toimainhoanh_bietlamsaoquen
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
- Nên quy định lại thẩm quyền xét xử các cấp. Quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm như hiện nay là phân tán. Không chỉ Tòa án nhân dân tối cao mà 64 tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay cũng có thẩm quyền này đã không đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu chính của thủ tục giám đốc thẩm là giải thích, áp dụng pháp luật thống nhất. Chính vì vậy, thiết nghĩ cùng với chủ trương cải cách hệ thống tòa án nhân dân theo hướng cấp xét xử thì thẩm quyền giám đốc thẩm nên được trao về cho Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao với chức năng hướng dẫn, giải thích pháp luật cho tòa án nhân dân các cấp sẽ hoàn toàn phù hợp khi thực hiện thẩm quyền giám đốc thẩm. Bởi vì theo đúng nguyên nghĩa của thủ tục này, thông qua việc giám đốc thẩm cũng là một hình thức hướng dẫn, giải thích pháp luật chính yếu của Tòa án tối cao kể cả ở những nước áp dụng án lệ phổ biến hay không. Mở rộng hơn, nên quy định lại thẩm quyền của từng cấp xét xử theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa VII của Đảng (tháng 01/1995 ): “Cần nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm”.
- Hoàn chỉnh pháp luật tố tụng dân sự, lưu ý giới hạn về số lần xét xử, tạo ra một khả năng có thể kiểm soát cả về thời gian cũng như trình tự tố tụng. Pháp luật tố tụng cần quy định hạn chế số lần Tòa án cấp phúc thẩm, hội đồng giám đốc thẩm được quyền hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới để giao Tòa án cấp dưới xét xử lại. Quán triệt nguyên tắc những vấn đề về sự kiện của vụ án chỉ có thể xem xét tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Tức là chỉ được giải quyết tối đa qua hai cấp xét xử. Cụ thể, cần quy định lại tính chất của giám đốc thẩm là chỉ xem xét những vấn đề thuộc về mặt pháp lý hay thủ tục tố tụng của vụ án; bãi bỏ những quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm hay cơ sở thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 283, khoản 1, 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự về việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận của bản án, quyết định không phù hợp tình tiết khách quan của vụ án. Thay vào đó việc quy định căn cứ kháng nghị và thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm chỉ dựa trên những vấn đề pháp lý hay vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; ba là, quy định kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án nên được sửa đổi là phần quyết định của bản án, quyết định không phù hợp với những nhận định của tòa án, tức là bản án, quyết định được tuyên bố thiếu cơ sở nên sẽ là căn cứ cho việc xét lại án theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Cải cách lại tổ chức của tòa án. Đồng thời với việc tập trung thẩm quyền giám đốc thẩm (cũng như thẩm quyền xét xử tái thẩm), chúng ta phải cải cách và giảm thiểu các đơn vị xét xử trong mỗi cấp Tòa án, đặc biệt là Tòa án nhân dân tối cao. Thực vậy, việc tách các tòa phúc thẩm trong Tòa án nhân dân tối cao thành các tòa độc lập theo mô hình của Hiến pháp năm 1946 là cần thiết. Đồng thời quy định thẩm quyền các Ban hay các Tòa trong Tòa án nhân dân tối cao chỉ là các bộ phận trợ giúp xét xử chứ không có tư cách tố tụng riêng, các bản án, quyết định đều dưới danh nghĩa của Tòa án nhân dân tối cao. Có như vậy thì chiến lược cải cách tổ chức hệ thống tòa án theo cấp xét xử mới khả thi đồng thời cải thiện tình trạng một cấp tòa án biến dạng thành nhiều cấp xét xử như hiện nay. Về điểm này, kinh nghiệm tổ chức tòa án tối cao ở các nước thiết nghĩ sẽ có giá trị tham khảo khi chúng ta tiến hành cải cách hệ thống tòa án. Ở Nhật, các vụ án được mang ra trước Tòa án tối cao sẽ mặc nhiên thuộc thẩm quyền của một trong ba ban xét án. Chỉ trừ khi vụ án đó liên quan đến vấn đề giải thích hiến pháp, phán quyết mới trái với các án lệ của Tòa án tối cao hay có sự tranh chấp thẩm quyền giữa các ban xét án thì mới đưa ra hội đồng toàn thể các thẩm phán. Khi vụ án đã được xem xét ở một trong các ban xét án thì không thể bị hội đồng toàn thể các thẩm phán xem xét lại. hay như trường hợp ở Pháp, Tòa phá án bao gồm có 6 ban (Ban hình sự, 3 Ban dân sự, Ban thương mại và Ban các vấn đề xã hội). Vụ án sẽ được xem xét ở một trong các ban đó và sau khi tuyên án đều nhân danh Tòa phá án. Khi vụ án đã được xét xử ở một trong các ban thì không thể bị ban khác xem xét lại.
- Nên quy định rõ ràng về hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm. Một vấn đề nữa cần được xem xét ở đây là các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán trên thực tế có phải là quyết định có hiệu lực cao nhất và cơ chế đảm bảo tính hiệu lực cao nhất này như thế nào? Ở Pháp, án lệ và khoa học pháp lý đã ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng pháp luật khi tòa sơ thẩm lần thứ hai này phải tuân thủ những hướng dẫn của Tòa phá án. Khi Tòa phá án tuyên huỷ bỏ một bản án, trả lại cho tòa sơ thẩm và yêu cầu xét xử lại thì sẽ có những hướng dẫn kèm theo để đảm bảo cho tòa sơ thẩm sẽ không phạm phải những sai lầm như đã xử trước đó. Bản án do đó, sẽ không bị phá án thêm một lần nữa. Trái lại, ở nước ta chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của tòa án cấp dưới khi xét xử lại vụ án phải theo quan điểm hướng dẫn của tòa án đã giải quyết giám đốc thẩm. Vì vậy mà tồn tại tình trạng bản án, quyết định mới lại không phù hợp với quan điểm của tòa án cấp trên nên lại bị kháng nghị để xét xử lại nhiều lần. Thiết nghĩ Bộ luật tố tụng dân sự nên quy định khi tòa án xét xử lại vụ án lần tiếp theo thì phải tuân theo quan điểm chỉ đạo của tòa án giám đốc thẩm trừ khi quan điểm chỉ đạo đó là trái pháp luật. Có như vậy mới có thể góp phần chấm dứt tình trạng một vụ án xét xử nhiều lần, mất thời gian, công sức, gây tốn kém cho đương sự cũng như cho tòa án nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung.
I. KẾT LUẬN
Việc tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo cho tòa án xét xử đúng vụ án dân sự vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền lợi, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án. Vì vậy các nhà làm luật cần có những quy định rõ ràng hơn để nguyên tắc hai cấp xét xử phát huy được hết ý nghĩa của mình
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
- Nên quy định lại thẩm quyền xét xử các cấp. Quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm như hiện nay là phân tán. Không chỉ Tòa án nhân dân tối cao mà 64 tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay cũng có thẩm quyền này đã không đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu chính của thủ tục giám đốc thẩm là giải thích, áp dụng pháp luật thống nhất. Chính vì vậy, thiết nghĩ cùng với chủ trương cải cách hệ thống tòa án nhân dân theo hướng cấp xét xử thì thẩm quyền giám đốc thẩm nên được trao về cho Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao với chức năng hướng dẫn, giải thích pháp luật cho tòa án nhân dân các cấp sẽ hoàn toàn phù hợp khi thực hiện thẩm quyền giám đốc thẩm. Bởi vì theo đúng nguyên nghĩa của thủ tục này, thông qua việc giám đốc thẩm cũng là một hình thức hướng dẫn, giải thích pháp luật chính yếu của Tòa án tối cao kể cả ở những nước áp dụng án lệ phổ biến hay không. Mở rộng hơn, nên quy định lại thẩm quyền của từng cấp xét xử theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa VII của Đảng (tháng 01/1995 ): “Cần nghiên cứu tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm”.
- Hoàn chỉnh pháp luật tố tụng dân sự, lưu ý giới hạn về số lần xét xử, tạo ra một khả năng có thể kiểm soát cả về thời gian cũng như trình tự tố tụng. Pháp luật tố tụng cần quy định hạn chế số lần Tòa án cấp phúc thẩm, hội đồng giám đốc thẩm được quyền hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới để giao Tòa án cấp dưới xét xử lại. Quán triệt nguyên tắc những vấn đề về sự kiện của vụ án chỉ có thể xem xét tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Tức là chỉ được giải quyết tối đa qua hai cấp xét xử. Cụ thể, cần quy định lại tính chất của giám đốc thẩm là chỉ xem xét những vấn đề thuộc về mặt pháp lý hay thủ tục tố tụng của vụ án; bãi bỏ những quy định về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm hay cơ sở thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 283, khoản 1, 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự về việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, kết luận của bản án, quyết định không phù hợp tình tiết khách quan của vụ án. Thay vào đó việc quy định căn cứ kháng nghị và thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm chỉ dựa trên những vấn đề pháp lý hay vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; ba là, quy định kết luận của bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án nên được sửa đổi là phần quyết định của bản án, quyết định không phù hợp với những nhận định của tòa án, tức là bản án, quyết định được tuyên bố thiếu cơ sở nên sẽ là căn cứ cho việc xét lại án theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Cải cách lại tổ chức của tòa án. Đồng thời với việc tập trung thẩm quyền giám đốc thẩm (cũng như thẩm quyền xét xử tái thẩm), chúng ta phải cải cách và giảm thiểu các đơn vị xét xử trong mỗi cấp Tòa án, đặc biệt là Tòa án nhân dân tối cao. Thực vậy, việc tách các tòa phúc thẩm trong Tòa án nhân dân tối cao thành các tòa độc lập theo mô hình của Hiến pháp năm 1946 là cần thiết. Đồng thời quy định thẩm quyền các Ban hay các Tòa trong Tòa án nhân dân tối cao chỉ là các bộ phận trợ giúp xét xử chứ không có tư cách tố tụng riêng, các bản án, quyết định đều dưới danh nghĩa của Tòa án nhân dân tối cao. Có như vậy thì chiến lược cải cách tổ chức hệ thống tòa án theo cấp xét xử mới khả thi đồng thời cải thiện tình trạng một cấp tòa án biến dạng thành nhiều cấp xét xử như hiện nay. Về điểm này, kinh nghiệm tổ chức tòa án tối cao ở các nước thiết nghĩ sẽ có giá trị tham khảo khi chúng ta tiến hành cải cách hệ thống tòa án. Ở Nhật, các vụ án được mang ra trước Tòa án tối cao sẽ mặc nhiên thuộc thẩm quyền của một trong ba ban xét án. Chỉ trừ khi vụ án đó liên quan đến vấn đề giải thích hiến pháp, phán quyết mới trái với các án lệ của Tòa án tối cao hay có sự tranh chấp thẩm quyền giữa các ban xét án thì mới đưa ra hội đồng toàn thể các thẩm phán. Khi vụ án đã được xem xét ở một trong các ban xét án thì không thể bị hội đồng toàn thể các thẩm phán xem xét lại. hay như trường hợp ở Pháp, Tòa phá án bao gồm có 6 ban (Ban hình sự, 3 Ban dân sự, Ban thương mại và Ban các vấn đề xã hội). Vụ án sẽ được xem xét ở một trong các ban đó và sau khi tuyên án đều nhân danh Tòa phá án. Khi vụ án đã được xét xử ở một trong các ban thì không thể bị ban khác xem xét lại.
- Nên quy định rõ ràng về hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm. Một vấn đề nữa cần được xem xét ở đây là các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán trên thực tế có phải là quyết định có hiệu lực cao nhất và cơ chế đảm bảo tính hiệu lực cao nhất này như thế nào? Ở Pháp, án lệ và khoa học pháp lý đã ảnh hưởng đến thực tiễn áp dụng pháp luật khi tòa sơ thẩm lần thứ hai này phải tuân thủ những hướng dẫn của Tòa phá án. Khi Tòa phá án tuyên huỷ bỏ một bản án, trả lại cho tòa sơ thẩm và yêu cầu xét xử lại thì sẽ có những hướng dẫn kèm theo để đảm bảo cho tòa sơ thẩm sẽ không phạm phải những sai lầm như đã xử trước đó. Bản án do đó, sẽ không bị phá án thêm một lần nữa. Trái lại, ở nước ta chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của tòa án cấp dưới khi xét xử lại vụ án phải theo quan điểm hướng dẫn của tòa án đã giải quyết giám đốc thẩm. Vì vậy mà tồn tại tình trạng bản án, quyết định mới lại không phù hợp với quan điểm của tòa án cấp trên nên lại bị kháng nghị để xét xử lại nhiều lần. Thiết nghĩ Bộ luật tố tụng dân sự nên quy định khi tòa án xét xử lại vụ án lần tiếp theo thì phải tuân theo quan điểm chỉ đạo của tòa án giám đốc thẩm trừ khi quan điểm chỉ đạo đó là trái pháp luật. Có như vậy mới có thể góp phần chấm dứt tình trạng một vụ án xét xử nhiều lần, mất thời gian, công sức, gây tốn kém cho đương sự cũng như cho tòa án nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung.
I. KẾT LUẬN
Việc tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo cho tòa án xét xử đúng vụ án dân sự vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền lợi, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án. Vì vậy các nhà làm luật cần có những quy định rõ ràng hơn để nguyên tắc hai cấp xét xử phát huy được hết ý nghĩa của mình
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: