Tieu_Li

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương một .
lịch sử lập pháp luật hình sự về tội hành hạ người khác .

Bộ luật hình sự 1999 ra đời góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống tội phạm nói chung, tội hành hạ người khác nói riêng. Điều 110 quy định về tội hành hạ người khác :
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hay phạt tù từ ba tháng đến hai năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm :
a) Đối với người già, trẻ em phụ nữ có thai, hay người tàn tật ;
b) Đối với nhiều người .
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về nội dung điều luật ta cần tìm hiểu về lịch sử lập pháp quy định về tội hành hạ người khác, có thể tạm chia thành các giai đoạn sau .

1. Giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 1985
Khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời . Trong những ngày đầu mới lập nước vừa phải đối phó với thù trong giặc ngoài vừa từng bước xây dựng xã hội mới . Đặc điểm cơ bản của pháp luật thời kỳ này là đồng thời áp dụng pháp luật của các chế độ cũ đế quốc phong kiến theo tinh thần mới .Trong Sắc lệnh 47/1945 có quy định “ Những điều khoản trong các luật lệ cũ được tạm thời giữ lại do Sắc lệnh này chỉ được thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể Dân chủ Cộng hoà “ . Do chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật thống nhất đồng bộ nên ở mỗi vùng miền áp dụng pháp luật có nhiều điểm khác nhau .Trong giai đoạn này cũng đã có một số văn bản pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ tính mạng sức khoẻ của con người và đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội như :
- Sắc lệnh số 47/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 quy định về việc giữ lại tạm thời các luật lệ tiến hành trước đó ở Bắc Kỳ , Trung Kỳ và Nam Kỳ cho tới khi ban hành những luật mới thống nhất trong toàn quốc .
- Sắc lệnh số 27/ SL ngày 28 tháng 2 năm 1946 truy tố các tội bắt cóc tống tiền và ám sát .
- Sắc lệnh số 40/SL ngày 29 tháng 3 năm 1946 đảm bảo tự do cá nhân .
- Hiến pháp 1946 được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946
- Sắc lệnh 157/SL ngày 18 tháng 8 năm 1953 về quản chế đối tượng phản cách mạng hình sự
Ngoài ra còn nhiều Sắc lệnh quy định về các tội khác như Sắc lệnh 223/SL ngày 17/11/ 1946 về các tội đưa ,nhận hối lộ . Sắc lệnh 200/SL, Sắc lệnh 267/SL .v.v…
Trong giai đoạn này các tội xâm phạm tính mạng ,sức khoẻ của con người chưa được quy định một cách cụ thể và đầy đủ , tội hành hạ người khác chưa được quy định .
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ xâm lược , nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc , đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước . Ngày 31 tháng 12 năm 1959 một bản hiến pháp mới ra đời . Trong bản Hiến pháp này đã ghi nhận quyền tự do , quyền bất khả xâm phạm về thân thể , quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khoẻ ( Điều 27 )
Ngày 15-6-1960 Chỉ thị số 1025 TATC của toà án nhân dân tối cao quy định về đường lối xét xử tội giết người vì mê tín dị đoan và xét xử tội hiếp dâm
Ngày 10-8- 1974 Thông tư số 24/TATC của toà án nhân dân tối cao về thực tiễn xet xử các vụ án vô ý giết người và vô ý gây thương tích trong bắn súng .
Ngoài ra Toà án nhân dân tối cao còn thông qua các tổng kết hàng năm hướng dẫn cụ thể về khái niệm và các hành vi phạm tội ,các tình tiết tăng nặng , giảm nhẹ TNHS để toà án các cấp thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật
Như vậy giai đoạn sau này đã xuất hiện những quy định mang tính định hướng để xử lý các tội phạm xâm hại đến tính mạng ,sức khoẻ của công dân .Trong những năm 1955-1975 pháp luật hình sự trong giai đoạn này còn thiếu việc xét xử chủ yếu dựa trên tổng kết hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao .
Từ năm 1975-1985, thời kỳ này đất nước đã thống nhất cả về lãnh thổ , chính trị cũng như pháp luật . Ngày 15/03/1976 Hội đồng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời đã thông qua săc luật số 03-SL/1976 quy định về tội phạm và hình phạt, trong đó có năm loại tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng , sức khoẻ, nhân phẩm , danh dự của con người . Nhìn chung Sắc luật đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung các tội xâm phạm tính mạng sức khoẻ danh dự , nhân phẩm của con người nói riêng . Tuy nhiên Sắc luật không quy định cụ thể các dấu hiệu phạm tội cũng như khung hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể . Do đó trong thực tiễn áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Năm 1980 được đánh dấu bởi sự ra đời của bản hiến pháp mới, trong đó có quy định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ , danh dự và nhân phẩm “. Đây là cơ sở là tinh thần chỉ đạo để cơ quan lập pháp ban hành những bộ luật ,văn bản pháp luật áp dụng trong từng lĩnh vực cụ thể . Để khắc phục những khó khăn vướng mắc trong công tác xét xử Bộ luật Hình sự 1985 đã được ban hành . Đây là kết quả của cả một quá trình pháp điển hoá, kế thừa những thành tựu lập pháp trước đó .

2.Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự 1985 đến nay
BLHS 1985 là bộ luật hình sự đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam . Đây là một bước tiến mới đột phá trong xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng . Với sự ra đời của bộ luật này tạo điều kiện tốt cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, công cuộc bảo vệ tổ quốc . Là văn bản đầy đủ nhất trong lĩnh vực luật hình sự . Bộ luật được kết cấu thành các chương, điều, khoản cụ thể .Tội hành hạ người khác được quy định tại điều 111, chương 12 của bộ luật, nội dung của điều luật như sau :
Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm, hay bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm
Đây là lần đầu tiên tội hành hạ người khác được nhắc tới một cách độc lập, thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Nhà nước ta là mọi người đều bình đẳng với nhau không ai có quyền coi thường đối xử tàn ác hay áp bức người khác . Sau khi Bộ luật hình sự ra đời, nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành .

Khung cấu thành tăng nặng, theo điều 110 khoản 2 :
Cấu thành tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể ( so với trường hợp bình thường )
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ một đến ba năm
a) Đối với người gìa, trẻ em, phụ nữ có thai hay người tàn tật .
b) Đối với nhiều người .
Khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp trên có thể bị áp dụng hình phạt tù từ một một đến ba năm .Các trường hợp tăng nặng TNHS được liệt kê trong khoản 2 điều 110 là :
Phạm tội đối với người già . Người Việt Nam ta vốn có truyền thống tôn trọng người gìa, yêu thương con trẻ . Người già là người đã bị giảm sút về sức khoẻ , rễ bị tổn thương . Người gìa được hiểu là người trên 60 tuổi người phạm tội biết người già thì khó có khả năng chống đỡ, biết họ rễ bị tổn thương cả về sức khoẻ cũng như tinh thần mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội . Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi đã tăng lên đáng kể so với trường hợp phạm tội thông thường
Phạm tội với trẻ em . Trẻ em được hiểu là người dưới mười sáu tuổi . Việc quy định tội hành hạ trẻ em là một trường hợp tăng nặng của phạm tội hành hạ người khác giúp việc bảo vệ trẻ em tốt hơn . Tương tự các trường hợp phạm tội với phụ nữ có thai và với người tàn tật . Đây đều là những đối tượng đặc biệt khả năng phòng vệ, chống đỡ là rất hạn chế .Với cả bốn trường hợp người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật . Pháp luật chỉ quy định là người nào phạm tội với một trong những người đó mà không quy định là biết trước mà vẫn phạm tội . Do vậy mà chỉ cần khi giám định mà người bị hại thuộc một trong bốn trường hợp trên thì người phạm tội bị truy cứu TNHS theo khoản 2 điều 110 . Các đối tượng bị hại này đều là những người đặc biệt được pháp luật ưu tiên bảo vệ, người nào có hành vi phạm tội hành hạ với một trong những người trên có thể bị phạt tù từ từ một năm đến ba nă. Trong thực tế xét xử nếu toà thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định trong điều 46 thì có thể theo điều 52 chuyển khung hình phạt áp dụng hình phạt nhẹ hơn ở khung liền kề.
Trường hợp phạm tội đối với nhiều người, ở đây người phạm tội đã có hành vi đối xử tàn ác với đồng thời nhiều người lệ thuộc mình. Có thể thấy trường hợp này giữa cô giáo với một học sinh trong lớp, giữa cô nuôi dạy trẻ với các em bé ở trường mầm non hay giữa các nhân viên điều dưỡng với các cụ già trong trại dưỡng lão…ở trường hợp này người phạm tội có biểu hiện coi thường hành vi của mình, có thể coi đó là một hành vi đương nhiên không có gì là quá đáng cả. Người phạm tội công khai xử sự các hành vi thể hiện sự đối xử tàn ác với nhiều người. Khái niệm nhiều người ở đây là từ hai người trở lên.Với tính chất mức độ nguy hiểm tăng lên rõ ràng như vậy người phạm tội xứng đáng bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng là hình phạt tù từ một năm đến ba năm .
Căn cứ mức độ hình phạt tù áp dụng trong điều 110 cho thấy nhà làm luật đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thấp . Đây là tội phạm ít nghiêm trọng . Việc quy định hành vi hành hạ người khác là hành vi phạm tội, có thể bị áp dụng hình phạt tù sẽ có ích trong việc tuyên truyền chống các tư tưởng lạc hậu, phong kiến gia trưởng coi thường danh dự nhân phẩm của người khác . Khi xử lý đối với hành vi hành hạ người khác chủ yếu là nhằm mục đích giáo dục chỉ nên áp dụng hình phạt tù trong trường hợp phạm tội có tính chất nghiêm trọng hành vi nguy hiểm cao chẳng hạn như các trường hợp quy định trong khoản hai . Phạm tội trong thời gian kéo dài . Hành vi hành hạ mang tính dã man .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top