anhdangtimem_pl

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối



Lời mở đầu
húng ta đang sống trong thời đại với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, một thời đại mà sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa được đặt lên hàng đầu .
Nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì không thể tách rời được ngành điện, ngành điện đóng một vai trò mấu chốt trong quá trình đó.
Trong ngành điện thì công việc thiết kế máy điện là một khâu vô cùng quan trọng, nhờ có các kĩ sư thiết kế máy điện mà các máy phát điện mới được ra đời cung cấp cho các nhà máy điện. Khi điện đã được sản xuất ra thì phải truyền tải điện năng tới nơi tiêu thụ, trong quá trình truyền tải điện năng đó thì không thể thiếu được các máy biến áp điện lực dùng để tăng và giảm điện áp lưới sao cho phù hợp nhất đối với việc tăng điện áp lên cao để tránh tổn thất điện năng khi truyền tải cũng nhu giảm điện áp cho phù hợp với nơi tiêu thụ .
Vì lí do đó mà máy biến áp điện lực (MBAĐL) là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống điện .MBAĐL ngâm dầu là loại máy được sử dụng rất phổ biến hiện nay do những ưu điểm vượt trội của loại máy này có được .Nhờ đó mà MBAĐL ngâm dầu ngày càng dược sử dụng rộng rãi hơn và không ngừng được cải tiến sao cho phục vụ nhu cầu của người sử dụng đươc tốt nhất .
Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp của tui là: THIẾT KẾ MÁY BIẾN ÁP ĐIỆN LỰC BA PHA NGÂM DẦU
Bài thiết kế tốt nghiệp của tui gồm 3 phần:
ỉ Phần 1 : Tổng quan về máy biến áp.
ỉ Phần 2 : Thiết kế.
ỉ Phần 3 : Chuyên đề : Tìm hiểu về qui trình thử nghiệm máy biến áp .
Các bản vẽ :
Bản vẽ tổng lắp ráp A0.
Bản vẽ quấn dây và sơ đồ nối dây A0.
Bản vẽ mạch từ lắp ráp A0.
Kết luận .
Các tài liệu tham khảo .
Mục lục .







Phần I: Tổng quan về máy biến áp
1.1 Vài nét khái quát về máy biến áp
Để dẫn điện từ các trạm phát điện đến hộ tiêu thụ cần có đường dây tải điện (Hình 1.1) Nếu khoảng cách giữa nơi sản xuất điện và nơi tiêu thụ điện lớn, một vấn đề rất lớn đặt ra và cần được giải quyết là việc truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất và đảm bảo được các chỉ tiêu kĩ thuật.


Hình 1.1 Sơ đồ mạng truyền tải điện đơn giản
Như ta đã biết, cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp được tăng cao thì dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm xuống, như vậy có thể làm tiết diện dây nhỏ đi, do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, đồng thời tổn hao năng lượng trên đường dây cũng sẽ giảm xuống. Vì thế, muốn truyền tải công suất lớn đi xa, ít tổn hao và tiết kiệm kim loại mầu trên đường dây người ta phải dùng điện áp cao,dẫn điện bằng các đường dây cao thế, thường là 35,110,220 và 500 KV. Trên thực tế, các máy phát điện thường không phát ra những điện áp như vậy vì lí do an toàn, mà chỉ phát ra điện áp từ 3 đến 21KV, do đó phải có thiết bị để tăng điện áp đầu đường dây lên. Mặt khác các hộ tiêu thụ thường chỉ sử dụng điện áp thấp từ 127V, 500V hay cùng lắm đến 6KV, do đó trước khi sử dung điện năng ở đây cần có thiết bị giảm điện áp xuống. Những thiết bị dùng để tăng điện áp ra của máy phát điện tức đầu đường dây dẫn và những thiết bị giảm điện áp trước khi đến hộ tiêu thụ gọi là các máy biến áp (MBA).
Thực ra trong hệ thống điện lực, muốn truyền tải và phân phối công suất từ nhà máy điện đến tận các hộ tiêu thụ một cách hợp lí, thường phải qua ba, bốn lần tăng và giảm điện áp như vậy. Do đó tổng công suất của các MBA trong hệ thống điện lực thường gấp ba, bốn lần công suất của trạm phát điện. Những MBA dùng trong hệ thống điện lực gọi là MBA điện lực hay MBA công suất. Từ đó ta cũng thấy rõ, MBA chỉ làm nhiệm vụ truyền tải hay phân phối năng lượng chứ không chuyển hóa năng lượng.
Ngày nay khuynh hướng phát triển của MBA điện lực là thiết kế chế tạo những MBA có dung lượng thật lớn, điện áp thật cao, dùng nguyên liệu mới chế tạo để giảm trọng lượng và kích thước máy.
Nước ta hiện nay ngành chế tạo MBA đã thực sự có một chỗ đứng trong việc đáp ứng phục vụ cho công cuộc công nghiệp hiện đại hóa nước nhà. Hiện nay chúng ta đã sản xuất được những MBA có dung lượng 63000KVA với điện áp 110KV.
1.2 Định nghĩa máy biến áp
Máy biến áp là một thiết bị điện từ đứng yên, làm việc dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi. Kí hiệu một MBA đơn giản như hình 1.2

Hình 1.2 Kí hiệu MBA
Đầu vào của MBA được nối với nguồn điện ,được gọi là sơ cấp (SC).Đầu ra của MBA được nối với tải gọi là thứ c4ấp (TC)
Khi điện áp đầu ra TC lớn hơn điện áp vào SC ta có MBA tăng áp
Khi điện áp đầu ra TC nhỏ hơn điện áp vào SC ta có MBA hạ áp .
Các đại lượng và thông số của đầu sơ cấp .
+ U1 : Điện áp sơ cấp .
+ I1 : Dòng điện qua cuộn sơ cấp .
+ P1 : Công suất sơ cấp .
+ W1 : Số vòng dây cuộn sơ cấp .
Các đại lượng và thông số của đầu thứ cấp .
+ U1 : Điện áp thứ cấp .
+ I1 : Dòng điện qua cuộn thứ cấp .
+ P1 : Công suất thứ cấp .
+ W1 : Số vòng dây cuộn thứ cấp .
1.3 Các lượng định mức
Các lượng định mức của MBA do mỗi nhà chế tạo qui định sao cho phù hợp với từng loại máy .
Có 3 đại lượng định mức cơ bản của MBA .
a. Điện áp định mức
Điện áp sơ cấp định mức kí hiệu U1đm ,là điện áp qui định cho dây quấn sơ cấp .
Điện áp thứ cấp định mức kí hiệu U2đm ,là điện áp giữa các cực của dây quấn sơ cấp Khi dây quấn thứ cấp hở mạch và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp là định mức ,người ta qui ước với MBA 1 pha điện áp định mức là điện áp pha ,với MBA 3 pha là điện áp dây .Đơn vị của điện áp ghi trên nhãn máy thường là KV .
Trang
Lời mở đầu………………………………………………………………1
Phần I: Tổng quan về máy biến áp……………………………..3
1.1 Vài nét khái quát về máy biến áp……………………………………...3
1.2 Định nghĩa máy biến áp………………………………………………..4
1.3 Các lượng định mức……………………………………………………5
1.4 Công dụng máy biến áp………………………………………………..6
1.5 Cấu tạo máy biến áp…………………………………………………...7
1.5.1 Lõi sắt máy biến áp………………………………………………….7
a. Lõi sắt kiểu trụ………………………………………………………8
b. Lõi sắt kiểu bọc……………………………………………………...9
c. Lõi sắt kiểu trụ –bọc……………………………………………….10
1.5.2 Dây quấn máy biến áp……………………………………………..13
a. Dây quấn đồng tâm………………………………………………...13
b. Dây quấn xen kẽ…………………………………………………...13
1.5.3 Vỏ máy biến áp…………………………………………………….14
a. Thùng máy biến áp………………………………………………...14
b. Nắp thùng…………………………………………………………..15
1.6 Nguyên lý làm việc của máy biến áp…………………………………16
1.7 Tiêu chuẩn hóa trong việc chế tạo máy biến áp điện lực……………..18
1.8 Mục đích yêu cầu và nhiệm vụ……………………………………….19
Phần II: Thiết kế……………………………………………………..23
Chương 1: Tính toán các kích thước của máy biến áp………………….23
1.1 Xác định các đại lượng điện cơ bản của máy biến áp……………..23
1.2 Chọn các số liệu xuất phát và tính toán các kích thước…………...25
chủ yếu.
Chương 2: Thiết kế mạch từ…………………………………………….. 27
2.1 Chọn tôn silic……………………………………………………...27
2.2 Cắt lá thép…………………………………………………………28
