daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
LỜI NÓI ĐẦU
Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới.
Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng...) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập.
Tài liệu “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” do Trường Cao đẳng sư phạm TP. Hồ Chí Minh biên soạn nhằm mục đích thông qua hoạt động thực hành thường xuyên khắc sâu các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, hình thành hệ thống kĩ năng nghề nghiệp cơ bản gắn liền với thực tiễn bậc tiểu học, từ đó hình thành ý thức, tình cảm nghề nghiệp, chuẩn bị cho các bạn sinh viên bước vào nghề.
Tài liệu gồm ba phần chính :
+ Thực hành kĩ năng sư phạm cơ bản – 35 tiết.
+ Thực hành kĩ năng tiếp cận giáo dục tiểu học – 30 tiết. + Thực hành kĩ năng giảng dạy – 25 tiết.
Phần phụ lục cung cấp thêm thông tin hỗ trợ cho nội dung vừa nêu, các hướng dẫn sử dụng băng hình kèm theo.
Cùng với các học phần Tâm lí học, Giáo dục học và Phương pháp dạy học bộ môn, đây là tài liệu giúp tổ chức có hiệu quả các hoạt động thực hành nghề nghiệp.
Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước.
Trân trọng cám ơn.
Dự án Phát triển GVTH
1
1. B/BT: bàitập
2. CĐSP:
3. CTTH:
4. ĐDDH:
5. GD&ĐT:
6. G / GV:
7. GVCN:
8. GVTH:
9. H / HS:
10. HĐ: hoạt động
11. KC: kể chuyện
12. KHGD:
13. NXB:
14. PCGD:
15. PHHS:
16. PPDH:
17. QĐ: quyết định
18. QLGD:
19. SGK:
20. TDTT:
21. THSP:
22. TNXH:
23. TTSP:
24. TV : 25.VD: vídụ
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cao đẳng sư phạm
chương trình tiểu học
đồ dùng dạy học
Giáo dục và Đào tạo
giáo viên
giáo viên chủ nhiệm
giáo viên tiểu học
học sinh
kế hoạch giảng dạy
Nhà xuất bản
phổ cập giáo dục
phụ huynh học sinh
phương pháp dạy học
Quản lí giáo dục
sách giáo khoa
thể dục thể thao
trung học sư phạm
tự nhiên xã hội
thực tập sư phạm
Tiếng Việt
2

Tiểu môđun 1
Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học
I. Mục tiêu chung của tiểu môđun
1- Kiến thức
— Trình bày khái niệm giáo dục, tính chất và chức năng cơ bản của giáo dục.
— Mô tả đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
— Nêu các mối quan hệ và sự khác biệt giữa các khái niệm cơ bản của Giáo dục học (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, dạy học, giáo dưỡng, tự giáo dục, tự học).
— Giải thích các khái niệm nhân cách, phát triển nhân cách và các yếu tố phát triển nhân cách. Phê phán các quan điểm phản khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
— Phân tích mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục.
— Tóm tắt những đặc thù của giáo dục bậc tiểu học, vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học.
— Nêu tác dụng của các hoạt động giáo dục (dạy học, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động xã hội, lao động) ở trường tiểu học.
— Giải thích nhiệm vụ, quyền hạn và các yêu cầu về nhân cách của người giáo viên tiểu học.
— Trình bày được chiến lược phát triển giáo dục tiểu học và mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ và giáo dục tiểu học.
2- Kĩ năng
— Nhận diện và giải thích các hiện tượng giáo dục trong xã hội.
— Lấy ví dụ minh hoạ cho mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển xã hội.
— Sử dụng những kiến thức đã học giải thích cơ sở khoa học cho những quyết định phát triển giáo dục chung và phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3- Thái độ
— Nhận ra vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong điều kiện cụ thể.
— Có thái độ tích cực, độc lập, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm. — Có tinh thần hợp tác trong hoạt động học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức giáo dục học vào cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.
