta sàng không có giá trị thu hồi ta đem đi chôn lấp.
Hỗn hợp sau khi phối trộn đem đi đóng bao cho ra thành phẩm phục vụ cho nông nghiệp (cải tạo đất bạc màu, đất nhiễm phèn, đất đồi trọc bị rửa trôi hết chất hữu cơ).
Riêng đối với các loại vật liệu thu hồi được như bao nilon, kim loại, nhựa… được rửa sạch rồi đem bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, xà bần thì dùng để san lấp mặt bằng hay chôn lấp.

7.5. Biện pháp tổng hợp
Nhìn chung, để quản lý chất thải và thực hiện phân loại rác tại nguồn được hiệu quả thì một trong những biện pháp hữu hiệu nhất đó là biện pháp tổng hợp. Ta có thể kết hợp các biện pháp tổ chức, kinh tế, xã hội và kỹ thuật để quản lý chất thải một cách liên hoàn và đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và các cá nhân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top