vananh_0nljne
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. Lời mở đầu
Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không chỉ quan tâm đến bản thân quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, đó chính là nhân cách. Nhân cách trong tâm lý học là một phạm trù nền tảng. Việc làm sáng tỏ những vấn đề bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hình thành nhân cách… có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Trong đó, các nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao tiếp… có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ về các yếu tố này để nắm rõ hơn được vai trò của chúng.
II. Nội dung
1. Tìm hiểu chung về nhân cách
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội. Trong tâm lý học, vấn đề nhân cách là một vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lý do sau: thứ nhất: việc nghiên cứu đụng chạm đến những quan tâm chính trị của xã hội, vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ từng trường hợp vào sự định hướng của các tác giả mà mang tính chất duy tâm hay duy vật; Thứ hai: nhân cách là một cấu tạo rất phức tạp, vì vậy các hướng tiếp cận nghiên cứu nhân cách rất đa dạng dựa trên những quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách .
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Theo tâm lý học, khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Chúng ta chỉ nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhân cách thường được xác định như là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Phân tích khái niệm nhân cách:
- Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng (nét, thói quen,..) có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
- “tổ hợp” là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau thành một hệ thống, cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác cũng trở nên khác đi.
- “Bản sắc” là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung (kinh nghiệm – xã hội – lịch sử) này đã trở thành cái riêng của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
- “Giá trị xã hội” là những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động…của người ấy và được xã hội đánh giá.
2. Vai trò của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống – giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành. Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội… Mỗi yếu tố có vai trò nhất định. Song với tính cách là cách, là con đường, giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.
a, Nhân tố giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu xã hội.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động khác đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
- Thông qua giáo dục mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa (qua các nội dung giáo dục) để tạo nên nhân cách của mình.
- Với mục đích hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục tác động tới con người một cách hiệu quả nhất, vì nó dựa trên các thành tựu của nghiên cứu khoa học: các quy luật nhận thức, quy luật tâm lý xã hội…
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội. Ví dụ như xây dựng các trường học dành riêng cho những trẻ em có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, hội họa để giúp các em rèn luyện, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, sở trường của mình…. Đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố kể trên gây ra. Ví dụ như có những phương pháp giáo dục đặc biệt cho những người bị khuyết tật (mù, câm,..) là chữ nổi, kí hiệu bằng tay, có chính sách ưu đãi đối với những người có những hoàn cảnh khó khăn…
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội (giáo dục lại). Ví dụ như xây dựng các trại cải tạo nhằm giáo dục trẻ vị thành niên hư hỏng,…
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Ví dụ như mục tiêu giáo dục của ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng. cần tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tâp thể. Giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
b, Nhân tố hoạt động
Mọi hoạt động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều có những yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó.
Ví dụ như khi ta tham gia giao thông trên đường, gặp đèn đỏ ta dừng lại. Tuy nhiên, có một số người vẫn cố tình vượt và họ đã bị cảnh sát giao thông phạt vi phạm hay họ đã vô tình gây nên những tai nạn thương tâm. Từ đó, ta ý thức được rằng phải tuân thủ pháp luật.
Thông qua hai quá trình xuất tâm (đối tượng hóa) và nhập tâm (chủ thể hóa) trong hoạt động, con người, một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội lịch sử để hình thành nhân cách, một mặt xuất tâm lực lượng bản chất vào xã hội, “tạo nên sự thay mặt nhân cách” của mình ở người khác, trong xã hội. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo.
Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú, hấp dẫn cả về mặt nội dung lẫn hình thức để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức tốt các hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động ấy quyết định sự hình thành các cấu trúc tâm lý – nhân cách đặc trưng của lứa tuổi đó.
c, Nhân tố giao tiếp
Cùng với hoạt động, giao tiếp là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp vì xã hội là một cộng đồng người. Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách họ. C.Mác đã chỉ ra rằng: “sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hay gián tiếp với họ” (C.Mác, Anghen, toàn tập – tập 3). Bởi lẽ ở mỗi người đều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội – lịch sử. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ được lĩnh hội những kinh nghiệm ấy để tồn tại và phát triển.
Không chỉ là điều kiện cho sự phát triển, giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nên văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.
Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức – một thành phần quan trọng trong nhân cách. Qua giao tiếp, chúng ta học hỏi những người xung quanh, vì vậy mà trưởng thành nhanh chóng.
Ví dụ chứng minh: Khi còn học phổ thông, ta có những thói quen xấu như: cẩu thả, luộm thuộm…vì ta vẫn sống cùng bố mẹ, phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng khi vào đại học, sống xa gia đình, phải tự lập, ở cùng với bạn bè mới, được tiếp xúc với con người mới, nền giáo dục mới, ta nhận ra những thói quen của mình trước kia là không tốt. Chính vì vậy, ta ý thức được rằng cần thay đổi những thói hư tật xấu trước kia, từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể.
d, Nhân tố tập thể
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I. Lời mở đầu
Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không chỉ quan tâm đến bản thân quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, đó chính là nhân cách. Nhân cách trong tâm lý học là một phạm trù nền tảng. Việc làm sáng tỏ những vấn đề bản chất nhân cách, cấu trúc nhân cách, con đường hình thành nhân cách… có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Trong đó, các nhân tố như giáo dục, hoạt động, giao tiếp… có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ về các yếu tố này để nắm rõ hơn được vai trò của chúng.
