quynhnga_cp

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần Mở đầu
Vấn đề thị trường là vấn đề trung tâm của nền sản xuất hàng hoá: nó là nơi đảm bảo quá trình trao đổi cung cấp các yếu tố đầu vào như: tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Thể hiện sự phát triển của nền kinh tế cũng như mối quan hệ với nền kinh tế thế giới.
Đối với nước ta sau thời gian dài áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng sản xuất trì trệ thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân khó khăn, đất nước không tạo được tích luỹ từ nội bộ như vậy mọi quan hệ trao đổi mua bán hầu như xơ cứng, nền sản xuất kém sinh khí cùng với các chính sách kinh tế mang nặng đặc trưng CNXH, các mô hình sản xuất kém hiệu quả đã đưa nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trong suốt những năm 70, 80 của thế kỷ.
Trước tình hình đó đòi hỏi đảng và nhà nước với chính sách phù hợp. Tháng 12/1986 đại hội Đảng VI đã khởi xướng nền kinh tế đất nước đánh dấu một giai đoạn phát triển mới. Việc áp dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang hiệu quả rõ rệt. Trong hơn 10 năm đổi mới kinh tế mà mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự tiến bộ đáng kể.
Song kinh tế thị trường luôn thể hiện tính hai mặt bên cạnh việc phát huy tận dụng mọi nguồn lực để phát triển đất nước. Mặt trái của kinh tế thị trường luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết: thất nghiệp, công bằng xã hội, ô nhiễm môi trường nhân cách đạo đức....
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay quá trình phân công và hợp tác lao động diễn ra sâu sắc trong mỗi quốc gia và mang tính chất toàn cầu. Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động điều này tạo ra những thuận lợi song cũng đặt kinh tế đất nước trước những khó khăn và sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trong những năm tới chúng ta có thể gia nhập các tổ chức kinh tế như AFTA, WTO vì vậy vấn đề phát triển thị trường trong nước và khu vực đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách kinh tế hợp lý đảm bảo cho phát triển của nền kinh tế cũng như giữ vững ổn định các mặt đời sống xã hội: Chính trị, văn hoá ....
như vậy để có thêm nhận thức đúng đắn sâu sắc hơn đối với việc phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thấy hết ý nghĩa của các bài học rút ra từ thực tế qua các giai đoạn phát triển kinh tế đất nước cũng như khả năng và triển vọng của nền kinh tế nước nhà trong những năm tới.
Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm kinh tế thị trường XHCN ở Việt Nam và các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam ”.




I .Nhìn nhận chung về KTTT
1, Các khaí niệm.
Vấn đề thị trường được đặt ra khá sớm với sự giải quyết một khâu quan trong trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá .thị trường ra đời và gắn liền với sự ra đời vàphát triển của lưu thông hàng hoá
Trong một thời gian dài thị trường được hiểu như là 1 địa điểm nhất định trên đó diễn ra quá trình trao đổi ,mua bán hàng hoá .cùng với sự phát triển của trao đổi của nền sản xuất hàng hoá thị trường được hiểu ngày càng rộng rãi hơn . đó là lĩnh vưc trao đổi hàng hoá lưu thông tiền tệ làm môi giới
Ngày nay khái niệm thị trường được các nhà kinh tế hoc thống nhất ; .
Thị trường là một quá trình mà trong đó ngưới bán và người mua tác động qua lại vói nhau để xác định giá cả và sản lương
Thị trường còn được phân chia thành các thị trường các yếu tố sản xuất ,TThàng tiêu dùng ,dịch vụ thị trường trong và ngoài nước
Trước đây chúng ta đã nhận thức chưa đầy đủ về XHCN do đó chúng ta đã áp dụng mô hình kinh tế thị trường một cách máy móc thiếu sự cải biến sáng tạo . do đó đã có thời kỳ lâm vào khủng hoảng ,suy thoái kinh tế.
Kinh tế kế hoạch hoá hay còn được gọi kinh tế XHCN là nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ,tồn tại dưới hai hình thức là toàn dân và tập thể . Nền kinh tế kinh tế kế hoạch hoá tập trung tuân theo một kế hoạch thống nhất ,ở đây sức lao động đã được giải phóng .người lao động đã được làm chủ .nguyên tắc phân phối theo lao động. Nền kinh tế kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã từng phát huy được bản chất ưu việt của chế độ . nó được nhiều nước trên thế giới phát triển theo . cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới đặc biệt đối với các nước theo nền kinh tế thị trường . các quan hệ thị trường ngày càng phức tạp đã đưa nền sản xuất phát triển lên một tầm cao mới . kinh tế thị trường và việc phát triển nó ở cấc nước đã mang lại những thành tựu đáng kể kinh tế thị trường là một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao .trong nó các yếu tố đầu ra và kể cả sản phẩm chất xám cũng đều là đối tượng tự do mua bán trên thị trường .như vậy kinh tế thị trường là một nền kinh tế tiền tệ hoá cao. Cơ chế thị trường là một cơ chế tự điều tiết nến kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó cơ chế đó giải quyết 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế đó là sản xuất cái gì? như thế nào ? và cho ai? Trong nền kinh tế thị trường mọi nhà sản xuất kinh doanh đều đảm bảo mục tiêu lợi nhuận .do đó lợi nhuận là động lực chi phối các chủ thể tham gia vào thị trường . trong thời kỳ đầu là nền kinh tế thị trường tự điều tiết .sau này là nền kinh tế thị trường có sự điềy tiết của nhà nước .
Ngày nay kinh tế thị trường đã trở thành một công nghệ được hầu hết các nước sử dụng để tổ chức nền kinh tế .Trươc thực trạng phát triển của nền kinh tế thế giới tuy không còn sự đối đầu trực tiếp giữa 2 hệ thống XHCN và TBCN ,song sự phát triển kinh tế theo 2 con đường : đi lên CNXH và TBCN là khách quan. Vì vậy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu .
Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là sự kết hợp có hiệu quả giữa các mặt tích cực của nền kinh tế phát triển dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN tức là một nền kinh tế vừa đảm bảo tăng trưởng và tiến bộ xã hội nhằm mục tiêu XHCN
4. Tăng cường vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động bình thường nếu có hệ thống luật pháp tương đối hoàn chỉnh và ngày càng hoàn thiện trong những năm tới việc xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ, hoàn chỉnh có thể được coi là nhiệm vụ ưu tiên mà đất nước phải đầu tư. Đồng thời phải đẩy mạnh nền hành chính quốc gia, chuyển sang quản lý theo cách công nghiệp, đảm bảo sự phù hợp và tạo điều kiện để tiếp tục đổi mới kinh tế song song với quá trình này là tiếp tục đổi mới công cụ chính sách kinh tế vĩ mô đặc biệt là hệ thống tài chính tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính sách thu nhập và kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội.
5. Mở rộng thị trường, hướng ra thị trường thế giới.
Để có một thị trường thông suốt thống nhất hoà nhập thị trường thế giới, cần nhất quán về quan điểm, chính sách khuyến khích tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật khắc phục sự lạc hậu yếu kém về hạ tầng, về khả năng thu thập và xử lý thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ, hình thành các hiệp hội tập đoàn kinh doanh từ đó mà có điều kiện tham gia quá trình phân công lao động quốc tế, củng cố thị trường truyền thống và đồng thời nhanh chóng thâm nhập thị trường mới, tìm lợi thế trong quan hệ hợp tác đa phương. Muốn vậy cần mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, có nguyên tắc lựa chọn ưu tiên các ngành vốn lớn, công nghệ mới hiện đại..... Trước mắt cần khai thác các lợi thế so sánh về tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi gắn liền với việc nghiên cứu dự báo để có những chính sách chiến lược phát triển kinh doanh tận dụng sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nước ta mau chóng có được tầm cao mới trong khu vực và trên thế giới.


Kết luận

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế kết hợp của các quy luật thị trường - “bàn tay vô hình” và sự điều tiết của nhà nước - “bàn tay hữu hình” đây là một nền kinh tế mở, nhạy cảm bao gồm hệ thống các quan hệ đan xen phức tạp. Nó sẽ là hiệu quả nếu chúng ta biết cách phát huy nhữn mặt tích cực, sử dụng kinh tế thị trường như là một công nghệ thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm khắc phục những mặt hạn chế, tránh lý tưởng hoá kinh tế thị trường - kinh tế thị trường là một phạm trù lịch sử, coi cơ chế thị trường như là một công cụ hiệu quả cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, từng bước đi lên hiện thực hoá XHCN trên đất nước ta.

Tài liệu tham khảo

1. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
2. Tạp chí Thương mại.
3. Giáo trình Kinh tế chính trị.
4. Sách Kinh tế thị trường Lý thuyết và thực tiễn.
5.Sách Mặt trái của kinh tế thị trường - Phạm Viết Đào.
6. Sách Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa - Nguyễn Sinh Cúc.
7. Văn kiện Đại hội hội Đảng VI, VII, VIII, IX.











Mục lục
Trang
Phần mở đầu 1
I. Lý luận chung về kinh tế thị trường 3
1. Các khái niệm 3
2. Lịch sử phát triển của các tổ chức kinh tế 4
3. Kinh tế thị trường 6
II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 7
1. Tính tất yếu khách quan 7
2. Đặc điểm kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới 12
3. Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 14
III. Các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 20
1. Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá sở hữu, tạo điều kiện phát triển mạnh nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 20
2. Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế ở những lĩnh vực nước ta có lợi thế so sánh đồng thời từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý 22
3. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. 22
4. Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước 23
5. Mở rộng thị trường, hướng ra thị trường thế giới. 23
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phần Mềm Plaxis 2D Phân Tích Động Trong Tính Toán Thiết Kế Các Công Tình Xây Dựng Kiến trúc, xây dựng 0
D Tìm hiểu bài tập hóa học phân tích định tính ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
Q Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Nhà máy đóng tầu Hạ Long Công nghệ thông tin 0
D Phân tích độc tính trên gan ở bệnh nhân nhiễm HIV sử dụng phác đồ dự phòng lao bằng isoniazid tại phòng khàm ngoại trú điều trị HIV/AIDS, Bệnh viện Bạch Mai Y dược 0
D Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng dụng đặc điểm tâm lý đó trong doanh nghiệp cụ thể Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu chế tạo điện cực than mềm biến tính oxit thủy ngân và ứng dụng trong phân tích von-ampe hòa tan Luận văn Sư phạm 0
N Phân tích tính đa hình di truyền hệ IZOZYM của các nhóm mối gây hại (Đê điều, nhà cửa, cây trồng ...), góp phần xác định sự đa dạng sinh học và phân loại chúng Luận văn Sư phạm 0
C Ứng dụng phần mềm máy tính trong giảng dạy và nghiên cứu hóa phân tích Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top