Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
. Lời mở đầu.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang theo xu hướng hoà nhập vào với nền kinh tế thế giới, đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, là điều kiện tiền quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua, thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về quy mô và chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( ĐTTTNN ) cùng thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay, đưa nền kinh tế vào vòng xoáy hội nhập và toàn cầu hoá. Trong vòng xoáy đó, hoạt động ĐTTTNN đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây như tất yếu của sự phát triển, ĐTTTNN đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7%-10% hằng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ, nâng cao trình độ cán bộ quản lí cũng như chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.v...v...
Trong mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm 2001-2010 của Đảng ta nhấn mạnh: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại “ . Để có thể thực hiện mục tiêu trên, vốn FDI rõ ràng không thể thiếu được, và để có thể xác định được FDI có vai trò quan trọng đóng góp như thế nào vào nền kinh tế chung thì thực hiện công việc phân tích và dự báo nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2001-2010 là điều cần thiết để xem xét việc thực hiện có đạt hiệu quả hay không. Xuất phát từ sự cần thiết đó tui đã chọn đề án nghiên cứu “ Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010 “ để xem xét khả năng thu hút của nguồn vốn này trong nền kinh tế đến năm 2010.
Nội dung của đề án gồm 3 phần:
Phần 1: Nghiên cứu phương pháp luận về FDI
Phần 2: Phân tích và dự báo FDI
Phần 3: Kiến nghị và giải pháp tăng cường FDI
B. Nội dung chính
Phần I: Phương pháp luận
Chương I: Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
I. Quan niệm về vốn đầu tư
1. Khái niệm về vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sản xuất hiện có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, hay cải thiện diều kiện sinh hoạt của xã hội và gia đình.
2. Phân loại vốn đầu tư
Vốn đầu tư được phân loại theo nhiều giác độ khác nhau:
Theo công dụng của kết quả đầu tư có thể chia vốn đầu tư thành vốn đầu tư cho sản xuất và phi sản xuất. Vốn đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn hay mở rộng tài sản cố định và vốn đầu tư vận hành nhằm tăng thêm tài sản lưu động.
Theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế có thể xét vốn đầu tư theo tiêu thức cơ cấu và có cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế... Cơ cấu vốn đầu tư theo giác độ phân loại này có tác động trực tiếp đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế.
Vốn đầu tư cũng được phân loại theo nguồn hình thành bao gồm: Vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước và vốn của tư nhân....
Như vậy vốn đầu tư có thể phân theo nhiều cách khác nhau, dù theo giác độ nào đi nữa , vốn đầu tư cũng có nguồn gốc từ tiết kiệm.
II. Nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hay mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lí điều hành hay tham gia quản lí điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Những yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN có thể là những yếu tố nằm ngay bên trong nước sở tại (yếu tố chủ quan), cũng có thể là những yếu tố từ bên ngoài (yếu tố khách quan)
a. Yếu tố chủ quan:
Thực chất những yếu tố chủ quan chính là những yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ở nước sở tại, dưới cách này hay cách khác, chúng tác động một cách mạnh mẽ lên dòng vốn ĐTTTNN. Nó thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất là những yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Trong đó bao gồm: chiến lựợc phát triển kinh tế của nước sở tại; cơ cấu kinh tế; thể chế kinh tế của nền kinh tế (thể chế kinh tế thị trường, cơ chế tập trung hay nền kinh tế hỗn hợp); trình độ phát triển kinh tế; quy mô của nền kinh tế (thu nhập bình quân, GDP)v.v. Những yếu tố trên có thể tạo thuận lợi, hay gây rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp xảy ra rủi ro là do suy thoái kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán thâm hụt. Vì vậy một môi trường kinh tế phát triển và ổn định là động lực lớn thu hút vốn ĐTTTNN.
- Thứ hai là những yếu tố thuộc về môi trường chính trị, như thể chế chính trị (thể chế quân chủ, cộng hoà, hay xã hội chủ nghĩa); những chính sách phát triển kinh tế (chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, chính sách dự trữ ngoại tệ chính sách tài khoá). Hoạt động ĐTTTNN phải đối mặt với 3 loại rủi ro về chính trị, đó là: việc tịch thu hành chính, các quy định không mong đợi, những quy định ngoài ý muốn. Người ta cũng đã đưa ra được 8 tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, đó là: sự ổn định của hệ thống chính trị; sự xung đột nội bộ sắp xảy ra; sự đe doạ từ bên ngoài; mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế; sự tin cậy của quốc gia như một đối tác kinh doanh; sự bảo đảm hiến pháp; hiệu quả của quản lý hành chính; những mối quan hệ về lao động.
