LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN CHO HỌC SINH THPT
1.1. Quan niệm về lập luận
Ngay từ xa xưa, khi bàn về thuật hùng biện, Aristote đã trình bày những hiểu biết của mình về lập luận. Theo đó, lập luận được xác định thuộc phạm vi của thuật hùng biện. Nó là con đường dẫn dắt người đọc, người nghe tiếp nhận để nắm bắt được một sự việc, hiện tượng nào đó của thế giới khách quan, của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của thời gian, con người ngày càng nhận ra tầm quan trọng của lập luận trong đời sống xã hội. Bởi thế, lập luận là một nội dung được con người quan tâm và tìm hiểu. Có thể nhắc tới hai ngành khoa học nghiên cứu về lập luận dưới đây:
1.1.1. Quan niệm về lập luận trong lôgic học
Thuật ngữ lôgic bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là "tư tưởng", "trí tuệ" và "từ". Những ý nghĩa đó được đề ra từ mục đích con người muốn biểu thị tập hợp các quy luật bắt buộc của quá trình tư duy khi phản ánh thực tế khách quan. Nói một cách khác, nhiệm vụ cơ bản của lôgic học là làm sáng tỏ những điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực. Để đạt được nhiệm vụ ấy, con người phải thực hiện quá trình nhận thức, phải tư duy. Cơ sở để con người ghi lại quá trình tư duy là ngôn ngữ, là lập luận. Cũng vì thế, lập luận là một trong những đối tượng cơ bản của lôgic học.
Lập luận trong lôgic học được thể hiện rõ trong suy luận. Theo đó, suy luận là "hình thức của tư duy" [28, 90] nhằm tạo ra cơ sở để rút ra phán đoán mới từ các quy tắc của lôgic. Phán đoán, kết luận khoa học được tạo ra từ những quy tắc lôgic thông qua các thao tác của tư duy và được thể hiện theo một cách thức lập luận nhất định. Bởi vậy, lập luận chính là con đường để tổ chức nhận thức khoa học. Lôgic học đã xác lập rõ các quy luật của tư duy, quy tắc của lập luận cũng như những tiền đề thiết yếu để thu được nhận thức chân lý như tính chân thực, quy tắc của lôgic lập luận [23], [28]... Như vậy, trong lôgic học, có thể nhận thấy lập luận là yếu tố không thể thiếu của bất kì suy luận nào. Nó vừa là cách thức, là thao tác tìm ra nhận thức chân lý mới, vừa là quá trình dẫn dắt con người đi đến và kiểm nghiệm độ xác thực của chân lý ấy. Với đặc trưng đó, khi nghiên cứu lôgic học, các nhà khoa học đã tìm ra những phương pháp lập luận như: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, suy luận trực tiếp, suy luận gián tiếp, suy luận loại suy.
25
Hơn nữa, cũng trong lôgic học, các nhà khoa học còn chỉ ra những cách thức tổ chức lập luận như: phân tích, chứng minh, bác bỏ, tổng hợp... Có thể nói những cách thức tổ chức lập luận trên đây gắn liền với các hoạt động của tư duy lôgic, và cũng là con đường giúp con người đi đến với nhận thức chân lý.
1.1.2. Quan niệm về lập luận trong ngôn ngữ học
Lập luận cũng là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ học. Tìm hiểu lập luận với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những quan niệm khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân, khi bàn về lập luận, cho rằng: đó là “một hoạt động, một thao tác ngôn ngữ, qua đó người nói đưa ra một hay một số phát ngôn làm luận cứ mà cấu trúc ngôn ngữ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi liên kết dẫn tới một kết luận nào đó. Lập luận là một hoạt động bằng lôgic ngôn từ mà người nói thể hiện nhằm tác động đến quần chúng” [23, 21]. Theo quan niệm này, có thể nhận thấy lập luận chính là các hành động ngôn ngữ được con người thực hiện để nêu ra những nhận xét, suy luận hay phán đoán nào đó nhằm tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận. Đó kết quả của một quá trình tư duy, gắn liền với hoạt động nhận thức của con người. Kết quả ấy được biểu thị qua các hình thức của ngôn ngữ. Nói một cách khác, lập luận chính là sản phẩm của tư duy nhưng được thể hiện cụ thể bằng trật tự lôgic của ngôn từ.
Còn nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu cho rằng lập luận một hành động ngôn ngữ có cấu tạo chặt chẽ. Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định, thuật ngữ “lập luận” được hiểu theo hai nghĩa: “thứ nhất, nó chỉ sự lập luận tức là hành vi lập luận. Thứ hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận tức toàn bộ cấu trúc của lập luận cả về nội dung và hình thức” [14, 19]. Theo quan niệm trên, có thể khẳng định, về bản chất, lập luận là một hành động ngôn ngữ được biểu hiện qua cả phương diện nội dung và cấu trúc hình thức. Bởi lẽ trong ngôn ngữ, lập luận là một chiến lược hội thoại được con người thực hiện nhằm dẫn dắt người tiếp nhận đi tới một nhận thức hay một kết luận nào đó mà người tạo lập muốn đạt được. Các nhà ngôn ngữ học từng khẳng định: “Lập luận là đưa ra một hay một số luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn diễn đạt tới” [15, 79]. Hay cụ thể hơn, đó là cách con người “đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới" [14, 155].
Như vậy, hiểu một cách đơn giản: lập luận là đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn đạt tới. Với tư cách là một hành động ngôn ngữ, lập luận là
26
yếu tố giúp cho con người tạo thành phát ngôn cụ thể để hiện thực hóa nhận thức. Nói một cách khác, lập luận là hành động lôgic ngôn từ có cấu trúc và gắn với một nội dung cụ thể. Vì thế, khi xem xét lập luận, các nhà ngôn ngữ học thường tập trung tìm hiểu cấu trúc hình thức của lập luận, mối quan hệ giữa lập luận với thực tế khách quan, với dụng ý của người tạo lập luận và từ đó đánh giá biểu hiện của các hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời, hành vi mượn lời, hành vi tạo lời...). Cho nên, khi tiếp cận lập luận, chúng ta cần xem xét nó trên các bình diện của hành động ngôn ngữ (như mục đích, nhận thức) và các hành vi ngôn ngữ được con người thực hiện khi giao tiếp. Nhờ đó, chúng ta hiểu đúng về cấu trúc, ý nghĩa cũng như mục đích tạo lập văn bản - sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Bởi vậy, khi nghiên cứu văn bản, lý thuyết lập luận là một trong những cơ sở khoa học không thể thiếu.
