daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch dựa trên cân nặng theo tuổi và cân nặng theo bmi 50th
MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………….….....................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………….............................3
Mục tiêu tổng quát ………………………………………………....................3
Mục tiêu chuyên biệt …………………………………………………............3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………….......................4
PHẦN 1: SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE …………………………..............5
1.1.1 Dịch tể và đường lây truyền bệnh …………………………………......5
1.1.2 Cơ chế bệnh sinh …………………………………………....................7
1.1.3 Lâm sàng …………………………………………................................9
1.1.4 Cận lâm sàng ………………………………………............................11
1.1.5 Tiêu chẩn chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue ………………..…..…...14
1.1.6 Phân loại Sốt xuất huyết Dengue ……………………………….........14
1.1.7 Điều trị ……………………………………...…..................................15
1.1.8 Phòng bệnh ……………………………………...................................19
PHẦN 2: DƯ CÂN VÀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM ……….…...…......................21
1.2.1 Một số định nghĩa về béo phì ……………………………...............….21
1.2.2 Nguyên nhân béo phì ……………………………………................….21
1.2.3 Dịch tể học ……………………………………………...................…..22
1.2.4 Sư tích tụ mỡ …………………………………………….................…23
1.2.5 Đặc điểm lâm sàng của trẻ em dư cân và béo phì ……………........….25
1.2.6 Chẩn đoán béo phì .................................................................................26
1.2.7 Phân loại béo phì ....................……………………………....…….......26
1.2.8 Hậu quả dư cân và béo phì ……………………….......................…….28
1.2.9 Một số công thức tính cân nặng lý tưởng …….....................………….30
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU ................33
2.1 Thiết kế nghiên cứu …………………............................................……..34
2.2 Đối tượng nghiên cứu …………………...........................................……34
2.3 Cách tiến hành …………..........................................................................35
2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán ...............................................................................35
2.5 Xử lý và phân tích số liệu ……...................................................………..37
2.6 Vấn đề y đức ……………........................................................………….49
2.7 Khả năng và tính ứng dụng.………...........................................………...49
2.8 Kế hoạch thức hiện ………………..............................................……….49
TÀI LIỆU THAM KHẢO














DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP
: Béo phì
CDC
: The Center for Disease Control and Prevention - Trung
Tâm Quản Lý Bệnh Hoa Kỳ
CN-BMI50
: Cân nặng được tính theo BMI ở mức 50th percentile
CN-T
: Cân nặng được tính theo tuổi
CN-thực
: Cân nặng thực
DC
: Dư cân
DC-BP
: Dư cân và béo phì
DEN-1
: Type huyết thanh virus Dengue 1
DEN-2
: Type huyết thanh virus Dengue 2
DEN-3
: Type huyết thanh virus Dengue 3
DEN-4
: Type huyết thanh virus Dengue 4
Dex 70
: Dextran 70
ĐPT
: Đại phân tử
HA
: Huyết áp
INF
: Interferon
LR
: Lactate ringer
PaO2
: Phân áp oxy trong máu động mạch
PaCO2
: Phân áp CO2 trong máu động mạch
SHH
: Suy hô hấp
SKD
: Sốc kéo dài
SXH-D
: Sốt xuất huyết Dengue
TCYTTG
: Tổ chức Y tế thế giới
TGTD
: Thời gian truyền dịch
TNF
: Tumor Necrosis Factor - Yếu tố hoại tử bướu
TTM
: Truyền tĩnh mạch
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Truyền dịch trong sốc Sốt xuất huyết độ III …..............…..16
Sơ đồ 1.2 : Truyền dịch trong sốc Sốt xuất huyết độ IV ……............…17
Sơ đồ 1.3 : BMI theo tuổi, nữ …………….............................................31
Sơ đồ 1.4 : BMI theo tuổi, nam ……………..........................................32

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên, bệnh lan truyền chủ yếu do muỗi Aedes aegypti. Có thể nói SXH-D là một bệnh do vi rút lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Bệnh đã được biết đến từ Thế kỷ XVI, tuy nhiên trong những năm gần đây SXH-D mới trở thành vấn đề y học cần quan tâm của nhiều vùng, lãnh thổ, nhất là khu vực Đông Nam Á. Theo TCYTTG, bệnh SXH-D hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với khảng 20 triệu người bị nhiễm vi rút Dengue và khoảng 500.000 trường hợp bị SXH-D phải nhập viện, trong đó chủ yếu là trẻ em [29],[45],[47].
Sốt Dengue và SXH-D được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành quang năm không chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả ở vùng nông thôn, nơi có muỗi trung gian truyền bệnh nhất là tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Dịch SXH-D thường xảy ra theo chu kỳ mỗi 3-4 năm, trận dịch lớn nhất xảy ra năm 1998 với 234.866 BN và 383 trường hợp tử vong được báo cáo. Ở nước ta đã phân lập được cả 4 típ vi rút Dengue gây bệnh: DEN-1 và DEN-2 (1991-1995), DEN-3 (1997-1998) và DEN-4 (từ năm 1999 đến nay) [3]. SXH-D có thể gây bệnh cảnh nguy kịch như: xuất huyết tiêu hoá, sốt xuất huyết thể não[10], hội chứng sốc giảm thể tích nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sẽ khó hơn nếu SXH-D xảy ra ở bệnh nhân có bệnh nền trước đó như: dư cân, béo phì, bệnh tim mạch, hội chứng thận hư, hen phế quản … Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao trong SXH-D[34].
Dư cân, béo phì không còn là vấn đề sức khỏe của riêng các nước phát triển mà nó cũng là vấn đế sức khỏe cộng đồng ưu tiên của các nước đang phát triển. TCYTTG nhận định: thừa cân, béo phì và các hậu quả của nó sẽ là một yếu tố làm kiệt quệ nguồn lực dành cho y tế tại vùng Thái Bình Dương trong tương lai gần. Trẻ em DC-BP có thể gặp những yếu tố nguy cơ đối với tim mạch (tăng cholesterol máu, tăng đề kháng insulin, tăng huyết áp), tiểu đường, hội chứng chuyển hóa [27],[48]… Các nghiên cứu của Thisayakorn và Nimmanitya, 1993; Kowsathit và Chantarojsiri, 2000: đã nhận thấy SXH-D thường xảy ra hơn ở trẻ em béo phì và kích thước cơ thể (body size) có liên quan đến mức độ nặng của SXH-D ở trẻ em [38]. Ở trẻ em DC-BP, thể tích tuần hoàn và tổng lượng dịch cơ thể có khác so với trẻ em có cân nặng bình thường không? lượng dịch truyền trong sốc SXH-D được tính theo công thức nào? Chính vì vậy, việc điều trị sốc SXH-D ở trẻ DC-BP rất khó khăn. Từ năm 2002, Sirijitt Vasanawathana đề nghị sử dụng trọng lượng lý tưởng được ước lượng bằng công thức CN = (tuổi + 4)2 (tuổi tính bằng năm) để điều trị dịch truyền đối với trẻ em sốc SXH-D có DC-BP [44]. Sau hai năm (2004-2005) áp dụng công thức trên tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai chúng tui nhận thấy tỷ lệ bệnh nhi sử dụng dung dịch ĐPT cao (66%) và công thức tính cân nặng theo tuổi chưa thể hiện được chiều cao và giới tính [18]. Vì vậy, sau đó chúng tui đề nghị tính cân nặng để điều trị dịch truyền đối với bệnh nhi sốc SXH-D có DC-BP theo CN-BMI50 [19]. CN-BMI50 được tính bằng cách dựa theo ”2000 CDC BMI-for-age growth charts for girls and boys”, từ cột tuổi ở mức tuổi của trẻ ta chiếu theo phương thẳng đứng cắt với đường biểu diễn BMI ở mức 50th percentile ta có trị số BMI 50th percentile theo tuổi, lấy trị số BMI 50th percentile theo tuổi nhân với bình phương chiều cao của trẻ ta có được cân nặng ở mức BMI 50th percentile theo tuổi.
Câu hỏi nghiên cứu:
Có sự khác biệt về đặc điểm dịch truyền (lượng dịch truyền trung bình, tỷ lệ bệnh nhi có sử dụng ĐPT, TGTD trung bình) và các biến chứng của phương pháp điều trị dựa trên CN-T và dựa trên CN-BMI50 trong điều trị bệnh nhi SXH độ III có DC-BP?
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Giữa Mô Hình Nuôi Cá Tra (Pangasianodon Hypophthalmus) Có Liên Kết Và Không Nông Lâm Thủy sản 0
D So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh trĩ theo hai phương pháp Longo và Milligan-Morgan tại bệnh viện Việt Đức năm 2008-2009 Y dược 0
G So sánh kết quả giữa EPI-Lasik và lasik trong điều trị cận và loạn cận Tài liệu chưa phân loại 0
A So sánh kết quả điều trị cận thị giữa lasik phân tích giá trị Q và lasik thường qui Tài liệu chưa phân loại 0
T So sánh kết quả thị lực và độ nhạy tương phản giữa acrysof restor và acrysof đơn tiêu tại bệnh viện mắt TP HCM Tài liệu chưa phân loại 0
N Thử so sánh kết quả tính toán thiết bị lái bằng phương pháp lí thuyết với yêu cầu quy phạm Tài liệu chưa phân loại 0
F So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về Bác Hồ (Búp sen xanh của Sơn Tùng - Cha và con của Hồ Phương) Văn hóa, Xã hội 0
P Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
T Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật nước trên thế giới Luận văn Luật 0
M So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top