- Thứ ba là những yếu tố thuộc môi trường luật pháp. Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách thâm nhập thị trường của nhà đầu tư (xuất khẩu hay ĐTTTNN); ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của nhà đầu tư ở nước sở tại. Nguồn luật quan trọng nhất tác động lên hoạt động ĐTTTNN là luật đầu tư nước ngoài, vì vậy, các quốc gia không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho nhà đầu tư để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
- Thứ tư là những yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Những yếu tố này bao gồm các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, thị hiếu, thẩm mỹ, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống, Chúng tác động gián tiếp lên hoạt động ĐTTTNN thông qua thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, phong cách làm việc của con người.
- Thứ năm là các thủ tục hành chính nhà đầu tư sẽ phải trải qua khi thực hiện hoạt động ĐTTTNN ở nước sở tại. Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án đầu tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký tư cách pháp nhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông, đăng ký tài khoản ở ngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài,... Nói chung mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài là các thủ tục hành chính phải hết sức đơn giản, để có thể nhanh chóng đưa một dự án ĐTTTNN đi vào triển khai, vận hành. Vì vậy, nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, nhiều cửa sẽ là một yếu tố cản trở dòng vốn ĐTTTNN.
- Thứ sáu là cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật ở nước sở tại. Yếu tố này tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch và đưa sản phẩm, dịch vụ tới thị trường, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó bao gồm hệ thống giao thông (đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ ngân hàng tài chính và các nhân tố cơ bản khác. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng giải thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển.
- Thứ bảy là yếu tốt con người. Đây là nhân tố tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ quản lý, một bộ phận nằm trong đội ngũ lao động. Nếu như nguồn nhân lực ở nước sở tại có chất lượng thấp thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đào tạo cán bộ quản lý cũng như công nhân. Vì vậy, một quốc gia có được đội ngũ lao động chất lượng và trình độ cao sẽ trở thành nơi hấp dẫn đối với các hoạt động ĐTTTNN.
- Thứ tám là yếu tố thuộc về thị trường. Quy mô và khả năng tăng trưởng về thị trường có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà ĐTTTNN. Thông thường, một thị trường lớn với sức mua cao, tăng trưởng nhanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nó sẽ tạo ra sức hút lớn đối với vốn ĐTTTNN. Một số nước lớn như nước Mỹ, Trung Quốc đã chứng tỏ được lợi thế về thị trường, và do đó trở thành những trung tâm hút vốn lớn trên thế giới.
- Thứ chín là độ mở của nền kinh tế so với khu vực và thế giới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại không chỉ với mục đích chiếm lĩnh thị trường này, mà còn dựa vào nước sở tại như là một điểm tựa để xâm nhập các thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm những nước có cơ chế thông thoáng, tự do hoá về mậu dịch và đầu tư.
Phần III: Kiến nghị, giải pháp thực hiện phương án
dự báo
I. Những điều kiện tăng cường độ tin cậy của kết quả dự báo
1.Thông tin
Được lấy từ niên giám thống kê năm 2003 và các tạp chí kinh tế và ngân hàng bảo đảm độ tin cậy.
2.Phương pháp
Sử dụng phương pháp dự báo theo mô hình đa nhân tố, là mô hình sử dụng nhiều để dự báo về kinh tế và được ứng dụng rộng rãi trong thống kê, phân tích và dự báo
Các nhân tố sử dụng trong mô hình hoàn toàn đánh giá được sự phụ thuộc của lượng vốn thu hút được trong giai đoạn tới.
3.Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: Là công cụ thích hợp để đo quan hệ nhân quả giữa các biến và qua đó cho phép dự báo chuỗi này thông qua chuỗi khác dễ dàng hơn.
Có cơ sở toán học và lý thuyết vững vàng
Các vấn đề xuất hiện trong giả thuyết như đa cộng tuyến và tự hồi quy đều phát hiện và khăc phục dễ dàng.
Nhược điểm: Đòi hỏi kiến thức cao về toán học khi xây dựng phương trình
Phải nắm chắc lý thuyết cũng như thực tế nếu không sẽ sai lầm.
Chỉ có thể phát huy tác dụng khi xác định được giá trị trong kì dự báo của biến ngoại sinh.
II. Giải pháp thực hiện phương án dự báo
Để cho kết quả dự báo có thể thực hiện được cần thiết nhất là phải có sự ổn định của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng FDI có thể thu hút từ nay đến năm 2010, nếu có sự biến động kết quả sẽ thay đổi và không còn chính xác nữa. Để có được sự ổn định của các yếu tố đó cần có sự điêu tiết và chỉ đạo của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh điều này thông qua cuộc khủng hoảng khu vực vì vậy nhất thiết phải có sự tham gia điều hành của Nhà nước nói chung và con người nói riêng.
Kết luận chung
Có thể khẳng định rằng đầu tư nước ngoài là một nhân tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu ở thời kì 1991-1995 nó đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, xoá bỏ cấm vận kinh tế của nước ngoài thì từ năm 1996 đến nay nó là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển theo chiều sâu và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao.
Thấy được tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài với kinh tế thế giới nói chung và với kinh tế Việt Nam nói riêng trong vấn đề phát triển kinh tế và đặc biệt là khi mà mục tiêu đặt ra của nước ta đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hoá thì nguồn vốn ĐTNN là yếu tố không thể thiếu được trong nguồn vốn xây dựng và phát triển kinh tế.
Bởi vậy việc dự báo về khả năng thu hút vốn ĐTNN trong từng giai đoạn là công việc không thể thiếu được, việc dự báo về nguồn vốn này không chỉ có ý nghĩa riêng về nguồn vốn chung mà nó còn là cả nền kinh tế của đất
nước vì nó đóng vai trò là cơ sở cho sự đi lên phát triển của các ngành kinh tế khác nữa.
Đề án “ Phân tích và dự báo khả năng thu hút FDI đến 2010 của Việt Nam” là một trong số rất nhiều đề án nghiên cứu về vấn đề nguồn vốn. Mặc dù con số thống kê về lượng FDI thu hút được đến năm 2010 chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và yếu tố nhưng trong phạm vi của đề án này tui chỉ đề cập và nghiên cứu một số nhân tố định tính và định lượng, có thể lượng FDI giai đoạn tới sẽ còn ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác mà đề án chưa thể đề cập đến được nhưng dù sao lượng vốn FDI dự báo trong giai đoạn tới trong đề án này cũng đã phản ánh đúng với mục tiêu của Đảng đề ra cho giai đoạn đến 2010 vì vậy có thể bảo đảm được kết quả tính toán như đã dự báo và hy vọng nguồn vốn có thể thực hiện được trong giai đoạn tới.
tui xin chân thành Thank TS. LÊ HUY Đức đã giúp đỡ tui hoàn thành đề án này!
Mục lục
Trang
A.Lời mở đầu 1
B.Nội dung chính 2
Phần I: Phương pháp luận 2
Chương I: Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Quan niệm về vốn đầu tư 2
1.Khái niệm vốn đầu tư 2
2.Phân loại vốn đầu tư 2
II.Nghiên cứu về FDI 2
1.Khái niệm FDI 2
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTNN 3
a.Yếu tố chủ quan 3
b.Yếu tố khách quan 6
3.Xu hướng biến động của dòng FDI 7
a.Trên thế giới nói chung 7
b.Việt Nam nói riêng 10
Chương II.Phân tích thực trạng thu hút FDI 11
I.Luồng vốn theo đối tác 12
II.Luồng vốn theo ngành kinh tế 12
III.Luồng vốn theo địa bàn 13
Phần IIhân tích và dự báo FDI 15
I.Căn cứ để dự báo FDI 15
II.Những quan điểm định hướng trong huy động vốn FDI đến 2010. 16
III.Dự báo nguồn vốn FDI 17
1.Phương pháp định lượng 17
1.1.Cơ sở dự báo 17
1.2.Mô hình dự báo 18
1.3.Tiến hành dự báo 18
2.Phương pháp định tính 23
a.Môi trường thu hút FDI 24
b.Thuế 24
c.Cơ chế chính sách 25
3.Kết quả 25
Phần III:Kiến nghị, giải pháp thực hiện phương án dự báo 26
I.Những điều kiện tăng cường độ tin cậy kết quả dự báo 26
1.Thông tin 26
2.Phương pháp 26
3.Ưu nhược điểm của phương pháp 26
III.Giải pháp thực hiện phương án dự báo 26
C.Kết luận chung 27
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
. Lời mở đầu.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang theo xu hướng hoà nhập vào với nền kinh tế thế giới, đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, là điều kiện tiền quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua, thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về quy mô và chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( ĐTTTNN ) cùng thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay, đưa nền kinh tế vào vòng xoáy hội nhập và toàn cầu hoá. Trong vòng xoáy đó, hoạt động ĐTTTNN đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây như tất yếu của sự phát triển, ĐTTTNN đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7%-10% hằng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ, nâng cao trình độ cán bộ quản lí cũng như chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.v...v...
Trong mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm 2001-2010 của Đảng ta nhấn mạnh: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại “ . Để có thể thực hiện mục tiêu trên, vốn FDI rõ ràng không thể thiếu được, và để có thể xác định được FDI có vai trò quan trọng đóng góp như thế nào vào nền kinh tế chung thì thực hiện công việc phân tích và dự báo nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2001-2010 là điều cần thiết để xem xét việc thực hiện có đạt hiệu quả hay không. Xuất phát từ sự cần thiết đó tui đã chọn đề án nghiên cứu “ Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010 “ để xem xét khả năng thu hút của nguồn vốn này trong nền kinh tế đến năm 2010.
Nội dung của đề án gồm 3 phần:
Phần 1: Nghiên cứu phương pháp luận về FDI
Phần 2: Phân tích và dự báo FDI
Phần 3: Kiến nghị và giải pháp tăng cường FDI
B. Nội dung chính
Phần I: Phương pháp luận
Chương I: Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài
I. Quan niệm về vốn đầu tư
1. Khái niệm về vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sản xuất hiện có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, hay cải thiện diều kiện sinh hoạt của xã hội và gia đình.
2. Phân loại vốn đầu tư
Vốn đầu tư được phân loại theo nhiều giác độ khác nhau:
Theo công dụng của kết quả đầu tư có thể chia vốn đầu tư thành vốn đầu tư cho sản xuất và phi sản xuất. Vốn đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn hay mở rộng tài sản cố định và vốn đầu tư vận hành nhằm tăng thêm tài sản lưu động.
Theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế có thể xét vốn đầu tư theo tiêu thức cơ cấu và có cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế... Cơ cấu vốn đầu tư theo giác độ phân loại này có tác động trực tiếp đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế.
Vốn đầu tư cũng được phân loại theo nguồn hình thành bao gồm: Vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước và vốn của tư nhân....
Như vậy vốn đầu tư có thể phân theo nhiều cách khác nhau, dù theo giác độ nào đi nữa , vốn đầu tư cũng có nguồn gốc từ tiết kiệm.
II. Nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hay mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lí điều hành hay tham gia quản lí điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Những yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN có thể là những yếu tố nằm ngay bên trong nước sở tại (yếu tố chủ quan), cũng có thể là những yếu tố từ bên ngoài (yếu tố khách quan)
a. Yếu tố chủ quan:
Thực chất những yếu tố chủ quan chính là những yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ở nước sở tại, dưới cách này hay cách khác, chúng tác động một cách mạnh mẽ lên dòng vốn ĐTTTNN. Nó thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất là những yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Trong đó bao gồm: chiến lựợc phát triển kinh tế của nước sở tại; cơ cấu kinh tế; thể chế kinh tế của nền kinh tế (thể chế kinh tế thị trường, cơ chế tập trung hay nền kinh tế hỗn hợp); trình độ phát triển kinh tế; quy mô của nền kinh tế (thu nhập bình quân, GDP)v.v. Những yếu tố trên có thể tạo thuận lợi, hay gây rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp xảy ra rủi ro là do suy thoái kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán thâm hụt. Vì vậy một môi trường kinh tế phát triển và ổn định là động lực lớn thu hút vốn ĐTTTNN.
- Thứ hai là những yếu tố thuộc về môi trường chính trị, như thể chế chính trị (thể chế quân chủ, cộng hoà, hay xã hội chủ nghĩa); những chính sách phát triển kinh tế (chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, chính sách dự trữ ngoại tệ chính sách tài khoá). Hoạt động ĐTTTNN phải đối mặt với 3 loại rủi ro về chính trị, đó là: việc tịch thu hành chính, các quy định không mong đợi, những quy định ngoài ý muốn. Người ta cũng đã đưa ra được 8 tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, đó là: sự ổn định của hệ thống chính trị; sự xung đột nội bộ sắp xảy ra; sự đe doạ từ bên ngoài; mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế; sự tin cậy của quốc gia như một đối tác kinh doanh; sự bảo đảm hiến pháp; hiệu quả của quản lý hành chính; những mối quan hệ về lao động.