1. 2. Lập luận trong văn bản nghị luận
Nghị luận là kiểu văn bản đặc biệt quan tâm tới thuyết lý, được thực hiện chủ yếu bằng tư duy logic. Vì thế, khi tạo lập, người nghị luận phải phản ánh được nhận thức, quan điểm của bản thân về thế giới khách quan; phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm bằng chính ý kiến xác định trên cơ sở của các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể. Nói một cách khác, giá trị của VBNL được đánh giá dựa vào ý nghĩa của văn bản thông qua lập luận. Khẳng định vai trò của lập luận, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống, khi tiếp cận với văn nghị luận cho rằng: “...Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hay chính trị, đạo đức, lối sống... nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục...”[106, 189]. Nhận định trên khẳng định cho đặc trưng cơ bản của văn bản này. Có thể nói, nhờ hệ thống lý lẽ, dẫn chứng và thông qua việc diễn đạt bằng ngôn từ lôgic, người viết có thể trình bày nội dung nghị luận một cách chính xác, tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận.
Như vậy, lập luận trong VBNL là hành động ngôn ngữ giúp cho người tạo lập biểu đạt nội dung nghị luận sâu sắc, đầy đủ, chính xác. Lưu Hiệp khẳng định: Nguyện luận làm thành một thể là để phân biệt đúng - sai, phải - trái, tìm hết lý lẽ, truy cứu ở cái chỗ vô hình, khoan xuyên vật cứng để cho thông, khơi chỗ sâu để xem giới hạn, nó là cái giỏ để bắt trăm điều suy nghĩ, là thước đo cân nhắc vạn sự [37]. Trong nhận xét trên, tác giả Lưu Hiệp chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của VBNL: phân biệt đúng - sai, phải - trái, tìm hết lý lẽ, truy cứu ở cái chỗ vô hình, khoan xuyên vật cứng để cho thông, khơi chỗ sâu để xem giới hạn, nó là cái giỏ để bắt trăm điều suy nghĩ, là thước đo cân nhắc vạn sự. Để tạo ra một văn bản đáp ứng được các đặc trưng ấy, người viết phải tổ chức: lời phù hợp mà ý
27
chặt chẽ, luận giống như việc bổ củi, quý ở chỗ chẻ được lý ra, người ngụy biện đi ngược ý nghĩa mà nói lấy được thì đọc văn tuy thấy hay đấy nhưng xét lại thì hóa ra dối trá. Nói một cách khác, tính chính xác của VBNL được tạo ra qua hành động lập luận. Mặc dù trong VBNL, lập luận được coi là hành động ngôn ngữ, nhưng lập luận trong ngôn ngữ và lập luận trong VBNL không hoàn toàn đồng nhất. Bởi trong ngôn ngữ, lập luận được xem xét trong một mẩu, đoạn hay trong phát ngôn cụ thể. Trên cơ sở đó, các nhà ngôn ngữ tìm ra cấu trúc, ý nghĩa cũng như dụng ý sử dụng chúng khi giao tiếp. Còn trong VBNL, lập luận là hành động ngôn từ được người tạo lập thực hiện trong suốt quá trình nghị luận. Nó không chỉ là một câu, một đoạn mà là hành động được người nghị luận thực hiện trong toàn bộ văn bản. Nói một cách khác, mỗi VBNL là một chuỗi các hành động ngôn ngữ được người tạo lập tạo ra nhằm tổ chức nội dung luận bàn (từ nội dung khái quát tới những nội dung cụ thể thông qua luận điểm, luận cứ và luận chứng), đồng thời thể hiện dụng ý riêng của bản thân. Vì thế, lập luận là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung văn bản, là một trong những căn cứ để đánh giá giá trị của bài văn nghị luận.
Hơn nữa, lập luận trong VBNL còn thể hiện rõ những hành động của tư duy logic. Khi thực hiện hoạt động nghị luận, tận dụng những quy tắc về nhận thức chân lý trong logic, người tạo lập tổ chức sắp xếp các yếu tố của lập luận để dẫn dắt người tiếp nhận đi đến với chân lý khoa học, nhằm đạt được các mục đích khác nhau như tuyên truyền, giáo dục, nhận thức xã hội, giao lưu truyền bá hay truyền cảm bồi dưỡng. Dù mục đích tạo lập khác nhau, nội dung nghị luận khác nhau nhưng thông qua hành động lập luận, người nói, người viết có thể dẫn dắt người nghe, người đọc tiếp cận nội dung bàn luận một cách tự nhiên, khéo léo. Bởi lẽ, lập luận là hành động được người tạo lập thực hiện nhằm“bàn luận với người đọc về hiện thực” [16, 3]. Nói một cách khác, VBNL đặc biệt chú trọng tới cách tổ chức lập luận nhằm tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận, thuyết phục người ta tin vào ý kiến của bản thân người tạo lập. Nhờ có lập luận, người tạo lập thể hiện thái độ, quan điểm, cũng như những dụng ý riêng của bản thân “nhằm khêu gợi, tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của người đọc” [26, 5] và tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận. Cho nên, khi nghiên cứu VBNL, lập luận được coi là cách biểu đạt cơ bản của kiểu văn bản này.
Cũng vì thế, khi dạy học lập luận trong VBNL, GV một mặt phải tuân theo các quy tắc của logic, mặt khác phải đảm bảo tới cấu trúc của lập luận, nhưng đặc biệt phải chú trọng tới cách tổ chức hệ thống lập luận khi tạo lập văn bản. Rèn luyện các TTLL ở THPT chính là nhằm rèn cho HS năng lực thiết yếu để tổ chức lập luận khi viết văn nghị
28
luận. Vì thế nó vừa chịu sự chi phối của các thao tác tư duy logic, vừa phải gắn với cấu trúc, cách thức tổ chức lập luận.
1.3. Thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
Tiếp cận VBNL, các nhà nghiên cứu nhận thấy rõ tầm quan trọng của phân tích, chứng minh, bình luận... Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành quan niệm đó là các TTLL. Để tìm hiểu TTLL, chúng tui xem lập luận trong VBNL là một hành động ngôn ngữ. Đó là hành động được con người thực hiện để tạo ra các sản phẩm giao tiếp cụ thể. VBNL là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp, và để tạo ra được sản phẩm ấy, người tạo lập phải sử dụng TTLL để tổ chức lập luận khi triển khai nội dung nghị luận.
