anthikimngoc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. TỶ GIÁ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI VÀNG VÀ NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN.

I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế hàng hoá hiện đại, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng khác nhau cả về hình thức lẫn giá trị và đều tham gia ngày càng tích cực vào đời sống kinh tế xã hội quốc tế theo trình độ phát triển và vị thế của quốc gia mình. Trong quá trình tham gia các hoạt động thương mại, đầu tư, vay mượn và trao đổi quốc tế... các nước, các tổ chức , cá nhân, các đối tác phải thanh toán với nhau thông qua các đồng tiền của các bên được chuyển đổi, tính toán theo một tương quan tỷ lệ nhất định.
Vì vậy, tuỳ từng trường hợp vào từng góc độ nghiên cứu, xem xét mà tỷ giá hối đoái có thể được định nghĩa theo hai cách sau:
Định nghĩa 1: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia.
Theo định nghĩa này, tỷ giá hối đoái được coi là giá cả của một loại hàng hoá đặc biệt- hàng hoá tiền tệ.
Ví dụ: 1 USD = 15.450 VND
Định nghĩa 2: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà trong thời đại ngày nay sự so sánh đó là sự so sánh sức mua của các tiền tệ.
2. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái
2.1. Thuyết ngang giá vàng
Trong thời kỳ bản vị kim loại, nhất là bản vị vàng (và bạc), các đồng tiền quốc gia đều được so sánh, quy đổi với nhau trên cơ sở hàm lượng kim loại (vàng) chứa đựng trong đồng tiền của mình hay do đơn vị đồng tiền của mình đại diện. Trong giai đoạn này, đặc biệt từ năm 1870 đến thời kỳ đầu đại chiến thế giới lần thứ nhất, người ta xác định tỷ giá giữa các đồng tiền bằng cách so sánh hàm lượng vàng chứa trong mỗi đơn vị tiền tệ của từng nước.
Ví dụ: Hàm lượng vàng của một bảng Anh (GBP) là 2,488281 gam và của một đô la Mỹ là 0,888671 gam. Do đó, tỷ giá hối đoái của GBP và USD là:
GBP/USD = 2,488281/0,888671 = 2,80
Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái của một nước cũng như trên thế giới khá ổn định và thường chỉ biến động theo mức tăng giảm hàm lượng vàng chứa đựng trong mỗi đơn vị tiền tệ.
Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là do những bất lợi của chế độ bản vị vàng (kiềm chế sự phát triển kinh tế và giao lưu kinh tế quốc tế...) nên phần lớn các nước đã từ bỏ chế độ bản vị vàng vào đầu những năm 30. Đến năm 1971, các nước hoàn toàn bãi bỏ chế độ bản vị vàng.
2.2. Thuyết ngang giá sức mua ( Purchasing Power Parity - PPP )
Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Như vậy, cả hai lực lượng này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao.Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mẫu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp và ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái .
Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mối liên hệ lạm phát – tỷ giá hối đoái.
Ý tưởng căn bản của thuyết ngang giá sức mua ban đầu được phát triển bởi nhà kinh tế học cổ điển David Ricardo vào thế kỷ 19. Nhưng chính Gustar Cassel, một nhà kinh tế người Thụy Điển mới là người phổ biến rộng rãi PPP vào những năm 20 của thế kỷ XX. Trong những năm này, rất nhiều nước như Đức, Hungary, Nga phải trải qua thời kỳ lạm phát phi mã vì sức mua đồng tiền của các nước đó giảm rất mạnh, bị mất giá mạnh so với các đồng tiền ổn định như USD. Lúc này quan niệm về thuyết PPP trở nên phổ biến trước thực trạng lịch sử như vậy. Có nhiều hình thức khác nhau của thuyết PPP.
Theo hình thức tuyệt đối, thuyết PPP là sự phát triển của quy luật một giá. Nội dung cơ bản của quy luật một giá là: nếu hai nước cùng sản xuất một loại hàng hoá giống nhau thì giá cả của hai loại hàng hoá đó giống nhau trên toàn thế giới và không phụ thuộc vào nước nào sản xuất ra nó.
Như vậy, theo quy luật một giá thì nếu như thép của Mỹ được sản xuất với giá 100 USD/tấn, còn thép của Nhật được sản xuất ra với giá 10.000 JPY/tấn thì có nghĩa là 1 USD = 100 JPY, tỷ giá USD/JPY = 100.
Giả sử tỷ giá USD/JPY = 50 thì điều đó có nghĩa: thép của Nhật bị đắt tương đối so với thép của Mỹ. Khi đó cầu thép của Nhật sẽ giảm xuống cho đến khi giá thép của Nhật còn 5000 JPY/tấn hay tỷ giá phải nâng lên USD/JPY = 100 (tức là giảm giá đồng JPY). Tương tự khi tỷ giá là 150 JPY/USD thì xu hướng là cầu thép của Nhật tăng tới 15.000JPY/tấn hay tỷ giá phải giảm xuống đến 100 JPY/USD (tăng giá đồng JPY).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

binhnguyen2912

New Member
Re: [Free] Thực trạng tỷ giá ngoại hối ở Việt Nam và ảnh hưởng của tỷ giá tới giá vàng và các hàng hóa cơ bản

Cho mình xin link tải về với ạ, thanks
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
A Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra chứng từ trong thanh toán xuất khẩu tại Cty TNHH Tỷ Hùng - Thực trạng và Giải pháp Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng tỷ giá trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và giải pháp điều chỉnh cơ chế tỷ giá Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách tỷ giá của Việt Nam, thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 2
C Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam và chính sách tỷ giá Tài liệu chưa phân loại 2
T Hoàn thiện về chế độ hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ và thực trạng vận dụng trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
C Đề tài Lãi suất và tỷ giá hối đoái: Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái và việc xác định tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ tăng trưởng hướng ngoại Tài liệu chưa phân loại 2
Z Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái đến thị trường ngoại hối Việt Nam – thực trạng và khuyến nghị Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top