giamdocnhamoi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế đều phải thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài. Xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế đã trở thành động lực thúc đẩy của quan hệ quốc tế. Các nước dù mạnh hay yếu đều có xu thế liên kết với nhau để đối phó với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, thương mại. Quan hệ thương mại Việt Nam-Cămpuchia cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Với bề dày hơn 40 năm quan hệ ngoại giao, đã từng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, trong thời kì mới, Việt Nam và Cămpuchia càng tăng cường và củng cố tình đoàn kết hữu nghị để đưa mối quan hệ láng giềng truyền thống tốt đẹp giữa hai nước lên một tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần tích cực cho hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là câu ngạn ngữ rất quen thuộc của ông cha ta để lại. Câu nói giản dị ấy không những có ý nghĩa to lớn trong mối quan hệ cộng đồng “tình làng, nghĩa xóm”, mà ở một phương diện nào đó nó còn mang cả ý nghĩa hợp tác quốc gia, quốc tế. Có tạo được mối quan hệ tốt đẹp nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại với những nước láng giềng, ta mới có điều kiện vững chắc để vươn tới những thị trường xa hơn, rộng lớn hơn.
Xuất phát từ những nhận thức đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian tới” làm luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở trình bày một số hiểu biết có tính khái quát về đất nước Việt Nam và Cămpuchia, nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động thương mại giữa hai nước trong thời gian qua để từ đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường phát triển quan hệ thương mại giữa hai vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh hạnh phúc.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian từ năm 2000 đến nay.
Kết cấu luận văn tốt nghiệp gồm có ba chương:
Chương1: Tổng quan về thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian qua
Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Theo cách định nghĩa này, trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và hoạt động nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài.
Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: thương mại hàng hóa hữu hình (như: xe hơi, máy móc, quần áo, nguyên, nhiên, vật liệu…)Thương mại hàng hóa vô hình (như: bằng phát minh, dịch vụ...)
Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời, tuy quy mô lúc đó còn nhỏ bé. Thương mại quốc tế chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa và trở thành động lực phát triển quan trọng của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ là quan hệ mua bán với bên ngoài mà còn cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác giúp một quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực.
1.1.2. Chức năng
Chức năng thương mại quốc tế được xem xét dưới hai khía cạnh như sau:
Một là, thương mại quốc tế là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài. Trên khía cạnh này chức năng cơ bản của thương mại quốc tế là: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài , thông qua mua bán, làm cho thị trường trong nước gắn với thị trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân về hàng hóa, dịch vụ theo số lượng, chất lượng, mặt hàng địa điểm và thời gian phù hợp.
Hai là, thương mại quốc tế là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội quốc tế. Xét dưới khía cạnh này, thương mại quốc tế có thế có chức năng như sau:
- Thương mại quốc tế tạo vốn cho quá trình gia tăng vốn đầu tư trong nước.
- Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất của các nước.
- Góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
1.1.3. Nhiệm vụ
Thương mại quốc tế có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu, gia công thuê cho nước ngoài… Bởi vì, khi tham gia trao đổi trên thị trường thế giới, nền kinh tế của một nước phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường nên phải tính toán sao cho có lãi, phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, nghĩa là phải làm ăn có hiệu quả.