1.3.1. Khái niệm thao tác lập luận
Thao tác là thuật ngữ được đề ra từ tâm lý học hoạt động. Theo A.A. Leonchiep, con người thực hiện hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của bản thân. Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người thực hiện hành động dựa trên phương tiện trong những điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động. Cốt lõi của cách thức ấy chính là thao tác. Bởi vậy, thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Đó là thành phần cấu tạo của hành động. Trong cấu trúc hoạt động, thao tác là nhân tố thuộc về phía chủ thể thực hiện hoạt động, nó giúp cho chủ thể tiến hành tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng mục đích cụ thể, mục đích cuối cùng của hoạt động. Có thể hình dung cấu trúc vĩ mô của hoạt động bằng sơ đồ sau:
Chủ thể
Hoạt động cụ thể
Hành động
Thao tác
Khách thể Động cơ
Mục đích
Phương tiện
Sản phẩm
Sơ đồ 1: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động (Theo [115, 60])
Như vậy, hành động và thao tác là hai yếu tố cơ bản được con người sử dụng để thực hiện hoạt động. Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với chủ thể con người. Bởi thế, A. A. Leonchiep cho rằng trong dòng liên tục của các hoạt động khác nhau tạo nên đời sống cá nhân, nếu ta lấy ra một hoạt động bất kỳ, tại thời điểm xác định và loại bỏ mọi sự
29
khác nhau về hình thức biểu hiện và tính chất riêng rẽ, sẽ còn lại quan hệ chủ thể - đối tượng, thông qua công cụ hoạt động. Nói một cách khác, bản chất cuối cùng của việc thực hiện hoạt động chính là quá trình thể hiện mối quan hệ giữa con người (nhu cầu của con người) và hành động thông qua các thao tác cụ thể. Vì thế, thao tác là phương tiện để thực hiện hành động. Nó thuần túy là cơ cấu kỹ thuật, máy móc của hành động. Nó có thể được tháo lắp, đập vỡ, chắp ghép và tự do tham gia vào bất kỳ hành động nào nếu hành động đó phù hợp với nó về lôgic. Trong hoạt động, thao tác chính là nhân tố tạo nên sự vận hành của hành động nhằm đạt được mục đích.
Tạo lập VBNL là một hoạt động. Hoạt động đó được con người thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của bản thân. Muốn đạt được nhu cầu ấy, con người phải thực hiện các động tác - cơ sở để thực hiện và vận hành những hành động nghị luận. Một trong những hành động thiết yếu chính là hành động lập luận. Và để thực hiện hành động ấy, người nghị luận phải sử dụng tới TTLL. Theo đó, ta có thể quan niệm về TTLL như sau:
Thao tác lập luận là những động tác có tính chất kỹ thuật mà người nói, người viết sử dụng để sắp xếp các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ) theo trình tự và yêu cầu nhằm đạt được những mục đích riêng khi thực hiện hoạt động nghị luận.
1.3.2. Các thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn THPT
Nghiên cứu VBNL, có thể nhận thấy người nói, người viết thường sử dụng các TTLL cơ bản sau: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh, bác bỏ, bình luận. Tuy nhiên, gắn với phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tui tập trung vào các TTLL dưới đây:
1.3.2.1. Thao tác lập luận phân tích
Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, con người nhận thấy rằng bất cứ một đối tượng, một sự vật nào cũng đều do nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận lại có những đặc trưng và tính chất riêng biệt của nó. Bởi vậy, muốn hiểu đúng bản chất đối tượng, ta cần nắm vững đặc trưng của từng bộ phận. Để làm được việc đó, chúng ta thực hiện phân tích. Về bản chất, đó là hành động chia cắt, xẻ, tách nhỏ đối tượng nhằm tạo ra cơ sở để khảo sát, tìm hiểu, khám phá đối tượng. Như vậy, phân tích là một thao tác của tư duy lôgic. Nó là con đường giúp con người tiếp cận với các yếu tố và nhận thức thế giới khách quan.
Khi tạo lập VBNL, để nội dung nghị luận được trình bày khoa học, khách quan, người viết phải thực hiện TTLL phân tích. Như vậy, phân tích là TTLL được người viết sử dụng nhằm dẫn dắt người tiếp nhận hiểu hơn từng đặc điểm, từng biểu hiện, qua đó có cách nhìn chính xác, khách quan đối với của nội dung được bàn luận. Nhờ có TTLL này,
30
người tạo lập thể hiện cách thức tiếp cận đối tượng, rút ra những hiểu biết của bản thân và dẫn dắt người tiếp nhận đi đến các phán đoán, kết luận khoa học, và nhận thức đúng nội dung nghị luận. Chẳng hạn, trong ngữ liệu sau:
“Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách.
Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.
Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hay cực nhỏ, như thế giới các hạt vật chất.
Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hay chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hay hiểu sâu sắc hơn hiện tại.
Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.
Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.
Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý”.
(Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, tr.23, Nxb Giáo dục)
Ở ngữ liệu trên, để đánh giá vai trò của việc đọc sách, tác giả Thành Mĩ mở đầu bằng việc khẳng giá trị không thể thay thế của sách. Từ luận điểm được nêu, tác giả đã chỉ
ra các phương diện khác nhau mà sách đem lại. Đó là: 1) Sách là người bạn.
2) Sách mở mang tri thức, hiểu biết.
3) Sách đưa ta vượt thời gian.
4) Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn.
Bằng cách chia nhỏ tác dụng của sách thành bốn phương diện, tác giả Thành Mỹ đã chỉ ra ích lợi của việc đọc sách một cách ngắn gọn, súc tích nhưng rất cụ thể và thuyết phục người tiếp nhận. Ích lợi ấy được biểu hiện qua các phương diện
nhân” [66, 56]. Còn lời nói bên ngoài (tức là sản phẩm được người viết tạo ra), lại là quá trình chuyển biến ý vào từ, là quá trình vật chất hóa và khách quan hóa ý (ý thức) [66, 59]. Như vậy, lời nói được tạo ra là kết quả của quá trình chuyển hóa nhận thức bên ngoài thành những tín hiệu vật chất (tức là chuyển hóa thành chữ viết). Vì thế, năng lực nhận thức, suy nghĩ và cả những kỹ năng của HS được bộc lộ một cách đầy đủ nhất trong các sản phẩm cụ thể - trong lời nói, trong văn bản.
TTLL là những động tác được người viết thực hiện nhằm tổ chức các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện dụng ý riêng của bản thân khi nghị luận. Nói một cách khác, nó giúp người viết định hướng và tổ chức những nội dung cần trình bày khi lập luận. Vì thế, muốn tổ chức rèn luyện hoạt động lời nói nói chung, rèn luyện năng lực sử dụng các TTLL nói riêng, GV cần quan tâm tới những yêu cầu cũng như các mức độ đạt được trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của mỗi con người. L.X.Vưgôtxki khẳng định tâm lý con người được hình thành theo quy luật hoạt động hai lần. Lần thứ nhất diễn ra ở bên ngoài chủ thể, trong xã hội mà chủ thể tồn tại và hoạt động, do GV hướng dẫn. Còn lần thứ hai diễn ra ở trong chính bản thân chủ thể - do sự tích cực thực hiện của chủ thể [66]. Theo đó, việc hình thành những kỹ năng sử dụng các TTLL có thể được cụ thể theo các giai đoạn sau:
Trước hết, GV định hướng cho người học nắm được cách thực hiện TTLL. Việc làm này nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về TTLL (về mục đích, yêu cầu, về cách thực hiện TTLL).
Sau khi đã tác động bên ngoài, GV tổ chức cho HS luyện tập cách thực hiện TTLL. Đây chính là quá trình HS quan sát, tập vận dụng và rèn luyện kỹ năng sử dụng TTLL. Giai đoạn này được tiến hành theo các công việc cụ thể:
Thứ nhất, GV phải hướng dẫn HS xác định mục đích nghị luận (xác định luận điểm cần nghị luận.)
Tiếp theo, GV hướng dẫn cho HS cách thực hiện TTLL.
Sau đó, GV tổ chức cho HS luyện tập.
Cuối cùng, GV tạo điều kiện để các em củng cố nhận thức, và biến những kỹ năng
ấy thành cái riêng, thành năng lực lập luận của chính bản thân HS.
Quá trình hình thành và bồi dưỡng năng lực sử dụng TTLL chủ yếu được thực hiện trong điều kiện học tập ở nhà trường một cách có chủ định. Nó gắn liền với ý thức học tập của chủ thể HS. Việc hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ phân tích đến tổng hợp, từ vận dụng tới sáng tạo. Theo đó, việc rèn luyện
49
các năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực lập luận nói riêng cũng phải thực hiện theo đúng các cấp độ đó.
Tuy nhiên, khi hình thành cho HS có những hiểu biết về TTLL, GV cần có giải pháp khoa học vì đó là kỹ năng khó và trừu tượng. Muốn HS sử dụng được các TTLL khi nghị luận, giải pháp hữu hiệu nhất là khái quát thành các bước (tương ứng với các động tác) cụ thể. Bởi khi khái quát thành các bước, những kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nhận thấy, dễ vận dụng. Cơ sở để xác định các bước thực hiện TTLL được chúng tui chọn là luận điểm, luận cứ, luận chứng - các yếu tố của lập luận. Đó là những kiến thức đó HS đã được trang bị ở THCS, và hơn nữa, trong đoạn, bài văn nghị luận, cấu trúc lập luận được biểu hiện cụ thể bởi các yếu tố đó. Tuy nhiên, mỗi TTLL lại được thực hiện theo một cách riêng. Vì vậy, khi hình thành kỹ năng sử dụng, chúng tui khái quát thành các bước cụ thể cho từng TTLL như sau:
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích
Từ đặc điểm của TTLL phân tích trong VBNL, khi sử dụng TTLL này, ta có thể tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định và nêu rõ luận điểm. Đây là bước định hướng cho việc chia nhỏ nội dung cần nghị luận.
Bước 2: Dùng phân tích chia nhỏ luận điểm thành các khía cạnh (dựa vào quan hệ ý nghĩa của luận điểm). Để thực hiện được bước này, người tạo lập phải tiến hành các công việc cụ thể sau:
+ Xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân tích. Đây là công việc có tính định hướng, giúp cho người viết có cơ sở tìm các luận cứ, luận chứng chính xác, phù hợp. Việc xác định các khía cạnh, bộ phận được thực hiện dựa trên căn cứ là mối quan hệ (quan hệ nhân quả, quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ giữa các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích). Khi xác lập khía cạnh, người viết cần căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn mối quan hệ cho phù hợp.
+ Sắp xếp các khía cạnh, bộ phận theo trình tự hợp lý. Đây là việc làm nhằm tạo ra tính hệ thống, tầng bậc cho nội dung được phân tích.
+ Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận theo trình tự đã sắp xếp. Khi thực hiện công đoạn này, người viết cần chú ý tới cách tạo sự liên kết giữa các khía cạnh đã được xác định. Người viết phải huy động các yếu tố ngôn ngữ để trình bày nội dung cụ thể, chính xác.
50
Bước 3: Tổng hợp. Việc tổng hợp nội dung phải đảm bảo đầy đủ các khía cạnh; phải đánh giá đúng mối quan hệ và chỉ rõ bản chất của các khía cạnh đã được phân chia để từ đó người tiếp nhận có cái nhìn khái quát về nội dung nghị luận.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh
Không giống với TTLL phân tích, TTLL so sánh là cách người nghị luận đem so sánh đối chiếu nội dung cần nghị luận với những sự việc, hiện tượng tương đồng hay dị biệt để từ đó dẫn dắt người tiếp nhận đi đến với những chân lý mới. Theo đó, khi sử dụng TTLL này, người nghị luận tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần nghị luận.
- Bước 2: Lựa chọn các đối tượng có những điểm tương đồng hoàn toàn hay tương đồng có dị biệt để so sánh. Việc chọn đối tượng phải dựa trên những tiêu chí nhất định (quan hệ, đặc điểm, ý nghĩa, giá trị tương đồng hay đối lập với nhau).
- Bước 3: Phân tích, đánh giá các đối tượng trong sự so sánh với bản chất nội dung nghị luận.
- Bước 4: Nêu ra những nhận định, những kết luận dựa trên sự so sánh trước đó.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
Bác bỏ là một TTLL đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó được thể hiện ở việc khi nghị luận, người nói, người viết gặp những quan điểm, ý kiến chưa chính xác, phải tìm cách chỉ ra chỗ sai rôi nêu ra chân lý đúng đắn theo nhận thức của bản thân. Bởi vậy, khi sử dụng TTLL này, người viết thực hiện theo:
+ Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần nghị luận.
+ Bước 2: Chỉ ra những phương diện, khía cạnh sai, chưa đúng. + Bước 3: Thực hiện bác bỏ bằng các cách
. Phân tích chỉ ra chỗ sai lệch. . Nêu tác hại của sai lệch đó. . Đưa ra ý kiến của bản thân.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bình luận
TTLL bình luận là cách tổ chức lập luận tổng hợp, có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Bản chất của TTLL này là người nghị luận nêu ra những nhận xét, đánh giá và qua đó bày tỏ thái độ của bản thân đối với nội dung nghị bàn. Bởi thế, khi sử dụng TTLL này, ta phải đảm bảo các bước sau:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN CHO HỌC SINH THPT
1.1. Quan niệm về lập luận
Ngay từ xa xưa, khi bàn về thuật hùng biện, Aristote đã trình bày những hiểu biết của mình về lập luận. Theo đó, lập luận được xác định thuộc phạm vi của thuật hùng biện. Nó là con đường dẫn dắt người đọc, người nghe tiếp nhận để nắm bắt được một sự việc, hiện tượng nào đó của thế giới khách quan, của xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của thời gian, con người ngày càng nhận ra tầm quan trọng của lập luận trong đời sống xã hội. Bởi thế, lập luận là một nội dung được con người quan tâm và tìm hiểu. Có thể nhắc tới hai ngành khoa học nghiên cứu về lập luận dưới đây:
1.1.1. Quan niệm về lập luận trong lôgic học
Thuật ngữ lôgic bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là "tư tưởng", "trí tuệ" và "từ". Những ý nghĩa đó được đề ra từ mục đích con người muốn biểu thị tập hợp các quy luật bắt buộc của quá trình tư duy khi phản ánh thực tế khách quan. Nói một cách khác, nhiệm vụ cơ bản của lôgic học là làm sáng tỏ những điều kiện nhằm đạt tới tri thức chân thực. Để đạt được nhiệm vụ ấy, con người phải thực hiện quá trình nhận thức, phải tư duy. Cơ sở để con người ghi lại quá trình tư duy là ngôn ngữ, là lập luận. Cũng vì thế, lập luận là một trong những đối tượng cơ bản của lôgic học.
Lập luận trong lôgic học được thể hiện rõ trong suy luận. Theo đó, suy luận là "hình thức của tư duy" [28, 90] nhằm tạo ra cơ sở để rút ra phán đoán mới từ các quy tắc của lôgic. Phán đoán, kết luận khoa học được tạo ra từ những quy tắc lôgic thông qua các thao tác của tư duy và được thể hiện theo một cách thức lập luận nhất định. Bởi vậy, lập luận chính là con đường để tổ chức nhận thức khoa học. Lôgic học đã xác lập rõ các quy luật của tư duy, quy tắc của lập luận cũng như những tiền đề thiết yếu để thu được nhận thức chân lý như tính chân thực, quy tắc của lôgic lập luận [23], [28]... Như vậy, trong lôgic học, có thể nhận thấy lập luận là yếu tố không thể thiếu của bất kì suy luận nào. Nó vừa là cách thức, là thao tác tìm ra nhận thức chân lý mới, vừa là quá trình dẫn dắt con người đi đến và kiểm nghiệm độ xác thực của chân lý ấy. Với đặc trưng đó, khi nghiên cứu lôgic học, các nhà khoa học đã tìm ra những phương pháp lập luận như: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, suy luận trực tiếp, suy luận gián tiếp, suy luận loại suy.
25
Hơn nữa, cũng trong lôgic học, các nhà khoa học còn chỉ ra những cách thức tổ chức lập luận như: phân tích, chứng minh, bác bỏ, tổng hợp... Có thể nói những cách thức tổ chức lập luận trên đây gắn liền với các hoạt động của tư duy lôgic, và cũng là con đường giúp con người đi đến với nhận thức chân lý.
1.1.2. Quan niệm về lập luận trong ngôn ngữ học
Lập luận cũng là một trong những nội dung quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ học. Tìm hiểu lập luận với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những quan niệm khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân, khi bàn về lập luận, cho rằng: đó là “một hoạt động, một thao tác ngôn ngữ, qua đó người nói đưa ra một hay một số phát ngôn làm luận cứ mà cấu trúc ngôn ngữ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi liên kết dẫn tới một kết luận nào đó. Lập luận là một hoạt động bằng lôgic ngôn từ mà người nói thể hiện nhằm tác động đến quần chúng” [23, 21]. Theo quan niệm này, có thể nhận thấy lập luận chính là các hành động ngôn ngữ được con người thực hiện để nêu ra những nhận xét, suy luận hay phán đoán nào đó nhằm tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận. Đó kết quả của một quá trình tư duy, gắn liền với hoạt động nhận thức của con người. Kết quả ấy được biểu thị qua các hình thức của ngôn ngữ. Nói một cách khác, lập luận chính là sản phẩm của tư duy nhưng được thể hiện cụ thể bằng trật tự lôgic của ngôn từ.
Còn nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu cho rằng lập luận một hành động ngôn ngữ có cấu tạo chặt chẽ. Tác giả Đỗ Hữu Châu khẳng định, thuật ngữ “lập luận” được hiểu theo hai nghĩa: “thứ nhất, nó chỉ sự lập luận tức là hành vi lập luận. Thứ hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận tức toàn bộ cấu trúc của lập luận cả về nội dung và hình thức” [14, 19]. Theo quan niệm trên, có thể khẳng định, về bản chất, lập luận là một hành động ngôn ngữ được biểu hiện qua cả phương diện nội dung và cấu trúc hình thức. Bởi lẽ trong ngôn ngữ, lập luận là một chiến lược hội thoại được con người thực hiện nhằm dẫn dắt người tiếp nhận đi tới một nhận thức hay một kết luận nào đó mà người tạo lập muốn đạt được. Các nhà ngôn ngữ học từng khẳng định: “Lập luận là đưa ra một hay một số luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn diễn đạt tới” [15, 79]. Hay cụ thể hơn, đó là cách con người “đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới" [14, 155].
Như vậy, hiểu một cách đơn giản: lập luận là đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói, người viết muốn đạt tới. Với tư cách là một hành động ngôn ngữ, lập luận là
26
yếu tố giúp cho con người tạo thành phát ngôn cụ thể để hiện thực hóa nhận thức. Nói một cách khác, lập luận là hành động lôgic ngôn từ có cấu trúc và gắn với một nội dung cụ thể. Vì thế, khi xem xét lập luận, các nhà ngôn ngữ học thường tập trung tìm hiểu cấu trúc hình thức của lập luận, mối quan hệ giữa lập luận với thực tế khách quan, với dụng ý của người tạo lập luận và từ đó đánh giá biểu hiện của các hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời, hành vi mượn lời, hành vi tạo lời...). Cho nên, khi tiếp cận lập luận, chúng ta cần xem xét nó trên các bình diện của hành động ngôn ngữ (như mục đích, nhận thức) và các hành vi ngôn ngữ được con người thực hiện khi giao tiếp. Nhờ đó, chúng ta hiểu đúng về cấu trúc, ý nghĩa cũng như mục đích tạo lập văn bản - sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Bởi vậy, khi nghiên cứu văn bản, lý thuyết lập luận là một trong những cơ sở khoa học không thể thiếu.
1. 2. Lập luận trong văn bản nghị luận
Nghị luận là kiểu văn bản đặc biệt quan tâm tới thuyết lý, được thực hiện chủ yếu bằng tư duy logic. Vì thế, khi tạo lập, người nghị luận phải phản ánh được nhận thức, quan điểm của bản thân về thế giới khách quan; phải thể hiện được tư tưởng, tình cảm bằng chính ý kiến xác định trên cơ sở của các lý lẽ và dẫn chứng cụ thể. Nói một cách khác, giá trị của VBNL được đánh giá dựa vào ý nghĩa của văn bản thông qua lập luận. Khẳng định vai trò của lập luận, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống, khi tiếp cận với văn nghị luận cho rằng: “...Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hay chính trị, đạo đức, lối sống... nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục...”[106, 189]. Nhận định trên khẳng định cho đặc trưng cơ bản của văn bản này. Có thể nói, nhờ hệ thống lý lẽ, dẫn chứng và thông qua việc diễn đạt bằng ngôn từ lôgic, người viết có thể trình bày nội dung nghị luận một cách chính xác, tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận.
Như vậy, lập luận trong VBNL là hành động ngôn ngữ giúp cho người tạo lập biểu đạt nội dung nghị luận sâu sắc, đầy đủ, chính xác. Lưu Hiệp khẳng định: Nguyện luận làm thành một thể là để phân biệt đúng - sai, phải - trái, tìm hết lý lẽ, truy cứu ở cái chỗ vô hình, khoan xuyên vật cứng để cho thông, khơi chỗ sâu để xem giới hạn, nó là cái giỏ để bắt trăm điều suy nghĩ, là thước đo cân nhắc vạn sự [37]. Trong nhận xét trên, tác giả Lưu Hiệp chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của VBNL: phân biệt đúng - sai, phải - trái, tìm hết lý lẽ, truy cứu ở cái chỗ vô hình, khoan xuyên vật cứng để cho thông, khơi chỗ sâu để xem giới hạn, nó là cái giỏ để bắt trăm điều suy nghĩ, là thước đo cân nhắc vạn sự. Để tạo ra một văn bản đáp ứng được các đặc trưng ấy, người viết phải tổ chức: lời phù hợp mà ý
27
chặt chẽ, luận giống như việc bổ củi, quý ở chỗ chẻ được lý ra, người ngụy biện đi ngược ý nghĩa mà nói lấy được thì đọc văn tuy thấy hay đấy nhưng xét lại thì hóa ra dối trá. Nói một cách khác, tính chính xác của VBNL được tạo ra qua hành động lập luận. Mặc dù trong VBNL, lập luận được coi là hành động ngôn ngữ, nhưng lập luận trong ngôn ngữ và lập luận trong VBNL không hoàn toàn đồng nhất. Bởi trong ngôn ngữ, lập luận được xem xét trong một mẩu, đoạn hay trong phát ngôn cụ thể. Trên cơ sở đó, các nhà ngôn ngữ tìm ra cấu trúc, ý nghĩa cũng như dụng ý sử dụng chúng khi giao tiếp. Còn trong VBNL, lập luận là hành động ngôn từ được người tạo lập thực hiện trong suốt quá trình nghị luận. Nó không chỉ là một câu, một đoạn mà là hành động được người nghị luận thực hiện trong toàn bộ văn bản. Nói một cách khác, mỗi VBNL là một chuỗi các hành động ngôn ngữ được người tạo lập tạo ra nhằm tổ chức nội dung luận bàn (từ nội dung khái quát tới những nội dung cụ thể thông qua luận điểm, luận cứ và luận chứng), đồng thời thể hiện dụng ý riêng của bản thân. Vì thế, lập luận là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung văn bản, là một trong những căn cứ để đánh giá giá trị của bài văn nghị luận.
Hơn nữa, lập luận trong VBNL còn thể hiện rõ những hành động của tư duy logic. Khi thực hiện hoạt động nghị luận, tận dụng những quy tắc về nhận thức chân lý trong logic, người tạo lập tổ chức sắp xếp các yếu tố của lập luận để dẫn dắt người tiếp nhận đi đến với chân lý khoa học, nhằm đạt được các mục đích khác nhau như tuyên truyền, giáo dục, nhận thức xã hội, giao lưu truyền bá hay truyền cảm bồi dưỡng. Dù mục đích tạo lập khác nhau, nội dung nghị luận khác nhau nhưng thông qua hành động lập luận, người nói, người viết có thể dẫn dắt người nghe, người đọc tiếp cận nội dung bàn luận một cách tự nhiên, khéo léo. Bởi lẽ, lập luận là hành động được người tạo lập thực hiện nhằm“bàn luận với người đọc về hiện thực” [16, 3]. Nói một cách khác, VBNL đặc biệt chú trọng tới cách tổ chức lập luận nhằm tác động mạnh mẽ đến người tiếp nhận, thuyết phục người ta tin vào ý kiến của bản thân người tạo lập. Nhờ có lập luận, người tạo lập thể hiện thái độ, quan điểm, cũng như những dụng ý riêng của bản thân “nhằm khêu gợi, tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của người đọc” [26, 5] và tạo ra những tác động nhất định đối với người tiếp nhận. Cho nên, khi nghiên cứu VBNL, lập luận được coi là cách biểu đạt cơ bản của kiểu văn bản này.
Cũng vì thế, khi dạy học lập luận trong VBNL, GV một mặt phải tuân theo các quy tắc của logic, mặt khác phải đảm bảo tới cấu trúc của lập luận, nhưng đặc biệt phải chú trọng tới cách tổ chức hệ thống lập luận khi tạo lập văn bản. Rèn luyện các TTLL ở THPT chính là nhằm rèn cho HS năng lực thiết yếu để tổ chức lập luận khi viết văn nghị
28
luận. Vì thế nó vừa chịu sự chi phối của các thao tác tư duy logic, vừa phải gắn với cấu trúc, cách thức tổ chức lập luận.
1.3. Thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
Tiếp cận VBNL, các nhà nghiên cứu nhận thấy rõ tầm quan trọng của phân tích, chứng minh, bình luận... Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành quan niệm đó là các TTLL. Để tìm hiểu TTLL, chúng tui xem lập luận trong VBNL là một hành động ngôn ngữ. Đó là hành động được con người thực hiện để tạo ra các sản phẩm giao tiếp cụ thể. VBNL là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp, và để tạo ra được sản phẩm ấy, người tạo lập phải sử dụng TTLL để tổ chức lập luận khi triển khai nội dung nghị luận.
1.3.1. Khái niệm thao tác lập luận
Thao tác là thuật ngữ được đề ra từ tâm lý học hoạt động. Theo A.A. Leonchiep, con người thực hiện hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của bản thân. Để thỏa mãn những nhu cầu đó, con người thực hiện hành động dựa trên phương tiện trong những điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động. Cốt lõi của cách thức ấy chính là thao tác. Bởi vậy, thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động. Đó là thành phần cấu tạo của hành động. Trong cấu trúc hoạt động, thao tác là nhân tố thuộc về phía chủ thể thực hiện hoạt động, nó giúp cho chủ thể tiến hành tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng mục đích cụ thể, mục đích cuối cùng của hoạt động. Có thể hình dung cấu trúc vĩ mô của hoạt động bằng sơ đồ sau:
Chủ thể
Hoạt động cụ thể
Hành động
Thao tác
Khách thể Động cơ
Mục đích
Phương tiện
Sản phẩm
Sơ đồ 1: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động (Theo [115, 60])
Như vậy, hành động và thao tác là hai yếu tố cơ bản được con người sử dụng để thực hiện hoạt động. Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với chủ thể con người. Bởi thế, A. A. Leonchiep cho rằng trong dòng liên tục của các hoạt động khác nhau tạo nên đời sống cá nhân, nếu ta lấy ra một hoạt động bất kỳ, tại thời điểm xác định và loại bỏ mọi sự
29
khác nhau về hình thức biểu hiện và tính chất riêng rẽ, sẽ còn lại quan hệ chủ thể - đối tượng, thông qua công cụ hoạt động. Nói một cách khác, bản chất cuối cùng của việc thực hiện hoạt động chính là quá trình thể hiện mối quan hệ giữa con người (nhu cầu của con người) và hành động thông qua các thao tác cụ thể. Vì thế, thao tác là phương tiện để thực hiện hành động. Nó thuần túy là cơ cấu kỹ thuật, máy móc của hành động. Nó có thể được tháo lắp, đập vỡ, chắp ghép và tự do tham gia vào bất kỳ hành động nào nếu hành động đó phù hợp với nó về lôgic. Trong hoạt động, thao tác chính là nhân tố tạo nên sự vận hành của hành động nhằm đạt được mục đích.
Tạo lập VBNL là một hoạt động. Hoạt động đó được con người thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của bản thân. Muốn đạt được nhu cầu ấy, con người phải thực hiện các động tác - cơ sở để thực hiện và vận hành những hành động nghị luận. Một trong những hành động thiết yếu chính là hành động lập luận. Và để thực hiện hành động ấy, người nghị luận phải sử dụng tới TTLL. Theo đó, ta có thể quan niệm về TTLL như sau:
Thao tác lập luận là những động tác có tính chất kỹ thuật mà người nói, người viết sử dụng để sắp xếp các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ) theo trình tự và yêu cầu nhằm đạt được những mục đích riêng khi thực hiện hoạt động nghị luận.
1.3.2. Các thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn THPT
Nghiên cứu VBNL, có thể nhận thấy người nói, người viết thường sử dụng các TTLL cơ bản sau: giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh, bác bỏ, bình luận. Tuy nhiên, gắn với phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tui tập trung vào các TTLL dưới đây:
1.3.2.1. Thao tác lập luận phân tích
Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, con người nhận thấy rằng bất cứ một đối tượng, một sự vật nào cũng đều do nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận lại có những đặc trưng và tính chất riêng biệt của nó. Bởi vậy, muốn hiểu đúng bản chất đối tượng, ta cần nắm vững đặc trưng của từng bộ phận. Để làm được việc đó, chúng ta thực hiện phân tích. Về bản chất, đó là hành động chia cắt, xẻ, tách nhỏ đối tượng nhằm tạo ra cơ sở để khảo sát, tìm hiểu, khám phá đối tượng. Như vậy, phân tích là một thao tác của tư duy lôgic. Nó là con đường giúp con người tiếp cận với các yếu tố và nhận thức thế giới khách quan.
Khi tạo lập VBNL, để nội dung nghị luận được trình bày khoa học, khách quan, người viết phải thực hiện TTLL phân tích. Như vậy, phân tích là TTLL được người viết sử dụng nhằm dẫn dắt người tiếp nhận hiểu hơn từng đặc điểm, từng biểu hiện, qua đó có cách nhìn chính xác, khách quan đối với của nội dung được bàn luận. Nhờ có TTLL này,
30
người tạo lập thể hiện cách thức tiếp cận đối tượng, rút ra những hiểu biết của bản thân và dẫn dắt người tiếp nhận đi đến các phán đoán, kết luận khoa học, và nhận thức đúng nội dung nghị luận. Chẳng hạn, trong ngữ liệu sau:
“Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ không gì thay thế được việc đọc sách.
Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.
Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi rừng núi cho đến vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà hay cực nhỏ, như thế giới các hạt vật chất.
Sách đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hay chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hay hiểu sâu sắc hơn hiện tại.
Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tâm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.
Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta hưởng vẻ đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.
Sách là báu vật không thể thiếu được đối với mọi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý”.
(Theo SGK Ngữ văn 7, tập 2, tr.23, Nxb Giáo dục)
Ở ngữ liệu trên, để đánh giá vai trò của việc đọc sách, tác giả Thành Mĩ mở đầu bằng việc khẳng giá trị không thể thay thế của sách. Từ luận điểm được nêu, tác giả đã chỉ
ra các phương diện khác nhau mà sách đem lại. Đó là: 1) Sách là người bạn.
2) Sách mở mang tri thức, hiểu biết.
3) Sách đưa ta vượt thời gian.
4) Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn.
Bằng cách chia nhỏ tác dụng của sách thành bốn phương diện, tác giả Thành Mỹ đã chỉ ra ích lợi của việc đọc sách một cách ngắn gọn, súc tích nhưng rất cụ thể và thuyết phục người tiếp nhận. Ích lợi ấy được biểu hiện qua các phương diện
nhân” [66, 56]. Còn lời nói bên ngoài (tức là sản phẩm được người viết tạo ra), lại là quá trình chuyển biến ý vào từ, là quá trình vật chất hóa và khách quan hóa ý (ý thức) [66, 59]. Như vậy, lời nói được tạo ra là kết quả của quá trình chuyển hóa nhận thức bên ngoài thành những tín hiệu vật chất (tức là chuyển hóa thành chữ viết). Vì thế, năng lực nhận thức, suy nghĩ và cả những kỹ năng của HS được bộc lộ một cách đầy đủ nhất trong các sản phẩm cụ thể - trong lời nói, trong văn bản.
TTLL là những động tác được người viết thực hiện nhằm tổ chức các phương tiện ngôn ngữ để thể hiện dụng ý riêng của bản thân khi nghị luận. Nói một cách khác, nó giúp người viết định hướng và tổ chức những nội dung cần trình bày khi lập luận. Vì thế, muốn tổ chức rèn luyện hoạt động lời nói nói chung, rèn luyện năng lực sử dụng các TTLL nói riêng, GV cần quan tâm tới những yêu cầu cũng như các mức độ đạt được trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của mỗi con người. L.X.Vưgôtxki khẳng định tâm lý con người được hình thành theo quy luật hoạt động hai lần. Lần thứ nhất diễn ra ở bên ngoài chủ thể, trong xã hội mà chủ thể tồn tại và hoạt động, do GV hướng dẫn. Còn lần thứ hai diễn ra ở trong chính bản thân chủ thể - do sự tích cực thực hiện của chủ thể [66]. Theo đó, việc hình thành những kỹ năng sử dụng các TTLL có thể được cụ thể theo các giai đoạn sau:
Trước hết, GV định hướng cho người học nắm được cách thực hiện TTLL. Việc làm này nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về TTLL (về mục đích, yêu cầu, về cách thực hiện TTLL).
Sau khi đã tác động bên ngoài, GV tổ chức cho HS luyện tập cách thực hiện TTLL. Đây chính là quá trình HS quan sát, tập vận dụng và rèn luyện kỹ năng sử dụng TTLL. Giai đoạn này được tiến hành theo các công việc cụ thể:
Thứ nhất, GV phải hướng dẫn HS xác định mục đích nghị luận (xác định luận điểm cần nghị luận.)
Tiếp theo, GV hướng dẫn cho HS cách thực hiện TTLL.
Sau đó, GV tổ chức cho HS luyện tập.
Cuối cùng, GV tạo điều kiện để các em củng cố nhận thức, và biến những kỹ năng
ấy thành cái riêng, thành năng lực lập luận của chính bản thân HS.
Quá trình hình thành và bồi dưỡng năng lực sử dụng TTLL chủ yếu được thực hiện trong điều kiện học tập ở nhà trường một cách có chủ định. Nó gắn liền với ý thức học tập của chủ thể HS. Việc hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thường bắt đầu từ thấp đến cao, từ phân tích đến tổng hợp, từ vận dụng tới sáng tạo. Theo đó, việc rèn luyện
49
các năng lực ngôn ngữ nói chung, năng lực lập luận nói riêng cũng phải thực hiện theo đúng các cấp độ đó.
Tuy nhiên, khi hình thành cho HS có những hiểu biết về TTLL, GV cần có giải pháp khoa học vì đó là kỹ năng khó và trừu tượng. Muốn HS sử dụng được các TTLL khi nghị luận, giải pháp hữu hiệu nhất là khái quát thành các bước (tương ứng với các động tác) cụ thể. Bởi khi khái quát thành các bước, những kiến thức trừu tượng trở nên cụ thể, dễ nhận thấy, dễ vận dụng. Cơ sở để xác định các bước thực hiện TTLL được chúng tui chọn là luận điểm, luận cứ, luận chứng - các yếu tố của lập luận. Đó là những kiến thức đó HS đã được trang bị ở THCS, và hơn nữa, trong đoạn, bài văn nghị luận, cấu trúc lập luận được biểu hiện cụ thể bởi các yếu tố đó. Tuy nhiên, mỗi TTLL lại được thực hiện theo một cách riêng. Vì vậy, khi hình thành kỹ năng sử dụng, chúng tui khái quát thành các bước cụ thể cho từng TTLL như sau:
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích
Từ đặc điểm của TTLL phân tích trong VBNL, khi sử dụng TTLL này, ta có thể tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Xác định và nêu rõ luận điểm. Đây là bước định hướng cho việc chia nhỏ nội dung cần nghị luận.
Bước 2: Dùng phân tích chia nhỏ luận điểm thành các khía cạnh (dựa vào quan hệ ý nghĩa của luận điểm). Để thực hiện được bước này, người tạo lập phải tiến hành các công việc cụ thể sau:
+ Xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân tích. Đây là công việc có tính định hướng, giúp cho người viết có cơ sở tìm các luận cứ, luận chứng chính xác, phù hợp. Việc xác định các khía cạnh, bộ phận được thực hiện dựa trên căn cứ là mối quan hệ (quan hệ nhân quả, quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ giữa các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích). Khi xác lập khía cạnh, người viết cần căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn mối quan hệ cho phù hợp.
+ Sắp xếp các khía cạnh, bộ phận theo trình tự hợp lý. Đây là việc làm nhằm tạo ra tính hệ thống, tầng bậc cho nội dung được phân tích.
+ Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận theo trình tự đã sắp xếp. Khi thực hiện công đoạn này, người viết cần chú ý tới cách tạo sự liên kết giữa các khía cạnh đã được xác định. Người viết phải huy động các yếu tố ngôn ngữ để trình bày nội dung cụ thể, chính xác.
50
Bước 3: Tổng hợp. Việc tổng hợp nội dung phải đảm bảo đầy đủ các khía cạnh; phải đánh giá đúng mối quan hệ và chỉ rõ bản chất của các khía cạnh đã được phân chia để từ đó người tiếp nhận có cái nhìn khái quát về nội dung nghị luận.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận so sánh
Không giống với TTLL phân tích, TTLL so sánh là cách người nghị luận đem so sánh đối chiếu nội dung cần nghị luận với những sự việc, hiện tượng tương đồng hay dị biệt để từ đó dẫn dắt người tiếp nhận đi đến với những chân lý mới. Theo đó, khi sử dụng TTLL này, người nghị luận tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần nghị luận.
- Bước 2: Lựa chọn các đối tượng có những điểm tương đồng hoàn toàn hay tương đồng có dị biệt để so sánh. Việc chọn đối tượng phải dựa trên những tiêu chí nhất định (quan hệ, đặc điểm, ý nghĩa, giá trị tương đồng hay đối lập với nhau).
- Bước 3: Phân tích, đánh giá các đối tượng trong sự so sánh với bản chất nội dung nghị luận.
- Bước 4: Nêu ra những nhận định, những kết luận dựa trên sự so sánh trước đó.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
Bác bỏ là một TTLL đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó được thể hiện ở việc khi nghị luận, người nói, người viết gặp những quan điểm, ý kiến chưa chính xác, phải tìm cách chỉ ra chỗ sai rôi nêu ra chân lý đúng đắn theo nhận thức của bản thân. Bởi vậy, khi sử dụng TTLL này, người viết thực hiện theo:
+ Bước 1: Xác định rõ luận điểm cần nghị luận.
+ Bước 2: Chỉ ra những phương diện, khía cạnh sai, chưa đúng. + Bước 3: Thực hiện bác bỏ bằng các cách
. Phân tích chỉ ra chỗ sai lệch. . Nêu tác hại của sai lệch đó. . Đưa ra ý kiến của bản thân.
* Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bình luận
TTLL bình luận là cách tổ chức lập luận tổng hợp, có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Bản chất của TTLL này là người nghị luận nêu ra những nhận xét, đánh giá và qua đó bày tỏ thái độ của bản thân đối với nội dung nghị bàn. Bởi thế, khi sử dụng TTLL này, ta phải đảm bảo các bước sau:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links