— Sinh viên tìm thấy hứng thú trong học tập, rèn luyện.
— Cố gắng khắc phục khó khăn và tìm cách thích nghi với những yêu cầu sư phạm trong học tập và rèn luyện.
3

II. giới thiệu tiểu môđun
STT Tên chủ đề
1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
2 Giáo dục học là một khoa học
3 Giáo dục và sự phát triển nhân cách
4 Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân
5 Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học
6 Người giáo viên tiểu học
Số tiết 5(4/1) 5(4/1) 5(3/2) 5(4/1) 5(3/2) 5(3/2)
Số trang
III. Tài liệu, thiết bị và điều kiện dạy học tiểu môđun 1
1- Tài liệu
1- Đặng Vũ Hoạt và Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học I, NXBGD, 1998. 2- Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng, Giáo dục học, NXBGD, 1998.
3- Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập I, NXBGD, 1997.
4- Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXBGD, 1999. 5- Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXBĐHQGHN, 2001.
6- Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Đại học Huế, 2002.
7- Iu.C.Babanxki, Giáo dục học (Lê Khánh Trường dịch), ĐHSP TP.HCM, 1986.
2- Thiết bị
— Máy chiếu (overhead) hay computer + projector; giấy khổ lớn, băng keo, bút lông. — Tranh ảnh, phiếu tư liệu tham khảo, phiếu bài tập.
3- Điều kiện
— Sinh viên chủ động, tự giác và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm. — Có sự phối hợp của các cơ sở thực tế để sinh viên được tiếp xúc sớm và thường xuyên với giáo dục tiểu học.
4

Chủ đề 1
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt (5; 4/ 1)
Hoạt động 1- Tìm hiểu “giáo dục” là một hiện tượng xã hội đặc biệt (1 tiết).
Thông tin cho hoạt động 1
1- Khái niệm giáo dục
— Từ buổi bình minh của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát triển đã phải không ngừng tìm hiểu, khám phá và cải tạo thế giới khách quan vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình nhận thức và cải tạo đó, con người tiếp thu được những kinh nghiệm sống và hoạt động.
— Đến một trình độ phát triển nhất định, khi xã hội tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống và hoạt động, thì các thế hệ sau không cần mò mẫm tìm kiếm những kinh nghiệm giản đơn, rời rạc và phổ biến nữa, mà được kế thừa những kinh nghiệm của thế hệ đi trước thông qua con đường dạy học và giáo dục.
— Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệ.
Kinh nghiệm xã hội
+ Là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức.
+ Là kĩ năng lao động và kinh nghiệm ứng xử; là hiểu biết và thói quen về cuộc sống; là kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, kĩ năng thích nghi.
— Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là một nhu cầu tất yếu của lịch sử.
2- Nguồn gốc ra đời và phát triển của giáo dục

Nhóm 1 : Nêu khái niệm nhân cách và sự hình thành nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách; giải thích vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nhóm 2 : Giải thích vai trò của môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nhóm 3 : Chứng minh giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Nhóm 4 : Giải thích vai trò của họat động - giao lưu trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
— Trao đổi cả lớp về các điều kiện cần và đủ để chuẩn bị chủ đề xêmina.
Nhiệm vụ 2 : Chuẩn bị chủ đề xêmina.
— Nhóm học tập lên kế hoạch thực hiện chủ đề xêmina, bao gồm :
+ Xác định tất cả các công việc phải thực hiện khi chuẩn bị chủ đề xêmina và cách tiến hành.
+ Xác định mức độ đạt đến cho từng công việc của nhóm, thời gian làm việc nhóm.
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm, nhóm trưởng, thư kí.
+ Lập kế hoạch hoạt động của nhóm, xin ý kiến góp ý của giảng viên, nhóm điều chỉnh kế hoạch.
— Cá nhân và nhóm thực hiện kế hoạch chuẩn bị chủ đề xêmina.