II. Nội dung
1. Tìm hiểu chung về nhân cách
Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển của xã hội. Trong tâm lý học, vấn đề nhân cách là một vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lý do sau: thứ nhất: việc nghiên cứu đụng chạm đến những quan tâm chính trị của xã hội, vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ từng trường hợp vào sự định hướng của các tác giả mà mang tính chất duy tâm hay duy vật; Thứ hai: nhân cách là một cấu tạo rất phức tạp, vì vậy các hướng tiếp cận nghiên cứu nhân cách rất đa dạng dựa trên những quan điểm, quan niệm khác nhau về nhân cách .
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Theo tâm lý học, khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Chúng ta chỉ nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó. Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng nhân cách thường được xác định như là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Phân tích khái niệm nhân cách:
- Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng (nét, thói quen,..) có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.
- “tổ hợp” là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau thành một hệ thống, cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác cũng trở nên khác đi.
- “Bản sắc” là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung (kinh nghiệm – xã hội – lịch sử) này đã trở thành cái riêng của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống các tổ hợp khác của bất cứ một người nào khác.
- “Giá trị xã hội” là những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động…của người ấy và được xã hội đánh giá.
2. Vai trò của các nhân tố đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống – giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động… A.N.Leonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành. Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh xã hội… Mỗi yếu tố có vai trò nhất định. Song với tính cách là cách, là con đường, giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người.
a, Nhân tố giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu xã hội.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động khác đến con người. Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người.
Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau:
- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình hình nhân cách phát triển đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống.
- Thông qua giáo dục mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa (qua các nội dung giáo dục) để tạo nên nhân cách của mình.
- Với mục đích hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục tác động tới con người một cách hiệu quả nhất, vì nó dựa trên các thành tựu của nghiên cứu khoa học: các quy luật nhận thức, quy luật tâm lý xã hội…
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh di truyền), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội. Ví dụ như xây dựng các trường học dành riêng cho những trẻ em có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, hội họa để giúp các em rèn luyện, bồi dưỡng, phát huy năng khiếu, sở trường của mình…. Đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố kể trên gây ra. Ví dụ như có những phương pháp giáo dục đặc biệt cho những người bị khuyết tật (mù, câm,..) là chữ nổi, kí hiệu bằng tay, có chính sách ưu đãi đối với những người có những hoàn cảnh khó khăn…
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội (giáo dục lại). Ví dụ như xây dựng các trại cải tạo nhằm giáo dục trẻ vị thành niên hư hỏng,…
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Ví dụ như mục tiêu giáo dục của ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng. cần tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tâp thể. Giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
b, Nhân tố hoạt động
Mọi hoạt động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều có những yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó.
Ví dụ như khi ta tham gia giao thông trên đường, gặp đèn đỏ ta dừng lại. Tuy nhiên, có một số người vẫn cố tình vượt và họ đã bị cảnh sát giao thông phạt vi phạm hay họ đã vô tình gây nên những tai nạn thương tâm. Từ đó, ta ý thức được rằng phải tuân thủ pháp luật.
Thông qua hai quá trình xuất tâm (đối tượng hóa) và nhập tâm (chủ thể hóa) trong hoạt động, con người, một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội lịch sử để hình thành nhân cách, một mặt xuất tâm lực lượng bản chất vào xã hội, “tạo nên sự thay mặt nhân cách” của mình ở người khác, trong xã hội. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác, nhất là vai trò của hoạt động chủ đạo.
Tóm lại, hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú, hấp dẫn cả về mặt nội dung lẫn hình thức để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác. Đặc biệt, cần chú ý tổ chức tốt các hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động ấy quyết định sự hình thành các cấu trúc tâm lý – nhân cách đặc trưng của lứa tuổi đó.
c, Nhân tố giao tiếp
Cùng với hoạt động, giao tiếp là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp vì xã hội là một cộng đồng người. Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách họ. C.Mác đã chỉ ra rằng: “sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hay gián tiếp với họ” (C.Mác, Anghen, toàn tập – tập 3). Bởi lẽ ở mỗi người đều chứa đựng những kinh nghiệm xã hội – lịch sử. Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ được lĩnh hội những kinh nghiệm ấy để tồn tại và phát triển.
Không chỉ là điều kiện cho sự phát triển, giao tiếp còn là con đường hình thành nhân cách con người. Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nên văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội.
Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức – một thành phần quan trọng trong nhân cách. Qua giao tiếp, chúng ta học hỏi những người xung quanh, vì vậy mà trưởng thành nhanh chóng.
Ví dụ chứng minh: Khi còn học phổ thông, ta có những thói quen xấu như: cẩu thả, luộm thuộm…vì ta vẫn sống cùng bố mẹ, phụ thuộc vào bố mẹ. Nhưng khi vào đại học, sống xa gia đình, phải tự lập, ở cùng với bạn bè mới, được tiếp xúc với con người mới, nền giáo dục mới, ta nhận ra những thói quen của mình trước kia là không tốt. Chính vì vậy, ta ý thức được rằng cần thay đổi những thói hư tật xấu trước kia, từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Tóm lại, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Song mọi hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể.
d, Nhân tố tập thể
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
You must be registered for see links
Tags: tầm quan trọng của việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách., Phần tích vai trò chủ đạo của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH, vai trò của yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, Nghiên cứu vai trò của yếu tố Giáo dục ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người., Nêu vai trò của các yếu tố tâm lý trong cấu trúc của hành vi đạo đức., vai trò của yếu tố văn hoá đến sự hình thành và phát triển nhân cách, phân tích chứng mình vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách môn giáo dục học đại cương
Last edited by a moderator: