Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Quá trình công ngiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mang lại sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị cho mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên kèm theo đó, một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.
1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vị phạm nghĩa vụ, thì phải gánh chịu nhưng hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu.
Khoản 1 điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.
Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là một trong những loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên giống như loại trách nhiệm pháp lý khác,nó cũng có những đặc điểm sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó;
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng;
- Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng biệt so với trách nhiệm pháp lý khác:
Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất;
Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác(người thay mặt cho người chưa thành niên);
Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hay phải bồi thường thiệt hại để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.
Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc để cho các bên tự giác thực hiện, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể, đồng thời để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự.
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền. Tuy nhiên nếu sự vi phạm này chưa gây ra thiệt hại, thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu sự vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy để xác định được có phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không thì phải tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. Theo quy định tại điều 281 BLDS, thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện (gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật) và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XXI, phần thứ ba bộ luật dân sự “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ phát sinh theo hành vi trái pháp luật”. Từ những quy định tại điều 604, điều 281 có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hay nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hay quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ, hay theo phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng “hành động” phải thực hiện hành vi “bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách nhiệm theo hợp đồng. Cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp và các nguyên tắc được quy định trong BLDS (Điều 5, Điều 6 BLDS) đặc biệt Điều 11. Nguyên tắc được quy định trong điều luật này buộc các chủ thể “không được xâm phạm” bởi vậy, nếu “xâm phạm” sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả về tài sản cũng như nhân thân do hành vi gây thiệt hại tạo ra.
Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm phục hồi tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng mang lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể “phục hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng có vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây thiệt hại để họ bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ. Điều 34 BLHS quy định bồi thường thiệt hại là một trong những biện pháp tư pháp chứ không phải quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ.
II. THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Vì vậy, môi trường bị ô nhiễm còn có thể do những sự cố nhất định nào đó gây ra như sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, rò rỉ hạt nhân, chất phóng xạ, ống dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc, hóa dầu, cơ sở công nghiệp khác, sự cố từ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu nhạt nhân, kho chứa chất phóng xạ… Như vậy, những sự cố trên có thể xảy ra trong đời sống xã hội nằm ngoài ý thức và sự kiểm soát của con người nhưng chúng đã gây ra những hậu quả là những thiệt hại nghiêm trọng và rất lớn, ảnh hưởng một cách trực tiếp và lâu dài đến đời sống của toàn xã hội, gây ra những đột biến có hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và tâm lý của con người. Vì vậy, nếu xét ở khía cạnh trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực cũng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. nếu thiệt hại đó do tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, là đối tượng đang được khai thác ở những lợi ích vật chất và tinh thần, đã mang lại lợi ích cho nhà nước thì nhà nước phải bồi thường những sự cố trong việc quản lý, sử dụng, khai thác, thăm dò những loại tài sản, do đó chúng gây ra ô nhiễm môi trường, là nguy cơ gây thiệt hại cho người khác.
Việc bảo vệ môi trường không những được thể hiện trong những chính sách và pháp luật của nhà nước, những chế tài cụ thể đã được áp dụng đối với người có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà bảo vệ môi trường còn quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường.
Như vậy, việc bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ của mọi người, kể cả người nước ngoài ở Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt nam, đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau, không phân biệt khả năng kinh tế và tình trạng quốc tịch.
KẾT LUẬN
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hay những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể là gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai./
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Quá trình công ngiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mang lại sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị cho mọi lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên kèm theo đó, một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI.
1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vị phạm nghĩa vụ, thì phải gánh chịu nhưng hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu.
Khoản 1 điều 302 BLDS quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.
Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là một trong những loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên giống như loại trách nhiệm pháp lý khác,nó cũng có những đặc điểm sau đây:
- Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó;
- Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng;
- Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật.
Ngoài những đặc điểm nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng biệt so với trách nhiệm pháp lý khác:
Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất;
Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác(người thay mặt cho người chưa thành niên);
Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hay phải bồi thường thiệt hại để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.
Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc để cho các bên tự giác thực hiện, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể, đồng thời để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự.
Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ, thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền. Tuy nhiên nếu sự vi phạm này chưa gây ra thiệt hại, thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu sự vi phạm nghĩa vụ đã gây ra thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy để xác định được có phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không thì phải tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ.
3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. Theo quy định tại điều 281 BLDS, thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện (gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật) và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XXI, phần thứ ba bộ luật dân sự “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này trách nhiệm được hiểu là bổn phận, nghĩa vụ của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “nghĩa vụ phát sinh theo hành vi trái pháp luật”. Từ những quy định tại điều 604, điều 281 có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
Người bị thiệt hại (người có quyền) và người gây ra thiệt hại (người có nghĩa vụ) là các bên tham gia vào các quan hệ đó. Bên có quyền cũng như bên có nghĩa vụ có thể có một hay nhiều người tham gia. Nghĩa vụ, hay quyền của họ có thể là liên đới, riêng rẽ, hay theo phần tùy điều kiện hoàn cảnh và đối tượng bị xâm hại.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ này luôn thể hiện dưới dạng “hành động” phải thực hiện hành vi “bồi thường” cho người bị thiệt hại. Cơ sở phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là sự kiện “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” cho các chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách nhiệm theo hợp đồng. Cơ sở trách nhiệm bồi thường thiệt hại do pháp luật quy định xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp và các nguyên tắc được quy định trong BLDS (Điều 5, Điều 6 BLDS) đặc biệt Điều 11. Nguyên tắc được quy định trong điều luật này buộc các chủ thể “không được xâm phạm” bởi vậy, nếu “xâm phạm” sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế với mục đích khắc phục những hậu quả về tài sản cũng như nhân thân do hành vi gây thiệt hại tạo ra.
Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm phục hồi tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên, việc khôi phục tình trạng tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại của người gây ra thiệt hại không phải bao giờ cũng mang lại hậu quả như mong muốn. Vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người gây ra thiệt hại không thể bồi thường và người bị thiệt hại không thể “phục hồi lại tình trạng tài sản ban đầu” như trước khi bị thiệt hại. Bởi vậy, cần có các cơ chế và các hình thức khắc phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại (các loại hình bảo hiểm đang đi theo hướng này và ngày càng có vai trò quan trọng, có hiệu quả nhằm phục hồi, hạn chế thiệt hại của người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm bảo đảm việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những bất lợi về tài sản của người gây thiệt hại để họ bù đắp những thiệt hại mà họ đã gây ra cho các chủ thể khác, đặc biệt đối với các hành vi phạm tội với động cơ vụ lợi. Vì vậy, trong pháp luật dân sự không thể coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc áp dụng một biện pháp hình sự hay hình phạt phụ. Điều 34 BLHS quy định bồi thường thiệt hại là một trong những biện pháp tư pháp chứ không phải quy định nó trong danh mục hình phạt chính hay phụ.
II. THIỆT HẠI DO LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. Hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Vì vậy, môi trường bị ô nhiễm còn có thể do những sự cố nhất định nào đó gây ra như sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, rò rỉ hạt nhân, chất phóng xạ, ống dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc, hóa dầu, cơ sở công nghiệp khác, sự cố từ hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu nhạt nhân, kho chứa chất phóng xạ… Như vậy, những sự cố trên có thể xảy ra trong đời sống xã hội nằm ngoài ý thức và sự kiểm soát của con người nhưng chúng đã gây ra những hậu quả là những thiệt hại nghiêm trọng và rất lớn, ảnh hưởng một cách trực tiếp và lâu dài đến đời sống của toàn xã hội, gây ra những đột biến có hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và tâm lý của con người. Vì vậy, nếu xét ở khía cạnh trách nhiệm của chủ thể bồi thường thiệt hại, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường trong một số lĩnh vực cũng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. nếu thiệt hại đó do tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước, là đối tượng đang được khai thác ở những lợi ích vật chất và tinh thần, đã mang lại lợi ích cho nhà nước thì nhà nước phải bồi thường những sự cố trong việc quản lý, sử dụng, khai thác, thăm dò những loại tài sản, do đó chúng gây ra ô nhiễm môi trường, là nguy cơ gây thiệt hại cho người khác.
Việc bảo vệ môi trường không những được thể hiện trong những chính sách và pháp luật của nhà nước, những chế tài cụ thể đã được áp dụng đối với người có hành vi làm ô nhiễm môi trường, mà bảo vệ môi trường còn quy định tại Điều 6 Luật bảo vệ môi trường.
Như vậy, việc bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ của mọi người, kể cả người nước ngoài ở Việt Nam. Theo đó, người Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt nam, đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau, không phân biệt khả năng kinh tế và tình trạng quốc tịch.
KẾT LUẬN
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hay những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể là gây ô nhiễm môi trường. Nhận thức một cách đầy đủ về những nội dung liên quan tới thiệt hại về môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường là yếu tố quan trọng cho việc ban hành và áp dụng trách nhiệm này trong tương lai./
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: