tuenv2000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đất nước thân yêu, tuy thật nhỏ bé nhưng lại tiềm ẩn bên trong những vẻ đẹp diệu kì mà tạo hóa,thiên nhiên đã ban tặng. Dọc theo chiều dài của đất nước, đi tới đâu chúng ta cũng thấy tự hào và trân trọng. Em yêu Vịnh Hạ Long, 2 lần được công nhận là di sản thế giới. Em yêu Hà Nội thủ đô ngàn năm văn hiến. Em yêu Huế mộng mơ và thơ mộng…Và em yêu quê hương em, một Trà Cổ bình yên và lãng mạn. Trà Cổ không phải là nơi em sinh ra cũng không phải là nơi em lớn lên, nhưng quê hương cha ông để lại đã cho em những ấn tượng kỉ niệm thật sâu sắc.
“Từ Trà cổ rừng dương đến Cà mau rừng đước”
Tố hữu đã viết câu thơ này thể hiện Trà Cổ-nơi địa đầu của Tổ quốc, nơi đặt nét bút đầu tiên vẽ lên bản đồ Việt nam. Tạo hóa đã ban tặng cho Trà Cổ một hình thể thật đẹp, một bán đảo ba mặt là nước biển, ngày ngày sóng biển vỗ về những dải cát mịn màng óng ánh. Bãi biển Trà Cổ trải dài tới 17km, không khí trong lành, khí hậu mát mẻ. Trà Cổ không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn đẹp bởi những nét văn hóa truyền thống. Xung quanh đường biển là hệ thống các di tích lịch sử như đình làng, chùa, đền và nhà thờ. Tất cả đều có lịch sử lâu đời trang nghiêm và cổ kính.
Chính vì vậy mà Trà Cổ rất thích hợp cho các loại hình du lịch nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao dưới nước kết hợp tham quan di tích và lễ hội. Thế nhưng hiện nay, do chưa được khai thác hợp lý và qui mô nên lượng khách đến với trà cổ còn rất ít và chưa tạo ra được nguồn thu lớn cho địa phương. Là người con của mảnh đất này lại là một sinh viên văn hóa du lịch,đã từ lâu em mong muốn vận dụng những kiến thức mình đã học suốt 4 năm qua, góp phần nhỏ bé tìm hiểu về tiềm năng du lịch Trà Cổ và qua đó đưa ra một số giải pháp để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch đến với Trà Cổ từ đó thúc đẩy du lịch phát triển một cách bền vững. Chính vì vậy em chọn đề tài “Tiềm năng và một số giải pháp phát triển du lịch Trà Cổ”.
2.Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu tiềm năng tại Trà cổ nhằm khai thác các tiềm năng đó để phục vụ ngày càng có hiệu quả hơn cho sự phát triển du lịch của Trà Cổ nói riêng và đất nước nói chung.
3.Đối tượng:
Nghiên cứu các tiềm năng của Trà Cổ để phục vụ cho phát triển du lịch.
4.Nhiệm vụ:
Tìm hiểu về cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch.
Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch trà cổ.
Đề ra một số giải pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng của Trà Cổ phục vụ cho phát triển du lịch.
5.Phạm vi nghiên cứu:
Bãi biển Trà Cổ và các di tích văn hóa tại Trà Cổ đã được khai thác phục vụ cho du lịch.
6.Phương pháp nghiên cứu:
Em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng.
- Phương pháp tập hợp, phân tích.
- Phương pháp quan sát,khảo sát thực địa.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê.
7.Cấu trúc của khóa luận:
Khóa luận gồm:
-PHẦN MỞ ĐẦU
-PHẦN NỘI DUNG gồm 3 chương:

Chương 1:Cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch.
Chương 2:Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Trà cổ.
Chương 3:Một số giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững du lịch Trà cổ.
- PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH,TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.Khái niệm về du lịch
Ngày nay trên phạm vi thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa-xã hội của mỗi một người dân và du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở các chuyến du lịch trong và ngoài nước con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn nhằm thõa mãn cả nhu cầu to lớn về mặt tinh thần.
Thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng pháp: “tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste”là người dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí nhằm phục hồi nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người,nhưng trước hết liên quan mật thiết đến sự di chuyển của họ.
Trong vòng 6 thập kỉ qua kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO(International of Union Offcial Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được tranh luận. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người từ trong hay ngoài nước, trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc lm hoặc xâm lược đều mang ý nghĩa du lịch.
Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép, một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ:việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi giải trí…Mặt khác du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế(sản xuất tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Năm 1979, Đại hội của tổ chức du lịch thế giới(WTO) đã thông qua hiên chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm găn du lịch với việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc vì nền Hòa bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới.
Do hoàn cảnh (thời gian,khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch đã nhận định: “đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa” (Robert Lanquar,Kinh tế du lịch).
Du lịch có thể được hiểu là:
(1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tai chỗ nhận thức về thế giới xung quanh có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
(2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thõa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rãnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh. [14,(7)].
Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa xã hội”.( I.I.Pirogionic,1985).
* Tổ chức du lịch thế giới WTO đĩnh nghĩa du lịch gồm những loại hình:
+ Du lịch quốc tế ( International Tourism ) gồm:
- Du lịch vào trong nước ( Inbound Tourism )
- Du lịch ra ngoài nước (Outbound Tourism)
+ Du lịch của trong nước ( Internal Tourism)
- Du lịch nội địa ( Domestic Tourism)
- Du lịch quốc gia ( National Tourism)
* Định nghĩa theo quan niệm của W.McIntosh ( mỹ ) gồm 4 thành phần:
- Du khách.
- Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho du khách.
- Chính quyền tại địa điểm du lịch.
- Dân cư địa phương.
Từ các thành phần trên du lịch được hiểu là : “Tổng số các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, các nhà cung ứng chính quyền và cộng đồng địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách”.
* Theo luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan giải trí nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”( điều 4)
2.Vai trò của du lịch
2.1. Đối với kinh tế
Du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với hầu hết các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế. Khi du lịch phát triển sẽ góp phần đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu về mặt lãnh thổ. Như vậy, du lịch được coi là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước.
Tổ chức du lịch thế giới có trụ sở tại Madrid ( Tây Ban Nha ) nhày 24/1/2006 cho biết kinh tế toàn cầu phục hồi, lượng khách du lịch năm nay trên thế giới sẽ tăng 4-5% sau khi đạt con số kỷ lục 808 triệu người năm 2005. Tổ chức du lịch thế giới dự báo số lượng khách du lịch toàn cầu sẽ tăng 1,6 tỷ người vào năm 2020.
Trong phạm vi quốc gia thì hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa. Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, có tác dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng ở vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Ngành du lịch là một yếu tố của hệ thống kinh tế chung. Để đáp ứng được yêu cầu trọn vẹn về sản phẩm du lịch cho các đối tượng khách khác nhau thì ngành du lịch phải sử dụng nhiều sản phẩm và dịch vụ của nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau trong hệ thống kinh tế chung. Từ mối quan hệ trực tiếp của ngành du lịch với các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế có thể rút ra nhận xét: Du lịch làm thay đổi hoạt động của nền kinh tế. Khi du lịch phát triển và số lượng du khách ngày càng tăng lên thì cần có sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc…và nhờ vào đó thúc đẩy các ngành phát triển.
Du lịch góp phần quan trọng làm tăng thu nhập quốc dân của một vùng lãnh thổ, quốc gia nhất là du lịch quốc tế. Kinh tế du lịch gây biến đổi lớn trong cơ cấu của cán cân thu chi của đất nước của vùng du lịch. Đối với du lịch quốc tế, việc khách mang ngoại tệ đến đổi và tiêu thụ ở khu du lịch đã làm tăng tổng số ngoại tệ trong cán cân thu – chi và của đất nước. Còn với du lịch nội địa thì việc tiêu tiền của dân vùng du lịch cũng gây biến động trong cán cân thu – chi của nhân dân theo vùng.
Du lịch cũng có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp, nông nghiệp và các nghành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra du lịch phát triển còn đánh thức một số ngành thủ công cổ truyền, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công: làng gốm, làng dệt…
Mặt khác, du lịch quốc tế phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu. Xuất khẩu theo đường du lịch có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại thương. Trước hết phần lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế là các dịch vụ ( lưu trú, ăn uống…) do vậy xuất khẩu băng du lịch là xuất khẩu đa số dịch vụ đó là điều mà xuất khẩu ngoại thương không thực hiện được. Ngoài ra có những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo đường ngoại thương hay nếu có muốn xuất khẩu chúng thì phải đầu tư nhiều cho việc đóng gói, bảo quản và vận chuyển như: hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh thì đó lại là đối tượng mà du lịch xuất khẩu được mà chi phí lại thấp.
Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế luôn đảm bảo thực hiện hiệu quả lớn hơn nhiều so với việc xuất khẩu theo đường ngoại thương. Hàng hóa trong du lịch luôn xuất với giá bán lẻ nên luôn đảm bảo giá cao hơn so với giá xuất theo đường ngoại thương là giá bán buôn. Ngoài ra xuất khẩu bằng du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc tế, chi phí bảo quản và đóng gói như ngoại thương. Do đặc điểm tiêu dùng du lịch là khách phải tự vận động đến nơi có hàng hóa, dịch vụ chứ không phải đưa hàng hóa tới khách nên tiết kiệm được nhiều thời gian và tăng nhanh vòng quay của vốn.
Hơn thế nữa, du lịch phát triển tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng du lịch phát triển. Thông thường tài nguyên du lịch tự nhiên thường có nhiều ở những vùng xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻo lánh khác. Để khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải có sự đầu tư về mọi mặt: giao thông, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó góp phần thay đổi bộ mặt của những vùng đó và cũng vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những vùng trung tâm.
Du lịch quốc tế còn là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch. Khi khách đến du lịch và trở về nước họ sẽ tuyên truyền và giới thiệu về đất nước họ đã đến cho bạn bè, người thân của họ. Đây là cách tiếp thị, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài rất hữu hựu.
Sự phát triển du lịch quốc tế còn có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ quốc tế theo các hướng: kí kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các công ty du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.
Qua phân tích trên cho ta thấy được du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực. Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình. Người Pháp gọi du lịch là con gà đẻ trứng vàng cũng chính vì các tác động này.
Như vậy có thể nói du lịch ngày càng góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân. Du lịch đã trở nên phổ biến và hiệu quả kinh tế của nó mang lại là không hề nhỏ.
Bên cạnh những tích cực nêu trên, ở một góc độ nào đó du lịch cũng có tác động tiêu cực đến kinh tế. Tại những địa phương du lịch phát triển sẽ tập trung một lượng lớn khách du lịch có nhu cầu tiêu dung cao. Điều này dẫn đến giá cả hàng hoá tăng cao hay tình trạng lạm phát cục bộ. Từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và tiêu dùng của người dân địa phương, họ không có khả năng chi tiêu cho nhu cầu tiêu dung hàng ngày nhất là những người mà thu nhập của họ không lien quan đến du lịch. Như vậy, có nên chăng áp dụng chính sách 2 giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để người đời sống người dân địa phương được cân bằng và ổn định.

MỤC LỤC
PHÂN MỞ ĐẦU 1
1-Lý do chọn đề tài 1
2-Mục đích nghiên cứu 2
3-Đối tượng 2
4-Nhiệm vụ 2
5-Phạm vi nghiên cứu 2
6-Phương pháp nghiên cứu 2
7-Cấu trúc của khoá luận 2
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1:cơ sở lý luận về du lịch,tài nguyên du lịch 4
1. Khái niệm về du lịch 4
2. Vai trò của du lịch 6
2.1. Đối với kinh tế 6
2.2. Đối với xã hội 9
2.3. Đối với chính trị 12
2.4. Đối với sinh thái 13
3.Tài nguyên du lịch 14
3.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch 14
3.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch 15
3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch 15
3.4. Phân loại tài nguyên du lịch 17
3.4.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên 18
3.4.1.1. Địa hình 18
3.4.1.2. Khí hậu 20
3.4.1.3. Nguồn nước 21
3.4.1.4. Sinh vật 21
3.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 22
3.4.2.1. Di tích lịch sử văn hoá 22
3.4.2.2. Lễ hội 23
3.4.2.3. Các đối tượng gắn với dân tộc học 24
3.4.2.4. Các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác. 25
4. Cơ sở hạ tầng_cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 25
4.1. Cơ sở dịch vụ trung gian 25
4.2. Cơ sở vận chuyển khách 26
4.3. Cơ sở lưu trú và ăn uống 26
4.4. Mạng lưới các cửa hàng thương nghiệp 26
4.5. Cơ sở thể thao 27
4.6. Cơ sở y tế 27
4.7. Các công trình thông tin văn hóa 27
4.8. Cơ sở dịch vụ bổ sung 27
5. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 27
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Trà Cổ. 30
1. Tiềm năng du lịch Trà Cổ 30
1.1. Vài nét về Trà cổ và thành phố Móng Cái 30
1.1.1. Khái quát về thành phố Móng Cái 30
1.1.2. Lịch sử ra đời bán đảo Trà Cổ 34
1.2. Tài nguyên du lịch của Trà Cổ 34
1.2.1.Tài nguyên tự nhiên 34 1.2.1.1. Vị trí địa lý 34
1.2.1.2. Khí hậu 35
1.2.1.3. Sinh vật 35
1.2.1.4. Bãi biển Trà cổ 36
1.2.2. Tài nguyên nhân văn 37
1.2.2.1. Di tích lịch sử văn hoá 37
1.2.2.1.1. Đình trà cổ 37
1.2.2.1.2. Chùa vạn linh khánh(chùa Trà cổ) 39
1.2.2.1.3. Đền thiên hậu thánh mẫu(đền Trà cổ) 41
1.2.2.1.4. Nhà thờ Trà cổ 42
1.2.2.2. Lễ hội truyền thống: lễ hội đình Trà cổ 43
1.2.2.3. Đời sống cộng đồng của cư dân chài lưới Trà cổ 46
2. Thực trạng hoạt động du lịch Trà cổ 47
2.1. Đánh giá kết quả hoạt động du lịch 47
2.2. Đánh giá về khai thác các điểm du lịch 49
2.2.1. Bãi tắm 49
2.2.2. Các di tích lịch sử 50
2.3. Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 52
2.3.1. Cơ sở hạ tầng 52
2.3.2. Cơ sở dịch vụ du lịch 54
2.4. Đánh giá về môi trường 57
2.5. Đánh giá về lao động trong ngành du lịch 58
2.6. Đánh giá về tổ chức kinh doanh du lịch 60
Chương 3. Một số giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững
du lịch Trà cổ. 62
1. Một số thuận lợi và khó khăn để phát triển du lịch hiện nay 62
2. Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch Trà Cổ 65
2.1. Phương hướng 65
2.2. Mục tiêu 66
3. Các giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Trà Cổ 69
3.1. Quy hoạch du lịch 69
3.2. Tăng cường đầu tư 70
3.3. Đa dạng hóa sản phẩm 71
3.4. Xúc tiến quảng cáo 73
3.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 74
3.6. Tăng cường tuyên truyền giáo dục người dân địa phương đối với hoạt động du lịch và khách du lịch 75
3.7. Xây dựng môi trường văn hóa du lịch 76
3.8. Kiến nghị 77
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tuy nhiên, như đã biết, bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu, tiếp xúc giữa các cá thể, giữa các cộng đồng dân cư khác nhau. Và vì thế, vô tình sẽ tạo ra những kẻ hở gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Du lịch mang tính mở,giao tiếp rộng nên sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội du nhập một cách nhanh chóng. Nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cắp đã có từ lâu nhưng không thể phủ nhận rằng hoạt động du lịch làm các tệ nạn này gia tăng đáng kể. Ngày nay, vẫn còn những khách du lịch muốn tìm của lạ ở nơi đến du lịch, vẫn còn những kẻ cò mồi muốn làm giàu bằng cách lợi dụng cơ thể của phụ nữ làm nạn mại dâm tăng lên. Vì vậy du lịch có thể là môi trường tốt để kẻ ham hưởng lạc và kẻ trục lợi gặp nhau.
Bên cạnh đó, du lịch cũng ảnh hưởng đến tệ nạn nghiện hút. Vẫn tồn tại những khách du lịch lợi dụng chuyến đi của mình để thm gia hoạt động vận chuyển, buôn bán ma tuý trái phép, làm tệ nạn này ngày một gia tăng.
Khách du lịch, theo nhìn nhận của người dân là giàu sang, lắm tiền, ăn mặc đẹp, đúng mốt. Điều này làm những người bản chất không tốt trở lên tham lam dẫn đến hành nghề trộm cướp, ăn xin làm mất đi mỹ quan và ấn tượng xấu với khách du lịch. Đồng thời, lối suy nghĩ hạn hẹp của một số người không hiểu sự khác nhau giữa các nền văn hoá mà vận dụng không đúng lối cách ăn mặc của khách nước ngoài trở lên lố bịch gây phản cảm. Sự khác biệt về không gian, văn hoá, chính trị cũng có thể dẫn đến hiểu lầm, hiềm khích tạo ra căng thẳng giữa chủ và khách.
Như vậy, du lịch cũng tác động không ít tiêu cực đến xã hội. Đặc biệt trong điều kiện phát triển hiện nay, những tiêu cực này càng không thể tránh khỏi và rất khó kiểm soát. Nó phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của người dân và những người quản lý.
2.3. Đối với chính trị
Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Khi du khách vào một đất nước để đi du lịch thì hiển nhiên giữa hai nước đã có sự hợp tác có thể về giao lưu kinh tế, văn hóa, các thỏa thuận, các hợp đồng được ký kết và mặc dù trước đây các nước này có thể là thù địch của nhau. Như vậy du lịch góp phần dần dần xóa bỏ những hiềm khích, củng cố nền hòa bình thế giới.
Các chuyến thăm gần đây của các cựu chiến binh Pháp, Mĩ đến chiến trường ở Việt Nam làm tăng mối thiện cảm giữa nhân dân ta và họ. Được tiếp xúc với những người dân vô tội, được trực tiếp găp gỡ những người mà trước đây họ coi là kẻ thù, họ đã hiểu rằng cuộc chiến tranh của họ là phi nghĩa. Những thành viên này sau khi về nước đã trở thành những tuyên truyền viên tích cực, vun đắp cho tình hữu nghị giũa hai nước.
Mặt khác mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những nét riêng biệt về tự nhiên, lịch sử văn hóa…Việc tìm hiểu những mặt này làm cho du khách quý trọng lịch sử, văn hóa của nước đến du lịch. Đồng thời nó giáo dục lòng mến khách, trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch sẽ tạo nên sự hiểu biêt, tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Du lịch đã dược coi là “giấy thông hành của hòa bình”. Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng nóng bỏng của mình là được sống, được lao động trong hòa bình hữu nghị và hợp tác.
Tất nhiên, bên cạnh những tích cực này không thể tránh được những tiêu cực về mặt an ninh trật tự - an toàn xã hội. Du lịch chính là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt là khách du lịch, một số kẻ đã thâm nhập vào nước để móc nối, xây dựng cơ sở cho những cuộc phản động. Bên cạnh đó, du lịch cũng là môi trường để các điệp viên nước ngoài tìm hiểu hệ thống chính quyền chính trị của đất nước du lịch.
2.4. Đối với sinh thái:
Chức năng sinh thái của du lịch thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực tiếp sự hùng vĩ, trong lành tươi mát và nên thơ của cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa to lớn đối với khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề mà toàn thế giới đang hết sức quan tâm.
Nhu cầu nghỉ ngơi tại các khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường. Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo lên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của khách. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động du lịch làm tăng mức tập trung người vào vùng du lịch. Việc đó đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên. Để gia tăng thu nhập từ du khach phải có chính sách marketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngày càng hấp dẫn du khách.
Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội cần đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động của việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch. Như vậy, du lịch và bảo vệ môi trường là những hoạt động gần gũi và liên quan đến nhau.
3.Tài nguyên du lịch.
3.1.khái niệm về tài nguyên du lịch
Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Trong cuốn địa lý du lịch có định nghĩa về tài nguyên du lịch như sau: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cung các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005) giải thích: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” (điều 4).
3.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch:
- Khối lượng các tài nguyên và diện tích phân bổ các tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác và tiềm năng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch.
- Thời gian có thể khai thác: như thời kì khí hậu thích hợp, mùa tắm.
- Tính bất biến về lãnh thổ của đa số tài nguyên tạo lên lực hút cơ sở hạ tầng và dòng du lịch tới nơi tập trung các loại tài nguyên đó.
- Vốn đầu tư tương đối thấp và giá thành chi phí sản xuất không cao cho phép xây dựng tương đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cũng như khả năng sử dụng độc lập các loại tài nguyên.
- Tài nguyên du lịch có khả năng sử dụng nhiều lần nếu như tuân theo các quy định về sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và thực hiện các biện pháp để bảo vệ chung.
3.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch (TNDL) là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Trong các hệ thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt, TNDL có mối quan hệ chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường kinh tế – xã hội. Do vậy TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên sản phẩm du lịch. TNDL là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Số lượng, chất lượng, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên cùng sự phân bố của TNDL là yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch và có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực du lịch.
- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo nh điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến đi. Hoạt động du lịch có phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là phụ thuộc vào yếu tố cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch. Du khách có quyết định thực hiện các chuyến đi du lịch hay không là phụ thuộc vào các giá trị của TNDL nơi đến. Do vậy, mỗi địa phương, mỗi quốc gia muốn phát triển du lịch đạt được hiệu quả cao, hấp dẫn khách cần quan tâm đầu tư cao cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát triển TNDL cùng công tác xúc tiến phát triển du lịch .
- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú và ngày càng cao của khách du lịch thì các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần phát triển nhiều loại hình du lịch. Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL.
- TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của lãnh thổ du lịch. Các phân hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: Khách du lịch, TNDL, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tổ chức phân chia theo nhiều cấp phân vị khác nhau và dù ở cấp phân vị nào thì TNDL luôn là những phân hệ quan trọng bậc nhất, mang tính chất quyết định trong việc tổ chức phát triển du lịch và là yếu tố cơ bản của hệ thống lãnh thổ du lịch.
Hiệu quả phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch phụ thuộc rất nhiều vào TNDL. Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch, mỗi doanh nghiệp, địa phương và mỗi quốc gia khi tiến hành qui hoạch phát triển du lịch, xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển du lịch cần phải điều tra, đánh giá xác thực nguồn TNDL, đồng thời cần thực thi các chính sách, chiến lược, giải pháp quản lý, bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác nguồn TNDL hợp lý, đúng đắn và hiệu quả theo quan điểm phát triển du lịch bền vững.
khách. Như vậy số lượng khách sạn ở Trà Cổ vẫn là ít, đồng thời chất
lượng phòng, chất lượng phục vụ ở đây vẫn còn rất kém. Nhân viên tại các
nhà hàng và khách sạn chưa có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật và thao tác
nghiệp vụ còn non kém. Điều này thật sự gây bất lợi cho khách du lịch. Đối
với những khách hạng sang, họ ra Trà Cổ và muốn nghi ngơi qua đêm ở
Trà Cổ để hưởng không khí trong lành vào ban đêm ở Trà Cổ nhưng các
phòng nghỉ ở đây chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, chưa làm họ thấy hài
lòng và thật sự thoải mái nên họ thường vào Móng Cái ăn nghỉ. Bất cứ
khách du lịch nào khi đến với Trà Cổ đều muốn ở lại với Trà Cổ, muốn
được đi dạo đêm thưởng thức khí trời trong lành tại đây. Nhưng việc chưa
đáp ứng được yêu cầu về phòng, cả về số lượng và chất lượng sẽ làm khách
không hài lòng. Theo như một số khách sạn ở đây cho biết, đến thời điểm
khoảng tháng 4 thì hầu như các khách sạn lớn ở đây đã được đặt trước hết
phòng. Những khách du lịch đến sau đều phải vào Móng Cái đặt phòng.
Về mảng dịch vụ, giải trí cũng được đầu tư khá đa dạng và phong
phú. Trong thành phố Móng Cái có hệ thống chợ trung tâm rất lớn và đồ sộ
cùng với các hệ thống chợ 2 chợ 3. Hệ thống hàng hóa cung cấp rất nhiều
loại hàng hóa: từ quần áo, đồ điện tử đến hoa quả vải vóc. Ở đây hàng hóa
có số lượng lớn từ Trung Quốc đưa sang đủ các chủng loại, kiểu dáng, giá
cả lại phải chăng. Nếu như khách du lịch có mua nhiều hàng thì giá còn rẻ
hơn rất nhiều.
Ngoài ra ở Móng Cái, còn các khu thương mại Hồng Vận, Hải
Yến phục vụ cho những khách du lịch có khả năng chi trả cao. Trong Móng
Cái cũng có rất nhiều hệ thống các khu vui chơi giải trí dành cho khách du
lịch. Đặc biệt, ở ngoài Trà Cổ có khu vui chơi giải trí và sân golf quốc tế 18
lỗ dành cho người nước ngoài và những khách du lịch hạng sang đã đi vào
hoạt động khá hiệu quả trong thời gian đầu. Tuy nhiên ở Trà Cổ, ngoài hệ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top