Elroi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

năm cô đơn – tiểu thuyết đỉnh cao của Márquez
Có ý kiến cho rằng muốn biết một nhà văn có vị trí như thế nào trong bản lược đồ văn học, hãy nghĩ đến cây sồi trong rừng, vắng cây sồi rừng trống vắng bao nhiêu thì tầm vóc của nhà văn cũng lớn bấy nhiêu. Và tui liên tưởng đến Márquez. Bóng trưởng lão Márquez đổ xuống một khoảng rộng, làm mái che cho biết bao thế hệ sau. Đó vừa là một sự dẫn đường quí giá vừa là một thử thách lớn lao. Bởi nếu không muốn bị cớm nắng, các cây non phải vươn cao hơn cây sồi cổ thụ.
Márquez được biết đến như một nhà văn bậc thầy về tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó đỉnh cao là Trăm năm cô đơn. Tác phẩm được nhà xuất bản Sudamerica xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1967 tại Buenos Aires (Argentina). Cho đến nay, tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới được tặng giải Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960. Cùng với những tác phẩm Ngài đại tá chờ thư (El coronel no tiene quien le escriba, 1959), Mùa thu của ngài trưởng lão (El otoño del patriarca, 1975), Trăm năm cô đơn đã mang đến cho tác giả giải Nobel Văn học danh giá năm 1982.
18 tháng làm việc cật lực trong căn phòng đầy khói thuốc, căn phòng mafia, với sự ra đi của vô số đồ đạc trong nhà, với món nợ lên tới 10 ngàn đô, Márquez đã tạo nên một kiệt tác văn chương nhân loại. Nó đã vượt lên trên tất cả giới hạn về không gian, thời gian, về cả định kiến xã hội để trở thành huyền thoại. Bởi hơn tất cả, Trăm năm cô đơn đã chạm đến những cội rễ sâu xa trong mỗi con người, phản ánh những xáo trộn trong cuộc sống và cảnh tỉnh con người về một bức tranh tận thế có thật, tức là nó thâu tóm cả quá khứ, hiện tại và tương lai, nó tái hiện sâu sắc bản thể và tâm thể con người. Đây là một tiểu thuyết huyền thoại đã đi vào huyền thoại.
2. Tổng thuật các công trình nghiên cứu Trăm năm cô đơn
Trăm năm cô đơn là một trong những tuyệt tác của văn học Châu Mỹ La tinh nói riêng và văn học thế giới nói chung. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi có một lượng lớn các công trình với qui mô khác nhau bàn về tác phẩm này. Do giới hạn ngôn ngữ nên chúng tui không thống kê được đầy đủ tất cả các công trình mà chỉ khảo những trang viêt tiêu biểu viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Về những bài nghiên cứu viết bằng tiếng Anh, chúng tui nhận thấy có một số những điểm sáng nổi bật sau.
Gabriel García Márquez do Harold Bloom (Giáo sư khoa Nhân học trường Đại học Yale) hiệu đính và giới thiệu, nhà xuất bản Chealsea. Đây là một cuốn sách tập hợp nhiều bày nghiên cứu công phu về Márquez. Trong đó có một số bài viết về tác phẩm nổi danh Trăm năm cô đơn: Gabriel García Márquez từ Aracata đến Macondo, Những sản phẩm khoa học của José Acardio Buendía- con người đi tìm bản thể của Floyd Merrell, Trăm năm cô đơn - huyền thoại và lịch sử của Roberto González Echevarría …
Một cuốn sách khác khảo sát trên diện rộng về tác phẩm này là Trăm năm cô đơn: những cách thâm nhập của Regina Janes, nhà xuất bản Twayne, 1991. Regina Janes cung cấp một phân tích toàn diện, hấp dẫn về Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez, bàn đến nhiều "cách đọc", giải thích tác phẩm này theo các phương cách khác nhau, đây cũng là một cuốn sách bestseller của Mỹ Latinh. Janes tiếp cận tác phẩm này qua bình diện văn học và lịch sử, bình luận theo nhiều hướng: chính trị, tiểu sử học , liên văn bản, và từ góc độ của huyền thoại và hiện thực huyền ảo. Trong quá trình đó, Janes cung cấp một cuộc khảo sát có sức thuyết phục về tiểu thuyết, và kết luận, "Nếu García Márquez có bước đi riêng, tạo ra huyền thoại hiện đại, thì dường như đó là mong muốn giữ gìn, bồi dưỡng, nuôi dưỡng ý thức của chúng ta về cõi không thực. Không chỉ thế giới thực mà chúng ta đang sa lầy mà cả những cuốn sách chúng ta đọc cũng đang phủ nhận chính chúng ta, một cách tạm thời, cần có một thế giới tốt hơn để có thể xác tín được.”
Định hình rõ nét hơn về lí thuyết ứng dụng trong nghiên cứu Trăm năm cô đơn là cuốn sách mang nhan đề: Phê bình hậu hiện đại về Trăm năm cô đơn của Marquuez, cuốn sách của tác giả Jofer Serapio (A Postmodernist Critique of One Hundred Years of Solitude by Gabriel Garcia Márquez) đăng tải trên trang web: . Theo tác giả bài viết, yếu tố thể hiện rõ nhất tính hậu hiện đại trong tác phẩm này là hiện thực huyền ảo. Và nhà văn đã có sự pha trộn nhiều thể loại, lãng mạn, lịch sử, kì ảo.
Tiếp cận tác phẩm ở góc độ phương pháp dạy dạy học, Maria Elena de Valdés và Mario J.Valdés đã xuất bản cuốn sách Những phương hướng giảng dạy tác phẩm trăm năm cô đơn của Márquez (Approaches to teaching Garcia Márquez’s One hundred years of solitude). Cuốn sách này được thiết kế dành cho giáo viên, tập hợp những bài luận nghiên cứu đánh tin cậy. Phân 1: Dẫn nhập tư liệu giới thiệu về những tiểu thuyết của ông, lịch sử nghiên cứu, tiểu sử. Phân 2: các hướng tiếp cận bao gồm những bài viết như:
 Trăm năm cô đơn với thuyết nhân văn (Tác giả Hanna Geldrich-Leffman).
 Nghiên cứu Trăm năm cô đơn từ lí thuyết văn học so sánh ( Lois Parkinson Zamora).
 Nghiên cứu Trăm năm cô đơn theo lịch sử học, chính trị và văn minh ( Chester S. Halka).
 Trăm năm cô đơn từ lí thuyết liên ngành, ( Sandra M. Boschetto)
 Trăm năm cô đơn trong văn học Mỹ La Tinh ( Walter D. Mignolo).
Các hướng diễn giảng ở lớp học
 Tiếp cận qua hệ tư tưởng và lịch sử của Gabriela Moar
 Tiếp cận qua lịch sử, huyền thoại và siêu hư cấu của Isabel Alvarez Borlan
 Một hướng tiếp cận từ góc độ tâm lý học phân tích ( Gary Eddy)
 Tiếp cận theo hướng trần thuật học (Amarryll Chanady)
Tập chuyên luận này mở ra cho chúng ta nhiều đường hướng khác nhau để có thể tiếp cận tác phẩm. Tùy theo mục đích, đối tượng giảng dạy mà có thể lựa chọn một cách giảng dạy tối ưu. Trên cơ sở đó cũng có thể tổng hợp nhiều hướng tiếp cận khác nhau để có thể đưa ra sự tiếp nhận có tính phổ quát và toàn diện hơn.
Những công trình nghiên cứu tiếng Anh mà chúng tui tổng hợp trên đây tuy không nhiều nhưng khá đa dạng và phong phú. Nó là một bức tranh thu nhỏ thể hiện chiều dài và chiều rộng của những công trình nghiên cứu về tác phẩm nổi danh của nhà văn Columbia này. Qua đó ta có thể nhìn nhận khái quát về những hướng nghiên cứu, tiếp nhận nổi bật về tác phẩm này.
Ở Việt Nam, Trăm năm cô đơn được dịch và xuất bản năm 1983. Bài giới thiệu của dịch giả Nguyễn Trung Đức ở phần đầu của cuốn tiểu thuyết được xem là một trong những bài viết có tính khai đường trong nghiên cứu tiểu thuyết này. Từ đó đến nay đã có hàng chục những công trình nghiên cứu với những qui mô khác nhau bàn đến tiểu thuyết này. Bởi sự hạn chế về điều kiện và thời gian nên chúng tui không thống kê đầy đủ và chi tiết tất cả những công trình đó, chúng tui chỉ tổng thuật những bài tiêu biểu.
Trước hết là bài nghiên cứu : Nhân vật và thông điệp của Nguyễn Trung Đức đăng trên trang web . Nguyễn Trung Đức đã chỉ ra những bức thông điệp gắn với tên của nhân vật trong sáng tác của nhà văn đạt giải Nobel 1982. Ông xác định những vòng tròn đan lồng trong truyện, vòng tròn cuộc đời của đại tá Aureliano, vòng trong xoay quanh hai người sinh đôi, sự quẩn quanh của những số phận, sự nhầm lẫn trong cách nhìn nhận của Ursula và bao trùm lên tất cả là sự xoay vòng của thế giới, cuộc sống. Nhà nghiên cứu khái quát bằng bức thông điệp của chính tác giả Trăm năm cô đơn từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để "sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này". Trong bài viết này, Nguyễn Trung Đức đã đi sâu tìm hiểu những bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đặc biệt là qua số phận của nhân vật. Đó là một cách thâm nhập sâu để tìm hiểu tư tưởng của nhà văn. Nhưng chúng tui cho rằng ngoài những điều nêu trên còn có một bức thông điệp khác quan trọng là sự dự báo. Nhà văn của nỗi cô đơn đang dự báo và thông báo về một ngày tận thế ngoài thánh kinh. Một dòng họ có thể bị tuyệt diệt, vùng đất huyền thoại có thể bị nhấm chìm, loài người cũng có thể biến mất như chưa từng tồn tại nếu con người vẫn cứ xây cất cho mình những tòa tháp cô đơn.
Một bài báo khác khảo về một hình tượng trung tâm của tác phẩm, Hình tượng Macondo trong Trăm năm cô đơn ( Phan Tuấn Anh, Tạp chí Sông Hương 259/9-10). Trong bài viết này, tác giả Tuấn Anh đã kiến giải về hình tượng làng Macondo – hình tượng xuyên suốt nhiều sáng tác tác quan trọng của Márquez, từ vấn đề nguồn cội tên gọi, tần suất đến ý nghĩa biểu trưng. Người viết đưa ra nhận xét khá táo bạo: “Có thể nhận định rằng, nếu “nỗi cô đơn” là chủ đề lớn nhất mà G.G.Márquez dành cả cuộc đời để theo đuổi, thì hình tượng trung tâm nhất, có tính xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn người Colombia lại không phải là một nhân vật cụ thể, mà chính là hình tượng về vùng đất Macondo.” Bằng sự đối chiếu với những cứ liệu lịch sử, văn hóa, Tuấn Anh đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa sự phát triển của làng Macondo với tiến trình phát triển của Châu Mỹ La Tinh. Những cứ liệu này soi sáng và chứng minh rõ hơn ý nghĩa biểu trưng của Macondo: xã hội Mỹ La Tinh thu nhỏ. Đây là thế mạnh cũng là hạn chế của bài viết này. Bởi quá tập trung vào những tài liệu mang tính tổng quát ấy mà người viết bỏ qua yếu tố huyền thoại. Vẻ đẹp của hình tượng Macondo là vẻ đẹp hiện thực huyền ảo, là kết tinh của những giá trị thực và ảo, là biểu trưng cho cả hiện thực và linh hồn của Mỹ La Tinh. Vi vậy nếu như tác giả bài viết dành một dung lượng lớn hơn cho phần này thì bài viết sẽ cân đối và chuẩn xác hơn.
Nghiên cứu về tác phẩm này còn phải kể đến những đề tài khoa học các cấp, các sách chuyên luận nghiên cứu … Trước hết chúng tui xin điểm qua một số khóa luận, luận văn Ngữ Văn.
Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong hai tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả của García Márquez (Nguyễn Thị Tuyết Lan- Đại học Sư phạm Huế, 2005). Khóa luận tập trung vào 2 vấn đề: khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả, Những cách nghệ thuật thể hiện tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong tác phẩm này. Tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn là 3 yếu tố quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sáng tác của nhà văn Comlombia này. Lí giải được mối quan hệ của 3 yếu tố này sẽ lí giải được sự ý nghĩa của sự xuất hiện dày đặc những xen làm tình, nỗi cô đơn tràn ngập trong sáng tác của ông. Công trình nghiên cứu song hành 2 tác phẩm đỉnh cao của nhà văn biểu trưng cho nỗi cô đơn của Châu Mỹ La Tinh, tìm hiểu toàn diện các cách nghệ thuật thể hiện như người kể chuyện, không, thời gian trong hai tác phẩm, giọng điệu, điểm nhìn nhân vật. Chúng tui cho rằng công trình này vẫn còn khá nhiều thiếu sót. Chọn lối trình bày song hành 2 tác phẩm, Tuyết Lan không kết nối được mối tương liên giữa chúng dẫn đến sự rời rạc, vụn vỡ. Lối diễn đạt thiếu dẫn nhập, chuyển ý cũng là một điều đáng bàn. Người viết về cơ bản vẫn chưa lí giải được mối quan hệ giữa nhục thể và tình yêu, tình dục và nỗi cô đơn …Chúng tui cho rằng cần đi sâu vào những khía cạnh như về sự tương tranh giữa vô thức tập thể và ý thức cá nhân, con người bản năng trong sự phát triển của xã hội, nỗi cô đơn tràn ngập trong văn học hậu hiện đại có khởi nguyên từ sáng tác của Márquez hay không? …
Trong phần khảo sát về nỗi cô đơn, chúng tui cho rằng cách phân chia luận điểm không thuyết phục. Có thể chấp nhận sự phân chia mang tính khái quát ở hai phần khảo sát về nhục thể, tình yêu nhưng với “nỗi cô đơn” thì không. Bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho sáng tác của Márquez. Khảo sát mà không chỉ ra được những loại thể cô đơn trong tác phẩm thì không có giá trị.
Chương 3: cách nghệ thuật thể hiện tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả không có sự đóng góp nhiều. Bởi người viết quá ôm đồm. Trong 23 trang (từ 61 đến 84), người viết nghiên cứu từ người kể chuyện, không- thời gian, giọng điệu, điểm nhìn nhân vật trong 2 tiểu thuyết. Việc trình bày song hành một lần nữa lại bộc lộ nhược điểm. Bởi người viết lại thiếu thao tác so sánh giữa hai tác phẩm, định giá trị đặc trưng của từng “đứa con tinh thần” của nhà văn. Điều này dẫn tới mặc dù đi vào cách nghệ thuật nhưng Tuyết Lan hầu như chỉ dừng lại ở việc liệt kê mà sự liệt kê này xét đến cùng vẫn chưa đầy đủ. Trong chương này, cô không chỉ ra được sự can dự của yếu tố huyền ảo trong việc thể hiện tình yêu, nhục thể và nỗi cô đơn. Đó thực sự là một điều rất đáng tiếc.
Ở một cấp độ cao hơn có thể kể đến luận văn cao học Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel García Márquez (Luận văn cao học chuyên ngành Văn học nước ngoài Nguyễn Thị Hảo, Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội, 2009”). Luận văn này đã chạm đến vấn đề đặc biệt lí thú trong sáng tác nổi danh của Máquez. Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan và khá hoàn thiện về đặc điểm của văn học Mĩ La Tinh và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Thời gian được tái hiện qua các cấp độ: trật tự, thời lưu, tần suất; cùng với hiện tượng điềm báo. Sự xoay vòng của thời gian mang tính ẩn dụ. Không gian bàng bạc màu sắc kì ảo. Với những biến đổi kì lạ của thiên nhiên, tác giả đưa độc giả đến những miền đất kì ảo. Chốn không – thời gian huyền thoại góp phần quan trọng chuyển tải thông điệp vì hoà bình, đoàn kết nhân loại – mặt trái của cái cô đơn.
Thời gian và không gian huyền thoại là những yếu tố quan trọng góp phần tạo lập giá trị của tiểu thuyết Máquez. Phần viết về thời gian của người viết nổi trội hơn so với phần không gian. Sử dụng lí thuyết thời gian của Gernette, người viết đã từng bước tìm hiểu những cấp độ thời gian, giá trị của mỗi biểu hiện thời gian trong sáng tác. Nếu nhấn mạnh hơn nữa vào yếu tố điềm báo với kết cấu xoay vòng thì có tính khái quát cao hơn.
Đề tài cấp bộ do PGS. TS Bửu Nam chủ nhiệm (2002-2005): Đặc điểm, khuynh hướng và sự phát triển của văn học Mỹ - La Tinh nửa sau thế kỉ XX trong phần phụ lục 3: Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết và truyện ngắn Mỹ- La Tinh từ những năm 60 đến nay dành dung lượng bàn đến Marquez trong đó đã bàn luận nhiều vấn đề từ góc độ liên văn bản (tiểu thuyêt huyền thoại đã tía chế nhiều chất liệu dân gian của Châu Mỹ- La tinhh, một các tự do và sáng tạo, vay mượn các motif trong thánh kinh và các huyền thoại cổ đại, sử dụng các các tình tiết trong truyền thuyết lịch sử, các sự kiện có thật), từ cấp độ kí hiệu học (mô hình hế giới dưới hình thức làng Macondo); đề cập đến vấn đề thời gian lịch sử và thời gian vòng tròn theo chu kỳ … Nhà nghiên cứu khẳng định: cách kể chuyện của Marquez được xem như tiêu biểu cho chủ nghĩa huyền ảo nhưng đây là một thứ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo theo cách hài, lướt qua một cách thản nhiên giữa hiện thực và cái kỳ diệu để làm kinh ngạc các nhân vật ngờ nghệch trong khi đương đầu với một thế giới mà họ không hiểu thấu. Nhưng sự hài hước này lại đi kèm với một cảm giác trắc ẩn, xót xa mà tác giả có vẻ như chia sẻ với các số phận nhân vật.
Tuy chỉ dành một phần để bàn về tác phẩm Trăm năm cô đơn nhưng công trình nghiên cứu này đã gợi mở nhiều điều cho những người nghiên cứu về Marquez. Đặc biệt ở khía cạnh các yếu tố huyền ảo, tính hài hước, yếu tố thời gian, cách xây dựng cốt truyện, tuyến nhân vật … Cách đặt ngược vấn đề: phải chăng tiểu thuyết là một ẩn dụ của sự thất bại của quá trình hiện đại hóa? khiến cho người đọc phải suy ngẫm.
Chuyên luận mới nhất bàn về Márquez phải kể đến Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của Gabriel García Márquez của PGS.TS. Lê Huy Bắc soạn thảo,(NXB Giáo dục, 2009). Đây là một chuyên luận công phu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Cuốn sách gôm 2 phần chính: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel García Márquez, ngoài ra còn có phần phụ lục trích đăng những bài dịch có liên quan đến chủ đề.
Trog phần 1, người viết đã đưa ra nhiều giải về khái niệm như cái kì ảo, cái huyền ảo, văn học huyền ảo, văn học hiện thực huyền ảo, nhà văn hiện thực huyền ảo. Trong đó đáng chú ý là sự phân kì văn học huyễn ảo. Lê Huy Bắc cho rằng lịch sử văn học huyễn ảo có thể được chia làm 3 giai đoạn tương ứng với cách thức sáng tạo và tiếp nhận văn học: giai đoạn 1(cái huyễn tưởng): thời trung cổ, khi con người xem những yếu tố siêu nhiên, kì quái, hoang đường … như những cái tất nhiên, lí trí chưa phải là cơ sở để con người tin tưởng. Giai đoạn 2 (cái kì ảo): thời cận hiện đại. Cái kì ảo xuất hiện trong văn học mới mục đích gây nên sự hoang mang cho người đọc. Đât là điều mà văn học thời kì trước không mấy bận tâm. Giai đoạn thứ 3 ( cái huyền ảo) gắn với thời hiện đại, hậu hiện đại. Cái huyền ảo xuất hiện như một sự đối thoại trở lại, bản chất là bộc lộ sự bất tin.
Chương 2 ở phần 1, tác giả khái quát hệ thống về Văn học hiện thực huyền ảo, bao gồm: nguồn gốc và lịch sử, nguyên nhân ra đời, xác định khái niệm, đặc điểm, tiếp nhận văn học hiện thực huyền ảo ở Việt Nam. Trong đó chúng tui cho rằng phần về nguyên nhân ra đời chưa thực sự đầy đủ. Trích dẫn ý kiến của 2 nhà nghiên cứu John Peck và Martin Coyle, nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của văn học hiện thực huyền ảo là tính chất tự ý thức trách nhiệm nghệ thuật của văn học Mỹ LaTin trong việc thể hiện bản sắc và thẩm mỹ đặc biệt cho xứ sở và muốn khẳng định quyền tự do và dân chủ của mình. Lê Huy Bắc cũng bổ sung thêm một số nguyên nhân như thói quen xem cái hoang đường như cái thường nhật của người bản địa, tìm sự an ủi trong thế giới siêu nhiên trước cuộc sống quá khắc nghiệt. Chúng tui cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Văn học hiện thực huyền ảo còn là sự đối thoại trở lại với văn học phương Tây, đả phá lí tính, hoài nghi thực tại, khuynh hướng này còn bắt nguồn từ sự đa văn hóa ở Châu Mỹ Latin.
Chương 3 phần 1, Lê Huy Bắc điểm qua những tên tuổi thuộc khuynh hướng này như Franz Kafka, Jorge Borges, Miguel Asturias, Alijo Carpentier, Italo Calvino, Gunter Grass, Toni Morrison. Nhà nghiên cứu quan niệm Kafka là gười khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kri XX, “người sử dụng giọng văn trắng khi trần thuật và đan cài trong tác phẩm của mình những yếu tố hiện thực và hoang đường một cách độc đáo”. Trong những trang tiếp theo, Lê Huy Bắc giới thiệu và nhận xét tổng quan về các nhà văn hiện thực huyền ảo. Đó là những nghiên cứu có tính gợi mở cho những người quan tâm tìm hiểu về những nhà văn này.
Phần 2 của chuyên luận gồm 6 chương, được sắp xếp theo thứ tự:
Chương 1: Lịch sử Comonbia và hiện thực của Márquez
Chương 2: Những người thầy
Chương 3: Khát vọng trở thành người giỏi nhất thế giới
Chương 4: Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ
Chương 5: Những cô gái điếm buồn của Márquez
Chương 6: Trăm năm cô đơn
Đóng góp của phần 2 này chủ yếu tập trung ở chương 4, 5, 6, những chương 1, 2, 3 mang tính tổng thuật nhiều hơn là nghiên cứu. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tui chỉ đi sâu tìm hiểu chương 6.
Chương 6 được tác giả chia thành 7 phần.
1. Câu chuyện một trăm năm
2. Gia hệ Trăm năm cô đơn
3. Nhân vật
4. Huyền thoại về cái cô đơn
5. Macondo huyền thoại
6. Trần thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại
7. Ngọn sóng văn chương
Trong 7 phần nêu trên thi phần 1, 2, 3 mang tính chất tóm
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top