tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em ketnooi

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu như một vài năm trở về trước, gìay là một khái niệm vô cùng mơ hồ và xa lạ với đại đa số người Việt Nam thì giờ đây, hầu hết người dân Việt Nam đều biết đến Gìay như là một loại sản phẩm thời trang tăng thêm sự sang trọng khi đi chơi, dự tiệc và thoải mái khi vân động chơi thể thao. Nếu như trước đây, không phải ai cũng có được một đôi giày bởi vì giá thành của nó là khá cao,thì giờ đây hầu hết mọi khách hàng ở mọi đối tượng đều có thể có cho mình một đôi giày đẹp và bền.Sở dĩ có sự chuyển biến trên là do sự phổ biến, đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như nhãn hiệu các loại giày trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, để có được điều đó, để một đôi giày đến được với chân người tiêu dùng không đơn giản chỉ là một vài thao tác, một vài công đoạn mà là cả một chu trình, một chuỗi các hoạt động đa dạng, phức tạp, liên hoàn và ẩn chứa không ít rủi ro. Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tuy nhiên cũng có rất nhiều công ty đã thu về không ít thành công nhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi hoạt động hay đúng hơn là chuỗi cung ứng của mình và công ty giày Nike là một minh chứng điển hình cho sự thành công đó.Từ năm 2005 thì chuỗi cung ứng của Nike đã đạt được nhiều thành công rực rỡ, và trở thành một trong những chuỗi cung ứng hiệu quả nhất. Lượng tồn kho đã giảm một cách đáng kể thông qua việc giảm tỷ lệ hàng sản xuất mà không nhận được sự xác nhận.



I/ Tổng quát về chuỗi cung ứng và quản trị cung ứng:
1. Quản trị cung ứng :

 Là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viễn cảu mỗi chuỗi cung ứng nhằm mang đến thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất.

2. Chuỗi cung ứng :

 Là chuỗi các quá trình kinh doanh và thông tin để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ thông qua SX và phân phối đến khách hàng cuối cùng
 Là một hệ thống các dòng chảy và phân bố thể hiện các chức năng từ thu mua nguyên liệu , chuyển đổi thành các sản phẩm trung gian để sản phẩm cuỗi cùng sau đó là phân phối đến khác hàng

 Lợi ích của chuỗi cung ứng :

 Giảm bớt các trung gian
 Vì có các nhà phân phối trung gian , do vậy nhà SX có thể bố trí cơ sở SX tại vị trí tốt nhất mà không phải phụ thuộc nhiều vào vị trí khách hàng cuối cùng
 Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở 1 cơ sở lớn , nhà SX hưởng lợi kinh tế nhờ quy mô. Mặt khác các nhà SX không cần lưu trữ số lượng lớn SP hoàn thành , các nhà phân phối ở gần khách hàng sẽ thực hiện viêc lưu trữ này
 Chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Gíup DN thu hút thêm nhiều khách hàng , gia tăng thị phần, tiết kiệm chi phí . từ đo gai tăng doanh thu và lợi nhuận.

3. Quản trị cung ứng :

 Là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viễn cảu mỗi chuỗi cung ứng nhằm mang đến thị trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất.

III/ Chuỗi cung ứng của Nike :

Năm

1957 Knight gặp Bill Bowerman rồi từ mối quan hệ thầy trò dần chuyển thành đối tác làm ăn.
12/1963 Knight cùng Bill Bill mở công ty trang thiết bị thể thao Blue Ribbon(BRS) lô hàng đầu tiên nhập gồm 200 đôi giày

1970 BRS có một bước đột phá khi Bill sáng chê ra đôi giày đinh đầu tiên trên thế giới
1972 Nike cung cấp các trang thiết bị thể thao cho các vận động vien trong dội dự tuyển olympic Mỹ
2009 Nike có 640 nhà máy làm việc theo HĐ, hơn 800.000 công nhân trên thế giới


1. Lịch sử hình thành và phát triển :
 Trụ sở chính:
• Đặt tại Beaverton, Oregon- Mỹ : một phần cảu khu đô thị portland. Diện tích 0,81km vuông được xây dựng mở rông gấp 4 lần vào các năm 1992,1999,2001,2009

