Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu từ đầu thế kỉ XX kéo theo xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực thương mại. Nhiều sản phẩm hàng hóa trở nên phổ biến trên thị trường như nước giải khát CocaCola, cà phê Nestcafé, quần Jean Levi’s... Những sản phẩm này thực sự đã trở nên nổi tiếng và được biết đến một cách rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chính sự nổi tiếng của nhãn hiệu cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp vì nó sẽ rất dễ bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng đặt ra là phải làm thế nào ngăn chặn các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dẫn đến sự ra đời của các qui định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, với những đặc trưng riêng so với các loại nhãn hiệu khác là tất yếu.

NỘI DUNG
I. Các khái niệm cơ bản :
1. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phân biệt giữa các hàng hóa, dịch vụ với nhau có vai trò vô cùng quan trọng. Với bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu ra đời và được coi là một biện pháp pháp lý hữu hiệu chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhằm bảo vệ uy tín cũng như quyền lợi hợp pháp cho mọi chủ thể trong sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu, “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như một từ, ngữ, hình ảnh, biểu tượng, logo hay sự kết hợp các yếu tố này được sử dụng trên hàng hóa hay dịch vụ, giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được các mặt hàng khác nhau trên thị trường.
Hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất, chính xác về nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong các Điều ước quốc tế cơ bản trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris 1883 hay Hiệp định TRIPs, các quy định liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng chủ yếu là quy định mang tính nguyên tắc; còn việc thừa nhận nhãn hiệu nào là nhãn hiệu nổi tiếng hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện và quan điểm riêng của từng quốc gia. Theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, “ nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.” Chẳng hạn như CocaCola, Nokia, Honda,... Như vậy, tính nổi tiếng của nhãn hiệu phụ thuộc vào việc công nhận danh tiếng của nhãn hiệu đó đối với người tiêu dùng tại Việt Nam. Hình thức công nhận danh tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ có thể thông qua việc tồn tại một số lượng người tiêu dùng nhất định trực tiếp sử dụng sản phẩm và thừa nhận danh tiếng nhãn hiệu; hay nhãn hiệu được biết đến rộng rãi nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo hay internet...
Xuất phát từ việc nhãn hiệu Việt Nam rất khó đạt được tiêu chuẩn của nhãn hiệu nổi tiếng thế giới nên pháp luật Việt Nam thừa nhận hai khái niệm nhãn hiệu đã được sử dụng, thừa nhận rộng rãi với nhãn hiệu nổi tiếng (theo tiêu chuẩn quốc tế) để quảng bá hình ảnh quốc gia, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của các nhãn hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
2. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng :
Trước hết, bảo hộ là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của Nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh.
Theo quy định tại Hiệp định TRIPs, “ thuật ngữ bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ ...”
Như vậy, là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là một bộ phận của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ giới hạn ở việc xác lập quyền mà còn bao gồm cả việc thực thi quyền đó trên thực tế, cụ thể là việc áp dụng những biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu đồng thời ngăn chặn, xử lý những hành vi sử dụng, khai thác trái phép nhãn hiệu nổi tiếng đó.

II. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng:
Ở Việt Nam, các quy định về nhãn hiệu đã ra đời từ rất sớm, từ trước khi BLDS 1995 được ban hành. Trong khi đó, pháp luật chỉ quy định về nhãn hiệu nổi tiếng sau khi BLDS 1995 có hiệu lực. Nhưng phải đến khi Luật SHTT 2005 được ban hành và có hiệu lực vào ngày 01/07/2006, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 103/NĐ-CP ngày 22/09/2006, mới tạo thành khung pháp lý tương đối cho hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
1. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng :
Việc quy định “ nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.” đã giới hạn phạm vi nổi tiếng của nhẫn hiệu, dẫn tới hệ quả pháp lý nhất định, nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới tuy nhiên người tiêu dùng Việt Nam lại không biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Một nhãn hiệu chỉ được coi là nổi tiếng ở Việt Nam khi đáp ứng được các tiêu chí được quy định tại Điều 75 Luật SHTT 2005.
Theo các tiêu chí này, trước hết, nhãn hiệu nổi tiếng phải được nhiều người biết đến về những đặc điểm nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm được gắn với nhãn hiệu đó cũng như tên nhà sản xuất,... Ví dụ: Điện thoại Samsung được phần đông người tiêu dùng Việt Nam biết đó là điện thoại có xuất sứ từ Hàn Quốc, chát lượng tốt, kiểu dáng đẹp,... Nhãn hiệu nổi tiếng phải được phổ biến rộng rãi đến một số lượng lớn người tiêu dùng thông qua mua bán, sử dụng hay các phương tiện truyền thông khác. Đây là một quy định phù hợp với Hiệp định TRIPs mà Việt Nam tham gia kí kết dồng thời là căn cứ để bảo hộ tối đa các nhãn hiệu nổi tiếng.
Đồng thời, nhãn hiệu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như phải được biết đến rộng rãi trên rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, có uy tín lớn trên thị trường; doanh thu mà nhãn hiệu này đem lại cho nhà đầu tư từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lớn (Ví dụ CocaCola là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới với giá trị thương mại năm 2008 là 66.667 tỷ USD); nhãn hiệu phải được sử dụng liên tục trong một thời gian dài từ khi xuất hiện trên thị trường đến khi được công nhận và còn duy trì là nhãn hiệu nổi tiếng.
Bên cạnh đó, một nhãn hiệu nổi tiếng là một nhãn hiệu được bảo hộ bởi nhiều quốc gia nghĩa là có nhiều quốc gia công nhận việc bảo hộ nhãn hiệu đó; số lượng quốc gia công nhận cũng là điều kiện cơ bản để đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không (Chẳng hạn như nhãn hiệu sữa Vinamilk có thể coi là nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng biết đến rộng rãi nhưng hoàn toàn không phải là nhãn hiệu nổi tiếng thế giới bởi số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu này gần như chỉ có Việt Nam.)
Ngoài ra, yếu tố giá chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu cũng là điều kiện quan trọng khẳng định tính nổi tiếng của nhãn hiệu. Nhãn hiệu nổi tiếng có giá trị thương mại lơn hơn rất nhiều so với giá trị thương mại của nhãn hiệu bình thường. ( Ví dụ: P/S là nhãn hiệu có uy tín của Việt Nam, giá trị chuyển nhượng của nhãn hiệu này là 7,3 triệu USD; trong khi của Malboro là 19 tỷ USD; Microsolf là 56.647 tỷ USD...)
2. Căn cứ xác lập quyền và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng :
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng là một quan hệ pháp luật về sở hữu với đối tượng là tài sản đặc biệt. Cũng giống như các quan hệ sở hữu khác, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ phát sinh khi có những căn cứ pháp lý nhất định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí.” Như vậy, xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của nhãn hiệu nổi tiếng là uy tín, danh tiếng lớn trên phạm vi thế giới sau một thời gian nhất định kể từ thời điểm đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa lần đầu tiên; không giống với các nhãn hiệu hàng hóa khác, cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng là cơ chế tự động; không phụ thuộc vào việc có đăng kí tại cơ quan nhà nước hay không mà dựa trên thực tiễn sử dụng. Quy định này của pháp luật Việt Nam là phù hợp với Công ước Paris cũng như Hiệp định TRIPs. Tuy nhiên, trong thực tế, chủ sở hữu, nhà sản xuất vẫn tiến hành thủ tục đăng kí cho nhãn hiệu nổi tiếng để đảm bảo quyền lợi chắc chắn của mình, đồng thời có căn cứ pháp lý nếu phát sinh tranh chấp. Chẳng hạn, CocaCola, vẫn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu CocaCola tại Cục SHTT Việt Nam...
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ Tòa án và Cục SHTT là hai cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận một nhãn hiệu nổi tiếng khi có yêu cầu của các cá nhân, tổ chức theo từng vụ việc cụ thể. Cục SHTT không nhận đơn đăng kí cũng như đơn đề nghị công nhận nhãn hiệu nổi tiếng dưới bất cứ hình thức nào. Bên cạnh đó, yêu cầu xem xét nhãn hiệu nổi tiếng diễn ra trong bốn trường hợp sau:
Một là, khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng kí những bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hay bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác; tổ chức, cá nhân đó sẽ phải xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua quá trình chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng (Theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 74 Luật SHTT 2005).
Hai là, khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu hủy bỏ hiệu lực một văn bản bằng bảo hộ hay phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng kí cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng. (Theo quy định tại Điều 96 Luật SHTT 2005).
Ba là, khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. (Theo điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005).
Bốn là, khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng. (Theo khoản 1 Điều 130 Luật SHTT 2005)
Như vậy, vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được đề cập đến khi có sự vi phạm xảy ra đối với nhãn hiệu và tất cả các hành vi nhằm bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Nói cách khác, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tại bất cứ thời điểm nào nếu khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu có thể chứng minh được nhãn hiệu của mình là nổi tiếng.

3. Một số quy định khác :
Ngoài việc quy định khái niệm, tiêu chí cũng như cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn có những quy định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trên các phương diện khác. Cụ thể là, các quy định chống lại việc đăng kí dấu hiệu trùng hay tương tự gây nhầm lẫn tại khoản 11 (iv) Điều 39 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/NĐ-CP. Quy định chống lại việc sử dụng trái phép nhãn hiệu nổi tiếng tại điểm d khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005. Đồng thời, luật cũng quy định các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 103/NĐ-CP như dấu hiệu trùng lặp về cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc hay bản chất, ý nghĩa... của nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, các cách bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng như quyền tự bảo vệ của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng; biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự cũng được quy định chi tiết tại Luật SHTT 2005, BLHS 1999 sửa đổi và bổ sung năm 2009, BLDS 2005,... Theo đó, khi có hành vi xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền:
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng.
Trước thực trạng trên, chúng ta cần có những biện pháp củng cố lại hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như quá trình thực thi nhưng qui định này. Một số biện pháp cụ thể như sau:
Trước hết, cần có quy định hướng dẫn áp dụng thống nhất qui định tại khoản 20 Điều 4 và tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật SHTT 2005. Chúng ta nên chia mức độ nổi tiếng của các nhãn hiệu thành các cấp độ khác nhau và tương ứng với đó là những biện pháp, cấp độ bảo hộ khác nhau được áp dụng. Bởi vì trong thực tế thường những nhãn hiệu vô cùng nổi tiếng như CocaCola, Microsoft, Sony, Toyota…thì đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tại Điều 75 Luật SHTT và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên có những nhãn hiệu chỉ đáp ứng được một vài trong số những tiêu chí đó nhưng cũng là nổi tiếng ở nhiều quốc gia mặc dù không phải cả thế giới đều biết đến nó. Khi phân ra các cấp độ khác nhau sẽ đảm bảo khả năng áp dụng của các quy định pháp luật đã được ban hành và tạo sự công bằng cho các nhãn hiệu. Một vấn đề nữa là cần xác định các tiêu chí thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia, thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng thế giới và cấp độ bảo hộ ra sao. Như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể một cách toàn diện hơn, bởi các nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam nhưng lại chưa đáp ứng đủ các tiêu chí để được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, nên khi xảy ra tranh chấp quyền lợi sẽ được bảo hộ ở cấp độ khác mà không phải nhãn hiệu nổi tiếng.
Hai là, để tránh tranh chấp phát sinh khi cùng một nhãn hiệu mà quốc gia này công nhận là nổi tiếng còn quốc gia khác lại không, nên lập danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng và được bổ sung hàng năm như một số nước trên thế giới đã xây dựng. Thủ tục lập các danh mục này có thể là do các chủ sở hữu đăng kí tại Cục SHTT hay giao cho các Hiệp hội về công thương nghiệp, dịch vụ thành lập ban thẩm định. Hơn nữa danh mục các nhãn hiệu nổi tiếng cũng là một văn bản cần thiết mà Việt Nam nên xem xét ban hành để tiện quản lý và tránh tình trạng đã cấp văn bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu vi phạm rồi mới phát hiện ra nó gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng. Mặt khác, danh sách này cần được thừa nhận trong nội bộ các quốc gia thành viên WTO hay Công ước Paris.
Ba là, để ngăn chặn việc đăng kí tên miền trùng hay tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cần đưa ra tiêu chuẩn như thế nào thì sẽ dẫn đến tương tự, nhầm lẫn hay trùng lặp. Những tiêu chuẩn phải cụ thể, dễ hiểu để dễ áp dụng bởi trên thực tế những cán bộ làm công tác thẩm định tại Cục SHTT cũng như Tòa án vẫn chưa có cách hiểu thống nhất khi giải quyết các vụ việc liên quan. Hiện nay theo quy định, những tên miền đăng kí trước sẽ được xét cấp trước, nếu tên miền đó trùng hay tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu đó lại chưa kịp đăng kí tên miền tại Việt Nam thì rất có thể tên miền đăng kí trược sẽ được công khai sử dụng, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng cũng như người tiêu dùng.
Bốn là, pháp luật Việt Nam nên quy định một thủ tục công nhận hay đăng kí nhãn hiệu nổi tiếng, tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động yêu cầu công nhận nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng khi đủ các tiêu chí theo quy định. Điều này nhằm tạo cơ sở pháp lí để chủ thể có thể hạn chế được nguy cơ xâm phạm đối với nhãn hiệu của mình, tránh tình trạng bị xâm phạm rồi mới xử lí. Mặt khác, để được công nhận, chủ thể đăng kí có nghĩa vụ chứng minh nhãn hiệu của mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của nhãn hiệu nổi tiếng còn cơ quan đăng kí chỉ việc thẩm định hồ sơ. Và khi phát sinh tranh chấp các cán bộ Tòa án chỉ cần dựa vào hồ sơ sẵn có của Cục SHTT để xác định nhãn hiệu đó thuộc đối tượng nào, người bị xâm phạm cũng không tốn thời gian, công sức, tiền của để chứng minh nhãn hiệu của mình có được bảo hộ theo cơ chế nhãn hiệu nổi tiếng hay không. Khi đó, các vụ việc sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn rất nhiều, hành vi vi phạm cũng nhanh chóng bị xử lý và chấm dứt.
Năm là, cần tăng cường bộ máy thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ để đảm bảo quy trình tiếp nhận và xử lí yêu cầu của các chủ thể được diễn ra nhanh chóng và kịp thời. Thống nhất nhận thức về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong đội ngũ cán bộ thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đạt kết quả cao. Đẩy mạnh hơn nữa việc mở các lớp tập huấn hay cử cán bộ đi nghiên cứu, học tập tại các nước có nền pháp luật về SHTT phát triển là điều rất cần thiết.
Sáu là, thiết lập và áp dụng mạnh tay hơn nữa các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng. Hiện nay vẫn chủ yếu áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý vi phạm. Tuy nhiên mức phạt tiền còn thấp, chưa đủ tính răn đe cũng như so sánh với lợi nhuận có được từ hành vi xâm phạm thì chỉ bằng một phần rất nhỏ nên các đối tượng vẫn mặc nhiên xâm phạm. Đẩy mạnh việc áp dụng đa dạng các biện pháp dân sự, hình sự, cũng như biện pháp kiểm soát biên giới, tịch thu tang vật… để ngăn chặn và xử lí kịp thời hành vi xâm phạm. Có như vậy khả năng giáo dục, thuyết phục và ngăn chặn hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng mới hiệu quả.
Cuối cùng, nâng cao ý thức tự bảo vệ của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như người tiêu dùng cũng là giải pháp cần thực hiện để nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ đúng tầm vị trí của nó. Hiện nay, nhận thức của các đối tượng này còn chưa cao nên không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Thậm chí doanh nghiệp tuy biết mình bị xâm phạm nhưng không dám kiện cáo do sợ thua phải bồi thường và trả án phí. Còn người tiêu dùng thì hay là chấp nhận dùng hàng hóa, dịch vụ vi phạm bởi giá cả của nó cạnh tranh hơn hay là biết mình dùng phải loại hàng hóa này nhưng chẳng biết làm cách nào để bảo vệ quyền lợi hay có khi còn không biết đó là sản phẩm của hành vi xâm phạm


KẾT LUẬN
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đang và sẽ trở thành một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp nước ngoài.Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng hoạt động bảo hộ để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể ở mức tối đa.


MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Các khái niệm cơ bản : 1
1. Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng 1
2. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng : 2
II. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng: 3
1. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng : 3
2. Căn cứ xác lập quyền và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng : 4
3. Một số quy định khác : 6
III. Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay : 7
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam : 10
KẾT LUẬN 13


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

kingdog2021

New Member
Bạn ơi, hiện mình đang làm bài tiểu luận cuối kỳ. Mình hy vọng có thể tham khảo được bài viết này của bạn. Chân thành Thank bạn. Mail của mình là [email protected]
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top