2.3 Tính toán sơ bộ mạch từ…………………………………………...29
Bảng tính toán máy biến áp điện lực ba pha…………………………….37
Chương III: Tính toán dây quấn máy biến áp…………………………..39
3.1 Các yêu cầu chung………………………………………………...39
1. Yêu cầu vận hành………………………………………….……39
a. Yêu cầu về điện…………………………………………….39
b. Yêu cầu về cơ học………………….……………………….40
c. Yêu cầu về nhiệt………….………………………………...40
2. Yêu cầu về chế tạo……………………………………….……..40
3.2 Tính toán dây quấn hạ áp (HA)…………………………………...41
3.3 Tính toán dây quấn (CA)………………………………………….45
Chương IV: Tính toán tham số không tải ngắn mạch…………………..52
4.1 Xác định tổn hao ngắn mạch……………………………………...52
4.1.1 Tổn hao chính………………………………………..53
4.1.2 Tổn hao phụ………………………………………….54
4.1.3 Tổn hao trong dây dẫn ra…………………………….55
4.2 Xác định điện áp ngắn mạch……………………………………57
4.3 Tính dòng điện ngắn mạch cực đại……………………………..59
4.4 Tính lực cơ giới lúc ngắn mạch…………………………………60
4.5 Tính ứng suất của dây quấn……………………………………..62
Chương V: Tính toán cuối cùng mạch từ………………………………..63
5.1 Xác định kích thước cụ thể của lõi sắt…………………………...63
5.2 Tính tổn hao không tải……………………………………………67
5.3 Hiệu suất của máy biến áp………………………………………..72
5.4 Chi phí vật liệu tác dụng là……………………………………….72
Chương 6: Tính toán nhiệt máy biến áp…………………………………73
6.1 Đại cương………………………………………………………….73
6.2 Tính toán về nhiệt cụ thể của máy biến áp……………………..74
I. Tính toán nhiệt độ chênh qua từng phần………………..74
II. Tính toán nhiệt của thùng dầu…………………………..77
III. Xác định sơ bộ trọng lượng ruột vỏ……………………..83
Chương 7: Kết cấu máy biến áp………………………………………….86
Phần II: chuyên đề…………………………………………………..88
Tìm hiểu qui trình thử nghiệm máy biến áp……………..88
I. Đại cương……………………………………………………………….88
II. Quá trình thử nghiệm………………………………………………….89
2.1 Thử nghiệm điện trở cách điện……………………………………89
2.2 Thử nghiệm cao áp một chiều và xoay chiều……………………..92
2.3 Thử nghiệm tổn hao điện môi…………………………………….94
2.4 Thử nghiệm hệ số biến đổi………………………………………..95
2.5 Thử nghiệm cực tính của dây quấn……………………………….96
2.6 Kiểm tra tổ nối dây……………………………………………….96
2.7 Thử nghiệm điện áp phân cực phục hồi…………………………..97
2.8 Xác định sự phóng điện cục bộ…………………………………...97
2.9 Thử nghiệm hệ số công suất của cách tản nhiệt…………………..99
máy biến áp.
2.10 Thử nghiệm dòng điện kích từ của máy biến áp……………….103
kết luận……………………………………………………………….105
tài liệu tham khảo ………………………………………………106
mục lục……….……………………………………………….............107

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top