2. Quan hệ với cá nhà cung cấp :

• Các nhà cung cấp chính của nike đặt trên 10 nước: TQ, Indonesia, VN, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì, Ma Rốc, Mexico, Hunduras va Brazil.
• Nike kí kết HĐ sản xuất với các nhà máy trên 40 quốc gia , Đa số giày Nike được sản xuất ở TQ(35%), Việt Nam(29%), Indonesia(21%), và Thái Lan(13%).
• Nike chỉ đặt quan hệ làm ăn với các nhà máy sản xuất khi họ đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả , thời gian giao hàng và các tiêu chuẩn về CSR.

(Coporate Social Responsibility - CSR gọi là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn cụ thể về CSR bao gồm: môi trường và điều kiện làm việc, thu nhập và các chế độ phúc lợi, cung cách quản lý, sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động, việc tuân thủ các quy định của luật lao động...vv)

• Thảo thuận với các nhà máy thông qua COC
• Nike sẽ từ chối đặt hàng nếu như sản xuất không thể hiện thái độ hợp tác trong quá trình lựa chọn.
• Cộng tác với các hãng vận chuyển thành lập “Clean Cargo Group”.
• Nike đã đề ra chính sách không nhập da gia súc được nuôi trong rừng nhiệt đới amazon.

3. Cách tổ chức quản trị chuỗi cung ứng :

• Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thành một lợi thế cạnh tranh
• Đầu tư và xây dựng lại hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng
• Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng
• Quản lý hàng trả lại nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội
• XD chương trình “liên tục kinh doanh”nhằm quản lý rủi ro từ hoạt động “thuê ngoài”
• Giảm tỷ lệ hàng sản xuất mà không nhận được sự xác nhận chắc chắn mua hàng từ các nhà bán lẻ (pre-building) làm lượng tồn kho giảm từ 30% xuống 3%
• út ngắn thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi phân phối hàng đến người tiêu dùng (global product lead time) từ 9 tháng xuống còn 6 tháng
• Đầu tư tái cấu trúc lại hệ thống thông tin (500 triệu USD) nên việc thiết kế và sản xuất nhanh hơn, lợi nhuận tăng 42.9% năm 2003 so với với mức trung bình 39.9%
• Xử lý tốt quản lý hàng trả lại
• Xây dựng chương trình “kinh doanh liên tục” trong đó xác định rõ từng người sẽ quản trị rủi ro tại từng mắt xích của chuỗi.

4. Cách tổ chức vận chuyển hàng hóa :
• Trước đây tại mỗi nước ở châu Âu đều có một trung tâm phân phối cuả Công ty Nike. Các trung tâm này hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc mua bán và phân phối sản phẩm. Vào năm 1992 doanh số bán hàng tại châu Âu của Nike lên tới 1 tỉ USD, và những khiếm khuyết của hệ thống này đã bộc lộ. Thí dụ những mẫu giày bán rất chạy ở Đức lại bị tồn kho ở Pháp. Lãng phí vì hàng tồn kho hàng năm lên tới trên 10 triệu USD và tiếp tục tăng.
• Nike chọn giải pháp là tập trung lại toàn bộ việc phân phối giày tại châu Âu. Martin Ashford khi đó cố vấn cho Nike, đã khuyên: “Chi phí vận tải tăng lên, nhưng dễ dàng được bù đắp lại nhờ khoản tiền tiết kiệm từ việc giảm dự trữ hàng hóa và chi phí cho kho hàng. Nếu gom hai kho làm một thì có thể giảm được khoảng 30% lượng hàng dự trữ”. Và Nike quyết định xây dựng một trung tâm phân phối lớn tại Lakdaal (Bỉ), gần các cảng Antwerp và Rotterdam. Nike đã gom 25 kho lại thành một, và thu được khoản tiền tiết kiệm khổng lồ. Nhưng để làm được việc này Nike phải xiết chặt hơn việc quản trị vận tải. Các khách hàng của Nike cũng đều hài lòng”

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top