Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng đầu tư phát triển và một số giải pháp định hướng phát triển tại Tổng công ty chè Việt Nam
Mục Lục
Lời Mở Đầu 1
CHƯƠNG MỘT
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 2
1.1. Giới thiệu về tổng công ty chè Việt Nam 2
1.1.1 quá trình hình thành 2
1.1.1.1giai đoạn 1974 – 1978 . 2
1.1.1.2. Giai đoạn 1979 – 1986. 2
1.1.1.3.Giai đoạn 1987 – 1995. 3
1.1.1.4. Giai đoạn 1996 đến nay 4
1.1.2. chức năng, nhiệm vụ của công ty 5
1.1.3. cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 6
1.2. Thực trạng đầu tư tại Tổng công ty chè Việt Nam 10
1.2.1. Tình hình đầu tư phát triển chè nguyên liệu 10
1.2.1.1. Đầu tư cho công tác trồng mới 13
1.2.1.2. Đầu tư cho chăm sóc - thu hái chè 19
1.2.1.3. Đầu tư thâm canh cải tạo chè xuống cấp 24
1.2.1.4. Đầu tư cho các dịch vụ nông nghiệp khác 28
1.2.2. Tình hình đầu tư cho công nghiệp chế biến chè 33
1.2.2.1. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến công nghiệp. 33
1.2.2.2. Đầu tư cho công nghệ chế biến chè 39
1.2.2.3. Đầu tư cho hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm 43
1.2.3. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng 46
1.2.3.1.Đầu tư cho thuỷ lợi 46
1.2.3.2. Đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải 49
1.2.3.3. Đầu tư cho điện năng 50
1.2.3.4. Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi 51
1.2.4. Tình hình đầu tư cho công tác marketing sản phẩm 52
1.2.4.1. Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường.
1.2.4.2. Đầu tư cho công tác hoàn thiện sản phẩm. 57
1.2.4.3. Đầu tư cho các công cụ xúc tiếp hỗn hợp: 61
1.2.5. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực 64
1.2.6. Nguồn vốn đầu tư phát triển chè 67
1.2.6.1. Nguồn vốn trong nước 67
1.2.6.2. Nguồn vốn nước ngoài 70
1.2.7. Kết quả và hiệu quả đầu tư ngành chè 71
1.2.7.1. Hiệu quả tài chính và kết quả đầu tư 71
1.2.7.2. Hiệu quả kinh tế xã hội 84
1.2.8. Những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam 85
1.2.8.1. Về hoạt động đầu tư phát triển chè nguyên liệu 85
1.2.8.2. Về đầu tư công nghệ chế biến. 86
1.2.8.3. Về hoạt động đầu tư cho Marketing. 87
1.2.8.4. Về đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng. 87
1.2.8.5. Về đầu tư phát triền nguồn nhân lực. 87
1.2.8.6. Nguồn vốn đầu tư phát triển. 88
1.2.9. Kết luận chung 88
CHƯƠNG HAI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 91
2.1 giải pháp về vốn: 91
2.2. Giải pháp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu 94
2.2.1.giải pháp về chọn và nhân giống chè. 94
2.2.2. giải pháp về thâm canh. 96
2.2.3. Giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu. 97
2.3.Giải Pháp đầu tư cho công nghiệp chế biến. 98
2.3.1.Cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến. 98
2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. 100
2.4. giải pháp đầu tư cho thị trường. 102
2.4.1.giải pháp cho khâu nghiên cứu thị trường. 102
2.4.2.Giải pháp Marketing. 104
2.5. Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. 106
2.5.1.về tổ chức quản lý. 106
2.5.2. Giải pháp đầu tư nguồn nhân lực. 107
Kết luận 109
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-01-chuyen_de_thuc_trang_dau_tu_phat_trien_va_mot_so_g.dd67zawMPu.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-71529/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hưởng tới chất lượng sản phẩm. Với sự chuyển dịch mùa vụ, đã tạo ra khối lượng sản phẩm đáng kể vào các vụ Đông Xuân, giải quyết được tình trạng lao động nhàn rỗi trong những tháng này và giảm bớt sự căng thẳng lao động trong những tháng mùa vụ. Đồng thời, chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện hơn, do đất đai có đủ thời gian phân huỷ các chất hoá học độc hại đã sử dụng sau mỗi mùa vụ. Hiện nay, đã có tới 22,4 % khối lượng chè trong năm được sản xuất ở vụ Đông Xuân ( Thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán), là thời điểm nhu cầu dùng chè tăng lên, mà lượng chè trên thị trường lại khan hiếm ( do cung < cầu )dẫn tới giá bán 1 kg chè búp khô trong tháng này thường tăng gấp 2 - 3 lần so với giá bán trong năm. Như vậy về mặt hiệu quả đầu tư, nếu tăng khối lượng sản phẩm chè vụ Đông Xuân lên 50% thì giá trị sản lượng sẽ bằng tổng sản phẩm chè được sản xuất trong cả năm. Để thực hiện được điều này, thì cần đầu tư đầy đủ, có hệ thống vào công tác thuỷ lợi, đảm bảo cung cấp nước kịp thời sản xuất.bảng 1.10 : vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 2005 - 2008
đơn vị tính : triệu đồng
số tt
danh mục công ty chè đầu tư thuỷ lợi cho chố
năm2005
năm2006
năm2007
năm2008
tổngcộng
1
cty chè mộc châu
3000
2001
3000
8000
2
cty chè long phú
1815
1000
2001
4850
3
cty chè trần phú
1450
1450
4
cty chè liên sơn
1350
1350
5
cty chè sông cầu
1250
1500
2500
5250
6
cty chè hà tĩnh
1450
1000
2450
7
cty chè Âu lạc
1000
1000
2001
8
dự án thuỷ lợi vườn chè
1000
2001
3000
tổng kinh phí
10350
4500
9500
4000
28350
nguồn : vụ kế hoạch - bộ nông nghiệp và phat triển nông thôn
Vốn đầu tư cho thuỷ lợi của ngành chè qua các năm 2005 - 2008 ở một số vùng chè trọng điểm như bảng 1.10. Qua bảng 1.10, ta thấy,nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi năm 2005 đạt mức cao nhất là 10,35 tỷ đồng, sau đó giảm xuống 4,5 tỷ đồng năm 2006; đến năm 2007 tăng lên 9,5 tỷ đồng, nhưng sau đó lại giảm mạnh xuống còn 4 tỷ đồng năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng này là do thị trường chè của ta luôn luôn không ổn định; những năm có kim ngạch xuất khẩu lớn, nguồn doanh thu lớn, lợi nhuận nhiều, thì nguồn vốn ĐTPT dành cho thuỷ lợi cũng tăng. Ngược lại, những năm sản phẩm đầu ra không bán được, doanh thu thấp, lợi nhuận giảm, mà các doanh nghiệp vẫn phải chịu các chi phí mang tính chất công ích xã hội cho cả vùng như : cầu đường, nhà trẻ , mẫu giáo, trường học , bệnh xá, chi cho các công trình công cộng.. . làm thu nhập của doanh nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Vì thế, nguồn vốn đầu tư dành cho thuỷ lợi cũng bị cắt giảm, không đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho san xuất. Hơn nữa, nguồn vốn này chỉ do các doanh nghiệp liên doanh, Cty TNHH có tiềm năng tài chính vững mạnh tiến hành ĐTPT cho thuỷ lợi, nên mang tính cục bộ địa phương mà thiếu tính đồng bộ trong toàn vùng.
1.2.3.2. Đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải
Ngoài các đường quốc lộ, tỉnh lộ do nhà nước trung ương và địa phương đầu tư và quản lý; ngành chè phải ĐTXD hệ thống giao thông riêng để phục vụ sản xuất và chế biến chè trong nội bộ các vùng chè, các nhà máy chế biến thuộc Tổng Công ty chè Việt Nam. Đó là dương liên đồi, đường nối liền các đội sản xuất với nhau và đường nối từ đội đến nhà máy. Tổng chiều dài các tuyến đường này lên tới hang ngàn Km; đồng thời còn phải xây dựng hàng trăm cầu cống các loại thuộc diện vừa và nhỏ. Riêng cầu Thanh Niên qua sông Bứa ở Thanh Sơn -Vĩnh Phúc là cầu lớn nhất, được khánh thành năm 2003 có nhiều ý nghĩa với việc phát triển kinh tế, văn hoá ở khu vực này. Hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ nhiều nơi đang xuống cấp rất nhiều, mà chưa được đầu tư sửa chữa hay xây dựng mới, nên việc đi lại, vân chuyển hang hoá có nhiều khó khăn, như đường vào Quân Chu, Bãi Tranh rất xấu, có nhiều ngầm đá khó đi, giao thông vân chuyển khó khăn, chi phí sửa chữa phương tiện giao thông rất lớn. Các tuyến đường liên đồi nối liền các vùng chè hay tuyến đường trong nội bộ nông trường được đầu tư ít; đường có chất lượng kém, thường xuyên sửa chữa , nên sau một trận mưa bị nước xói lở, phá huỷ; xe vận chuyển nguyên liệu, phân bón thường gặp khó khăn. Trong thời gian tới, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân nơi đây để phát triển hệ thống giao thông như : cấp ngân sách, cho vay vốn hay phối hợp theo hình thức “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tạo tiền đề phát triển cuộc sống cho bà con trong vùng.
1.2.3.3. Đầu tư cho điện năng
Tổng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của toàn ngành là rất lớn, lên tới 40 triệu Kwh/ năm. Đa số các cơ sở chế biến sử dụng điện lưới quốc gia; song có một số đơn vị ở quá xa nguồn điện lưới, dân cư thưa thốt, các cơ sở kinh tế quốc phòng ít, nên phải đầu tư máy Điêzen hay ĐTXD hệ thống thuỷ điện nhỏ đưa vào phục vụ sản xuất. Hiện tại có 6 đơn vị đầu tư sử dụng máy phát điện, với tổng công suất là 6 triệu Kwh/ năm . Việc sử dụng máy Điêzen sản xuất điện cũng gây nhiều khó khăn, hàng năm phải tiêu thụ hàng ngàn tấn dầu, phải thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa, nhưng việc cung cấp điện cho sản xuất ở trong tình trạng thất thường, ảnh hưởng đến chế biến chè.
Trong thời gian qua, điện lực nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư cho hệ thống điện lưới cao thế để phục vụ ngành chè như thống mạng lưới địên cao thế Yên Bái - Trần Phú dài 40 Km; đường điện từ thị trấn Vàng ( Thanh Sơn ) vào khu kinh tế Thanh Niên dài 20 Km.. .Các nguồn điện cao thế này đã tạo điều kiện cho các nhà máy đủ điện để sản xuất ổn định, giá thành sản phẩm hạ và làm ăn có lãi.
Việc đầu tư vào thuỷ điện cũng được ngành điện quan tâm, các công trình thuỷ điện lớn như Thái Bình, Than Uyên, Việt Lâm, Hùng An với tổng công suất đạt 3.000 Kwh. So với yêu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, thì thuỷ điện tại chỗ mới đáp ứng được 30 %, còn lại phải đầu tư thêm máy phát điện. Giá thành 1Kwh của máy phát điện rất cao, bình quân gấp 5 lần giá điện lưới, làm giá thành sản phẩm chè lên cao và thu nhập của người làm chè giảm.
1.2.3.4. Đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi
Với mục tiêu để người làm chè yên tâm công tác và sản xuất tại các vùng chè, ngành chè đã ĐTXD ở tất cả các đơn vị thành viên cơ sở vật chất kỹ thuật cho trường học, trạm xá .. .để các cháu nhỏ được học hành và khám bệnh cho mọi người. Tại những trung tâm lớn như Trần Phú, Sông Lô, Bãi Tranh.. . đã có bệnh viện. Riêng năm 2008, Tổng Cty Chè Việt Nam đã đầu tư cho hệ thống y tế ở 30 tỉnh trung du, miền núi trong cả nước, với số tiền là 2.485 triệu đồng, vượt mức kế hoạch là 10,29 %,tập trung chủ yếu vào hệ thống bệnh viện, cơ sở điều dưỡng, các phòng khám đa khoa .Tuy nhiên, nhìn chung trong mấy năm qua, vốn đầu tư cho các công trình này còn thiếu, nên cơ sở vật chất còn yếu, thậm chí xuống cấp, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước.