Download miễn phí Đề tài Thực trạng tình hình quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện
- Về mặt kỹ thuật, thuế GTGT phải thể hiện đơn giản, rõ ràng, trung lập, ổn định và công bằng, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế theo xu hướng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhằm đạt những mục tiêu trên và xuất phát từ những tồn tại của thuế GTGT phát sinh khi triển khai thực hiện trong thời gian qua, xin kiến nghị phương hướng cơ bản hoàn thiện Luật thuế GTGT trong thời gian tới là:
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng đối tượng chịu thuế đồng nghĩa với việc giảm bớt số nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế nhằm tạo điều kiện cho việc tính thuế được đơn giản, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, tiến tới áp dụng một mức thuế suất ngoài thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc áp dụng thuế.
Thứ ba, nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành thu của cơ quan thuế và giảm chi phí cho người nộp thuế.
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật thuế GTGT
Luật thuế GTGT được triển khai thực hiện ở VN đã hơn 5 năm, thời gian này chưa đủ để chúng ta có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện Luật thuế này. Trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội hiện nay của nước ta, cùng với xu hướng cải cách thuế ở các nước trên thế giới, nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế của Luật thuế GTGT hiện hành, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp chủ yếu sau đây:
2.1 Đổi mới cơ chế chính sách thuế GTGT:
Về cơ bản, hệ thống cơ chế chính sách thuế GTGT hiện hành là tương đối đầy đủ, ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của VN và phần nào phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu yêu cầu và xu hướng hoàn thiện, kiến nghị cần thiết phải đổi mới chính sách thuế GTGT ở nước ta như sau:
Điều chỉnh đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT:
Ở nước ta, Luật thuế GTGT hiện hành vẫn còn qui định đối tượng không chịu thuế còn quá rộng. Do đó, trong thời gian tới, việc điều chỉnh đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế là thật sự cần thiết và kiến nghị điều chỉnh theo hướng sau:
Một là, đưa hàng hóa là nông, lâm, thủy, hải sản chưa qua chế biến vào đối tượng không chịu thuế GTGT, không phân biệt trực tiếp sản xuất hay kinh doanh thương mại.
Hai là, vẫn tiếp tục áp dụng không thu thuế GTGT đối với các loại hình dịch vụ liên quan tới tài chính như: tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán… nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường tài chính và đảm bảo phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới. Đối với tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh và các loại hình bảo hiểm khác đều thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ba là, đối với các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng thuộc dây chuyền công nghệ, vật tư xây dựng thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu, qua thời gian thực hiện thuế cho thấy việc không đánh thuế GTGT chỉ giải quyết giúp đỡ được nhà đầu tư ở chỗ không phải ứng vốn để trả trước tiền thuế. Về vấn đề này, hoàn toàn chúng ta có thể khắc phục được bằng các giải pháp kỹ thuật mà cơ chế vận hành của thuế GTGT có thể giải quyết được như cho khấu trừ và giải quyết hoàn thuế nhanh cho các nhà đầu tư…. Bởi vậy, cần thiết phải đưa các hàng hóa này vào diện chịu thuế GTGT.
Bốn là, việc các hàng hóa, dịch vụ khác hiện nay vẫn chưa có tên trong danh sách chịu thuế GTGT như: dịch vụ y tế công cộng; hoạt động dạy học, dạy nghề; hoạt động văn hóa, xuất bản báo chí, phát thanh, truyền hình; các dịch vụ công ích; dịch vụ tưới tiêu thủy lợi; dịch vụ quốc phòng an ninh; chuyển quyền sử dụng đất, nhà của nhà nước bán cho người tiêu dùng… là chưa thật sự công bằng đối với tất cả các hàng hóa.
Năm là, cần thiết phải sớm ban hành ngưỡng chịu thuế GTGT, bởi lẽ trình độ quản lý của ngành thuế còn nhiều hạn chế và khả năng chấp hành của một bộ phận lớn người dân có hạn. Các hộ kinh doanh có doanh số hàng năm “nằm” dưới ngưỡng chịu thuế sẽ điều chỉnh sang đối tượng không chịu thuế GTGT và nên áp dụng một loại thuế tương tự như thuế doanh thu trước đây nhưng phải đơn giản hóa tối đa số lượng thuế suất và khi thu nên áp dụng chế độ “khoán” doanh thu.
Kết luận
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế; là nguồn chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN). Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì chính thuế năng động, phù hợp càng trở nên cực kì quan trọng. Điều đó cho thấy công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp trong nước ta trong những năm vừa qua là vô cùng quan trọng. Nhìn chung, công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng ở nước ta trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực rõ rệt thông qua sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, song bên cạnh đó vẫn phát sinh nhiều mâu thuẫn và thiếu sót trong quá trình quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT. Do đó để xây dựng một luật thuế có hiệu quả, năng động phù hợp với những biến động nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi rất cấp bách, chính phủ nên có những biện pháp kịp thời nhằm hoàn thiện thuế GTGT và sử dụng nó như một công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay.
Để xây dựng một chính sách thuế mang tinh lâu dài mà vẫn phải phù hợp với nền kinh tế xã hội nhiều biến động như hiện nay là một vấn đề vô cùng phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và hy vọng rằng trong những năm tới đây Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến trong công tác quản lý và hạch toán thuế GTGT nhằm duy trì những mặt tích cực và hạn chế những sai sót.
Trong bài viết trên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ lý luận còn có nhiều hạn chế mong thầy cô chỉ dẫn và góp ý. Cuối cùng em xin Thank các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong qúa trình học tập và đặc biệt là thầy giáo : Nguyễn Quốc Trung - giảng viên trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I: Nội dung 3
Chương I: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng 3
I. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế GTGT 3
II. Thuế giá trị gia tăng 4
1. Khái niệm giá trị gia tăng và thuế GTGT 4
2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 4
3. Giá tính thuế và thuế suất 7
4. Phương pháp tính thuế GTGT 15
5. Nộp thuế và quyết toán thuế 17
6. Hoàn thuế và miễn giảm thuế giá trị gia tăng 19
Chương II: Công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 20
I. Công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp 20
1. Hạch toán thuế giá trị gia tăng 20
2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ở những cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế 22
3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ở những cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT 26
Phần II: Thực trạng tình hình quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện 28
I. Một số bất cập về kế toán thuế
GTGT…………………………………………………………………….. 28
Một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng đến 2020…………………………………………........................... 33
. 1. Bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế – xã hội tác động đến xu hướng hoàn thiện thuế GTGT ở nước ta …………………………………………………… 33
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện luật thuế GTGT …………. 35
Kết Luận .................................................................................................. 37
Lời Mở Đầu.
Ngày nay xu hướng thế giới đang dần trở nên “phẳng” và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ . Cùng với xu thế chung nước ta đang trong quá trình thúc đẩy việc tham gia sâu hơn vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới .Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại phát triển không thể đi ngoài xu thế đó.
Thuế giá trị gia tăng là nguồn thu quan trọng và đảm bảo khoảng 20%-25% trong cơ cấu thu của ngân sách nhà nước, nó đảm bảo khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu. Loại thuế này đơn giản hoá chính sách và tăng cường tính trung lập của thuế.Thuế giá trị gia tăng là một công cụ rất hữu hiệu của chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế , phù hợp với quá trình Việt Nam đang hội nhập với khu vực và thế giới.
Thực tế, luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được áp dụng phổ biến và từ rất sớm trên thế giới , điều này cho thấy tính ưu việt của thuế giá trị gia tăng , điều này còn thể hiện sự phát triển của một nền sản xuất , đòi hỏi cần có một chính sách thuế thích hợp để luôn thúc đẩy sản xuất .Tại Việt Nam , thuế giá trị gia tăng(GTGT)được chính thức áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế từ ngày 1/1/1999 . Sau gần tám năm thực hiện , luật thuế GTGT đã góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước: Khuyến khích đầu tư nước ngoài, mở rộng, khuyến khích và phát triển xuất khẩu, thúc đẩy và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng của ngân sách nhà nước .