Hai là, góp phần giải quyết vốn, công ăn, việc làm, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ sẽ tạo thêm việc làm cho người dân trong nước, khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch và hợp lý phục vụ cho xuất khẩu, qua đó có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Ba là, thương mại quốc tế, thông qua hoạt động nhập khẩu, có điều kiện tiếp cận đến các nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại và nhất là có thể tiếp nhận những công nghệ phù hợp cho sự phát triển của sản xuất, nhất là phục vụ cho xuất khẩu…
1.2. Chính sách thương mại quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km đường biên giới chung. Trải qua bao thăng trầm, thử thách của lịch sử, hai nước vẫn giữ vững được mối quan hệ láng giềng, hữu nghị với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Sau Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ III ngày 27 /7/2003, Chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba đảng, do ngài Hun Sen, phó chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia làm thủ tướng tiếp tục đưa đất nước Campuchia ổn định và phát triển, quan hệ với Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh đó, những năm vừa qua, quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện về nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại. Hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác của nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển. Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ ba của Campuchia sau Thái Lan và Singapore và đứng thứ sáu trong các nước buôn bán với Campuchia. Ngược lại, Việt Nam cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia với kim ngạch năm 2007 là 932 triệu USD. Cămpuchia đã chính thực gia nhập WTO 13/10/2004 (thành viên thứ 148) là một thắng lợi của Campuchia, vừa đặt ra những thách thức, vừa mở ra những cơ hội đối với Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ thông tin và vấn đề toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức cùng với thương mại điện tử đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Cămpuchia, trong đó có thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là một yếu tố khách quan và vô cùng quan trọng. Nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, tận dụng những thời cơ, lợi thế, tiềm năng nhiều mặt, khắc phục những khó khăn tạm thời, Việt Nam nhất định sẽ tìm được những cơ hội mới mẻ, những giải pháp thích hợp để mở rộng và thúc đẩy quan hệ thương mại với nước bạn Cămpuchia lên một tầm cao mới.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
1.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thương mại quốc tế 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Chức năng 3
1.1.3. Nhiệm vụ 4
1.2. Chính sách thương mại quốc tế 4
1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Các chính sách thương mại quốc tế 5
1.2.3. Chính sách thương mại của các nước kém phát triển 6
1.2.4. Các công cụ thực hiện chính sách thương mại 9
1.2.5. Lý thuyết về thương mại quốc tế 14
1.2.5.1.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của ADAM SMITH 14
1.2.5.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 17
1.2.Các nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Cămpuchia 18
1.2.1. Về vị trí địa lý và quan hệ đặc biệt giữa hai nước 18
1.2.2. Xu hướng thời đại 21
1.2.3. Chính sách đối ngoại của hai nước 23
1.2.3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam 23
1.2.3.2. Chính sách đối ngoại của Cămpuchia 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN QUA 29
2.1. Giới thiệu chung của hai nước 29
2.1.1. Giới thiệu chung về Việt Nam 29
2.1.1.1.Chính trị 31
2.1.1.2. Kinh tế 33
2.1.2. Giới thiệu chung về Cămpuchia 42
2.1.2.1. Chính trị 43
2.1.2.2. Kinh tế 46
2.2. Lịch sử và các giai đoạn phát triển quan hệ Việt Nam-Cămpuchia 50
2.2.1. Về chính trị 50
2.2.2. Về hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước 52
2.3. Thực trạng quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Cămpuchia 53
2.3.1. Quan hệ thương mại 53
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Cămpuchia 56
2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 56
2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 58
2.3.3. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia 61
2.3.3.1. Kim ngạch nhập khẩu 61
2.3.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 62
2.4. Đánh giá kết quả quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia 64
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 64
2.4.2. Những điểm tồn tại và khó khăn 66
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1. Triển vọng về phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới 68
3.1.1. Những diễn biến tích cực trong quan hệ thương mại hai nước 68
3.1.2. Một số lĩnh vực và mặt hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam 70
3.1.2.1. Các lĩnh vực đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam 70
3.1.2.2. Các mặt hàng đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam 74
3.1.3. Mục tiêu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam- Cămpuchia 75
3.1 3.1. Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Cămpuchia 75
3.1.3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Cămpuchia 76
3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Campuchia 77
3.2.1. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước 77
3.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau 79
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng, an ninh biên giới. 83
3.2.4. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Cămpuchia 83
3.2.5. Xây dựng kênh phân phối, bán lẻ tại thị trường Cămpuchia 85
3.2.6. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt nam 86
3.2.7. Một số giải pháp khác 86
KẾT LUẬN 89
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế đều phải thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài. Xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế đã trở thành động lực thúc đẩy của quan hệ quốc tế. Các nước dù mạnh hay yếu đều có xu thế liên kết với nhau để đối phó với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, thương mại. Quan hệ thương mại Việt Nam-Cămpuchia cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Với bề dày hơn 40 năm quan hệ ngoại giao, đã từng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, trong thời kì mới, Việt Nam và Cămpuchia càng tăng cường và củng cố tình đoàn kết hữu nghị để đưa mối quan hệ láng giềng truyền thống tốt đẹp giữa hai nước lên một tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần tích cực cho hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới.
“Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là câu ngạn ngữ rất quen thuộc của ông cha ta để lại. Câu nói giản dị ấy không những có ý nghĩa to lớn trong mối quan hệ cộng đồng “tình làng, nghĩa xóm”, mà ở một phương diện nào đó nó còn mang cả ý nghĩa hợp tác quốc gia, quốc tế. Có tạo được mối quan hệ tốt đẹp nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại với những nước láng giềng, ta mới có điều kiện vững chắc để vươn tới những thị trường xa hơn, rộng lớn hơn.
Xuất phát từ những nhận thức đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian tới” làm luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở trình bày một số hiểu biết có tính khái quát về đất nước Việt Nam và Cămpuchia, nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động thương mại giữa hai nước trong thời gian qua để từ đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường phát triển quan hệ thương mại giữa hai vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh hạnh phúc.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian từ năm 2000 đến nay.
Kết cấu luận văn tốt nghiệp gồm có ba chương:
Chương1: Tổng quan về thương mại quốc tế
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian qua
Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Theo cách định nghĩa này, trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài và hoạt động nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài.
Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: thương mại hàng hóa hữu hình (như: xe hơi, máy móc, quần áo, nguyên, nhiên, vật liệu…)Thương mại hàng hóa vô hình (như: bằng phát minh, dịch vụ...)
Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời, tuy quy mô lúc đó còn nhỏ bé. Thương mại quốc tế chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa và trở thành động lực phát triển quan trọng của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ là quan hệ mua bán với bên ngoài mà còn cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác giúp một quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực.
1.1.2. Chức năng
Chức năng thương mại quốc tế được xem xét dưới hai khía cạnh như sau:
Một là, thương mại quốc tế là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài. Trên khía cạnh này chức năng cơ bản của thương mại quốc tế là: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài , thông qua mua bán, làm cho thị trường trong nước gắn với thị trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân về hàng hóa, dịch vụ theo số lượng, chất lượng, mặt hàng địa điểm và thời gian phù hợp.
Hai là, thương mại quốc tế là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội quốc tế. Xét dưới khía cạnh này, thương mại quốc tế có thế có chức năng như sau:
- Thương mại quốc tế tạo vốn cho quá trình gia tăng vốn đầu tư trong nước.
- Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất của các nước.
- Góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
1.1.3. Nhiệm vụ
Thương mại quốc tế có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu, gia công thuê cho nước ngoài… Bởi vì, khi tham gia trao đổi trên thị trường thế giới, nền kinh tế của một nước phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường nên phải tính toán sao cho có lãi, phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, nghĩa là phải làm ăn có hiệu quả.
Hai là, góp phần giải quyết vốn, công ăn, việc làm, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ sẽ tạo thêm việc làm cho người dân trong nước, khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch và hợp lý phục vụ cho xuất khẩu, qua đó có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Ba là, thương mại quốc tế, thông qua hoạt động nhập khẩu, có điều kiện tiếp cận đến các nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại và nhất là có thể tiếp nhận những công nghệ phù hợp cho sự phát triển của sản xuất, nhất là phục vụ cho xuất khẩu…
1.2. Chính sách thương mại quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi với hơn 1.100 km đường biên giới chung. Trải qua bao thăng trầm, thử thách của lịch sử, hai nước vẫn giữ vững được mối quan hệ láng giềng, hữu nghị với phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Sau Tổng tuyển cử Quốc hội nhiệm kỳ III ngày 27 /7/2003, Chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba đảng, do ngài Hun Sen, phó chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia làm thủ tướng tiếp tục đưa đất nước Campuchia ổn định và phát triển, quan hệ với Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều thuận lợi. Trong bối cảnh đó, những năm vừa qua, quan hệ giữa hai nước ngày càng được cải thiện về nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại. Hai bên vừa là bạn hàng, vừa là đối tác của nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển. Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ ba của Campuchia sau Thái Lan và Singapore và đứng thứ sáu trong các nước buôn bán với Campuchia. Ngược lại, Việt Nam cũng là một thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia với kim ngạch năm 2007 là 932 triệu USD. Cămpuchia đã chính thực gia nhập WTO 13/10/2004 (thành viên thứ 148) là một thắng lợi của Campuchia, vừa đặt ra những thách thức, vừa mở ra những cơ hội đối với Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ thông tin và vấn đề toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức cùng với thương mại điện tử đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng như Cămpuchia, trong đó có thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước là một yếu tố khách quan và vô cùng quan trọng. Nắm vững chủ trương, đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, tận dụng những thời cơ, lợi thế, tiềm năng nhiều mặt, khắc phục những khó khăn tạm thời, Việt Nam nhất định sẽ tìm được những cơ hội mới mẻ, những giải pháp thích hợp để mở rộng và thúc đẩy quan hệ thương mại với nước bạn Cămpuchia lên một tầm cao mới.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
1.1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của thương mại quốc tế 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Chức năng 3
1.1.3. Nhiệm vụ 4
1.2. Chính sách thương mại quốc tế 4
1.2.1. Khái niệm 4
1.2.2. Các chính sách thương mại quốc tế 5
1.2.3. Chính sách thương mại của các nước kém phát triển 6
1.2.4. Các công cụ thực hiện chính sách thương mại 9
1.2.5. Lý thuyết về thương mại quốc tế 14
1.2.5.1.Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của ADAM SMITH 14
1.2.5.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 17
1.2.Các nhân tố thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Cămpuchia 18
1.2.1. Về vị trí địa lý và quan hệ đặc biệt giữa hai nước 18
1.2.2. Xu hướng thời đại 21
1.2.3. Chính sách đối ngoại của hai nước 23
1.2.3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam 23
1.2.3.2. Chính sách đối ngoại của Cămpuchia 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN QUA 29
2.1. Giới thiệu chung của hai nước 29
2.1.1. Giới thiệu chung về Việt Nam 29
2.1.1.1.Chính trị 31
2.1.1.2. Kinh tế 33
2.1.2. Giới thiệu chung về Cămpuchia 42
2.1.2.1. Chính trị 43
2.1.2.2. Kinh tế 46
2.2. Lịch sử và các giai đoạn phát triển quan hệ Việt Nam-Cămpuchia 50
2.2.1. Về chính trị 50
2.2.2. Về hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá giữa hai nước 52
2.3. Thực trạng quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Cămpuchia 53
2.3.1. Quan hệ thương mại 53
2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam sang Cămpuchia 56
2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 56
2.3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 58
2.3.3. Cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Cămpuchia 61
2.3.3.1. Kim ngạch nhập khẩu 61
2.3.3.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 62
2.4. Đánh giá kết quả quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia 64
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 64
2.4.2. Những điểm tồn tại và khó khăn 66
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1. Triển vọng về phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới 68
3.1.1. Những diễn biến tích cực trong quan hệ thương mại hai nước 68
3.1.2. Một số lĩnh vực và mặt hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam 70
3.1.2.1. Các lĩnh vực đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam 70
3.1.2.2. Các mặt hàng đang có triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam 74
3.1.3. Mục tiêu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam- Cămpuchia 75
3.1 3.1. Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Cămpuchia 75
3.1.3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Cămpuchia 76
3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Campuchia 77
3.2.1. Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng của hai nước 77
3.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau 79
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi, chống buôn lậu, giữ vững quốc phòng, an ninh biên giới. 83
3.2.4. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại thị trường Cămpuchia 83
3.2.5. Xây dựng kênh phân phối, bán lẻ tại thị trường Cămpuchia 85
3.2.6. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt nam 86
3.2.7. Một số giải pháp khác 86
KẾT LUẬN 89
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: