nhuy201

New Member
Download Tiểu luận Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết trong giai đoạn hiện nay miễn phí


Nội dung Trang
Mục lục.............................................................................................................1
Mở đầu .............................................................................................................3
Chương I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền được chết....................4
I. Khái niệm quyền được chết..................................................4
1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng về quyền được chết.................... 4
2. Khái niệm quyền được chết..........................................................5
II. Các tiêu chí cần thiết để thực hiện quyền được chết..........6
1. Tiêu chí về y học..........................................................................6
2. Tiêu chí về luật pháp....................................................................8
III. Ý nghĩa của vấn đề thực hiện quyền được chết trong giai đoạn hiện nay.......................................................................11
1. Ý nghĩa pháp lý..........................................................................11
2. Ý nghĩa xã hội............................................................................12
Chương II. Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết trong giai đoạn hiện nay..........................................................................................13
I. Quy định của một số nước trên thế giới...........................13
1. Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết và Luật An tử……………………………………………………………...13
2. Các quốc gia chưa hợp pháp hóa hay quy định một phần.........14
II. Quy định của Việt Nam.....................................................15
III. Những quan điểm cơ bản đang tồn tại về ghi nhận quyền được chết trong giai đoạn hiện nay..................................16
1. Những quan điểm phản đối.......................................................16
2. Những quan điểm ủng hộ..........................................................22
3. Quan điểm của Việt Nam hiện nay...........................................23

Chương III. Một số kiến nghị đề xuất về xây dựng Luật an tử ở Việt Nam.................................................................................................................27
I. Đánh giá về xu hướng xây dựng Luật An tử ở Việt Nam.27
1. Một vấn đề còn nằm trong tương lai......................................27
2. Điều kiện để một quốc gia có thể ban hành Luật An tử.........30
3. Nếu quyền được chết được ghi nhận trong hệ thống pháp
luật..........................................................................................30
II. Phác thảo một số nội dung cơ bản của Luật An tử..........31
III. Kiến nghị một số biện pháp để thực hiện việc tiếp cận với vấn đề quyền được chết và xây dựng Luật An tử ở việt Nam...................38
1. Để quyền được chết không còn quá mới mẻ.........................38
2. Một số kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật An tử........41
Kết luận..........................................................................................................43
Tài liệu tham khảo.........................................................................................44
Phụ lục............................................................................................................45
















MỞ ĐẦU

Chúng ta đang sống trong một thế giới bất ổn
Chiến tranh, dịch bệnh, đói cùng kiệt và toàn cầu hóa đang làm thay đổi bộ mặt chung của thực tại
Ranh giới giữa sự sống và cái chết đôi khi chỉ trong gang tấc.
Quyền được sống? Bình thường, dễ hiểu. Quyền được chết? Còn rất mới mẻ và xa lạ. Quyền được chết là một vấn đề còn để mở, bao hàm trong nó nhiều quan niệm khác nhau, đa phần là chống lại. Nó không chỉ còn là vấn đề của y học mà còn thuộc về chính trị, văn hóa, xã hội... Luật pháp xuất phát từ cuộc sống. Nhưng cuộc sống lại không đơn giản. Do đó, đôi khi luật dễ làm mà lại khó thực hiện. Nên gắn quyền được chết như là một quyền cơ bản của cá nhân và phải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như các quyền cơ bản khác. Chỉ khi nào giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật pháp và xã hội thì quyền được chết mới trở thành một vấn đề như bao vấn đề khác. Nếu không, sẽ mãi chỉ là đặc biệt và phức tạp...
Tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về quyền được chết. Người dân Việt hầu hết còn xa lạ với khái niệm này hay chỉ nghe mà chưa hiểu hết. Bên cạnh đó, truyền thống Á Đông đang chi phối từng ngày, từng giờ. Do vậy, công trình muốn góp phần tìm hiểu về quyền được chết hiện nay với mong muốn quyền được chết sẽ không còn xa lạ với mọi người, để mọi người hiểu rõ được bản chất của “cái chết êm ả”. Bên cạnh đó, công trình đề cập đến một số vấn đề trong quá trình xây dựng Luật An tử ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu được xác định ở Việt Nam và trên thế giới theo hai hướng chấp nhận và không chấp nhận quyền được chết, đặc biệt là các quốc gia đã hợp pháp hóa Luật An tử với phương pháp: tổng hợp, so sánh và rút ra quan điểm riên. Những tiếp xúc ban đầu bao giờ cũng mở ra chân trời mới. Có thể nó không thay đổi được một quan niệm cũ nhưng lại làm cho cái cũ chấp nhận cái mới. Quyền được chết là phải như thế, không thể khác.
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT

I. KHÁI NIỆM QUYỀN ĐƯỢC CHẾT
1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng về quyền được chết
Quyền được chết ban đầu xuất hiện với những hành vi chưa hoàn toàn mang đúng bản chất của nó mà gắn liền với khái niệm: “cái chết êm ả”. Lịch sử của thuật ngữ euthanasia (Tiếng Anh) hay euthanasie (Tiếng Pháp), an tử (Tiếng Trung) mà chúng ta vẫn thường gọi là “cái chết êm ả” bắt nguồn từ một từ Hy Lạp là “euthanatos”. Trong đó, eu là tốt, thanatos là chết. Danh từ này bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bạn sỹ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người “gần đất xa trời” thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Như vậy, lúc đó chưa xuất hiện khái niệm quyền được chết như khoa học hiện đại nhưng đã có những hành vi trong quyền được chết.
Tới cuối thế kỷ XIX, khi con người đã tìm ra cách khống chế sự đau đớn, thuật ngữ này không còn bó hẹp với ý nghĩa giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn nữa, mà nó lại ám chỉ một hành động đặc biệt nhằm tạo ra cái chết của những bệnh nhân được coi là “vô phương cứu chữa”. Động thái này nhằm giúp bệnh nhân khỏi rơi vào tình trạng suy sụp khi ở vào giai đoạn cuối của những căn bệnh nan y. Từ khi xuất hiện đến nay, “cái chết êm ả” đã có những thay đổi khác nhau gắn liền với những phát triển của nền y khoa và văn minh nhân loại. Và dần dần, khái niệm quyền được chết được ra đời, mang theo nhiều vấn đề liên quan với nhau một cách phức tạp. Thực ra, “cái chết êm ả” là kết quả sau cùng của “quyền được chết” của một cá nhân nào đó. Cho nên, nếu nói đến quyền được chết thì khái niệm cái chết êm ả cũng đi liền, gắn bó hữu cơ với nhau. Thiết nghĩ, quyền được chết phải được ghi nhận như một quyền của cá nhân và cần được sự quan tâm thích đáng của mọi giới khoa học, đặc biệt là y học và luật học.
2. Khái niệm quyền được chết
Trên lý thuyết, chỉ khi một quyền được quy định trong Bộ Luật Dân sự thì mới được công nhận là quyền nhân thân một cách chính thức (hợp pháp hóa). Quyền được chết là một quyền thực tế nhưng hiện tại, chỉ có ở một số nước hợp pháp hóa nó là quyền nhân thân. Nhiều nước, theo quan điểm của các nhà lập pháp và của các nhà khoa học, công nhận quyền được chết là quyền nhân thân nhưng chưa quy định trong Luật. Thực tế cho thấy có quy định hay không chỉ là vấn đề về mặt thời gian: có phù hợp với hiện tại hay không và hệ thống pháp luật có đồng bộ, thống nhất hay không mà thôi. Và khi chưa được công nhận, về mặt pháp luật một người thực hiện hành vi của quyền được chết (trợ giúp tự tử, thực hiện trực tiếp đưa bệnh nhân “ra đi” (chết)) được quy vào một số tội: giết người, giúp người khác tự sát, không cứu giúp người bị nạn... Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở chương II.
Quyền được chết, một khi đã được công nhận thì sẽ có các khái niệm liên quan đến nó, như: trợ giúp tự tử, tình trạng bệnh giai đoạn cuối, bệnh vô phương cứu chữa, tình trạng y tế không lối thoát, an tử tự nguyện,... Hà Lan là quốc gia đầu tiên công nhận hành vi tự tử dưới sự trợ giúp của bác sỹ, sau đó gần 10 năm mới hợp pháp hóa thành Luật An tử. Nước này không dùng khái niệm an tử tự nguyện (voluntary euthanasia) mà chỉ dùng khái niệm an tử (euthanasia) bởi theo họ, cái chết êm ả là đã phải bao hàm sự tự nguyện, nếu không có sự tự nguyện thì không thể gọi là an tử. Sự tự nguyện ở đây cần hiểu theo hai hướng:
Tự nguyện được thực hiện cái chết êm ả khi còn tỉnh táo, có thể biểu lộ ý chí cá nhân của mình;
Tự nguyện chỉ định người thay mặt cho mình trong trường hợp lúc rơi vào giai đoạn không ý thức, không biểu lộ được ý chí. Người này sẽ có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc chữa bệnh của bệnh nhân.
Theo chủ quan của người viết, với những mục đích tốt đẹp của quyền được chết thì nên gọi “cái chết êm ả” là “cái chết nhân đạo” mới đúng. Điều này sẽ phản ánh đúng tính chất của hành vi và tránh khỏi những suy luận hiểu nhầm không đáng có. Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể về quyền được chết. Giới khoa học hầu như chỉ tập trung vào việc xem xét xem nó có phù hợp với quốc gia mình hay không mà thôi. Tuy nhiên, nếu dựa vào nội dung của quyền được chết hiện nay được đa số quan điểm đồng tình và theo các đạo luật của các nước đã thông qua “cái chết êm ả” thì có thể rút ra khái niệm quyền được chết như sau:
Quyền được chết là một quyền nhân thân của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hay tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát.
Khái niệm trên là đúc kết của người viết nên chỉ có giá trị tham khảo. Thực ra, nội dung quyền được chết do tính phức tạp trong các điều kiện và quy trình thực hiện nên không chỉ dừng ở đó. Vì vậy, khái niệm này chỉ là tổng quát.
II. CÁC TIÊU CHÍ CẦN THIẾT ĐỂ THỰC HIỆN QUYỀN ĐƯỢC CHẾT
1. Tiêu chí về y học
1.1. Phạm vi các loại bệnh nhân
Đến nay, việc phân loại bệnh nhân trong cái chết êm ả còn nhiều quan điểm khác nhau, tồn tại ở các nước đã công nhận và chưa công nhận quyền được chết. Do đó, có nhiều dạng bệnh nhân được đề cập. Tuy nhiên, giới y học hầu hết thống nhất có 2 dạng bệnh nhân:
1.1.1. Những trường hợp chết não: “tình trạng toàn não bộ bị thương tổn nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được”1
Người dân hiểu được quyền được chết là gì, bản chất của an tử và tình hình hiện nay trên thế giới hiện nay như thế nào;
Truyền thống Á Đông chấp nhận an tử theo những điều kiện nhất định.
Những vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự, đặc biệt là quyền nhân thân của con người thì nên đi theo hướng như thế để luật hợp lý và có tính thực tế cao. Chính trị, xã hội và phong tục tập quán có mối quan hệ rất chặt chẽ với luật pháp. Nếu mối quan hệ này không tốt thì luật pháp không đi được vào cuộc sống và tất nhiên, xã hội sẽ bất ổn.

2. Một số kiến nghị trong quá trình xây dựng Luật An tử
Tham khảo ý kiến của nhân dân. Nếu thực sự nhu cầu của xã hội chưa cao và còn nhiều quan điểm phản đối thì không nên ban hành Luật An tử
Chuẩn bị kỹ những điều kiện cần thiết để có thể xây dựng luật an tử (nâng cao kỹ thuật lập pháp, mời các chuyên gia nước ngoài giúp đỡ...)
Học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đã hợp pháp hóa an tử để tìm ra những quy định phù hợp với quốc gia của mình
Có thể ban đầu chỉ chấp nhận hành vi tự tử dưới sự hỗ trợ của bác sỹ để mọi người có thời gian quen dần, tìm hiểu. Sau đó mới đặt vấn đề hợp pháp hóa thành Luật An tử (Hà Lan là một ví dụ)
Luật An tử chỉ nên được cho phép ở bệnh viện, được thực hiện bởi các bạn sỹ có chứng chỉ hành nghề
Thay đổi các luật khác cho phù hợp với quy định của an tử, đặc biệt là Luật Hình sự cần quy định thêm các tội danh vi phạm Luật An tử.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An tử nên ban hành song song với thời điểm Luật An tử có hiệu lực để tránh những hiểu lầm, áp dụng sai không đáng có.


Tóm lại, hiện nay, Việt Nam chưa chấp nhận quyền được chết cũng như chưa xây dựng Luật An tử nên những phần trên, đặc biệt là phần những nội dung cơ bản của Luật An tử người viết chỉ nhấn vào những vấn đề quan trọng. Việc quy định cụ thể như thế nào xin dành cho những nhà làm luật trong tương lai khi xây dựng Luật An tử. Người viết là sinh viên luật năm thứ 2 và cũng nhận thấy nếu đi sâu quá vào những quy định của Luật An tử hiện tại là thực sự chưa phù hợp. Chỉ mong muốn được đóng góp ý kiến của mình chứ không có tham vọng được thực hiện và thực tế người viết cũng chưa có cơ hội để tham gia làm luật, ban hành luật. Mục đích của công trình khi đề cập đến những nội dung cơ bản của Luật An tử là để cho mọi người hiểu thêm về quyền được chết, góp phần thay đổi những quan niệm lo sợ luật sẽ bị lợi dụng. Nếu như một vấn đề mà biết chắc sẽ không được chấp nhận ở thời điểm hiện tại thì nên tìm hiểu thêm về nó, tiếp cận dần dần thì hơn. “Quen” bao giờ cũng dễ chấp nhận hơn là “mới, lạ, bất ngờ”. Truyền thống phương Đông sẽ chấp nhận an tử, chắc chắn là như thế. Hãy hy vọng và chờ câu trả lời ở phía trước.




KẾT LUẬN

1. Nhìn chung, khi đề cập đến vấn đề quyền được chết chúng ta cần thận trọng xem xét và đánh giá từ nhiều góc cạnh. Cuộc sống bao giờ cũng có những bề sâu, chìm lấp trong mớ hỗn độn mà ta không thể ngờ tới. An tử tuy không phải là vấn đề thời đại hiện nay nhưng là một vấn đề khó. Khó lý giải, khó thuyết phục và khó được chấp nhận.

2. Công trình đã xây dựng được khái niệm quyền được chết và thu được những kết quả nhất định cho mục đích tìm hiểu về quyền được chết. Chúng ta đã biết được tình hình quy định an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam được đánh giá là còn chưa phù hợp, còn quá sớm. Bên cạnh đó, công trình cũng đưa ra được xu hướng đối với truyền thống phương Đông là chỉ nên tiếp cận dần quyền được chết để chấp nhận chứ không để thay đổi quan niệm. Đến thời điểm người ta vẫn tôn trọng sự sống đồng thời chấp nhận an tử thì quyền được chết mới hòa hợp với thực tại, phát huy được bản chất của mình. Trong tương lai, nếu xây dựng Luật An tử, người viết tin chắc rằng công trình này sẽ có giá trị về mặt thực tế hơn nữa bởi nó cũng chứa đựng những vấn đề cơ bản của Luật An tử. Đó là triển vọng của công trình.

3. Dưới góc nhìn và khả năng của một sinh viên Luật năm thứ 2, tác giả quan niệm: tìm hiểu một vấn đề không chỉ đơn giản là nêu thực trạng của vấn đề đó mà còn phải thể hiện được quan điểm của mình trên cơ sở các luận điểm khác nhau để đánh giá một cách đúng đắn. Nghiên cứu Quyền được chết nên như thế và phải như thế./.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
B Tình hình hoạt động tại phòng quy hoạch kế hoạch - Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Tây Công nghệ thông tin 0
N Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu, tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đúc Tân Long thời kỳ 1999 - 2005 Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN MƯỜNG CHÀ VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ MƯỜNG MƯƠN – HUYỆN MƯỜNG CHÀ – TỈNH ĐIỆN BIÊN Nông Lâm Thủy sản 0
T Đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2005-2013 và định hướng quy hoạch của huyện Phú Quốc tỉnh Kiên giang Luận văn Kinh tế 0
K Nghiên cứu tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất thành phú Phú Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0
B TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI TÍN Tài liệu chưa phân loại 0
A Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008 và định hướng phát triển đến năm 2020 Tài liệu chưa phân loại 0
V Dùng cặp phạm trù nội dung – hình thức và quy luật chất – lượng để phân tích tình trạng dạy thêm và học thêm Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top