Mainboard là thành phần chính yếu trong máy vi tính. Hư hỏng do mainboard gây ra sẽ làm cho toàn bộ hệ thống “Ngừng thở”, “không hình, không tiếng ” hay “chập chờn không ổn định” hay “treo máy”… Nói chung là “rất khó chịu”.




Đối với nhiều người thì chuyện mainboard bị lỗi là cực kỳ khủng khiếp.





Pan 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound…, không nhận RAM…




Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt.

Xử lý: Vệ sinh sạch thử lại hay chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Pan 2: Chết BIOS

Lỗi này trước đây do một loại virus chuyên ăn thịt Chip BIOS. Ngoài ra lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được. Ở đây tui chỉ đề cập tới trường hợp bạn bị die do “nâng cấp BIOS” không thành công.

Xử lý: Ghi nhận lại hãng sản xuất mainboard, model, Fix… càng nhiều rõ hơn càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS Download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ chép vào dùm. Ở TP.HCM bạn có thể đến khu vực chợ Nhật Tảo. Loại máy chép ROM này chỉ có những nơi bảo hành main lớn mới có.
Pan 3: Phù tụ. (Rất thường xảy ra - do nguồn không ổn định)


Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới OK) đa phần các pan không ổn định, chập chờn.


Quan sát các tụ hóa (nếu chưa biết thì đợi bài viết về tụ sẽ giới thiệu) trên main. Trong trường hợp này các tụ sẽ bung lên theo hướng có gạch chéo.

Xử lý: Thay các tụ này, mua loại 3300uF/16V (loại kích thước nhỏ nhất - vì Tụ zin trên main rất nhỏ nếu kích thước lớn sẽ không thay được) loại này nếu mua lẽ chừng 1500 -> 2000 cái. (tui thường mua nguyên bịch 100 cái để xài)











Còn nhiều pan khác nhưng tui giới thiệu các bạn những pan thông dụng nhất.


Nguồn: lqv77
 

W_RaDo

New Member
Sau khi tất cả các đường nguồn đều tốt: Nguồn RAM, nguồn CPU, nguồn Chipset, nguồn AGP… ta lưu ý đến tín hiệu xung reset (lưu ý đèn led RESET trên card test mainboard).


Kiến thức về Mainboard

Chuẩn bị đồ nghề:

- Card test main (không thể thiếu) nếu có điều kiện thì trang bị một “card test main” lọai support port 80h và 804h, có luôn cổng LPT càng tốt (hay lọai dùng cả cho desktop lẫn Laptop). Xem thêm bài “ “.

- CPU các loại: thông dụng nhất là Sokket 478, và soket 775.

- RAM các lọai: thông dụng nhất là SD-RAM, DDR, DDR2.

- Bộ nguồn lọai tốt.

- Máy khò nhiệt, mỏ hàn, đồng hồ đo VOM, máy cấp nguồn.

- Các thiết bị khác đắc tiền hơn nên trang bị khi bạn là cửa hàng lớn: máy nạp chip BIOS ROM (khỏang 500-1000$), máy hiện sóng, máy đóng chip (khoảng 2000$), đế làm chân chip (khoảng 150$), lưới làm chân chip các lọai (khỏang 15$/cái).

- Linh kiện thay thế các lọai: Mosfet, Ic nguồn, chipset, chip SIO, chip LAN, chip Sound, chip Bios ROM, tụ lọc nguồn các lọai…
1. Lỗi chấn thương vật lý:

- Một kỹ thuật IT kinh nghiệm khi cầm một mainboard nghi ngờ hỏng sẽ quan sát thật kỹ xem có bị “chấn thương vật lý” hay không ??? Một vết trầy xước, có thể gây ra ngắn mạch hay đứt mạch. Các slot ram, khe mở rộng lớn PCI, AGP, PCIx… có bị chập mạch hay không. Nhiều bạn máy đang chạy, tháo ra thử 1 thanh RAM thế là máy “đi luôn” lại đổ cho RAM giết main. Nhưng sự thật do bất cẩn thao tác không đúng cách vừa làm các slot tiếp xúc chập nhau dẫn đến chết main.




- Lỗi cháy, nổ hay phù tụ thì rất dễ phát hiện bằng mắt thường

- Các vết bẩn do côn trùng xâm nhập để lại như dán, chuột… sẽ gây chập chờn không ổn định thậm chí chạm chập và dẫn đến chết mainboard.

- Việc vệ sinh mainboard thật sạch và quan sát thật kỹ ban đầu rất có ích cho công chuyện sửa chữa mainboard.


2. Lỗi kích nguồn không được:

- Các nguyên nhân chính:
Chết Mosfet đảo nối đường PS-On với chip SIO. Hỏng thạch anh 32k cho chipset Nam. Hở chân hay lỗi chipset Nam. Hở chân hay lỗi chip SIO. - Mạch kích nguồn thông dụng có 3 dạng chính:




—————



- Trước tiên, cần kiểm tra mức nguồn 5V (hay trên 2.5V) tại chân công tắc (PWR như trong hình). Nếu mất thì dò xem mức nguồn này do chip SIO hay chip NAM cấp. Khò lại hay thay chip, kết thúc bước này phải có mức nguồn 5V ở chân công tắc. - Kiểm tra xem mạch kích nguồn thuộc dạng nào: Dò từ chân màu xanh lá đến chip SIO (như hình minh họa). Nếu có 1 đường đo được =0 thì sẽ nằm ở dạng 2 hay dạng 3.




- Còn nếu tất cả các đường đều > 0 thì sẽ nằm dạng 1. Khi đó cố gắn tìm 1 mosfet nhí bị lỗi (thường là chập sẽ gây ra cắm nguồn chạy ngay, hay đứt) khu vực giữa dây xanh lá và chip SIO.






- Nếu nằm dạng 3 thì phải khò lại chip SIO hay thay chip SIO. Nên nhớ phải thay đúng trị số trên IC. Thường là Wxxxx hay ITxxxx.





- Nếu nằm ở dạng 2 thì hơi mệt, vì cả 2 chip Nam và chip SIO phải OK hết thì mới kích nguồn được.

- Ngoài ra nhiều trường hợp thạch anh của chipset Nam bị lỗi cũng là cho chip Nam không hoạt động. Nên thay thử thạch anh này trước khi xử lý chipset Nam.
3. Kiểm tra các đường cấp Nguồn cho RAM: (Chưa cần cắm CPU)

- Gắn cẩn thận Card test main vào khe PCI. Kích PS ON, quan sát các led trên Card TEST Main.

- Các led báo nguồn chuẩn +5V, -5V, +12V, -12V , 3.3V.

- Lưu ý đường 3.3V đối với main sử dụng SDRAM sẽ sử dụng trực tiếp nguồn này nếu mất, hãy kiểm tra các pin VDD (6, 18, 26, 40, 41, 49, 59, 73, 84) của slot RAM để biết vị trí của các pin. hay kiểm tra các pin 3.3V của khe cắm PCI.

- Riêng DDRAM chỉ sử dụng nguồn 2.5V nên trên mạch sẽ có mạch ổn áp 2.5V từ nguồn 3.3V hay nguồn 5V (Kiểm tra các con FET xung quanh khe cắm RAM và các chân VDD tương tứng (7, 15, 22, 30, 38, 46, 54, 62, 70, 77, 85, 96, 104, 108, 112, 120, 128, 136, 143, 148, 156, 164, 168, 172, 180).




- Các chân nguồn cho DDR2:
- Các chân nguồn cho DDR3:





- Nếu mất thì tiếp tục kiểm tra các con FET xung quanh chân RAM, hay IC dao động nguồn cấp cho các con FET này. Thay IC hay thay FET.

- Tụ lọc nguồn cho RAM phù hay khô đẫn đến main chập chờn lúc chạy lúc không và thường báo lỗi RAM vô cớ.


4. Mạch cấp nguồn cho RAM, chip cầu Nam, chip cầu Bắc, khe AGP, PCIx:


- Dạng cho RAM:






- Dạng cho chipset:




- Dạng 1:




Dạng 2:






Dạng 3:

Dạng 4:




- Dạng 5:








- Dạng 6:



- Dạng




7:

-




Dạng 8:





5. Kiểm tra đường nguồn cấp cho chip Nam và AGP hay PCIx:


- Tương tự như RAM, xung quanh chip Nam có 1 hay vài con FET cấp nguồn cho chip Nam.

- Tương tự với AGP và PCIx. Một số trường hợp AGP dùng chung nguồn với chip Nam.

- Đối với đa số mainboard, ta chỉ cần cắm nguồn mà không cần cắm CPU là có thể kích nguồn để kiểm tra. Khi đó ta sẽ đo nguồn cấp cho RAM. Nếu nguồn cấp cho RAM chưa OK thì phải sửa phần này trước đến khi OK mới làm bước tiếp theo.
6. Kiểm tra nguồn cấp cho CPU:

- Nguồn RAM OK, thì ta sẽ cắm CPU vào và kích nguồn.

- Lưu ý, khi chưa lắp CPU vào thì nguồn cấp cho CPU sẽ bằng 0v.

- Kiểm tra các đường cấp nguồn cho CPU. (Các con FET to xung quanh socket gắn CPU, đo tại chân các cuộc dây đồng to quấn quanh 1 lõi hình vòng sẽ có mức nguồn tương ứng với nguồn cấp cho CPU).




- Hiện tượng ngắn mạch dẫn đến mất nguồn cấp cho CPU rất thường xảy ra. 70-80% main chết đều do bệnh này. Nếu con FET nào bị ngắn mạch khi bật máy rờ tay sẽ rất nóng.

- Kế đó là các IC dao động nguồn - rất thường xảy ra, IC driver cấp cho chân G các con FET.

- Một số trường hợp nguồn có nhưng không ổn định sẽ dẫn đến “kén” CPU do nguồn không cấp ra được đúng nguồn nuôi CPU làm CPU không chạy. Lỗi này đa phần do các tụ lọc nguồn CPU bị phù hay khô, thay hết là tốt nhất.

- Xem thêm bài “ ” tui phân tích kỹ hơn về mạch này.

- Xem thêm bài “ ” dành cho mainboard.

7. Kiểm tra tín hiệu xung RESET:

- Sau khi tất cả các đường nguồn đều tốt: Nguồn RAM, nguồn CPU, nguồn Chipset, nguồn AGP… ta lưu ý đến tín hiệu xung reset (lưu ý đèn led RESET trên card test mainboard).

- Sau khi kiểm tra các led báo nguồn OK, led RESET sẽ sáng lên 0.5s rồi tắt là xung Reset vừa tốt. Mất xung reset là đèn reset không sáng hay sáng hoài.
- Khi mất xung reset cần lưu ý các nguyên nhân: Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock) Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset Mất tín hiệu P.G từ nguồn ATX cấp xuống Main qua dây mầu xám Mạch VRM có sự cố (không có tín hiệu VRM_GD) Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động Hỏng mạch ổn áp cho RAM hay cho Card AGP - Lưu ý thêm: nếu các phép kiểm tra trên đều cho kết quả Tốt thì chip Nam có thể vừa hở chân hay bị lỗi. Khò lại hay thay chip Nam.
8. Kiểm tra xung clock chính cấp cho mainboard và CPU:

- Đèn led Clk trên card test sáng cho thấy mạch dao động chính cho mainboard vừa tốt.

- Sau khi nguồn cho CPU ok thì kiểm tra ic dao động (nằm gần thạch anh). Bước này nên phải có “máy hiện sóng” nếu không thì thay thử thạch anh, khò lại hay thay ic dao động.









- Vị trí của chíp xung clock chính cho mainboard và CPU:






9. Chip BIOS ROM bị lỗi:
sau các bước kiểm tra trước: xung Clock, nguồn CPU, nguồn RAM, nguồn chipset, xung Reset vừa OK mà mainboard vẫn chưa chạy thì hơi gây go. Và các lỗi sau đây đa số là do kinh nghiệm được đút kết:CPU không tương KẾT (mainboard không support tới) CPU tiếp xúc không tốt (tháo ra gắn lại, vệ sinh mặt tiếp xúc đối với socket 775) Hở socket gắn CPU (do họat động lâu ngày và nhiệt độ cao) Lỗi chip BIOS ROM (tháo chíp BIOS ROM ra vệ sinh, nếu không thì nạp lại thử) Hở chíp cầu Bắc (phải hấp chip hay đóng lại chip, cái này phải có máy đóng chip mới làm được) Nếu mainboard vừa chạy nhưng lại treo ngay màn hình CMOS thì đa phần là do hở chip cầu NAM .






10. Tra thông số báo trên card test main:


- Nếu các bước trên đều OK nhất định card test main sẽ hiển thị quá trình POST và hiển thị các mã lệnh POST. Bảng tra đầy đủ nhất tại đây:
11. Các khó khăn trong khi sửa main:

- Linh kiện thay thế như các IC dao động, chip IO, chipset rất khó mua hay là phải mua số lượng lớn và mua từ Trung Quốc. Nếu mua lại ở VN thì rất mắ tiền. Tốt nhất là tự sưu tầm các main hư để lấy đồ “dớt”.

- Thiết bị chuyên dụng rất đắc tiền (như vừa nêu ở phần đầu)


Nguồn: hocnghe.com.vn, lqv77
 

lonely4emy

New Member






Bệnh - Máy không nhận bàn phím.

1 - Nguyên nhân hư hỏng.


Do mất điện áp 5V cấp ra chân PS/2









Do chân IC- SIO không tiếp xúc

Do hỏng IC- SIO

Do bị dò hay chập các tụ lọc ở chân dữ liệu Data hay Clock

Do lỗi chương trình BIOS (chỉ bệnh không nhận bàn phím)



2 - Phân tích nguyên lý mạch
IC điều khiển bàn phím, chuột. (Keyboard, Mouse)







Cổng PS/2 (cổng bàn phím & chuột) do IC - SIO điều khiển


IC SIO điều khiển bàn phím và chuột thông qua các đường tín hiệu:

- Data - Đường truyền dữ liệu

- Clock - Xung Clock

Ngoài ra cổng PS/2 có chân Vcc 5V - chân nguồn cung cấp 5V và chân GND là chân Mas

PS/2 (Port Serial - cổng truyền dữ liệu tuần tự)

- Đường 5V ra cổng PS/2 thường đi qua cầu chì để bảo vệ khi bàn phím hay chuột bị chập.

- Trình điều khiển bàn phím do BIOS quản lý, còn trình điều khiển của

Chuột do Windows quản lý.
Cổng PS/2 trên Mainboard Intel





- KDAT - Keyboard Data - Dữ liệu ra bàn phím

- KCLK - Keyboard - Xung Clock ra bàn phím

- MDAT - Mouse Data - Dữ liệu ra chuột

- MCLK - Mouse - Xung Clock ra chuột

- F2 - Là cầu chì

- Các cuộn dây lọc nhiễu L1, L2, L3, L4, L5, L6, L7


3 - Các bước kiểm tra sửa chữa

Bước 1 - Đo kiểm tra điện áp ở chân PS/2





Chân PS/2 ở phía sau

mạch in có toạ độ chân như trên

- Chỉnh đồng hồ ở thang 10V DC

- Đo vào chân PS/2 như hình trên (đo khi Mainboard đang được cấp

nguồn)

- Nếu có điện áp 5V là chân PS/2 vừa có nguồn cấp

- Nếu mất điện áp là chân PS/2 không có nguồn cấp.



Bước 2 - Sửa chữa nếu đo thấy chân PS/2 mất nguồn 5V










- Bạn hãy quan sát kỹ phía sau các cổng xem có các cầu chì (có ký hiệu là chữ F1, F2 …)

- Đo các cầu chì này phải có điện trở bằng 0 Ω

- Nếu như linh kiện có ký hiệu F (cầu chì) có trở kháng > 0 Ω thì cầu chì đó bị đứt

=> Bạn hãy đấu tắt cầu chì F (nếu đứt) bằng một sợi dây đồng nhỏ, sau đó kiểm tra lại điện áp ở cổng PS/2

Bước 3 - Hàn lại hay thay IC - SIO



- Nếu bạn kiểm tra điện áp chân PS/2 mà vẫn có 5V thì bạn hãy khò lại chân IC- SIO

- Khò lại mà không có kết quả thì bạn cần thay thử IC- SIO

Bước 4 - Nạp lại chương trình BIOS


- Nếu bạn vừa thực hiện qua các bước 1, 2, 3 ở trên mà không có kết quả thì bạn hãy nạp lại chương trình BIOS
Bệnh - Máy không nhận chuột.

Nguyên nhân hư hỏng và các bước kiểm tra sửa chữa hoàn toàn tương tự

như bệnh Máy không nhận bàn phím

Riêng bước 4 - thay vì bạn nạp lại BIOS thì bạn hãy cài lại Windows,

bởi vì chuột là do Windows điều khiển.



Bệnh - Máy không nhận cổng USB.

1 - Nguyên nhân hư hỏng.

Do mất điện áp 5V cấp ra chân USB

Do bong chân Chipset nam hay hỏng Chipset nam

Do USB không có trình điều khiển.

- Hầu hết USB đều được Windows XP tự nhận, nhưng trên các hệ điều hành phiên bản thấp chúng không tự nhận cổng USB, kho đó bạn nên phải cài đặt Drive cho USB.

Do lỗi Windows hay Windows bị nhiễm Virus



2 - Phân tích nguyên lý mạch


Sơ đồ nguyên lý mạch.



- DAT A - - Data - Dữ liệu ra bàn phím
- DATA + - Dữ liệu + Dữ liệu ra bàn phím
-F - Cầu chì bảo vệ


Các cổng USB

Mạch điều khiển cổng USB trên Mainboard Intel






3 - Các bước kiểm tra sửa chữa

Bước 1 - Đo kiểm tra điện áp 5V ra chân USB



- Cách đo tương tự như đo điện áp ra chân bàn phím trên cổng PS/2

- Nếu mất điện áp trên cổng USB => bạn cần kiểm tra các cầu chì đứng sau các cổng USB (cầu chì có chữ F1, F2…)

- Đấu tắt cầu chì nếu đứt

Cài Drive cho USB nếu như cắm USB vào, thấy Windows có nhận được USB nhưng bạn không sử dụng được.

Cài lại Windows phiên bản cao hơn (Ví dụ windows XP SP2 thì nhận được hầu

hết các USB trong khi windows XP SP1 không nhận được một số USB)

Khò lại chân Chipset nam (nếu cắm USB vào nhưng Windows không nhận, trong khi Windows vừa tốt và vừa có điện áp cấp ra chân USB)



Nguồn: hocnghe.com.vn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top