daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
*****
Lời nói đầu ............................................................................ 5 Phần dẫn nhập ..................................................................... 7
Phần I:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tranh dân gian Việt Nam ..... 9
Phần II:
Nhân sinh quan Lạc Việt & tính nhân bản trong tranh dân gian Việt Nam ....................................................................... 77
Tranh dân gian Việt Nam với lịch sử & huyền thoại ............. 89
Phần IV:
Thời điểm ra đời của tranh dân gian Việt Nam .................... 99 Kết luận ............................................................................. 107 SÁCH THAM KHẢO
Nguyễn Cẩm Vân: Báo Tia Sáng tháng 4/2002
Tranh dân gian Việt Nam - Nxb VHDT 1995
Nguyễn Cẩm Vân & Chu Quang Trứ:
Phần III:
Nhiều tác giả:
Thiệu Vĩ Hoa:
Tranh dân gian Việt Nam - Nxb VH 1984
Amanach Mậu Dần - Nxb Phụ nữ 1998
Chu dịch và đoán học - Nxb VHTT 1995
Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường
Hải Ân biên soạn: Bí ẩn của Bát Quái - Nxb VHTT 1993
Kinh Dịch và đời sống - Nxb VHDT 1996
Kiều Liên biên soạn:
Tranh Cát tường Trung Hoa - Nxb VHTT 2002
4
LỜI NÓI ĐẦU
Nền văn minh của nước Việt Nam hiện nay là sự kế tục một truyền thống văn hiến trải gần năm ngàn năm lịch sử. Đây là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt.
Mặc dù trải bao thăng trầm trong lịch sử giống nòi, nhưng chính bề dày của một truyền thống văn hóa đầy tự hào ấy đã khiến người Việt không bị đồng hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc và góp phần quan trọng tạo nên những kỳ tích lịch sử của dân tộc Việt.
Lớp bụi thời gian phủ dày lên lịch sử dân tộc qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, đã khiến cho bao di sản văn hóa bị xói mòn, thất lạc. Truyền thống văn hiến ấy chỉ còn đọng lại trong tâm linh người Việt với những di sản văn hóa còn lại có vẻ như mơ hồ, dường như không đủ sức chứng minh cho một thực tế bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ. Những yêu cầu do sự nhận thức của khoa học hiện đại đã đặt lại vấn đề về cội nguồn lịch sử dân tộc. Hầu hết những nhà nghiên cứu hiện nay, cả trong và ngoài nước đều cho rằng: Thời đại Hùng Vương – cội nguồn của nền văn hiến Việt Nam – chỉ tồn tại từ khoảng nửa thiên niên kỷ thứ nhất và là một liên minh bộ lạc lạc hậu hay chỉ là một nhà nước sơ khai. Sẽ là một sự thất vọng cho những giá trị truyền thống, nếu như không thể minh chứng được cội nguồn đầy tự hào của nền văn minh Lạc Việt. Nhưng may mắn thay, chính từ bề dày của nền văn hiến ấy, cho nên chỉ những mảnh vụn ít ỏi còn lại cũng đủ sức chứng tỏ một nền văn minh kỳ vĩ đã tồn tại trên thực tế: Đó là nền văn minh Văn Lang dưới triều đại của các vua Hùng.
Những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt và cộng đồng các dân tộc anh em như: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích huyền thoại vv... đều có khả năng chứng tỏ tính thuyết phục trên cơ sở những tiêu chí khoa học hiện đại,
5

chứng minh cho giá trị đích thực của nền văn hiến Việt Nam.
Trong cuốn sách nhỏ này, người viết xin được tiếp tục trình bày quan điểm cho rằng: nền văn minh Lạc Việt, cội nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 năm, chính là nền tảng của văn hóa Đông Phương kỳ vĩ, qua một mảng trong di sản văn hóa Việt Nam. Đó là những bức tranh dân gian của các dân tộc Việt Nam hiện nay.
Nội dung của cuốn sách này phân tích nội dung những bức tranh dân gian các dân tộc Việt Nam. Qua đó, so sánh, đối chiếu với những vấn đề liên quan trong lịch sử văn hóa cổ Đông phương nhằm minh chứng cho nền văn minh kỳ vĩ của dân tộc Việt. Đây là một công việc hết sức khó khăn, vì sự việc đã bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ, khả năng của người viết chỉ có giới hạn, cho nên mặc dù hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và bất cập. Cho dù như vậy, người viết vẫn hy vọng góp phần công sức của mình vào việc làm sáng tỏ cội nguồn gần 5000 văn hiến của dân tộc. Người viết mong được sự lượng thứ trước những sai sót và có những ý kiến đóng góp quí báu từ bạn đọc.
Chân thành Thank sự quan tâm của bạn đọc.
6

PHẦN DẪN NHẬP
Người viết đã hân hạnh trình bầy với bạn đọc ba cuốn sách (Nxb VHTT tái bản 2002, có sửa chữa và bổ sung) là:”Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền
thoại”; “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”; “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” thể hiện một quan điểm xuyên suốt và nhất quán cho rằng: Thời đại Hùng Vương, cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt Nam đã tồn tại từ thiên niên kỷ thứ III tr.CN và là một quốc gia văn hiến, nền tảng của nền văn hóa Đông phương kỳ vĩ.
Quan điểm được trình bày trong các sách đã xuất bản trước, dựa trên nền tảng căn bản là những di sản văn hóa phi vật thể còn lưu truyền trong dân gian, để đặt lại những vấn đề về cội nguồn văn hóa Đông phương. Sự phân tích, diễn giải, minh chứng trên cơ sở của tiêu chí khoa học hiện đại là: “Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích hầu hết các vấn đề liên quan đến nó”. Do đó, tranh dân gian Việt Nam – là di sản của nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Lạc Việt – thì tính tất yếu theo tiêu chí khoa học trên là: phải có những bức tranh chứng tỏ tính trùng khớp hợp lý và là sự tiếp tục của sự minh chứng đã trình bày trước đó trong những sách đã xuất bản của người viết.
Một hình tượng thể hiện trong di sản văn hóa (nói chung gồm ca dao, tục ngữ, văn chương truyền miệng, sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, tranh dân gian v.v...) có thể có nhiều cách nhìn và cách hiểu khác nhau. Có những bức tranh hình tượng thể hiện trực tiếp nội dung. Cũng có những bức tranh hình tượng là biểu tượng, đòi hỏi phải suy lý và hoàn toàn mang tính chủ quan. Đây là sự khó khăn lớn nhất cho việc phân tích và minh chứng cho cái nhìn của người viết về cội nguồn lịch sử và văn hóa dân tộc. Bởi vậy sự hợp lý trong việc lý giải những vấn đề liên quan chính là điều kiện cần để thể hiện tính khách quan cho vấn đề được đặt ra.
7

Vì cuốn sách này là sự tiếp tục thể hiện tính phát triển trong sự tương quan của những vấn đề đã minh chứng, trình bày trước đó. Bởi vậy, trong sách này sẽ không lặp lại những vấn đề đã trình bày. Do đó, rất mong bạn đọc cần có ít nhất một trong hai cuốn đã xuất bản là “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” hay “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” để tiện tham khảo đối chiếu.
Trong sách này sẽ không phân loại tranh theo từng dòng tranh đang lưu truyền trong dân gian, mà phân loại theo chủ đề nội dung những bức tranh đó thể hiện – theo cái nhìn của người viết. Phần chính văn của người viết được thể hiện bằng kiểu chữ “VNI-Centur 12”; chữ trích dẫn được thể hiện bằng kiểu chữ “VNI-Helve 10”.
Trong cuốn sách này, người viết chỉ trình bày một số tranh trong điều kiện sưu tầm được. Bởi vậy, còn khá nhiều những bức tranh khác, có thể còn mang trong hình thức và nội dung của nó những di sản văn hóa to lớn của người Lạc Việt. Hy vọng rằng các độc giả sẽ quan tâm xem xét.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong sự lượng thứ của quí độc giả.
8

PHANÀÀNÀNÀÀ I
THUYẾT
AMÂ DƯƠNG NGŨ HANØ H
&
TRANH DÂN GIAN
VIETÄ NAM
9


NHATÁ TƯƠNÏ G PHƯƠCÙ LOCÄ ĐIENÀ
Bức tranh này có hình tượng tượng tự như bức “Chăn Trâu” nhưng lại mang một nội dung khác hẳn. Tính nhân bản của bức tranh này là sự thể hiện trực tiếp ước mơ về
sự phú túc của con người. Nhưng tính minh triết trong bức tranh này lại là sự bổ sung cho bức tranh “Chăn trâu”. Chiếc nón vốn đội trên đầu chú bé mục đồng lại bay bổng lên cao như sự vươn lên của trí tuệ. Hàng chữ trên tranh “Nhất tượng phước lộc điền”, không thể hiểu theo nghĩa là “Một con trâu làm nên sự phú túc nơi đồng ruộng”. Bởi vì chữ “tượng” khó có thể dịch là con trâu. Hiểu theo một cách khác thì bức tranh này là “Một hình tượng cho niềm hạnh phúc ở trần gian”. Chính hình tượng chiếc nón bay bổng trên không gian là sự thể hiện nội dung mà bức tranh này muốn nói tới: Một trong những hạnh phúc của trần gian chính là sự chế ngự được bản ngã và vươn tới đỉnh cao của trí tuệ.
81
LÝ NGƯ VỌNG NGUYỆT
Tranh dân gian hàng Trống
82

LÝ NGƯ VONÏ G NGUYETÄ
Có thể nói đây là một trong những bức tranh đẹp trong số những bức tranh đẹp nhất của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam. Vẻ đẹp toát lên ngay từ hình tượng
độc đáo với một bố cục rất ấn tượng, nhưng hài hòa và cân đối. Nhưng chính biểu tượng của bức tranh đã làm nên sự vi diệu, sâu lắng và là sự minh triết trong bức tranh này. Cá chép là loài cá nước ngọt rất phổ biến, theo truyền thuyết nó được lựa chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên trong cuộc sống: loài cá ứng cử cho đẳng cấp cao nhất trong vũ trụ là Rồng. Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng qui ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước. Trên thực tế, không có bóng trăng soi đáy nước, mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước. Bóng trăng soi đáy nước trong bức tranh này là một hình tượng qui ước. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị đích thực được biểu tượng bằng mặt trăng trên không gian. Hình tròn của mặt trăng là biểu tượng của sự hoàn thiện, viên mãn đích thực. Nhưng con cá chép trong tranh lại không tìm về giá trị đích thực, mà lại tìm những ảo ảnh của cuộc đời. Phải chăng hàm nghĩa của bức tranh muốn nhắn gửi thế nhân: Hãy tìm về sự hoàn thiện, viên mãn của con người. Lời chú của bức tranh: “Lý ngư vọng nguyệt”, chính là sự minh chứng cho tính minh triết sâu sắc của bức tranh này, qua biểu tượng tuyệt vời của nó (*).
* Chú thích: Nếu bức tranh này được chú là: “Lý ngư vọng nguyệt ảnh” (Cá chép nhìn bóng trăng) thì nó sẽ gần tính hiện thực hơn; nhưng tính minh triết và sự sâu lắng sẽ gần như không còn nữa, khi cũng có nhiều nhận xét khác nhau cho bức tranh này.
83

ĐÁNH GHEN
Tranh dân gian Đông Hồ
84

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tính minh triết trong tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Tính toán thiết kế xe nâng hàng dùng chạc dùng để xếp dỡ hàng hóa tại cảng nhà rồng – khánh hội (Thuyết minh + Bản vẽ) Khoa học kỹ thuật 0
D ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BỘ DI CHUYỂN MÁY ỦI D85EX (Thuyết minh + Bản vẽ) Khoa học kỹ thuật 0
Y Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH quảng cáo Nhật Minh Luận văn Kinh tế 0
A Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp xây dựng Bình Minh Luận văn Kinh tế 0
B Tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm xây lắp tại công ty CP thương mại Minh Trang Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên dệt Minh Khai Luận văn Kinh tế 2
B Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp than Bình Minh Luận văn Kinh tế 0
G hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Anh Minh Luận văn Kinh tế 0
N Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP tư vấn điện chiếu sáng Bình Minh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top