- Thứ ba là những yếu tố thuộc môi trường luật pháp. Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách thâm nhập thị trường của nhà đầu tư (xuất khẩu hay ĐTTTNN); ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của nhà đầu tư ở nước sở tại. Nguồn luật quan trọng nhất tác động lên hoạt động ĐTTTNN là luật đầu tư nước ngoài, vì vậy, các quốc gia không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho nhà đầu tư để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
- Thứ tư là những yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Những yếu tố này bao gồm các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, thị hiếu, thẩm mỹ, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống, Chúng tác động gián tiếp lên hoạt động ĐTTTNN thông qua thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, phong cách làm việc của con người.
- Thứ năm là các thủ tục hành chính nhà đầu tư sẽ phải trải qua khi thực hiện hoạt động ĐTTTNN ở nước sở tại. Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án đầu tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký tư cách pháp nhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông, đăng ký tài khoản ở ngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài,... Nói chung mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài là các thủ tục hành chính phải hết sức đơn giản, để có thể nhanh chóng đưa một dự án ĐTTTNN đi vào triển khai, vận hành. Vì vậy, nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, nhiều cửa sẽ là một yếu tố cản trở dòng vốn ĐTTTNN.
- Thứ sáu là cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật ở nước sở tại. Yếu tố này tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch và đưa sản phẩm, dịch vụ tới thị trường, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó bao gồm hệ thống giao thông (đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ ngân hàng tài chính và các nhân tố cơ bản khác. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng giải thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển.
- Thứ bảy là yếu tốt con người. Đây là nhân tố tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ quản lý, một bộ phận nằm trong đội ngũ lao động. Nếu như nguồn nhân lực ở nước sở tại có chất lượng thấp thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đào tạo cán bộ quản lý cũng như công nhân. Vì vậy, một quốc gia có được đội ngũ lao động chất lượng và trình độ cao sẽ trở thành nơi hấp dẫn đối với các hoạt động ĐTTTNN.
- Thứ tám là yếu tố thuộc về thị trường. Quy mô và khả năng tăng trưởng về thị trường có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà ĐTTTNN. Thông thường, một thị trường lớn với sức mua cao, tăng trưởng nhanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nó sẽ tạo ra sức hút lớn đối với vốn ĐTTTNN. Một số nước lớn như nước Mỹ, Trung Quốc đã chứng tỏ được lợi thế về thị trường, và do đó trở thành những trung tâm hút vốn lớn trên thế giới.
- Thứ chín là độ mở của nền kinh tế so với khu vực và thế giới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại không chỉ với mục đích chiếm lĩnh thị trường này, mà còn dựa vào nước sở tại như là một điểm tựa để xâm nhập các thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm những nước có cơ chế thông thoáng, tự do hoá về mậu dịch và đầu tư.
Phần III: Kiến nghị, giải pháp thực hiện phương án
dự báo
I. Những điều kiện tăng cường độ tin cậy của kết quả dự báo
1.Thông tin
Được lấy từ niên giám thống kê năm 2003 và các tạp chí kinh tế và ngân hàng bảo đảm độ tin cậy.
2.Phương pháp
Sử dụng phương pháp dự báo theo mô hình đa nhân tố, là mô hình sử dụng nhiều để dự báo về kinh tế và được ứng dụng rộng rãi trong thống kê, phân tích và dự báo
Các nhân tố sử dụng trong mô hình hoàn toàn đánh giá được sự phụ thuộc của lượng vốn thu hút được trong giai đoạn tới.
3.Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm: Là công cụ thích hợp để đo quan hệ nhân quả giữa các biến và qua đó cho phép dự báo chuỗi này thông qua chuỗi khác dễ dàng hơn.
Có cơ sở toán học và lý thuyết vững vàng
Các vấn đề xuất hiện trong giả thuyết như đa cộng tuyến và tự hồi quy đều phát hiện và khăc phục dễ dàng.
Nhược điểm: Đòi hỏi kiến thức cao về toán học khi xây dựng phương trình
Phải nắm chắc lý thuyết cũng như thực tế nếu không sẽ sai lầm.
Chỉ có thể phát huy tác dụng khi xác định được giá trị trong kì dự báo của biến ngoại sinh.