Tuy nhiên , trong quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn phát sinh nhiều vấn dề bất cập, đặc biệt là việc lợi dụng các kẽ hở của luật thuế GTGT mà các doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn để trốn thuế , tránh thuế, sử dụng chứng từ, hoá đơn giả để hợp thức hoá GTGT đầu vào.Thậm chí lợi dụng sự ưu đãi của nhà nước, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá để xuất khẩu thì được hoàn thuế GTGT đầu vào, nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ giả để được hoàn thuế, những thủ đoạn trên đã làm cho nhà nước thất thoát hàng tỷ đồng và ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế ở Việt Nam. Do đó cùng với việc tiếp tục phát huy những kết quả tích cực mà luật thuế GTGT đạt được chính phủ cần tiếp tục sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hơn nữa để phát huy hết những ưu điểm của thuế GTGT.
Xuất phát từ ý nghĩa, và tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng trong nền kinh tế hiện nay cho thấy công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Nộp thuế là nghĩa vụ của tất cả doanh nghiệp đối với nhà nước, do đó mỗi doanh nghiệp phải nắm chắc về luật thuế giá trị gia tăng và nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng. Do đó đề tài bàn về bàn về chế độ hạch toán thuế GTGT ở Việt Nam là đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần phát huy và hoàn thiện thuế GTGT tại Việt Nam.
phần I : Nội Dung.
CHƯƠNG I : Lí luận chung về thuế giá trị gia tăng.
I. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế GTGT.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT tiếng anh là Value Added Tax (VAT) là loại thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng.Thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều quốc gia, đến nay đã có trên trăm nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, các nước trong khối cộng đồng châu Âu (EC) và nhiều nước Châu á.
Một số nước sử dụng thuế GTGT không chỉ để thay thế các loại thuế gián thu với nhiều nhược điểm mà còn nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước (như Chi lê,...) Một số nước còn lại cọi loại thuế này như một nguồn thu mới, cho phép giảm hay huỷ bỏ một số loại thuế khác. Rất nhiều cuộc tranh luận ở Mỹ về thuế GTGT, cho phép giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế đánh trên quỹ lương... vì thực chất thuế GTGT là loại thuế đánh vào tiêu dùng, nói cách khác là động viên từ thu nhập cá nhân hay của gia đình khi sử dụng thu nhập cho nhu cầu chi tiêu cho gia đình.
Sự phổ biến của việc áp dụng thuế GTGT trên thế giới là nhờ vào tính ưu việt của loại thuế này và việc vận dụng vào Việt Nam là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 đã nêu ra một số hướng xây dựng một hình thức GTGT phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Thuế GTGT ra đời ở Việt Nam là nhằm thay thuế doanh thu vốn đã phổ biến song trong điều kiện mới của đất nước ta lại bộc lộ quá nhiều nhược điểm. Đây là một sắc thuế tương mới đối với nước ta nên sự hiểu biết trong nhân dân còn khá hạn chế dẫn tới nhận khác nhau về bản chất của thuế GTGT.
II, Thuế giá trị gia tăng (GTGT).
1, Khái niệm giá trị gia tăng và thuế GTGT.
Giá trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Được gọi là thuế giá trị gia tăng vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất – kinh doanh, và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuôí cùng. Về bản chất , thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu.
Thuế giá trị giá tăng là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
2. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT:
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hay chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;
2. Sản phẩm muối;
3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó;
5. Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;
6. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;
7. Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư;
8. Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;
9. Dịch vụ y tế;
10. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu;
11. Dạy học, dạy nghề: dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học, dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho mỗi người
12. Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
- Về mặt kỹ thuật, thuế GTGT phải thể hiện đơn giản, rõ ràng, trung lập, ổn định và công bằng, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế theo xu hướng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhằm đạt những mục tiêu trên và xuất phát từ những tồn tại của thuế GTGT phát sinh khi triển khai thực hiện trong thời gian qua, xin kiến nghị phương hướng cơ bản hoàn thiện Luật thuế GTGT trong thời gian tới là:
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng đối tượng chịu thuế đồng nghĩa với việc giảm bớt số nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế nhằm tạo điều kiện cho việc tính thuế được đơn giản, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, tiến tới áp dụng một mức thuế suất ngoài thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản trong việc áp dụng thuế.
Thứ ba, nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành thu của cơ quan thuế và giảm chi phí cho người nộp thuế.
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục hoàn thiện Luật thuế GTGT
Luật thuế GTGT được triển khai thực hiện ở VN đã hơn 5 năm, thời gian này chưa đủ để chúng ta có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện Luật thuế này. Trong điều kiện tình hình kinh tế – xã hội hiện nay của nước ta, cùng với xu hướng cải cách thuế ở các nước trên thế giới, nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế của Luật thuế GTGT hiện hành, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp chủ yếu sau đây:
2.1 Đổi mới cơ chế chính sách thuế GTGT:
Về cơ bản, hệ thống cơ chế chính sách thuế GTGT hiện hành là tương đối đầy đủ, ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của VN và phần nào phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu yêu cầu và xu hướng hoàn thiện, kiến nghị cần thiết phải đổi mới chính sách thuế GTGT ở nước ta như sau:
Điều chỉnh đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT:
Ở nước ta, Luật thuế GTGT hiện hành vẫn còn qui định đối tượng không chịu thuế còn quá rộng. Do đó, trong thời gian tới, việc điều chỉnh đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế là thật sự cần thiết và kiến nghị điều chỉnh theo hướng sau:
Một là, đưa hàng hóa là nông, lâm, thủy, hải sản chưa qua chế biến vào đối tượng không chịu thuế GTGT, không phân biệt trực tiếp sản xuất hay kinh doanh thương mại.
Hai là, vẫn tiếp tục áp dụng không thu thuế GTGT đối với các loại hình dịch vụ liên quan tới tài chính như: tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán… nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường tài chính và đảm bảo phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới. Đối với tất cả các loại hình dịch vụ bảo hiểm bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh và các loại hình bảo hiểm khác đều thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Ba là, đối với các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng thuộc dây chuyền công nghệ, vật tư xây dựng thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu, qua thời gian thực hiện thuế cho thấy việc không đánh thuế GTGT chỉ giải quyết giúp đỡ được nhà đầu tư ở chỗ không phải ứng vốn để trả trước tiền thuế. Về vấn đề này, hoàn toàn chúng ta có thể khắc phục được bằng các giải pháp kỹ thuật mà cơ chế vận hành của thuế GTGT có thể giải quyết được như cho khấu trừ và giải quyết hoàn thuế nhanh cho các nhà đầu tư…. Bởi vậy, cần thiết phải đưa các hàng hóa này vào diện chịu thuế GTGT.
Bốn là, việc các hàng hóa, dịch vụ khác hiện nay vẫn chưa có tên trong danh sách chịu thuế GTGT như: dịch vụ y tế công cộng; hoạt động dạy học, dạy nghề; hoạt động văn hóa, xuất bản báo chí, phát thanh, truyền hình; các dịch vụ công ích; dịch vụ tưới tiêu thủy lợi; dịch vụ quốc phòng an ninh; chuyển quyền sử dụng đất, nhà của nhà nước bán cho người tiêu dùng… là chưa thật sự công bằng đối với tất cả các hàng hóa.
Năm là, cần thiết phải sớm ban hành ngưỡng chịu thuế GTGT, bởi lẽ trình độ quản lý của ngành thuế còn nhiều hạn chế và khả năng chấp hành của một bộ phận lớn người dân có hạn. Các hộ kinh doanh có doanh số hàng năm “nằm” dưới ngưỡng chịu thuế sẽ điều chỉnh sang đối tượng không chịu thuế GTGT và nên áp dụng một loại thuế tương tự như thuế doanh thu trước đây nhưng phải đơn giản hóa tối đa số lượng thuế suất và khi thu nên áp dụng chế độ “khoán” doanh thu.
Kết luận
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế; là nguồn chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN). Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì chính thuế năng động, phù hợp càng trở nên cực kì quan trọng. Điều đó cho thấy công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng ở các doanh nghiệp trong nước ta trong những năm vừa qua là vô cùng quan trọng. Nhìn chung, công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng ở nước ta trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực rõ rệt thông qua sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, song bên cạnh đó vẫn phát sinh nhiều mâu thuẫn và thiếu sót trong quá trình quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT. Do đó để xây dựng một luật thuế có hiệu quả, năng động phù hợp với những biến động nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi rất cấp bách, chính phủ nên có những biện pháp kịp thời nhằm hoàn thiện thuế GTGT và sử dụng nó như một công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay.
Để xây dựng một chính sách thuế mang tinh lâu dài mà vẫn phải phù hợp với nền kinh tế xã hội nhiều biến động như hiện nay là một vấn đề vô cùng phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và hy vọng rằng trong những năm tới đây Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến trong công tác quản lý và hạch toán thuế GTGT nhằm duy trì những mặt tích cực và hạn chế những sai sót.
Trong bài viết trên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ lý luận còn có nhiều hạn chế mong thầy cô chỉ dẫn và góp ý. Cuối cùng em xin Thank các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong qúa trình học tập và đặc biệt là thầy giáo : Nguyễn Quốc Trung - giảng viên trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I: Nội dung 3
Chương I: Lý luận chung về thuế giá trị gia tăng 3
I. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế GTGT 3
II. Thuế giá trị gia tăng 4
1. Khái niệm giá trị gia tăng và thuế GTGT 4
2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 4
3. Giá tính thuế và thuế suất 7
4. Phương pháp tính thuế GTGT 15
5. Nộp thuế và quyết toán thuế 17
6. Hoàn thuế và miễn giảm thuế giá trị gia tăng 19
Chương II: Công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 20
I. Công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp 20
1. Hạch toán thuế giá trị gia tăng 20
2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ở những cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế 22
3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ở những cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT 26
Phần II: Thực trạng tình hình quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và phương hướng hoàn thiện 28
I. Một số bất cập về kế toán thuế
GTGT…………………………………………………………………….. 28
Một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng đến 2020…………………………………………........................... 33
. 1. Bối cảnh quốc tế và định hướng kinh tế – xã hội tác động đến xu hướng hoàn thiện thuế GTGT ở nước ta …………………………………………………… 33
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện luật thuế GTGT …………. 35
Kết Luận .................................................................................................. 37
Lời Mở Đầu.
Ngày nay xu hướng thế giới đang dần trở nên “phẳng” và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ . Cùng với xu thế chung nước ta đang trong quá trình thúc đẩy việc tham gia sâu hơn vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới .Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại phát triển không thể đi ngoài xu thế đó.
Thuế giá trị gia tăng là nguồn thu quan trọng và đảm bảo khoảng 20%-25% trong cơ cấu thu của ngân sách nhà nước, nó đảm bảo khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu. Loại thuế này đơn giản hoá chính sách và tăng cường tính trung lập của thuế.Thuế giá trị gia tăng là một công cụ rất hữu hiệu của chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế , phù hợp với quá trình Việt Nam đang hội nhập với khu vực và thế giới.
Thực tế, luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được áp dụng phổ biến và từ rất sớm trên thế giới , điều này cho thấy tính ưu việt của thuế giá trị gia tăng , điều này còn thể hiện sự phát triển của một nền sản xuất , đòi hỏi cần có một chính sách thuế thích hợp để luôn thúc đẩy sản xuất .Tại Việt Nam , thuế giá trị gia tăng(GTGT)được chính thức áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế từ ngày 1/1/1999 . Sau gần tám năm thực hiện , luật thuế GTGT đã góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước: Khuyến khích đầu tư nước ngoài, mở rộng, khuyến khích và phát triển xuất khẩu, thúc đẩy và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng của ngân sách nhà nước .
Tuy nhiên , trong quá trình thực hiện và quản lý thuế GTGT ở nước ta trong những năm vừa qua vẫn phát sinh nhiều vấn dề bất cập, đặc biệt là việc lợi dụng các kẽ hở của luật thuế GTGT mà các doanh nghiệp đã dùng nhiều thủ đoạn để trốn thuế , tránh thuế, sử dụng chứng từ, hoá đơn giả để hợp thức hoá GTGT đầu vào.Thậm chí lợi dụng sự ưu đãi của nhà nước, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá để xuất khẩu thì được hoàn thuế GTGT đầu vào, nhiều doanh nghiệp đã làm hồ sơ giả để được hoàn thuế, những thủ đoạn trên đã làm cho nhà nước thất thoát hàng tỷ đồng và ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế ở Việt Nam. Do đó cùng với việc tiếp tục phát huy những kết quả tích cực mà luật thuế GTGT đạt được chính phủ cần tiếp tục sửa đổi bổ sung và hoàn thiện hơn nữa để phát huy hết những ưu điểm của thuế GTGT.
Xuất phát từ ý nghĩa, và tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng trong nền kinh tế hiện nay cho thấy công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Nộp thuế là nghĩa vụ của tất cả doanh nghiệp đối với nhà nước, do đó mỗi doanh nghiệp phải nắm chắc về luật thuế giá trị gia tăng và nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng. Do đó đề tài bàn về bàn về chế độ hạch toán thuế GTGT ở Việt Nam là đề tài có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần phát huy và hoàn thiện thuế GTGT tại Việt Nam.
phần I : Nội Dung.
CHƯƠNG I : Lí luận chung về thuế giá trị gia tăng.
I. Khái quát sự ra đời và phát triển của thuế GTGT.
Khai sinh từ nước Pháp, thuế GTGT tiếng anh là Value Added Tax (VAT) là loại thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng.Thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan trọng của nhiều quốc gia, đến nay đã có trên trăm nước áp dụng thuế GTGT, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mỹ la tinh, các nước trong khối cộng đồng châu Âu (EC) và nhiều nước Châu á.
Một số nước sử dụng thuế GTGT không chỉ để thay thế các loại thuế gián thu với nhiều nhược điểm mà còn nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước (như Chi lê,...) Một số nước còn lại cọi loại thuế này như một nguồn thu mới, cho phép giảm hay huỷ bỏ một số loại thuế khác. Rất nhiều cuộc tranh luận ở Mỹ về thuế GTGT, cho phép giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế đánh trên quỹ lương... vì thực chất thuế GTGT là loại thuế đánh vào tiêu dùng, nói cách khác là động viên từ thu nhập cá nhân hay của gia đình khi sử dụng thu nhập cho nhu cầu chi tiêu cho gia đình.
Sự phổ biến của việc áp dụng thuế GTGT trên thế giới là nhờ vào tính ưu việt của loại thuế này và việc vận dụng vào Việt Nam là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 đã nêu ra một số hướng xây dựng một hình thức GTGT phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Thuế GTGT ra đời ở Việt Nam là nhằm thay thuế doanh thu vốn đã phổ biến song trong điều kiện mới của đất nước ta lại bộc lộ quá nhiều nhược điểm. Đây là một sắc thuế tương mới đối với nước ta nên sự hiểu biết trong nhân dân còn khá hạn chế dẫn tới nhận khác nhau về bản chất của thuế GTGT.
II, Thuế giá trị gia tăng (GTGT).
1, Khái niệm giá trị gia tăng và thuế GTGT.
Giá trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Được gọi là thuế giá trị gia tăng vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất – kinh doanh, và tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuôí cùng. Về bản chất , thuế GTGT do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu.
Thuế giá trị giá tăng là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
2. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT:
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng
Hàng hóa, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng:
1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hay chỉ qua sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;
2. Sản phẩm muối;
3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
4. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó;
5. Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất;
6. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê;
7. Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư;
8. Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh;
9. Dịch vụ y tế;
10. Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu;
11. Dạy học, dạy nghề: dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học, dạy múa, hát, hội hoạ, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho mỗi người
12. Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: thực trạng thuế các doanh nghiệp việt nam hiện nay, thực trạng thu thuế giá trị gia tăng ở việt nam năm 2020, “TÌM HIỂU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”, Đối tượng không chịu thuế GTGT ở Việt Nam có đặc điểm chủ yếu là:, Thực trạng thực hiện pháp luật và quản lý thuế GTGT ở Việt Nam
Last edited by a moderator: