huynhhoantran

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong. Sinh viên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; tr.126].
Thời gian qua, chất lượng đào tạo sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung, Khoa Tâm lý học nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học còn thiếu nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân, trong đó sinh viên còn thiếu ý chí khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan vươn lên chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thực tiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.
Để sinh viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước thì trước hết sinh viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái độ phù hợp thông qua hoạt động học tập. Tuy nhiên, hoạt động học tập ở bậc đại học là hoạt động
-2-
đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn mà không phải sinh viên nào cũng có được. Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiên nay còn chưa cao.
Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập là việc làm có ý nghĩa thiết thực.
Về mặt lý luận, những nghiên cứu về ý chí đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, những nghiên cứu về ý chí của sinh viên, đặc biệt là ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập còn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tui cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV” là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Đối tượng nghiên cứu
Ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ý chí của sinh viên, giúp họ đạt được thành tích cao hơn trong học tập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
-3-

- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Điều tra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập đã hình thành ở sinh viên.
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập đã được hình thành ở sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn ở mức độ thấp, trong đó, có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS và sinh viên chuyên ngành TLHXH, cũng như giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư.
6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
- 245 sinh viên hệ chính qui đang học tập tại Khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 6.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian và điều kiện có hạn nên chúng tui chỉ tập trung nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học được biểu hiện ở 05 hành động học tập cụ thể: hành động nghe giảng trên lớp; hành động tham gia các buổi xêmina; hành động đọc tài liệu chuyên ngành; hành động NCKH; hành động thực hành/thực tập thực tế của sinh viên.
- Chỉ nghiên cứu sinh viên hệ chính quy của Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
-4-

7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp thống kê toán học.
-5-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề ý chí, phẩm chất ý chí đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước
Tác giả John Kennedy, trong cuốn “Làm thế nào để phát triển được sức mạnh của ý chí”, đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về sức mạnh của ý chí, nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa ý chí- lý tưởng và lòng tự trọng. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy sức mạnh của ý chí, cách thức rèn luyện để có một ý chí kiên cường [18].
Vấn đề ý chí cũng được quan tâm nghiên cứu ở Liên Xô (cũ):
- Tác giả Stogdill khi nghiên cứu về những phẩm chất của người lãnh đạo đã tổng kết 7 phẩm chất của người lãnh đạo cần có bao gồm: sự thông minh; hiểu biết nhu cầu của người khác; hiểu biết nhiệm vụ; tự tin; mong muốn có trách nhiệm; mong muốn nắm giữ vị trí thống trị và kiểm soát; kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề. Trong 7 phẩm chất trên thì phẩm chất “kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề” là phẩm chất biểu hiện ý chí của người lãnh đạo [19; tr.66].
- Ph.N.Gônôbôlin nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý của người giáo viên đã nêu lên các phẩm chất tâm lý phù hợp với công việc giảng dạy và giáo dục học sinh của người giáo viên bao gồm: đạo đức, chí hướng, hứng thú, năng lực, quá trình nhận thức, hoạt động trí tuệ, tình cảm và phẩm chất ý chí [10].
- Trong hoạt động thiết kế kỹ thuật có một số tác giả của trường Đại học tổng hợp Lêningrat (Liên Xô) đã đưa ra 109 yêu cầu về phẩm chất tâm lý của người kỹ sư thiết kế. Tính độc lập của người kỹ sư trong hoạt động
-6-

thiết kế được qui về phẩm chất đặc trưng cho phong cách chung của hành vi [dẫn theo 30; tr.14].
- Tác giả A.V.Đulôv trong tác phẩm “Tâm lý học tư pháp” trên cơ sở phân tích những đặc điểm đặc trưng trong hoạt động điều tra của điều tra viên đã nêu ra các tiêu chuẩn về phẩm chất tâm lý của điều tra viên, đó là: tư tưởng vững vàng; đạo đức tốt; khả năng tư duy tốt; tính kiên định, tính cương quyết; tình kiềm chế...Những phẩm chất như tính kiên định, tính cương quyết, tính kiềm chế là những biểu hiện ý chí của điều tra viên [dẫn theo 30; tr.15].
- A.G.Côvaliôv trong cuốn “những cơ sở tâm lý học của việc cải tạo phạm nhân” đã nêu lên những đòi hỏi đối với cán bộ quản giáo. Bên cạnh việc nhấn mạnh các phẩm chất chính trị tư tưởng, chủ nghĩa nhân văn đối với con người, thái độ nhân văn đối với phạm nhân; sự tế nhị, khéo léo trong đối xử; năng lực sư phạm thì một trong những phẩm chất quan trọng góp phần vào thành công của người cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân là phải có ý chí cứng rắn [dẫn theo 30; tr.16].
Tóm lại, qua nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ) chúng tui nhận thấy, vấn đề ý chí đã được nghiên cứu với các mức độ sáng tỏ khác nhau. Các nghiên cứu đều khẳng định, ý chí là một trong những phẩm chất quan trọng góp phần vào sự thành công của chủ thể hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định. Nghề càng khó khăn, gian khổ (điều tra viên, cán bộ quản giáo) đòi hỏi sự cần có của ý chí càng cao.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề ý chí được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu tập trung nhiều theo hướng ý chí như là một phẩm chất cần thiết cho sự thành công của một nghề nghiệp cụ thể.
-7-

Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh (1966) trong nghiên cứu: “một số đặc điểm tâm lý - xã hội của nhà doanh nghiệp” trên cơ sở phân tích các đặc điểm của hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã chỉ ra 14 đặc điểm tâm lý của nhà doanh nghiệp. Trong số 14 phẩm chất tâm lý cần có của nhà doanh nghiệp có những phẩm chất ý chí của nhà doanh nghiệp như: tính bền bỉ, tính quyết đoán...[2].
Trong bài “Bàn về phẩm chất nhân cách của người sỹ quan chỉ huy theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (1998), tác giả Lê Anh Chiến cho rằng nhân cách người sỹ quan chỉ huy được hợp thành bởi các phẩm chất: chính trị- đạo đức; trí tuệ; lòng dũng cảm; ý chí vững mạnh; phẩm chất thể lực; năng lực nghề nghiệp [3].
Tác giả Lê Đức Phúc (1998) cho rằng cấu trúc nhân cách của quân nhân bao gồm các mặt: nhận thức, xúc cảm, thái độ, động cơ, ý chí. Những mặt này được thể hiện trong các hoạt động quân sự như: làm chủ khoa học quân sự, hiểu rõ những yêu cầu đối với nhân cách của bản thân; tin tưởng và kiên quyết bảo vệ các lý tưởng cao đẹp của quân đội nhân dân; luôn sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc...[29].
Trong cuốn “Tâm lý học thể dục thể thao” (1999), vấn đề ý chí của vận động viên cũng được tác giả Nguyễn Mậu Loan nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về sự nỗ lực ý chí trong hoạt động thể thao. Tác giả chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của hoạt động thể thao; chức năng của hành động ý chí trong hoạt động thể thao là động viên và tổ chức. Ông cho rằng, nỗ lực ý chí phụ thuộc vào tính chất và mức độ các khó khăn gặp phải trong hoạt động thể thao. Tác giả khẳng định: “muốn giáo dục ý chí cho vận động viên, một mặt trong quá trình huấn luyện phải tạo ra các tình huống khó khăn với yêu cầu và mức độ khác nhau buộc họ phải vượt qua, mặt khác chỉ có tham gia
-8-

vào các hoạt động thực tiễn thi đấu thể thao thì ý chí của vận động viên mới được tui luyện và thử thách” [22; 37- 39].
Tác giả Nguyễn Mai Lan (2000) trong Luận án tiến sĩ Tâm lý học mang tên: “Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của mã dịch viên” đã nghiên cứu chỉ ra 22 phẩm chất tâm lý đặc trưng ở người làm nghề mã dịch ở nước ta. Trong số 22 phẩm chất tâm lý đó có những phẩm chất thể hiện ý chí của con người như: tính độc lập trong công việc; khả năng kiềm chế không tiết lộ bí mật thông tin nghề nghiệp...
Trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” (2001) các tác giả đã nghiên cứu chỉ ra 5 phẩm chất của người thầy giáo bao gồm: thế giới quan khoa học; lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; lòng yêu trẻ; lòng yêu nghề; một số phẩm chất đạo đức - ý chí của người thầy giáo. Theo các tác giả đối với người thầy giáo thì những phẩm chất đạo đức - ý chí không thể thiếu bao gồm: tinh thần nghĩa vụ; thái độ công bằng, thái độ chính trực, tính tình ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn. tính tự kiềm chế, biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu...Những phẩm chất ý chí là sức mạnh để làm cho những phẩm chất và năng lực của người thầy giáo được hiện thực hoá và tác động sâu sắc đến học sinh [16; 208- 209].
Tác giả Nguyễn Hồi Loan - Đặng Thanh Nga (2004) trong giáo trình “Tâm lý học pháp lý” khi đề cập đến các phẩm chất của thẩm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, chúng tui xin đưa ra những kết luận sau:
1.1. Về cơ sở lý luận:
- Vấn đề ý chí đã được quan tâm nghiên cứu với tư cách như một phẩm chất tâm lý cần thiết đảm bảo cho sự thành công của từng nghề nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên còn chưa được quan tâm nghiên cứu với tư cách một vấn đề độc lập.
- Ý chí được biểu hiện thông qua các hành động ý chí cụ thể. Do đó, chỉ có thể nghiên cứu ý chí của con người thông qua hoạt động, hành động cụ thể của họ. Khi xem xét ý chí cũng cần cần xem xét cả hai mặt của ý chí là mặt nội dung đạo đức của ý chí và mặt cường độ của ý chí.
- Tâm lý học là ngành mới được đào tạo ở Việt Nam nên những khó khăn mà sinh viên chuyên ngành này gặp phải trong hoạt động học tập của họ là rất lớn. Do vậy, đòi hỏi sinh viên phải cố gắng nỗ lực rất nhiều mới có thể giành được kết quả tốt trong học tập.
1.2. Các số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép kết luận rằng: ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiện nay ở mức trung bình. Sinh viên ý thức rất rõ mục tiêu cho từng hành động học tập cụ thể của họ nhưng sự nỗ lực khắc phục các khó khăn gặp phải để đạt được mục tiêu đó còn rất mờ nhạt, chung chung.
1.3. Các số liệu thu được cho thấy, nhìn chung sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất biểu hiện rõ hơn sinh viên năm thứ tư; sinh viên chuyên ngành TLHLS biểu hiện rõ hơn so với sinh viên
- 112 -
chuyên ngành TLHXH. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt này là không đáng kể.
1.4. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, các yếu tố chủ quan, từ phía chủ thể sinh viên như động cơ học tập; ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội...là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ so với các yếu tố khách quan: cách kiểm tra đánh giá thi cử; các hoạt động hỗ trợ học tập của các tổ chức chính trị- xã hội của sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên.
2. Kiến nghị
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tui xin đề xuất một số kiến nghị sau đây nhằm nâng cao ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học:
2.1. Lãnh đạo Khoa Tâm lý học cần kiên quyết chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm; đầu tư phòng tư liệu Khoa ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Khoa cần liên hệ với nhiều cơ sở thực hành/thực tập hơn nữa, không chỉ các cơ sở thực hành cho SV chuyên ngành TLHLS mà còn cả các cơ sở thực hành cho SV các chuyên ngành khác để SV có nhiều cơ hội thực hành. Bởi lẽ việc đào tạo SV chuyên ngành Tâm lý học nhất thiết không thể thiếu các kỹ năng thực hành. Trong việc phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên NCKH cần chú ý phân công những giáo viên có nhiều thời gian hướng dẫn SV nhưng vẫn đảm bảo về mặt chuyên môn.
2.2. Các giảng viên cần mạnh dạn, tích cực áp dụng các phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV. Tăng cường tự học, tự nghiên cứu, khuyến khích tranh luận, trao đổi
- 113 -

nhưng vẫn giữ vai trò trung tâm, định hướng chứ không phải là “khoán trắng” cho SV mà không hề có kiểm tra, đánh giá.
2.3. Bản thân mỗi SV cần nghiêm túc nhìn nhận lại động cơ học tập, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. Trên cơ sở đó, động viên bản thân kiên quyết khắc phục các khó khăn gặp phải vươn lên trong học tập, rèn luyện.
2.4. Đối với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội của SV như Đoàn TN, Hội SV cần có các hoạt động hỗ trợ học tập phong phú, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của SV, đẩy mạnh hơn nữa các lớp tập huấn về cách học, cách NCKH sao cho có hiệu quả. Cần mở rộng các hình thức động viên khen thưởng bằng vật chất và tinh thần đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên đạt kết tốt trong học tập và NCKH.
- 114 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.S.Pu- Nhi, L.I.Gru-rơ-vích, V.Kh.Snu-rốp (1962), Vấn đề rèn luyện ý chí của vận động viên, Nxb Thể dục Thể thao.
2. Nguyễn Thị Phương Anh (1966), Một số đặc điểm tâm lý xã hội của nhà doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ Tâm lý học.
3. Lê Anh Chiến (1998), Bàn về phẩm chất nhân cách của người sỹ quan chỉ huy theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đăng trong Tâm lý học trong sự nghiệp xây dựng quân đội củng cố quốc phòng, Nxb QĐND, Hà Nội.
4. Quang Chiến (chủ biên), dáng Triết gia Đức, TT Ngôn ngữ và văn hoá Đông- Tây, 2000.
5. Cơ-ru-chia-ski (1961), Bồi dưỡng ý chí, Nxb Thanh niên.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb: Chính trị Quốc gia, tr 126.
7. Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Viện Đại học mở Hà Nội.
8. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội.
9. Trần Ninh Giang, Ý thức, tự ý thức và sự phát triển nhân cách, đăng trong “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” do GS.VS Phạm Minh Hạc và PGS.TS. Lê Đức Phúc chủ biên, Nxb: CTQG Hà Nội, 2006.
10. Ph.Gônôbôlin (1968), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, T1, T2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quan Uẩn (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- 115 -

13. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991), Tâm lí học , Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1989), Tâm lý học, Tập 2, Nxb: Giáo dục.
15. Trần Hiệp, Lý tưởng và nhân cách, Tạp chí Tâm lý học, số 1/1997.
16. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHQGHN.
17. Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
18. John Kennedy (1990), Làm thế nào để phát triển sức mạnh của ý chí, Nxb TP Hồ Chí Minh- (Tác giả Nguyễn Hoàng An biên soạn).
19. Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.66.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Xin Thank nội dung nghiên cứu rất bổ ích, mong Mods chia sẻ link. Thank nhiều
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở kênh thương mại điện tử Shopee, 2021 Luận văn Kinh tế 0
K Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại khu vực Tân Cảng – TP Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp quản lý thích hợp Khoa học Tự nhiên 0
M Nghiên cứu và đề xuất biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại khu công nghiệp Tân Tạo - TP Hò Chí Minh Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Tp.Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu các kiểu vỏ phong hóa và đất phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững khu vực hành lang đường mòn Hồ Chí Minh trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Sư phạm 0
I Nghiên cứu những luận chứng khoa học để xây dựng chương trình môn học tư tưởng Hồ Chí Minh Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu xây dựng quy trình và các tiêu chí đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong ĐHQGHN Luận văn Sư phạm 0
V Nghiên cứu bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu thử nghiệm tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM Luận văn Sư phạm 0
W Tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất cân xứng - Nghiên cứu thực nghiệm tại Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top