II. Giải pháp thực hiện phương án dự báo
Để cho kết quả dự báo có thể thực hiện được cần thiết nhất là phải có sự ổn định của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng FDI có thể thu hút từ nay đến năm 2010, nếu có sự biến động kết quả sẽ thay đổi và không còn chính xác nữa. Để có được sự ổn định của các yếu tố đó cần có sự điêu tiết và chỉ đạo của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh điều này thông qua cuộc khủng hoảng khu vực vì vậy nhất thiết phải có sự tham gia điều hành của Nhà nước nói chung và con người nói riêng.
Kết luận chung
Có thể khẳng định rằng đầu tư nước ngoài là một nhân tố thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nếu ở thời kì 1991-1995 nó đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, xoá bỏ cấm vận kinh tế của nước ngoài thì từ năm 1996 đến nay nó là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển theo chiều sâu và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao.
Thấy được tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài với kinh tế thế giới nói chung và với kinh tế Việt Nam nói riêng trong vấn đề phát triển kinh tế và đặc biệt là khi mà mục tiêu đặt ra của nước ta đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp hoá thì nguồn vốn ĐTNN là yếu tố không thể thiếu được trong nguồn vốn xây dựng và phát triển kinh tế.
Bởi vậy việc dự báo về khả năng thu hút vốn ĐTNN trong từng giai đoạn là công việc không thể thiếu được, việc dự báo về nguồn vốn này không chỉ có ý nghĩa riêng về nguồn vốn chung mà nó còn là cả nền kinh tế của đất
nước vì nó đóng vai trò là cơ sở cho sự đi lên phát triển của các ngành kinh tế khác nữa.
Đề án “ Phân tích và dự báo khả năng thu hút FDI đến 2010 của Việt Nam” là một trong số rất nhiều đề án nghiên cứu về vấn đề nguồn vốn. Mặc dù con số thống kê về lượng FDI thu hút được đến năm 2010 chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và yếu tố nhưng trong phạm vi của đề án này tui chỉ đề cập và nghiên cứu một số nhân tố định tính và định lượng, có thể lượng FDI giai đoạn tới sẽ còn ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác mà đề án chưa thể đề cập đến được nhưng dù sao lượng vốn FDI dự báo trong giai đoạn tới trong đề án này cũng đã phản ánh đúng với mục tiêu của Đảng đề ra cho giai đoạn đến 2010 vì vậy có thể bảo đảm được kết quả tính toán như đã dự báo và hy vọng nguồn vốn có thể thực hiện được trong giai đoạn tới.
tui xin chân thành Thank TS. LÊ HUY Đức đã giúp đỡ tui hoàn thành đề án này!
Mục lục
Trang
A.Lời mở đầu 1
B.Nội dung chính 2
Phần I: Phương pháp luận 2
Chương I: Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Quan niệm về vốn đầu tư 2
1.Khái niệm vốn đầu tư 2
2.Phân loại vốn đầu tư 2
II.Nghiên cứu về FDI 2
1.Khái niệm FDI 2
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTNN 3
a.Yếu tố chủ quan 3
b.Yếu tố khách quan 6
3.Xu hướng biến động của dòng FDI 7
a.Trên thế giới nói chung 7
b.Việt Nam nói riêng 10
Chương II.Phân tích thực trạng thu hút FDI 11
I.Luồng vốn theo đối tác 12
II.Luồng vốn theo ngành kinh tế 12
III.Luồng vốn theo địa bàn 13
Phần IIhân tích và dự báo FDI 15
I.Căn cứ để dự báo FDI 15
II.Những quan điểm định hướng trong huy động vốn FDI đến 2010. 16
III.Dự báo nguồn vốn FDI 17
1.Phương pháp định lượng 17
1.1.Cơ sở dự báo 17
1.2.Mô hình dự báo 18
1.3.Tiến hành dự báo 18
2.Phương pháp định tính 23
a.Môi trường thu hút FDI 24
b.Thuế 24
c.Cơ chế chính sách 25
3.Kết quả 25
Phần III:Kiến nghị, giải pháp thực hiện phương án dự báo 26
I.Những điều kiện tăng cường độ tin cậy kết quả dự báo 26
1.Thông tin 26
2.Phương pháp 26
3.Ưu nhược điểm của phương pháp 26
III.Giải pháp thực hiện phương án dự báo 26
C.Kết luận chung 27
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: