ng_trang2000
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
A- LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm trên thế giới, và cho tới nay, BHXH đã trở thành công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống cũng như trong qua trình lao động .Vì vậy, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho An sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý của xã hội là lực luợng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và là nhân tố quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Việc đảm bảo một môi trường an toàn cho sản xuất cũng như có được chính sách hỗ trợ người lao động khi họ gặp tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp luôn được chúng ta coi trọng. Chính vì vậy, chế độ trợ cấp về TNLĐ&BNN đã ra đời như một tất yếu khách quan. Trải qua hơn chục năm hình thành và phát triển, BHXH nói chung và chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN nói riêng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Hàng năm, chế độ đã chi trả trợ cấp cho hàng nghìn người lao động giúp cho cuộc sống của họ và gia đình giảm bớt được phần nào khó khăn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nguời lao động có thể tái gia nhập vào lực luợng sản xuất xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, chính vì vậy, một số những quy định trong chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN đã tỏ ra không phù hợp với tình hình mới.
Trước thực tế này, đề tài : “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở Việt Nam” đã ra đời. Đề tài đã được em nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập của mình. Em hi vọng rằng với những gì đã được tiếp thu từ ghế nhà trường cũng với những kiến thức bổ ích trong quá trình thực tập vừa qua, đề tài sẽ phản ánh được phần nào về thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như trình bày một vài giải pháp để có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở nước ta trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô: TS Trịnh Thị Hoa (Trưởng phòng Quản lí khoa học) cùng các cô chú công tác tại Trung tâm NCKH- BHXH (tại 150- phố Vọng), đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy: PGS, TS Nguyễn Văn Định. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo cùng các cô chú đã giúp em hoàn thành đề tài này.
B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN:
I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1 Sự cần thiết khách quan của BHXH:
Để có của cải vật chất con người phải lao động. Để lao động được, con người cần có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ, khả năng lao động hay có được những may mắc khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hay tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no, đầy đủ hạnh phúc. Ngược lại, không mấy người tránh khỏi những rủi ro bất hạnh như ốm đau, tai nạn, già yếu, chết hay thiếu việc làm do những ảnh hưởng của điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Rơi vào những hoàn cảnh như vậy như nhu cầu của con người không những không giảm đi mà trái lại còn pháp sinh thêm nhiều nhu cầu mới như: nhu cầu được chăm sóc, điều trị ốm đau… trong khi đó thu nhập của họ lại bị giảm sút do khả năng lao động của họ bị giảm hay họ không còn khả năng lao động nữa và khi ấy, cuộc sống của họ trở lên rất khó khăn. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người trong cuộc sống đã phải tìm nhiều cách để có thể đối phó với những khó khăn không lường trước được đó như: tự tích luỹ, đi vay mượn… Có thể thấy rằng các cách này hoàn toàn thụ động và không chắc chắn do không lường trước được về thời gian, mức độ cũng như số lần gặp phải rủi ro đó.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở lên phổ biến thì mối quan hệ kinh tế giữa người lao động và giới chủ ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Giới chủ lúc này không những phải cam kết trả đủ lương cho người lao động mà còn phải cam kết đảm bảo cho người lao động có được một khoản thu nhập khi họ không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản…Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết này nhiều khi lại đem lại những rủi ro về tài chính không mong đợi cho người sử dụng lao động vì: nhiều khi các sự cố nêu trên không xảy ra và người chủ không phải cho trả đồng nào, nhưng cũng có khi lại xảy ra dồn dập buộc giới chủ phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mà họ không mong muốn. Chính vì vậy, mâu thuẫn chủ thợ lại bùng phát mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh này ngày càng rộng lớn và tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, gây ngừng trệ sản xuất… lúc này buộc nhà nước phải can thiệp, đứng ra điều hoà mâu thuẫn. Nhà nước buộc giới chủ và giới thợ đều phải đóng góp một hoản tiền nhất định hàng tháng trên cơ sở tính toán chặt chẽ xác suất xảy ra đối với người làm thuê, số tiền này được hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ Ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp những biến cố bất lợi. Nhờ vậy, người lao động cảm giác được bảo vệ và họ yên tâm tập trung vào sản xuất, còn giới chủ cũng cảm giác có lợi khi họ không phải chi những khoản quá lớn không mong đợi (bởi đã có sự chi sẻ rủi ro với những chủ sử dụng lao động khác) và cũng không phải đối diện với các cuộc đấu tranh biểu tình của công nhân làm ngưng trệ sản xuất và nhà nước cũng đạt được mực tiêu ổn định trật tự an toàn xã hội.
Toàn bộ hoạt động với những mối qua hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Có thể hiểu BHXH là sự thay thế bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải những biến cố làm giảm hay khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Như vậy, chỉ khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm giác sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho nguời lao động. Chính vì lí do này, BHXH đã được thừa nhận như là một nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người lao động. Trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 10/12/1948 cũng đã khảng định: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhu cầu cho nhân cách và tự do phát triển con người”.
