loveky2707

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế. Vì vậy, để đứng vững được trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh này thì doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình không chỉ nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ để nâng cao tính cạnh tranh mà còn phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng mục tiêu trong đầu tư, và các biện pháp để phát huy tiềm lực của của mình. Muốn vậy, Nhà quản trị phải nắm được thực trạng tình hình tài chính Công ty đang như thế nào, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh để có chiến lược phù hợp. Và chỉ có phân tích tài chính mới giúp nhà quản trị biết được những điều đó.
Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, phản ánh luồng tiền vào, luồng tiền ra trong kỳ của một doanh nghiệp. Do đó, Báo cáo tài chính là đối tượng phân tích của phân tích tài chính doanh nghiệp. Qua báo cáo tài chính, phân tích tài chính cho ta thấy được thực trạng về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán cũng như hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp từ đó đoán được xu thế phát triển về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Kết quả của phân tích tài chính không chỉ có ý nghĩa với các nhà quản trị doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa rất lớn với các đối tượng khác như các nhà cho vay, nhà đầu tư, nhà cung cấp, cơ quan quản lý cấp trên… Phân tích tài chính cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó lựa chọn phương án kinh tế tối ưu.
Như vậy, phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kiinh doanh. Thế nhưng, trên thực tế, công tác phân tích tài chính lại chưa được quan tâm đúng mức trong rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, em nhận thấy công tác phân tích tài chính tại Công ty chưa được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính với doanh nghiệp và tình hình thực tế tại Công ty, em quyết định chọn đề tài “ Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp cho mình.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Em xin chân thành Thank PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang và các cô chú trong phòng Tài chính- Kế hoạch Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và giúp em hoàn thiện bản Báo cáo chuyên đề này. Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế nên Chuyên đề còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các cô chú để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ
Tên tiếng Anh: Handicraft and art artcles export import joint stock company.
Tên viết tắt: ARTEXPORT
Vốn điều lệ: 85.220.000.000 đồng
( Tám năm tỷ, hai trăm hai mươi triệu đồng)
Trong đó: - Vốn góp của Nhà nước: 6.720.000.000 đồng
- Vốn góp của các cổ đông khác: 78.500.000.000 đồng
Trụ sở chính: 2A Phạm Sư Mạnh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : ( 84-4) 8256490 ( 84-4)8266574
Fax : ( 84-4) 8259275
Email : [email protected]
Website : www. artexport.com.vn
Giấy CNĐKKD: Số 0103006536 đăng ký lần đầu tiên ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 08/04/2005 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tiền thân là Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 617/ BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại Thương, là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ- BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại, Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ.
Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, đất nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng, miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam trong công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong bối cảnh Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng của mình, Công ty vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu, hoàn thành được nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao.
Thời kỳ từ năm 1976 đến trước năm 90 mặc dù là thời kỳ hoà bình thống nhất đất nước nhưng Công ty chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định thư với các nước XHCN. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn tổ chức tốt việc triển khai sản xuất và tổ chức sản xuất nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh cao là năm 1988 Công ty xuất khẩu được gần 100 triệu rúp , đồng thời Công ty đưa mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như Pháp, Đức, Tây Ban Nha…
Năm 1991 đánh dấu bước chuyển quan trọng của Công ty từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, việc xuất khẩu theo nghị định thư và độc quyền không còn nữa, Công ty gặp nhiều khó khăn do cơ chế cũ để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tập thể lãnh đạo Công ty và sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại, Công ty đã dần dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch hàng năm khoảng 30 triệu đôla.
Thời kỳ từ năm 2000 đến nay chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Đông Nam Á, sự cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, song Công ty đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, tạo lập vị trí xứng đáng trên thị trường. Ghi nhận những thành tích lớn lao của tập thể cán bộ công nhân viên, Nhà nước đã trao tặng Công ty Huân Chương lao động hạng nhất năm 2004
Tới năm 2005, thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phẩn, sự chuyển đổi mô hình hoạt động này buộc Công ty phải tự vươn lên để khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, trên con đường hội nhập và phát triển. Việc kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quyết định. Do đó Artexport cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến của Công ty trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng trong nước và quốc tế.
Từ 2005 tới nay, Artexport không ngừng phát triển, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng, thị trường và uy tín Công ty ngày càng mở rộng. Mặc dù hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra đã ảnh hưởng rất lớn tới thị trường xuất nhập khẩu, điều đó đã và đang gây khó khăn rất lớn cho Công ty, nhưng với những chiến lược kinh doanh đúng đắn, Công ty vẫn đứng vững và kinh doanh có lãi. Với những tiền đề hiện có, trong tương lai, Artexport sẽ không ngừng phát triển và vươn xa hơn nữa, tiếp tục khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành trên các chặng đường lịch sử, Công ty luôn phát huy truyền thống và những kinh nghiệm đã tích luỹ được, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương chính sách của ngành, phát huy tính chủ động sáng tạo và ý chí tự lực tự cường. Công ty đã nhanh chóng đa dạng hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời thích ứng với cơ chế thị trường trên cơ sở giữ vững mặt hàng truyền thống, đồng thời liên tục có sự phát triển và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hàng năm, góp phần hoàn thành chỉ tiêu toàn ngành.
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Năm Tổng Kim ngạch xuất khẩu TCMN toàn ngành Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Công ty Artexport
2003 367 27.8
2004 450 32.5
2005 560 35.5
2006 630,4 37.2
2007 750 38.4
( Nguồn : , phòng kế toán Công ty Artexport)
Sang năm 2010 Bộ công thương đặt ra mục tiêu toàn ngành xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành là 1.5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 20-22%/ năm. Đó là một mục tiêu khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty Artexport nói riêng phải cố gắng hết sức mình để đạt được mục tiêu đó.
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty
Đối với mỗi đơn vị kinh doanh độc lập, để quản lý tốt và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, năng động, sáng tạo. Công ty xuất nhập khẩu Thủ công mỹ nghệ là một đơn vị kinh doanh độc lập và không nằm ngoài quy luật đó. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng thành các phòng ban với bộ máy quản lý gọn nhẹ.
Chức năng chủ yếu của các bộ phận quản lý và kinh doanh:
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Quyết định những vấn đề dược Luật pháp và điều lệ Công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám Đốc.
- Ban Tổng Giám Đốc: Tổng Giám Đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐÒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 3
1.1 . Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 3
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động Công ty 6
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 9
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh 9
1.3.2. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính 10
1.3.3. Định hướng phát triển từ 2005 đến 2010 11
1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một số năm gần đây 13
1.3.4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh 13
1.3.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 15
1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 17
1.4.1. Phân công lao động kế toán tại Công ty 17
1.4.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 24
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 24
2.1. Đặc điểm và hệ thống tài liệu phân tích phục vụ cho phân tích tài chính của Công ty 24
2.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ảnh hưởng đến phân tích tài chính 24
2.1.2. Cơ sở dữ liệu cho phân tích tài chính 26
2.2. Phương pháp phân tích tài chính 28
2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ 30
2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty 30
2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 39
2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ 39
2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán 42
2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh 44
2.3.3.1. Đánh giá khái quát về hiệu quả kinh doanh của Công ty 44
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 48
2.3.3.3. Phân tích khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu 51
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 54
3.1. Đánh giá thực trạng về tình hình tài chính tại Công ty Artexport 54
3.2. Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty Artexport 56
3.2.1. Đánh giá về công tác lập Báo cáo tài chính tại Công ty 56
3.2.2. Đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty 58
3.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Artexport 60
3.3.1. Hoàn thiện về tài liệu phân tích 60
3.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích 60
3.3.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích tình hình tài chính 61
3.3.4. Hoàn thiện về quy trình phân tích 63
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 68
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 68
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả họat động kinh doanh năm 2008 70
Phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2008 ……………………….……...71


















DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính
TSCĐ : Tài sản cố định
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
BQ : Bình quân
VCSH : Vốn chủ sở hữu
LNST : Lợi nhuận sau thuế
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
CCDV : Cung cấp dịch vụ
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
TNDN : Thuế thu nhập doanh nghiệp
GTGT : Thuế giá trị gia tăng
HĐQT : Hội đồng quản trị
Đ : Đồng
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Artexport 8
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính Công ty trong các năm 2006-2008 15
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Artexport 18
Hình2.2. Sơ đồ quy trình hạch toán theo hình thức nhật ký chung 20
Hình 2.3. Quy trình ghi sổ trên máy vi tính 21
Bảng 2: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty 31
Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu và biến động tài sản 32
Bảng 4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Artexport 36
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình thanh toán 40
Bảng 6: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ phải thu 41
Bảng 7: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán Công ty Artexport 43
Bảng 8: Bảng phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Công ty Artexport 45
Bảng 9: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Công ty Artexport 48
Bảng 10: Các nhân tố ảnh hưởng tới ROA 50
Bảng 11 : Bảng phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu 51
Bảng 12 : Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE 52
Bảng 13: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 59

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top