+ Cá nhân tìm và đọc các nguồn thông tin liên quan đến chủ đề xêmina của
nhóm, viết đề cương chi tiết (chú ý phương pháp đọc và ghi chép khi đọc sách, phương pháp tóm tắt thông tin từ các ghi chép).
+ Trao đổi nhóm thống nhất đề cương chi tiết chủ đề xêmina của nhóm (về cấu trúc nội dung, lôgic của vấn đề, các nhận xét, kết luận và tồn tại cần làm rõ).
+ Đại diện nhóm viết tham luận (báo cáo) xêmina của nhóm trình bày trên lớp (dung lượng kiến thức, tính hệ thống, tính lôgic của vấn đề, câu văn, hình ảnh, sơ đồ).
+ Trao đổi trong nhóm thống nhất báo cáo chủ đề xêmina của nhóm, xin ý kiến giáo viên bộ môn, phôtô báo cáo gửi cho các nhóm khác trong lớp trước khi xêmina ở trên lớp 1 tuần.
+ Viết tóm tắt báo cáo, chế bản trên máy vi tính hay phim plastic để trình bày trên lớp trong buổi xêmina (lựa chọn các nội dung chính, các thông tin quan trọng, những thắc mắc cần làm sáng tỏ, thao tác với các thiết bị kĩ thuật).
Nhiệm vụ 3 : Thực hiện chủ đề xêmina ở trên lớp. Làm việc cả lớp.
1- Mở đầu
— Các nhóm học tập thông báo tình hình chuẩn bị chủ đề xêmina (đề cương cá nhân, tham luận của nhóm, và bản tóm tắt những nội dung chính định trình bày trước lớp, phương tiện báo cáo v.v.).
2- Phát triển
— Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu trong thời gian 10 phút (báo cáo viên phải chọn những nội dung thiết yếu nhất của tham luận để trình bày trước tập thể lớp; những báo cáo sau không cần lặp lại những nội dung trùng với báo cáo
38
trước, mà nên nhận xét và nói rõ quan điểm của nhóm mình về nội dung của báo cáo trước đó, nêu câu hỏi cần làm rõ trong báo cáo trước).
— Thảo luận, tranh luận tập thể về nội dung của từng báo cáo đã trình bày.
+ Giáo sinh có thể đưa ra các lời giải thích khác nhau về một vấn đề, bổ sung các ý để hoàn chỉnh câu trả lời cho câu hỏi; lật đi lật lại các ý quan trọng, nêu câu hỏi cho giáo viên và cho bạn cùng học (chú ý câu hỏi nêu ra phải ngắn, rõ ý cần hỏi, chỉ hỏi về một vấn đề, không nên đưa ra các câu hỏi chứa sẵn câu trả lời).
+ Giáo sinh tự điều chỉnh suy nghĩ, ý kiến cá nhân dựa trên các câu trả lời của bạn và các gợi ý của giáo viên.
3- Kết thúc
— Giáo sinh tự phân tích các ý kiến đúng sai.
— Giáo sinh nhận xét và ghi nhận những đóng góp của bạn, nhóm bạn.
— Giáo sinh chính xác hoá, hệ thống hoá kiến thức trong chủ đề xêmina bằng các cách sau :
+ Trả lời các câu hỏi ngắn như :
“Nhân cách là gì ?”.
“Nhân cách được hình thành như thế nào ?”.
“Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ?”.
“Di truyền có vai trò như thế nào trong sự phát triển nhân cách ? Vì sao ?”.
“Môi trường có vai trò như thế nào trong sự phát triển nhân cách ? Vì sao ?”.
“Tại sao giáo dục nhà trường lại có vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách
?”.
“Vì sao hoạt động - giao lưu có vai trò quy định trực tiếp đến sự phát triển nhân
cách ?”.
+ Hệ thống hoá kiến thức bằng lời hay bằng phương pháp sơ đồ hoá.
+ Quan sát hệ thống hoá tri thức chủ đề xêmina qua các phương tiện trình chiếu
trên lớp (phim, màn hình máy vi tính, giấy khổ lớn v.v).
Đánh giá hoạt động
Việc đánh giá kết quả bài học Giáo dục học được triển khai bằng phương pháp xêmina bao gồm đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của cá nhân và của nhóm. Cụ thể như sau :
1- Đánh giá hoạt động chuẩn bị chủ đề xêmina (10 điểm), gồm các công việc sau :
— Xây dựng đề cương chủ đề xêmina (xác định đúng nội dung của chủ đề xêmina, xác định đúng các ý chính cho từng nội dung của chủ đề, trình bày sạch, đẹp, đúng thời hạn đã định) = 3 điểm.
— Kế hoạch hoạt động của nhóm (liệt kê đủ công việc phải làm để thực hiện chủ xêmina, xác định được mức đạt đến cho từng công việc và thời hạn hợp lí cho từng công việc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên) = 3 điểm.
39

— Viết tham luận (huy động đủ, chính xác kiến thức liên quan đến chủ đề xêmina, có đưa ra các quan điểm khác nhau về một khái niệm, có đối chiếu và nhận xét các quan niệm khác nhau, có đưa số liệu thực tế vào tham luận, trình bày hệ thống, lôgic, không sai lỗi chính tả, sạch, đẹp) = 4 điểm.
2- Đánh giá kết quả xêmina trên lớp (10 điểm)
— Trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm = 4 điểm.
+ Nội dung : Chọn thông tin cốt yếu, khái quát, nêu bật trọng tâm, trình bày to,
rõ, đẹp trên phương tiện kĩ thuật = 3 điểm.
+ Hình thức : tự tin, bình tĩnh, thể hiện sự nắm vững vấn đề khi trình bày =
1điểm.
— Thảo luận và tranh luận về nội dung của các báo cáo = 6 điểm.
+ Số lượng và chất lượng những câu hỏi được nêu ra (rõ ý cần hỏi, chứa đựng vấn đề cần giải thích, chứng minh liên quan đến chủ đề xêmina).
+ Số lượng và chất lượng những câu trả lời của sinh viên (câu trả lời phải huy động được kiến thức trong các bài học trước, trong các báo cáo và hiểu biết thực tế).
+ Tính tự giác, tích cực của sinh viên khi nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi.
3- Đánh giá mức độ lĩnh hội bài học ở sinh viên
Bài tập “tái nhận kiến thức” : “Viết lại bài học bằng ngôn ngữ của cá nhân” (10 điểm). Chuẩn và thang đánh giá cho bài tập như sau :
— Kiến thức chính xác = 1,5 điểm.
— Đầy đủ các nội dung = 1,5 điểm.
— Đưa nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề = 2 điểm.
— So sánh, nhận xét các ý kiến khác nhau = 2 điểm.
— Đưa thông tin về thực tế cuộc sống, thực tế giáo dục tiểu học liên quan đến nội dung chủ đề xêmina = 2 điểm.
— Các ý sắp xếp hệ thống, lôgic, lập luận rõ ràng, trình bày ngắn gọn, câu văn đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy = 1 điểm.
Tổng trung bình của 3 cột điểm là điểm tham gia chủ đề xêmina của từng nhóm.
4- Đánh giá sự tham gia và hợp tác của từng thành viên trong nhóm (10 điểm)
— Tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm giao cho = 2 điểm.
— Khắc phục khó khăn thực hiện đến cùng nhiệm vụ học tập của cá nhân = 2 điểm. — Nhiệm vụ học tập được thực hiện có chất lượng và đúng kì hạn = 3 điểm.
— Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập của nhóm (chia sẻ và giúp đỡ các thành viên khác v.v.) = 3 điểm.
Tiêu chí này do cá nhân và nhóm học tập tự đánh giá, và báo lại cho giảng viên bộ môn.
40

Trung bình điểm của nhóm và điểm của từng cá nhân là điểm cuối cùng của cá nhân về việc tham gia hoạt động nghiên cứu chủ đề xêmina.
Thông tin phản hồi cho các hoạt động
Hoạt động chuẩn bị chủ đề xêmina
— Phân tích đúng các dấu hiện bản chất trong tình huống như :
+ “Hiền, dữ” - các nét tính cách của con người, thuộc cấu trúc nhân cách.
+ “Phải đâu là tính sẵn” - không được quy định sẵn, không có ngay từ khi sinh
ra.
+ “Phần nhiều do giáo dục” - Ngoài giáo dục, còn nhiều yếu tố khác tham gia
vào sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên giáo dục giữ vị trí quan trọng. — Xác định nhiệm vụ, yêu cầu của chủ đề xêmina, cụ thể là :
+ Trình bày khái niệm nhân cách, sự phát triển nhân cách, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
+ Chứng minh giáo dục giữ vai trò “phần nhiều” trong sự phát triển nhân cách.
+ Chứng minh ảnh hưởng của các yếu tố khác giữ vai trò “phần ít” trong sự phát triển nhân cách.
— Xác định các điều kiện để thực hiện chủ đề xêmina như tài liệu tham khảo, cơ sở thực tế giáo dục, máy vi tính, máy ghi âm, máy ảnh, phương pháp học tập theo nhóm).
— Lập kế hoạch thực hiện chủ đề xêmina như phân công nhiệm vụ và mức độ đạt đến, thời gian hoàn thành cho từng thành viên của nhóm một cách rõ ràng và phù hợp.
— Tìm đúng và nhanh các nguồn thông tin (giáo trình, sách, báo, tạp chí liên quan đến chủ đề xêmina), đọc và ghi chép những thông tin liên quan.
— Xác định tài liệu đọc chính và các tài liệu tham khảo, tóm tắt nội dung các sách đã đọc, nhận xét ngắn các quan niệm được trình bày trong các sách.
— Thông tin trình bày trong báo cáo (các ý chính, phụ được sắp xếp hợp lí, lôgic, hệ thống. Lập luận phải rõ ràng, ví dụ minh hoạ phải điển hình,v.v.).
Hoạt động thực hiện chủ đề xêmina ở trên lớp
— Nêu bật các ý chính của báo cáo, không trùng lắp với nội dung của báo cáo trước; phát hiện và bổ sung cho các tồn tại của các báo cáo trước.
— Phát hiện và phát biểu những mâu thuẫn, điểm quan trọng cần được làm sáng rõ, các ví dụ thực tế để minh hoạ. Ví dụ như :
+ Hãy nêu rõ những luận cứ chứng minh di truyền chỉ là tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách chứ không quyết định sự phát triển nhân cách.
+ Giải thích như thế nào về câu tục ngữ : Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh hay Cha nào con nấy.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hình thành và rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh trong dạy học giải phương trình lượng giác ở lớp 11 trường Trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kĩ năng dự đoán và kiểm chứng cho học sinh trong dạy học Hình học không gian lớp 11 nâng cao THPT Luận văn Sư phạm 0
H Phát triển tư duy và rèn luyện kiến thức kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh thông qua chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 12 nâng cao theo hướng dạy học tích cực Luận văn Sư phạm 0
U Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong dạy học phần mềm tiến hóa sinh học 12 THPT Luận văn Sư phạm 0
K Rèn luyện kĩ năng giải toán về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian, quan hệ song song cho học sinh lớp 11 THPT : Giáo dục học Luận văn Sư phạm 0
B Rèn luyện kĩ năng giải toán thể tích khối đa diện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 3
N Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy học Sinh học 10 THPT Luận văn Sư phạm 0
J Sử dụng blog để rèn luyện kĩ năng viết cho sinh viên Đại học Thương mại Hà Nội Ngoại ngữ 0
C Từ thực tế viết văn nghị luận của học sinh THPT xây dựng hệ thống bài tập sửa lỗi và rèn luyện kĩ năng làm văn Tài liệu chưa phân loại 0
L Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản tự sự cho học sinh trung học cơ sở Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top