2 Lịch sử phát triển của BHXH:
2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới:
BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỉ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ ở châu Âu. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Đến cuối năm 1880, BHXH đã có sự thay đổi, lúc này sự tham gia là bắt buộc và không chỉ có nguời lao động tham gia đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng thực hiện nghĩa vụ của mình. Tính đoàn kết và chia sẻ thể hiện rõ nét: mọi người không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp. Mô hình ở Đức đã lan sang các nước giành độc lập ở Châu Á, Châu Phi và vùng Caribê. Năm 1935 ở Mĩ đã ban hành đạo luật đầu tiên trên thế giới về An sinh xã hội, đạo luật này quy định thực hiện các chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Ngày 4 tháng 6 năm 1952, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kí công ước Giơnevơ – Công ước số 102 - về “Bảo hiểm xã hội cho người lao động” và khuyến nghị các nước thực hiện BHXH cho người lao động tuỳ từng trường hợp vào khả năng và điều kiện kinh tế của mỗi nước. Từ đó, các nước vận dụng khuyến nghị của ILO đề ra các chính sách biện pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tạo ra môi trường cho BHXH phát triển không ngừng và cho tới nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống BHXH cho riêng mình.
2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam:
2.2.1 Giai đoạn 1945-1995:
a) Giai đoạn 1945-1960:
Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội (bên cạnh cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội). Ngay từ khi giành được chính quyền, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban hành sửa đổi bổ sung chính sách BHXH và trợ cấp BHXH. Chính phủ đã ban hành các Sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1950, Sắc lệnh 76/SL ngày 20/05/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 quy định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, già yếu, chế độ trợ cấp gia đình khi công nhân viên chức từ trần để đảm bảo đới sống cho họ và gia đình, góp phần đảm bảo ổn định xã hội.
Có thể thấy rằng: do chính sách BHXH được ban hành ngay sau khi giành được độc lập, trong hoàn cảnh kháng chiến kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới thực hiện được một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân viên chức nhà nước. Mức trợ cấp còn mang tính chất bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ, chưa có tính lâu dài. Các khoản chi về hưu còn lẫn lộn với tiền lương nên rất khó khăn cho việc hoạch toán, chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách BHXH trong giai đoạn này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới nguời lao động, tạo niềm tin tưởng của đông đảo người lao động đối với chính quyền non trẻ.
b) Giai đoạn 1961-1995
Bước vào thời kì xây dựng đất nước, trước yêu cầu tuyển dụng lực lượng công nhân ngày càng lớn để phục vụ cho cộng cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhà nước đã tiến hành sủa đổi bổ sung chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 27/02/1961 Nhà nước ban hành Nghị định 218/CP của Chính phủ về “Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức” và được thi hành từ 01/01/1962 cùng với: “Điều lệ đãi ngộ quân nhân” theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ, cũng từ đây nguồn quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của các xí nghiệp và phần còn lại do Ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện chế độ BHXH đối với công nhân viên chức đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ngày 18/09/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động với nội dung chủ yếu là điều chỉnh mức đóng và hưởng. Tuy nhiên, với những quy định như trên chính sách BHXH còn bộc lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất: Phạm vi đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn cho công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước, còn đại bộ phận (khoảng 88%) lao động làm việc ở khu vực tập thể và cá nhân chưa được tham gia BHXH. Chính sách BHXH chưa thể hiện rõ sự công bằng đối với người lao động làm việc trong và ngoài khu vực nhà nước.
Thứ hai: Nguồn chi BHXH chủ yếu lấy từ Ngân sách nhà nước. Quyền lợi và trách nhiệm các bên tham gia BHXH chưa được thiết lập đầy đủ, mức trợ cấp thấp, đời sống người lao động còn nhiều khó khăn
Thứ ba: Việc thực hiện Chính sách BHXH còn gắn với các chính sách khác như: ưu đãi người có công, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, chính sách tinh giảm biên chế… dẫn tới tình trạng phần lớn những người hưởng chế độ hưu trí đều nghỉ hưu trước tuổi quy định và chỉ có 1/10 số người được nghỉ mất sức lao động là thực sự ốm đau, giảm khả năng lao động.
Thứ tư: Tổ chức BHXH mang tính hành chính. Nhà nước vừa đảm nhận chức năng quản lí nhà nước vừa tổ chức hoạt động sự nghiệp chi trả (có sự tham gia của tổ chức Công đoàn) nên đã làm cho hoạt động BHXH trở lên khó quản lí và hiệu quả thấp.
2.2.2 Giai đoạn từ 1995 tới nay:
Trước sự đổi mới về cơ chế kinh tế, chính sách BHXH trong thời kì trước đã tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu tình hình lúc bấy giờ. Chính vì vậy, ngày 22/06/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới của BHXH Việt Nam. Tuy nhiện BHXH Việt Nam chỉ thực sự có bước đột phá khi Nghị định 12/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/01/1995 về việc ban hành “Điều lệ BHXH” đối với công chức, công nhân viên chức của nhà nước và mọi người lao động theo loại hình bắt buộc. Theo đó:
+ Phạm vi đối tượng tham gia BHXH được mở rộng áp dụng với lao động làm công hưởng lương ở các tổ chức, các đơn vị kinh tế sử dụng 10 lao động trở lên thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, ngưòi sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước. Quỹ được quản lí và sử dụng tuân theo các quy đinh chế độ tài chính Nhà nước: theo nguyên tắc hoạch toán cân bằng thu chi, độc lập với Ngân sách nhà nước.
+ Các chế độ về cơ bản đã thể hiện được tính công bằng giữa mức đóng và hưởng, khắc phục được tính bình quân trong hưởng trợ cấp, đồng thời mang lại tính cộng đồng chia sẻ rủi ro.
Như vậy nội dung của bản điều lệ đã góp phần thực hiện mực tiêu của Đảng và nhà nước đề ra, góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, làm lành mạnh hoá thị trường lao động đồng thời cũng đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế đất nước.
Ngày 01/10/1995 Nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH ra đời, từ đây BHXH có một tổ chức sự nghiệp riêng là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thu chi các chế độ BHXH. Từ đây BHXH là cơ quan có tư cách pháp nhân trực thuộc Chính phủ, được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương. Các hoạt động nghiệp vụ của BHXH được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản lí và của Tổng giám đốc BHXH.
3 Bản chất và chức năng của BHXH:
3.1 Khái niệm về BHXH:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ không may gặp phải những biến cố làm giảm hay mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
3.2 Bản chất của BHXH:
- BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hoá. Khi nền kinh tế phát triển tới một mức nhất định thì hệ thống BHXH ra đời. Như vậy, có thể thấy sự ra đời và phát triển của BHXH chính là sự phản ánh về mức độ phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển thì không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển sẽ là cơ sở cho một hệ thống BHXH đa dạng và phong phú với các chế độ BHXH càng được mở rộng và quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo hơn. Có thể nói: kinh tế là nền tảng của BHXH hay nói cách khác BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Nền kinh tế của một nước như thế nào sẽ cho ta hình dung được phần nào về hệ thống BHXH của nước đó và ngược lại, nhìn vào hệ thống BHXH của một nước sẽ cho ta hiểu hơn về tình hình kinh tế, đời sống xã hội của đất nước đó.
- Quan hệ lao động chính là cơ sở để hình thành nên mối quan hệ bên trong của BHXH, chính trong quá trình lao động các mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên được hình thành và là nền tảng để hình thành nên mối quan hệ nội tại của BHXH. Mối quan hệ này diễn ra giữa ba bên : 1- bên tham gia BHXH gồm: người lao động và người sử dụng lao động; 2- bên BHXH là: cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ; 3- bên được BHXH là: người lao động và gia đình họ khi đủ điều kiện ràng buộc cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Những rủi ro được BHXH hỗ trợ bao gồm những rủi ro có thể phát sinh ở bên trong hay bên ngoài quá trình lao động, làm giảm hay mất khả năng lao động dẫn tới việc giảm hay mất thu nhập. Những rủi ro này có thể là những rủi ro mang tính ngẫu nhiên, không thể đoán trước và trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn… hay đó có thể là những trường hợp mà ta có thể đoán được chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai song lại không đoán biết trước được về thời điểm phát sinh sự kiện được bảo hiểm như: tuổi già, thai sản…
- Các bên tham gia BHXH bao gồm người lao động, người sử dụng lao động cùng tham gia đóng góp vào một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này được gọi là quỹ BHXH. Quỹ được quản lí theo cơ chế tập trung tồn tích và được sử dụng để bù đắp cho phần thu nhập bị giảm, bị mất của người lao động do việc giảm hay mất khả năng lao động gây ra. Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như: ốm đau, thai sản, già yếu, chết…
- Đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Công đoàn để tổ chức Công đoàn thực sự là tiếng nói chung của người lao động, kịp thời phản ánh những sai phạm của chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ hay các vi phạm khác liên quan tới quyền lợi được hưởng BHXH của người lao động.
- Người lao động thông qua tổ chức Công đoàn của mình có thể tham gia đóng góp những ý kiến của mình về chế độ TNLĐ&BNN, về những bất cập trong quá trình thực hiện và có thể đưa ra những ý kiến phản hồi quan trọng để hoàn thiện tốt hơn nữa chính sách BHXH nói chung và chế độ TNLĐ&BNN nói riêng.
Như vậy, chế độ TNLĐ&BNN có được hoàn thiện hay không phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về BHXH, người sử dụng lao động và người lao động. Với sự nỗ lức từ các bên liên quan hi vọng chế độ TNLĐ&BNN sớm có được những bước tiến vượt bậc để ngày càng đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc nhanh chóng giúp đỡ người lao động ổn định cuộc sống, phục hồi chức năng, giúp cho quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
C KẾT LUẬN
Qua những gì đã được phân tích ở trên, chúng ta một lần nữa cần nhìn thẳng vào thực trạng tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở nước ta, thấy được những hậu quả mà chúng tác động ra tới đời sống người lao động, gia đình họ và xã hội cũng như thấy được tầm quan trọng trong việc sớm đề ra các biện pháp phòng tránh TNLĐ&BNN cho người lao động. Thông qua đây, chúng ta cũng thấy được những điều còn bất cập trong việc thực hiện chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN ở nước ta. Hoàn thiện chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN đã và đang là vấn đề bức xúc thu hút được sự quan tâm không chỉ từ phía người lao động, người sử dụng lao động mà còn thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp có liên quan. Làm thế nào để có được một chế độ trợ cấp công bằng, hợp lí vẫn là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Do những hạn chế về thời gian cũng như việc còn thiếu các kiến thực thực tế, đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở Việt Nam” không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để có thể hoàn thiện đề tài hơn nữa. Với những kiến nghị và giải pháp đã được trình bày, em hi vọng đề tài sẽ được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện chế độ TNLĐ&BNN ở Việt Nam .
Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, cùng với sự phát triển của đất nước, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ban ngành, chúng ta sẽ sớm có được một hệ thống các chế độ BHXH nói chung và chế độ trợ cấp TNLĐ& BNN nói riêng hoàn thiện, sớm đáp ứng được những mong mỏi, nguyện vọng chính đáng của đông đảo người lao động.
Một lần nữa, em xin chân thành Thank các thầy cô giáo cùng các cô chú công tác tại trung tâm NCKH-BHXH đã giúp cho em có thể hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Bảo hiểm xã hội những điều cần biết- Bộ Lao động Thương binh & Xã hội – NXB Lao động – 2000
2. Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia – 1994
3. Giáo trình Bảo hiểm- TS Nguyễn Văn Định – NXB Thống kê –2004
4. Hệ thống văn bản pháp quy về Bảo hiểm xã hội- Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam –NXB Tài chính – 2000
5. Những quy định pháp luật về chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành - Luật gia: Hải Đăng – NXB Lao động – 2004
6.Tạp chí Bảo hiểm xã hội:
Số 4,6,7,8 năm 2000
Số 1,4,6,7,8,9,10 năm 2002
Số 4,8 năm 2003
Số 1,9,11 năm 2004
Số 1,3,8,9,12 năm 2005
Số 1 năm 2006
7. Tạp chí Lao động và Xã hội:
Số: 190, 202, 211, 212, 221, 134, 258, 259, 272, 276.
8. Trang Web:
- Bộ Lao động Thương binh & Xã hội:
- Bộ Y tế :
- Cục An toàn và Vệ sinh lao động:
- Tạp chí Lao động- Xã hội:
- Tiểu mạng thông tin ATVSLĐ khu vực phía Nam:
- Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam :
MỤC LỤC
Trang
A- LỜI MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ 3
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN: 3
I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3
1 Sự cần thiết khách quan của BHXH: 3
2 Lịch sử phát triển của BHXH: 5
2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới: 5
2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam: 5
3 Bản chất và chức năng của BHXH: 8
3.1 Khái niệm về BHXH: 8
3.2 Bản chất của BHXH: 9
3.3 Chức năng của BHXH: 11
II CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 12
1 Vai trò của chế độ TNLĐ&BNN 12
2 Khái niệm và phân loại: 17
2.1 Các khái niệm có liên quan: 17
2.2 Phân loại tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 19
3 Cơ sở hình thành chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp: 21
4 Nội dung của chế độ TNLĐ&BNN: 22
4.1 Đối tượng tham gia: 22
4.2 Trách nhiệm và mức đóng góp của các bên tham gia: 24
4.3 Đối tượng được hưởng trợ cấp: 24
4.4 Điều kiện được hưởng trợ cấp: 26
4.5 Mức hưởng và thời gian hưởng: 27
5 Mối quan hệ giữa chế độ TNLĐ&BNN với các chế độ khác trong hệ thống BHXH 29
5.1 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp ốm đau: 29
5.2 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp thai sản: 30
5.3 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp hưu trí: 30
5.4 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp tử tuất: 31
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ 33
TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 33
I THỰC TRẠNG VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: 33
1 Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam: 34
2 Thực trạng bệnh nghề nghiệp: 42
3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN 43
3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động: 44
3.2 Những sai phạm thường gặp từ phía người lao động: 44
3.3 Những thiếu sót từ phía các cơ quan chức năng: 45
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA: 46
1 Điều kiện lao động: 46
1.1 Điều kiện về vật chất: 46
1.2 Điều kiện môi trường lao động: 48
2 Công tác an toàn lao động: 50
2.1 Công tác trang bị bảo hộ lao động: 50
2.2 Công tác huấn luyện an toàn lao động: 51
2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 51
III TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA: 52
1 Công tác thu BHXH: 52
2. Tình hình chi trả chế độ TNLĐ&BNN: 57
2.1 Tình hình chi trả: 57
2.2 Hồ sơ và quy trình làm thủ tục xét hưởng chế độ TNLĐ&BNN: 64
3 Công tác thanh tra và kiểm tra: 69
4 Đánh giá chung: 70
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 71
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 71
I KIẾN NGHỊ: 71
1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN: 71
1.1 Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN: 71
1.3 Kiến nghị về mức đóng và mức hưởng: 75
1.4 Kiến nghị về kết cấu của chế độ: 77
1.5 Vấn đề chăm sóc y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp: 80
1.6 Các vấn đề khác: 81
1.7Kiến nghị về tổ chức thực hiện quản lí và chi trả các khoản trợ cấp 81
2 Kiến nghị về công tác quản lý chế độ: 85
2.1 Về công tác thu: 85
2.2 Về công tác chi: 85
2.3 Kiến nghị trong quản lí chế tài thực hiện: 86
II GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ: 86
1 Đối với cơ quan BHXH: 86
2 Đối với các doanh nghiệp: 89
3 Đối với người lao động: 90
C KẾT LUẬN: 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
A- LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm trên thế giới, và cho tới nay, BHXH đã trở thành công cụ hữu hiệu mang tính nhân văn sâu sắc để giúp con người vượt qua những khó khăn, rủi ro phát sinh trong cuộc sống cũng như trong qua trình lao động .Vì vậy, BHXH ngày càng trở thành nền tảng cơ bản cho An sinh xã hội của mỗi quốc gia, của mọi thể chế Nhà nước và được thực hiện ở hầu hết các nước.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý của xã hội là lực luợng tạo ra của cải vật chất cho xã hội và là nhân tố quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Việc đảm bảo một môi trường an toàn cho sản xuất cũng như có được chính sách hỗ trợ người lao động khi họ gặp tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp luôn được chúng ta coi trọng. Chính vì vậy, chế độ trợ cấp về TNLĐ&BNN đã ra đời như một tất yếu khách quan. Trải qua hơn chục năm hình thành và phát triển, BHXH nói chung và chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN nói riêng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Hàng năm, chế độ đã chi trả trợ cấp cho hàng nghìn người lao động giúp cho cuộc sống của họ và gia đình giảm bớt được phần nào khó khăn đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nguời lao động có thể tái gia nhập vào lực luợng sản xuất xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, chính vì vậy, một số những quy định trong chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN đã tỏ ra không phù hợp với tình hình mới.
Trước thực tế này, đề tài : “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở Việt Nam” đã ra đời. Đề tài đã được em nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập của mình. Em hi vọng rằng với những gì đã được tiếp thu từ ghế nhà trường cũng với những kiến thức bổ ích trong quá trình thực tập vừa qua, đề tài sẽ phản ánh được phần nào về thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như trình bày một vài giải pháp để có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở nước ta trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô: TS Trịnh Thị Hoa (Trưởng phòng Quản lí khoa học) cùng các cô chú công tác tại Trung tâm NCKH- BHXH (tại 150- phố Vọng), đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy: PGS, TS Nguyễn Văn Định. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo cùng các cô chú đã giúp em hoàn thành đề tài này.
B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN:
I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH
1 Sự cần thiết khách quan của BHXH:
Để có của cải vật chất con người phải lao động. Để lao động được, con người cần có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ, khả năng lao động hay có được những may mắc khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hay tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no, đầy đủ hạnh phúc. Ngược lại, không mấy người tránh khỏi những rủi ro bất hạnh như ốm đau, tai nạn, già yếu, chết hay thiếu việc làm do những ảnh hưởng của điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Rơi vào những hoàn cảnh như vậy như nhu cầu của con người không những không giảm đi mà trái lại còn pháp sinh thêm nhiều nhu cầu mới như: nhu cầu được chăm sóc, điều trị ốm đau… trong khi đó thu nhập của họ lại bị giảm sút do khả năng lao động của họ bị giảm hay họ không còn khả năng lao động nữa và khi ấy, cuộc sống của họ trở lên rất khó khăn. Bởi vậy, muốn tồn tại, con người trong cuộc sống đã phải tìm nhiều cách để có thể đối phó với những khó khăn không lường trước được đó như: tự tích luỹ, đi vay mượn… Có thể thấy rằng các cách này hoàn toàn thụ động và không chắc chắn do không lường trước được về thời gian, mức độ cũng như số lần gặp phải rủi ro đó.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, việc thuê mướn lao động trở lên phổ biến thì mối quan hệ kinh tế giữa người lao động và giới chủ ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Giới chủ lúc này không những phải cam kết trả đủ lương cho người lao động mà còn phải cam kết đảm bảo cho người lao động có được một khoản thu nhập khi họ không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản…Tuy nhiên, việc thực hiện cam kết này nhiều khi lại đem lại những rủi ro về tài chính không mong đợi cho người sử dụng lao động vì: nhiều khi các sự cố nêu trên không xảy ra và người chủ không phải cho trả đồng nào, nhưng cũng có khi lại xảy ra dồn dập buộc giới chủ phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn mà họ không mong muốn. Chính vì vậy, mâu thuẫn chủ thợ lại bùng phát mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh này ngày càng rộng lớn và tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, gây ngừng trệ sản xuất… lúc này buộc nhà nước phải can thiệp, đứng ra điều hoà mâu thuẫn. Nhà nước buộc giới chủ và giới thợ đều phải đóng góp một hoản tiền nhất định hàng tháng trên cơ sở tính toán chặt chẽ xác suất xảy ra đối với người làm thuê, số tiền này được hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ Ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp những biến cố bất lợi. Nhờ vậy, người lao động cảm giác được bảo vệ và họ yên tâm tập trung vào sản xuất, còn giới chủ cũng cảm giác có lợi khi họ không phải chi những khoản quá lớn không mong đợi (bởi đã có sự chi sẻ rủi ro với những chủ sử dụng lao động khác) và cũng không phải đối diện với các cuộc đấu tranh biểu tình của công nhân làm ngưng trệ sản xuất và nhà nước cũng đạt được mực tiêu ổn định trật tự an toàn xã hội.
Toàn bộ hoạt động với những mối qua hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Có thể hiểu BHXH là sự thay thế bù đắp thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải những biến cố làm giảm hay khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Như vậy, chỉ khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp mới được giải quyết một cách ổn thoả và có hiệu quả nhất. Đó cũng là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm giác sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho nguời lao động. Chính vì lí do này, BHXH đã được thừa nhận như là một nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người lao động. Trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 10/12/1948 cũng đã khảng định: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhu cầu cho nhân cách và tự do phát triển con người”.
2 Lịch sử phát triển của BHXH:
2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới:
BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỉ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ ở châu Âu. Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật. Đến cuối năm 1880, BHXH đã có sự thay đổi, lúc này sự tham gia là bắt buộc và không chỉ có nguời lao động tham gia đóng góp mà giới chủ và nhà nước cũng thực hiện nghĩa vụ của mình. Tính đoàn kết và chia sẻ thể hiện rõ nét: mọi người không phân biệt già - trẻ, nam - nữ, lao động phổ thông - lao động kỹ thuật, người khoẻ - người yếu mà tất cả đều phải tham gia đóng góp. Mô hình ở Đức đã lan sang các nước giành độc lập ở Châu Á, Châu Phi và vùng Caribê. Năm 1935 ở Mĩ đã ban hành đạo luật đầu tiên trên thế giới về An sinh xã hội, đạo luật này quy định thực hiện các chế độ bảo vệ tuổi già, chế độ tử tuất, tàn tật và trợ cấp thất nghiệp. Ngày 4 tháng 6 năm 1952, tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kí công ước Giơnevơ – Công ước số 102 - về “Bảo hiểm xã hội cho người lao động” và khuyến nghị các nước thực hiện BHXH cho người lao động tuỳ từng trường hợp vào khả năng và điều kiện kinh tế của mỗi nước. Từ đó, các nước vận dụng khuyến nghị của ILO đề ra các chính sách biện pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tạo ra môi trường cho BHXH phát triển không ngừng và cho tới nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống BHXH cho riêng mình.
2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam:
2.2.1 Giai đoạn 1945-1995:
a) Giai đoạn 1945-1960:
Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội (bên cạnh cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội). Ngay từ khi giành được chính quyền, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban hành sửa đổi bổ sung chính sách BHXH và trợ cấp BHXH. Chính phủ đã ban hành các Sắc lệnh 29/SL ngày 12/03/1950, Sắc lệnh 76/SL ngày 20/05/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950 quy định các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, già yếu, chế độ trợ cấp gia đình khi công nhân viên chức từ trần để đảm bảo đới sống cho họ và gia đình, góp phần đảm bảo ổn định xã hội.
Có thể thấy rằng: do chính sách BHXH được ban hành ngay sau khi giành được độc lập, trong hoàn cảnh kháng chiến kinh tế còn nhiều khó khăn nên chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới thực hiện được một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân viên chức nhà nước. Mức trợ cấp còn mang tính chất bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ, chưa có tính lâu dài. Các khoản chi về hưu còn lẫn lộn với tiền lương nên rất khó khăn cho việc hoạch toán, chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách BHXH trong giai đoạn này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi nó thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới nguời lao động, tạo niềm tin tưởng của đông đảo người lao động đối với chính quyền non trẻ.
b) Giai đoạn 1961-1995
Bước vào thời kì xây dựng đất nước, trước yêu cầu tuyển dụng lực lượng công nhân ngày càng lớn để phục vụ cho cộng cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhà nước đã tiến hành sủa đổi bổ sung chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 27/02/1961 Nhà nước ban hành Nghị định 218/CP của Chính phủ về “Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức” và được thi hành từ 01/01/1962 cùng với: “Điều lệ đãi ngộ quân nhân” theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ, cũng từ đây nguồn quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của các xí nghiệp và phần còn lại do Ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, sau gần 20 năm thực hiện chế độ BHXH đối với công nhân viên chức đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ngày 18/09/1995, Chính phủ ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi bổ sung chính sách và chế độ BHXH đối với người lao động với nội dung chủ yếu là điều chỉnh mức đóng và hưởng. Tuy nhiên, với những quy định như trên chính sách BHXH còn bộc lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất: Phạm vi đối tượng tham gia BHXH chỉ giới hạn cho công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước, còn đại bộ phận (khoảng 88%) lao động làm việc ở khu vực tập thể và cá nhân chưa được tham gia BHXH. Chính sách BHXH chưa thể hiện rõ sự công bằng đối với người lao động làm việc trong và ngoài khu vực nhà nước.
Thứ hai: Nguồn chi BHXH chủ yếu lấy từ Ngân sách nhà nước. Quyền lợi và trách nhiệm các bên tham gia BHXH chưa được thiết lập đầy đủ, mức trợ cấp thấp, đời sống người lao động còn nhiều khó khăn
Thứ ba: Việc thực hiện Chính sách BHXH còn gắn với các chính sách khác như: ưu đãi người có công, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, chính sách tinh giảm biên chế… dẫn tới tình trạng phần lớn những người hưởng chế độ hưu trí đều nghỉ hưu trước tuổi quy định và chỉ có 1/10 số người được nghỉ mất sức lao động là thực sự ốm đau, giảm khả năng lao động.
Thứ tư: Tổ chức BHXH mang tính hành chính. Nhà nước vừa đảm nhận chức năng quản lí nhà nước vừa tổ chức hoạt động sự nghiệp chi trả (có sự tham gia của tổ chức Công đoàn) nên đã làm cho hoạt động BHXH trở lên khó quản lí và hiệu quả thấp.
2.2.2 Giai đoạn từ 1995 tới nay:
Trước sự đổi mới về cơ chế kinh tế, chính sách BHXH trong thời kì trước đã tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu tình hình lúc bấy giờ. Chính vì vậy, ngày 22/06/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới của BHXH Việt Nam. Tuy nhiện BHXH Việt Nam chỉ thực sự có bước đột phá khi Nghị định 12/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/01/1995 về việc ban hành “Điều lệ BHXH” đối với công chức, công nhân viên chức của nhà nước và mọi người lao động theo loại hình bắt buộc. Theo đó:
+ Phạm vi đối tượng tham gia BHXH được mở rộng áp dụng với lao động làm công hưởng lương ở các tổ chức, các đơn vị kinh tế sử dụng 10 lao động trở lên thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Quỹ BHXH được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, ngưòi sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước. Quỹ được quản lí và sử dụng tuân theo các quy đinh chế độ tài chính Nhà nước: theo nguyên tắc hoạch toán cân bằng thu chi, độc lập với Ngân sách nhà nước.
+ Các chế độ về cơ bản đã thể hiện được tính công bằng giữa mức đóng và hưởng, khắc phục được tính bình quân trong hưởng trợ cấp, đồng thời mang lại tính cộng đồng chia sẻ rủi ro.
Như vậy nội dung của bản điều lệ đã góp phần thực hiện mực tiêu của Đảng và nhà nước đề ra, góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, làm lành mạnh hoá thị trường lao động đồng thời cũng đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế đất nước.
Ngày 01/10/1995 Nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH ra đời, từ đây BHXH có một tổ chức sự nghiệp riêng là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thu chi các chế độ BHXH. Từ đây BHXH là cơ quan có tư cách pháp nhân trực thuộc Chính phủ, được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương. Các hoạt động nghiệp vụ của BHXH được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản lí và của Tổng giám đốc BHXH.
3 Bản chất và chức năng của BHXH:
3.1 Khái niệm về BHXH:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ không may gặp phải những biến cố làm giảm hay mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
3.2 Bản chất của BHXH:
- BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế hàng hoá. Khi nền kinh tế phát triển tới một mức nhất định thì hệ thống BHXH ra đời. Như vậy, có thể thấy sự ra đời và phát triển của BHXH chính là sự phản ánh về mức độ phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế chậm phát triển thì không thể có một hệ thống BHXH vững mạnh. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển sẽ là cơ sở cho một hệ thống BHXH đa dạng và phong phú với các chế độ BHXH càng được mở rộng và quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo hơn. Có thể nói: kinh tế là nền tảng của BHXH hay nói cách khác BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Nền kinh tế của một nước như thế nào sẽ cho ta hình dung được phần nào về hệ thống BHXH của nước đó và ngược lại, nhìn vào hệ thống BHXH của một nước sẽ cho ta hiểu hơn về tình hình kinh tế, đời sống xã hội của đất nước đó.
- Quan hệ lao động chính là cơ sở để hình thành nên mối quan hệ bên trong của BHXH, chính trong quá trình lao động các mối quan hệ về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên được hình thành và là nền tảng để hình thành nên mối quan hệ nội tại của BHXH. Mối quan hệ này diễn ra giữa ba bên : 1- bên tham gia BHXH gồm: người lao động và người sử dụng lao động; 2- bên BHXH là: cơ quan chuyên trách do nhà nước lập ra và bảo trợ; 3- bên được BHXH là: người lao động và gia đình họ khi đủ điều kiện ràng buộc cần thiết theo quy định của pháp luật.
- Những rủi ro được BHXH hỗ trợ bao gồm những rủi ro có thể phát sinh ở bên trong hay bên ngoài quá trình lao động, làm giảm hay mất khả năng lao động dẫn tới việc giảm hay mất thu nhập. Những rủi ro này có thể là những rủi ro mang tính ngẫu nhiên, không thể đoán trước và trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn… hay đó có thể là những trường hợp mà ta có thể đoán được chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai song lại không đoán biết trước được về thời điểm phát sinh sự kiện được bảo hiểm như: tuổi già, thai sản…
- Các bên tham gia BHXH bao gồm người lao động, người sử dụng lao động cùng tham gia đóng góp vào một quỹ tiền tệ tập trung, quỹ này được gọi là quỹ BHXH. Quỹ được quản lí theo cơ chế tập trung tồn tích và được sử dụng để bù đắp cho phần thu nhập bị giảm, bị mất của người lao động do việc giảm hay mất khả năng lao động gây ra. Như vậy, BHXH cũng là quá trình phân phối lại thu nhập. Xét trên phạm vi toàn xã hội, BHXH là một bộ phận của GDP được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cầu BHXH như: ốm đau, thai sản, già yếu, chết…
- Đẩy mạnh hoạt động của tổ chức Công đoàn để tổ chức Công đoàn thực sự là tiếng nói chung của người lao động, kịp thời phản ánh những sai phạm của chủ sử dụng lao động trong việc thực hiện công tác ATVSLĐ hay các vi phạm khác liên quan tới quyền lợi được hưởng BHXH của người lao động.
- Người lao động thông qua tổ chức Công đoàn của mình có thể tham gia đóng góp những ý kiến của mình về chế độ TNLĐ&BNN, về những bất cập trong quá trình thực hiện và có thể đưa ra những ý kiến phản hồi quan trọng để hoàn thiện tốt hơn nữa chính sách BHXH nói chung và chế độ TNLĐ&BNN nói riêng.
Như vậy, chế độ TNLĐ&BNN có được hoàn thiện hay không phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng về BHXH, người sử dụng lao động và người lao động. Với sự nỗ lức từ các bên liên quan hi vọng chế độ TNLĐ&BNN sớm có được những bước tiến vượt bậc để ngày càng đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc nhanh chóng giúp đỡ người lao động ổn định cuộc sống, phục hồi chức năng, giúp cho quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
C KẾT LUẬN
Qua những gì đã được phân tích ở trên, chúng ta một lần nữa cần nhìn thẳng vào thực trạng tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở nước ta, thấy được những hậu quả mà chúng tác động ra tới đời sống người lao động, gia đình họ và xã hội cũng như thấy được tầm quan trọng trong việc sớm đề ra các biện pháp phòng tránh TNLĐ&BNN cho người lao động. Thông qua đây, chúng ta cũng thấy được những điều còn bất cập trong việc thực hiện chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN ở nước ta. Hoàn thiện chế độ trợ cấp TNLĐ&BNN đã và đang là vấn đề bức xúc thu hút được sự quan tâm không chỉ từ phía người lao động, người sử dụng lao động mà còn thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp có liên quan. Làm thế nào để có được một chế độ trợ cấp công bằng, hợp lí vẫn là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Do những hạn chế về thời gian cũng như việc còn thiếu các kiến thực thực tế, đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ TNLĐ&BNN cho người lao động tham gia BHXH ở Việt Nam” không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để có thể hoàn thiện đề tài hơn nữa. Với những kiến nghị và giải pháp đã được trình bày, em hi vọng đề tài sẽ được góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện chế độ TNLĐ&BNN ở Việt Nam .
Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, cùng với sự phát triển của đất nước, sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ban ngành, chúng ta sẽ sớm có được một hệ thống các chế độ BHXH nói chung và chế độ trợ cấp TNLĐ& BNN nói riêng hoàn thiện, sớm đáp ứng được những mong mỏi, nguyện vọng chính đáng của đông đảo người lao động.
Một lần nữa, em xin chân thành Thank các thầy cô giáo cùng các cô chú công tác tại trung tâm NCKH-BHXH đã giúp cho em có thể hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Bảo hiểm xã hội những điều cần biết- Bộ Lao động Thương binh & Xã hội – NXB Lao động – 2000
2. Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia – 1994
3. Giáo trình Bảo hiểm- TS Nguyễn Văn Định – NXB Thống kê –2004
4. Hệ thống văn bản pháp quy về Bảo hiểm xã hội- Trung tâm thông tin khoa học BHXH Việt Nam –NXB Tài chính – 2000
5. Những quy định pháp luật về chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành - Luật gia: Hải Đăng – NXB Lao động – 2004
6.Tạp chí Bảo hiểm xã hội:
Số 4,6,7,8 năm 2000
Số 1,4,6,7,8,9,10 năm 2002
Số 4,8 năm 2003
Số 1,9,11 năm 2004
Số 1,3,8,9,12 năm 2005
Số 1 năm 2006
7. Tạp chí Lao động và Xã hội:
Số: 190, 202, 211, 212, 221, 134, 258, 259, 272, 276.
8. Trang Web:
- Bộ Lao động Thương binh & Xã hội:
You must be registered for see links
- Bộ Y tế :
You must be registered for see links
- Cục An toàn và Vệ sinh lao động:
You must be registered for see links
- Tạp chí Lao động- Xã hội:
You must be registered for see links
- Tiểu mạng thông tin ATVSLĐ khu vực phía Nam:
You must be registered for see links
- Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam :
You must be registered for see links
MỤC LỤC
Trang
A- LỜI MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ 3
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN: 3
I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3
1 Sự cần thiết khách quan của BHXH: 3
2 Lịch sử phát triển của BHXH: 5
2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới: 5
2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam: 5
3 Bản chất và chức năng của BHXH: 8
3.1 Khái niệm về BHXH: 8
3.2 Bản chất của BHXH: 9
3.3 Chức năng của BHXH: 11
II CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 12
1 Vai trò của chế độ TNLĐ&BNN 12
2 Khái niệm và phân loại: 17
2.1 Các khái niệm có liên quan: 17
2.2 Phân loại tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 19
3 Cơ sở hình thành chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp: 21
4 Nội dung của chế độ TNLĐ&BNN: 22
4.1 Đối tượng tham gia: 22
4.2 Trách nhiệm và mức đóng góp của các bên tham gia: 24
4.3 Đối tượng được hưởng trợ cấp: 24
4.4 Điều kiện được hưởng trợ cấp: 26
4.5 Mức hưởng và thời gian hưởng: 27
5 Mối quan hệ giữa chế độ TNLĐ&BNN với các chế độ khác trong hệ thống BHXH 29
5.1 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp ốm đau: 29
5.2 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp thai sản: 30
5.3 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp hưu trí: 30
5.4 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp tử tuất: 31
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ 33
TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 33
I THỰC TRẠNG VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: 33
1 Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam: 34
2 Thực trạng bệnh nghề nghiệp: 42
3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN 43
3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động: 44
3.2 Những sai phạm thường gặp từ phía người lao động: 44
3.3 Những thiếu sót từ phía các cơ quan chức năng: 45
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA: 46
1 Điều kiện lao động: 46
1.1 Điều kiện về vật chất: 46
1.2 Điều kiện môi trường lao động: 48
2 Công tác an toàn lao động: 50
2.1 Công tác trang bị bảo hộ lao động: 50
2.2 Công tác huấn luyện an toàn lao động: 51
2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 51
III TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA: 52
1 Công tác thu BHXH: 52
2. Tình hình chi trả chế độ TNLĐ&BNN: 57
2.1 Tình hình chi trả: 57
2.2 Hồ sơ và quy trình làm thủ tục xét hưởng chế độ TNLĐ&BNN: 64
3 Công tác thanh tra và kiểm tra: 69
4 Đánh giá chung: 70
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 71
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 71
I KIẾN NGHỊ: 71
1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN: 71
1.1 Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN: 71
1.3 Kiến nghị về mức đóng và mức hưởng: 75
1.4 Kiến nghị về kết cấu của chế độ: 77
1.5 Vấn đề chăm sóc y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp: 80
1.6 Các vấn đề khác: 81
1.7Kiến nghị về tổ chức thực hiện quản lí và chi trả các khoản trợ cấp 81
2 Kiến nghị về công tác quản lý chế độ: 85
2.1 Về công tác thu: 85
2.2 Về công tác chi: 85
2.3 Kiến nghị trong quản lí chế tài thực hiện: 86
II GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ: 86
1 Đối với cơ quan BHXH: 86
2 Đối với các doanh nghiệp: 89
3 Đối với người lao động: 90
C KẾT LUẬN: 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: những bất cập trong điều kiện bảo hiểm tai nạn lao động của Việt Nam, chế độ ốm đau ở việt nam ra đời như thế nào, THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI QUẬN 12, # người lao động bị tai nạn khi đi du lịch do công ty tổ chức có được hưởng chế độ trợ cấp TNLĐ không #, kiến nghị,giải pháp khắc phục tình trạng người lao động bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp, khó khăn trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN, lich su cua bao hiem tai nan lao dong benhj nghe nghiep tren the gioi, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP, thực trạng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phân tích các quy định của pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thực tiển chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Đánh giá các quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và liên hệ với thực tiễn, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam, Đánh giá các quy định của pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đề tài vềan toàn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Last edited by a moderator: