MacMurra

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM TẠI ..i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. .1
1.1 Giới thiệu .1
1.2 Mục tiêu .2
1.3 Nội dung.. .2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .3
2.1 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ( E. ictaluri) ....3
2.1.1 Một số nghiên cứu trên vi khuẩn E. ictaluri ....3
2.1.2 Đặc điểm sinh học vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ....3
2.1.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá da trơn ....4
2.1.4 Ứng dụng vi sinh vật hữu ích trong phòng trị bệnh gan thận mủ trên cá da trơn. ....5
2.2 Vi khuẩn lactic ....7
2.2.1 Khái niệm vi khuẩn lactic ....7
2.2.2 Đặc tính chung ....7
2.2.3 Đặc điểm hình thái ....8
2.2.4 Đặc điểm sinh lý- sinh hóa ..13
2.2.5 Sản phẩm của quá trình lên men ở vi khuẩn lactic ..14
2.2.6 Vi khuẩn lactic với các sản phẩm mắm lên men ..16
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..18
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..18
3.2 Vật liệu ..18
3.2.1 Giống vi sinh vật ..18
3.2.2 Hóa chất ..18
3.2.3 công cụ và thiết bị ..19
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..19
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ..19
3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..25
4.1 Kết quả phân lập vi khuẩn lactic từ mẫu mắm và nước mắm ..25
4.1.1 Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn trên môi trường MRS Agar dựa vào hình thái khuẩn lạc và khả năng sinh axít lactic ..25
4.1.2 Kết quả thử nghiệm catalase. ..29
4.1.3 Kết quả nhuộm gram và mô tả hình thái vi khuẩn. ..30
4.2 Kết quả đối kháng của vi khuẩn lactic đối với vi khuẩn E. ictaluri ..31
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..43
5.1 Kết luận ..43
5.2 Đề Xuất ..43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..44
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC H
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Tế bào của Edwardsiella ictaluri ..4
Hình 2.2: Tế bào của Lactobacillus acidophilus ..9
Hình 2.3: Tế bào của Streptococcus pneumoniae 10
Hình 2.4: Tế bào của Leuconostoc sp 11
Hình 2.5: Tế bào của Pediococcus sp 12
Hình 2.6: Tế bào của Bifidobacterium sp 12
Hình 2.7: Nước mắm 17
Hình 3.1: Các môi trường và hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 18
Hình 3.2: Sơ đồ phương pháp giếng khuếch tán 23
Hình 3.3: Cách đo bề rộng vòng đối kháng 24
Hình 4.1: [A] Trước khi tăng sinh; Sau khi tăng sinh 25
Hình 4.2: Mẫu bị nhiễm nấm 25
Hình 4.3: Khuẩn lạc của vi khuẩn lactic phát triển trên MRS agar. 27
Hình 4.4 [A] Vi khuẩn lactic catalase âm tính; E. ictaluri catalase dương tính. 29
Hình 4.5: [A] Vi khuẩn lactic (gram +); Vi khuẩn E. ictaluri (gram –). 30
Hình 4.6: Môi trường dày 5 mm (trái) và dày 3 mm (phải) 32
Hình 4.7: So sánh mật độ khuẩn lạc giữa 2 dòng 2 [A] và 19 33
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện bề rộng vòng kháng của các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng yếu 37
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện bề rộng vòng kháng của các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng trung bình 38
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện bề rộng vòng kháng của các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng mạnh 39
Hình 4.11: Kích thước vòng kháng khuẩn của các dòng vi khuẩn phân lập với E. ictaluri sau 24 giờ bằng phương pháp giếng khuếch tán 41

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Danh sách mẫu mắm, nước mắm dùng trong thí nghiệm 20
Bảng 4.1: Kết quả quá trình cấy ria tách ròng 26
Bảng 4.2: Kết quả mô tả hình thái khuẩn lạc dưới kính hiển vi 27
Bảng 4.3: Kết quả đo bề rộng vòng kháng của 39 dòng vi khuẩn lactic có tính kháng với E. ictaluri 34
Bảng 4.5: Bề rộng vòng kháng của các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng yếu 36
Bảng 4.5: Bề rộng vòng kháng của các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng trung bình 37
Bảng 4.5: Bề rộng vòng kháng của các dòng vi khuẩn lactic có tính kháng mạnh 38
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tính kháng của các dòng vi khuẩn lactic đối với E. ictaluri 40

TÓM TẮT
Ứng dụng vi sinh vật hữu ích (probiotics) trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong công tác phòng trị bệnh trên cá ngày càng phát triển. Điều này phải nói đến vai trò quan trọng của vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn đang được nghiên cứu sâu rộng bởi đặc tính kháng khuẩn của chúng đối với các loài vi khuẩn gây hại. Do đó, việc tìm một số dòng vi khuẩn lactic kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri nhằm tìm ra các dòng vi khuẩn lactic có tính chất đối kháng với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra nuôi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Kiểm tra tính kháng của 54 dòng vi khuẩn lactic được phân lập trên các sản phẩm thủy sản lên men (mắm và nước mắm) bằng phương pháp giếng khuếch tán (Well Diffusions Method, Tagg et al., 1976) với vi khuẩn chỉ thị là Edwardsiella ictaluri. Kết quả đã xác định được 39 dòng có tính kháng lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được thể hiện qua giá trị trung bình bề rộng vòng kháng khuẩn. Trong đó, xuất hiện 11 dòng với bề rộng vòng kháng từ 0,5 – 1 mm (tính kháng yếu), 15 dòng có bề rộng vòng kháng 1,17 – 2 mm (tính kháng trung bình), 13 dòng có bề rộng vòng kháng từ 2,5 – 3,33 mm (tính kháng mạnh). Như vậy, có thể sử dụng vi khuẩn lactic ức chế vi khuẩn E. ictaluri.
Từ khóa: Vi khuẩn lactic, Edwardsiella ictaluri, Giếng khuếch tán, Kháng khuẩn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Sản lượng cá Tra tăng rất nhanh từ 52.248 tấn (2000) đến 1.128.014 tấn (2008), ước tính sản lượng tăng xấp xỉ 22 lần trong vòng tám năm (Viện Nuôi Trồng Thủy Sản II). Theo nguồn thông tin từ BBC-NEW, khối lượng xuất khẩu cá Tra năm 2010 đạt mức cao, khoảng 645.000 tấn . Sản lượng cá Tra ngày càng gia tăng đi đôi với sự suy thoái môi trường do nước thải và bùn ao nuôi cá Tra thâm canh thải trực tiếp ra sông, dẫn đến bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi. Phương pháp phòng và trị bệnh truyền thống đã lạm dụng kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn đồng thời tạo ra những chủng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc và tăng độc lực. Để thay thế dần phương pháp phòng trị bệnh truyền thống, phương pháp phòng và trị bằng liệu pháp sinh học ngày càng được ưa chuộng như vắc-xin, các chất tăng cường hệ miễn dịch từ vi sinh vật hữu ích. Nghiên cứu về vắc-xin ứng dụng trên cá Tra vẫn đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. Vắc-xin được cho là phương pháp hiệu quả nhất trong phòng ngừa một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn và vi rút nhưng chưa được sử dụng phổ biến có thể là do giá thành quá cao, thời gian nghiên cứu lâu, thường gây sốc cho cá. Những thành công đáng chú ý là việc sử dụng các chất tăng cường hệ miễm dịch thân thiện với môi trường và có phổ phòng ngừa bệnh rộng. Hơn thế nữa, phương pháp trị liệu sinh học bằng vi sinh vật có lợi (probiotic) được mong đợi và trở thành công cụ phòng ngừa, điều trị nhiều bệnh hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản thông qua khả năng cải thiện môi trường nước và ức chế vi sinh gây bệnh. Đặc biệt là các vi sinh vật có lợi có khả năng tiết ra các sản phẩm làm giảm độc và đồng thời ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Trong đó nhóm vi khuẩn lactic được phân lập từ thực phẩm lên men truyền thống có nguồn gốc từ thủy sản (tôm, cua, cá, tép và các loài thủy sản khác) có tính đối kháng với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá da trơn, đặc biệt là cá Tra nuôi) đang là một giải pháp có triển vọng trong việc phòng trừ bệnh gan thận mủ trên cá Tra hiện nay. Do đó, đề tài “Tìm một số dòng vi khuẩn lactic kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri” được thực hiện.




1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm ra các dòng vi khuẩn lactic có tính chất đối kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Dùng phương pháp giếng khuếch tán (Well Diffusion Method; Tagg et al., 1976) để đánh giá khả năng đối kháng của các dòng vi khuẩn lactic (đã được phân lập từ các sản phẩm lên men truyền thống có nguồn gốc từ động vật thủy sản đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra.
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (E. ictaluri)
2.1.1 Một số nghiên cứu trên vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri lần đầu tiên được phân lập trên cá Nheo Mỹ (Hawke, 1979) gây bệnh nhiễm trùng máu cấp tính trên cá Nheo Mỹ gây tỷ lệ hao hụt cao, với tên là Enteric Septicemia of catfish (ESC), gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp nuôi cá Nheo. Vào năm 2001, Ferguson et al. đã phát hiện bệnh này và được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trên cá Tra nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) vào cuối năm 1998 và có tên là Bacillary Necrosis of Pangasius (BNP). Từ Thanh Dung và csv, 2001 (được trích dẫn bởi Huỳnh Chí Thanh, 2007) đã phân lập được vi khuẩn E. ictaluri trên cá Tra bệnh. Zilong Tan et al., (2003) cũng đã phân lập vi khuẩn E. ictaluri trên cá Tra nuôi bè ở Việt Nam với dấu hiệu bệnh có nhiều nốt trắng trên gan.
Vi khuẩn E. ictaluri còn gây bệnh trên một số loài cá trong điều kiện thí nghiệm như: cá hồi (Chinook salmon Oncarhynchus tshauytscha) và cá hồi (Ranbow trout Oncorhynchus mykiss) (Trần Trọng Nguyễn, 2010). Ở Việt Nam, vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh chủ yếu trên cá Tra (ở tất cả các giai đoạn phát triển). Tỷ lệ hao hụt lớn là trên cá Tra giống, nhưng gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất ở giai đoạn cá Tra thịt cỡ 300 – 500g (Từ Thanh Dung và csv, 2004).
2.1.2 Đặc điểm sinh học vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri được mô tả bởi Hawke et al. (1981) (được trích dẫn bởi Huỳnh Chí Thanh, 2007) là một loài đặc trưng thuộc nhóm Enterbacteriaceae, gram âm, hình que ngắn khoảng 0,75 x 1,5 µm, di động chủ yếu ở 25 oC và bất di động ở nhiệt độ 30 oC, oxidase âm tính, catalase dương tính , L-Lysin, L-Ornithin và Gas from Glucose dương tính, sinh H2S và Indol âm tính, có khả năng lên men, không có khả năng chịu được độ mặn cao hơn 1,5%. E. ictaluri phát triển trên môi trường thạch rất chậm, trên môi trường TSA (Tryptone sova agar) sau 48 giờ ở 28 oC hình thành khuẩn lạc nhỏ, tròn và trắng đục. Chúng có môi trường đặc trưng là EMB (Eosin Methylen Blue), EIA (Ewardsiella ictaluri Agar).


Hình 2.1: Tế bào của Edwardsiella ictaluri
( Nguồn: )
2.1.3 Bệnh do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá da trơn
Bệnh gan thận mủ trên cá Tra xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 1998, tác nhân gây bệnh lúc đầu được xác định bởi nhóm nghiên cứu của trường Đại học Stirling phối hợp với trường Đại học Cần Thơ là Bacillus sp (Ferguson và et al., 2001). Đến năm 2002, nhóm nghiên cứu này đã đính chính lại tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra là vi khuẩn E. ictaluri (Crumlish et al., 2002). E. ictaluri được báo cáo đầu tiên trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) vào năm 1979 (Hawke, 1979 được trích dẫn bởi Lê Minh Dương, 2007). E. ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính trên cá da trơn, hội chứng này được gọi tắt là ESC (Enteric Septicaemia of Catfish) và có thể dẫn đến tỉ lệ chết cao ở cá Nheo Mỹ (Austin và Austin, 1999).
Bệnh này được tìm thấy tại bất cứ nơi nào nuôi cá Nheo tại nước Mỹ. Bệnh xảy
Việc sản xuất nước mắm nhờ vi khuẩn kỵ khí (đặc biệt là vi khuẩn lactic) có trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra enzyme protease để phân giải protein của cá (Natteewan Udomsil e al., 2010). Hyroyuki Uchida et al. (2004) đã phân lập thành công dòng vi khuẩn lactic có tên loài Bacillus subtilis CN2 trong nước mắm Việt Nam, chủng vi khuẩn này tiết một lượng lớn enzyme protease kiềm (alkaline protease) khi phát triển trên môi trường trung gian pepton đậu nành . Theo Schroder et al. (1980) chứng minh rằng L. plantarum phân lập từ hệ tiêu hóa cá Pollachius virens, có khả năng sản sinh ra chất ức chế lại Vibrio sp. Nhiều vi khuẩn lactic (L. plantarum, Carnobacterium sp, C. divergens, và Lactococcus lactis) được phân lập từ hệ tiêu hóa của cá, chúng có thể sản sinh ra các hợp chất ức chế chống lại nhiều loài vi khuẩn gây bệnh ở in vivo và in vitro như Aeromonas salmonicida, A. hydrophila, Pasteurella piscida, Edwardsiella tarda, Flavobacterium psychrophilum, Photobacterium damselae subsp. piscicida, Streptococcus milleri, Vibrio anguillarum, V. Ordali (Byun et al., 1997; Gildberg và Mikkelsen, 1998; Joborn et al., 1997; Robertson et al., 2000; Schroder et al., 1980; Villamil et al., 2002; được trích dẫn bởi Trần Trọng Nguyễn). L. platarum 7-40 (NTU102) có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh Pseudomonas aeruginosa (trong thực phẩm) ở in vitro (có vòng kháng khuẩn là 7,7 mm) (Pan et al., 2002). Son et al. (2009) đã chứng minh được khả năng đối kháng của L. plantarum 7-40 (NTU102) với các vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản như Streptococcus spp., Aeromonas hydrophila, Lactococcus garvieae, V. alginolyticus.

Tóm lại, thông qua phương pháp giếng khuếch tán đã chọn lọc được 39 dòng vi khuẩn lactic có tính kháng tốt với vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá Tra nuôi.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top