Daunte

New Member
Download Tiểu luận Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và giá trị pháp lí của báo cáo thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật miễn phí
I. LỜI NÓI ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 1
1. Khái niệm của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật 1
2. Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật 2
3. Giá trị pháp lý của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật 5
4. Ví dụ minh hoạ 6
KẾT LUẬN 6
I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian qua, đặc biệt là hơn hai thập kỉ của thời kì đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Hiện nay, các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật đã dần dần xác lập được một qui trình tương đối khoa học, hợp lí, dân chủ, đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo, ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Đặc biệt Nhà nước đã xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong qui trình xây dựng văn bản từ giai đoạn lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định đến giai đoạn xem xét, thông qua, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản qui phạm pháp luật. Thực tế chỉ ra rằng hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong quá trình ban hành văn bản qui phạm pháp luật và các Báo cáo thẩm định dự thảo qui phạm pháp luật luôn có giá trị pháp lí nhất định đối với các chủ thể có liên quan. Với mong muốn tìm hiểu về vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL và giá trị pháp lí của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản QPPL, bài viết này hướng vào giải quyết nội dung: “Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và giá trị pháp lí của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật. Cho ví dụ minh họa.”
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khái niệm thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật khác nhau, tuy nhiên, Qui chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản qui phạm pháp luật ban hành theo Quyết định số 05/2007/QĐ – TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ định nghĩa hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật là hoạt động “xem xét, đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật.” Đây có thể coi là cách tiếp cận thể hiện rõ nét nhất bản chất cũng như đặc trưng của hoạt động thẩm định.
2. Vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật
Thẩm định dự thảo VBQPPL là đảm bảo khi VBQPPL được ban hành sẽ đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung đảm bảo không trái với qui định của cấp trên, phù hợp với thực tế của địa phương và có tính khả thi cao.
Theo qui định tại Điều 36 Luật BHVBQPPL 2008, cơ quan có quyền thẩm định là Bộ Tư pháp, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo Luật, Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước khi trình Chính phủ. Theo quy định của Luật BHVBQPPL của HĐND và UBND 2004 và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006, thì sở tư pháp và phòng tư pháp có trách nhiệm thẩm định các VBQPPL do HĐND, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện ban hành.
Có thể nói, thẩm định dự thảo Luật là một khâu quan trọng trong quá trình đưa ra một văn bản pháp luật vào với cuộc sống.
Thẩm định một dự thảo văn bản QPPL chính là phát biểu về tính pháp lí của văn bản. Việc thẩm định bắt đầu từ câu hỏi liệu văn bản pháp luật dự kiến và phạm vi điều chỉnh của văn bản dự kiến có đạt được mục đích đề ra hay không. Sau đó, trọng tâm của việc thẩm định là câu hỏi liệu VBQPPL có phù hợp với văn bản PL có thứ bậc hình thức cao hơn hay không. Việc thẩm định tập trung vào tính hợp hiến, sự phù hợp với luật pháp quốc tế. Ngoài ra còn phải thẩm định liệu việc ban hành ra một văn bản pháp luật như vậy có mâu thuẫn gì với trật tự pháp luật đang hiện hành, có đúng về mặt trật tự, thứ tự ưu tiên hình thức văn bản có được tôn trọng… Thẩm định văn bản QPPL nếu trả lời được hết và đầy đủ các dự liệu trên thì văn bản QPPL có khả năng áp dụng và thực hiện vào thực tiễn sẽ rất cao và như vật tính khả thi của văn bản QPPL sẽ được đảm bảo.
Do đó vai trò của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được ghi nhận và đánh giá cao dưới nhiều góc độ khác nhau, thể hiện ở những phương diện sau đây:
Thứ nhất, thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản (đối với Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) hay trước khi Chính phủ xem xét thông qua để trình Quốc hội (đối với dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội) hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đối với dự án Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) xem xét, ban hành...
Thứ hai, hoạt động thẩm định còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá dự thảo văn bản qui phạm pháp luật góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật. Với tư cách là “cơ quan tham mưu”, là “người gác cổng”, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật có trách nhiệm đưa ra những đánh giá, xem xét rất cơ bản và trung thực giúp cơ quan hữu quan tiếp cận được với dự thảo văn bản qui phạm pháp luật một cách nhanh nhất, sâu nhất, có trọng tâm nhất. Điều đó thực sự giúp trả lời nhanh chóng, chính xác và thỏa đáng câu hỏi: “đồng ý hay không” đối với mỗi vấn đề của dự thảo, giúp văn bản qui phạm pháp luật được thông qua thuận lợi. Mặt khác, cùng với việc cung cấp thông tin về dự thảo dưới góc độ vừa mang tính toàn diện, vừa mang tính chuyên môn thẩm định còn là cơ sở để giải thích, thuyết phục về những ý đồ lập pháp, đồng thời là cơ sở để giải thích luật sau này. Chỉ có thông qua công tác thẩm định, cơ quan có thẩm quyền mới đánh giá được những mặt được cũng như chưa được của các dự thảo văn bản qui phạm pháp luật và từ đó đảm bảo tính khả thi cũng như đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự án, dự thảo. Nếu cơ quan có thẩm quyền không thẩm định tốt tính khả thi của dự thảo, thì sẽ để lọt các văn bản không có tính khả thi, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến niềm tin của tổ chức và công dân đối với tính nghiêm túc của pháp luật.
Thứ ba, thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với cơ quan soạn thảo. Đóng vai trò là hoạt động kiểm định lại kết quả làm việc của cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm định góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan này. Những tham vấn trong các báo cáo thẩm định được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, kịp thời sửa đổi đã mang lại chất lượng cao hơn cho dự thảo cũng như hiệu quả làm việc của cơ quan này. Từ đó, cơ quan chủ trì soạn thảo dần dần hoàn thiện hơn cả về kĩ năng lẫn trách nhiệm trong quá trình soạn thảo văn bản qui phạm pháp luật.
Thứ tư, thẩm định còn là cơ chế đảm bảo, nâng cao sự phối hợp và giám sát lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động ban hành văn bản qui phạm pháp luật – một khía cạnh của hoạt động quản lí nhà nước. Thẩm quyền thẩm định dự thảo văn bản pháp luật được giao cho một số chủ thể nhất định nhưng hoạt động này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp của hầu hết các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Các bước từ chuẩn bị dự án, lập dự thảo đến trình dự thảo đều ảnh hưởng đến khâu thẩm định dự thảo và ngược lại, kết quả của việc thẩm định dự thảo cũng có tác động không nhỏ đến các giai đoạn trên. Có thể đánh giá một cách chung nhất, các cơ quan có thể ban hành văn bản qui phạm pháp luật nhanh chóng, thuận lợi là nhờ một qui trình thẩm định tương đối khoa học, hợp lí. Nếu hoạt động thẩm định không chuẩn xác hay được tiến hành không đảm bảo yêu cầu về mặt chuyên môn sẽ mang lại cho các chủ thể có thẩm quyền khác trong hoạt động soạn thảo những bức xúc, mâu thuẫn, ảnh hưởng đến chất lượng các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành. Ở một góc độ khác, khi có sự tham gia của hoạt động thẩm định, các chủ thể có thẩm quyền trong soạn thảo văn bản còn nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình, từ đó hoàn thành tốt và ngày càng hoàn thiện hơn nữa công việc được giao.
Như vậy, hoạt động thẩm định văn bản qui phạm pháp luật có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Nó vừa góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất vừa góp phần khắc phục tính cục bộ trong quá trình xây dựng pháp luật, một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng Việt Nam thành Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
3. Giá trị pháp lý của Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định của Luật BHVBQPPL 2008, thẩm định là một khâu bắt buộc trong quy trình ban hành VBQPPL. Tuy nhiên, quy định của pháp luật cũng chỉ dừng ở đó mà không có quy định cụ thể giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định chỉ được coi như một kênh ý kiến để cơ quan ban hành tham khảo.
Về mặt pháp lý, rõ ràng báo cáo thẩm định không phải là VBQPPL nên đương nhiên nó không có giá trị bắt buộc đối tượng phải thi hành và cũng không có chế tài đối với những người không thi hành. Với địa vị pháp lý như vậy, giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định hiện nay nhiều khi còn chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, cơ quan soạn thảo có thể không tiếp thu ý kiến thẩm định; không giải trình khi cơ quan thẩm định yêu cầu; thậm chí không cần ý kiến của cơ quan thẩm định mà cũng không phải chịu chế tài pháp lý nào.
4. Ví dụ minh hoạ
Báo cáo thẩm định dự thảo Luật Con nuôi số 138/BTP-HĐTĐ ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tư pháp (được trình bày chi tiết tại Phụ lục, trang….).
Báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã đưa ra những đánh giá rõ nét về sự cần thiết ban hành, thẩm quyền ban hành Luật con nuôi, xem xét và đưa ra những ý kiến thẩm định cụ thể, chính xác về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật, tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản Dự thảo Luật, việc thực hiện đúng và đầy đủ quy trình luật định trong việc ban hành Luật. Bộ Tư pháp còn có ý kiến thẩm định tính khả thi của Dự thảo Luật con nuôi với yêu cầu thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện sau khi Luật được ban hành. Ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp luôn được cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo. Nhờ đó, công tác xây dựng Dự thảo Luật con nuôi được thực hiện đúng theo quy trình luật định.
Dự thảo Luật con nuôi không quy định giá trị pháp lý của báo cáo dự thảo, mà chỉ là một trong những tài liệu để Hội đồng thẩm định nhận xét, đề nghị và bổ sung ý kiến cho dự thảo Luật đầy đủ, hoàn thiện. Giá trị của báo cáo phụ thuộc vào uy tín của Hội đồng thẩm định khi đánh giá một cách khách quan, trung thực, chính xác.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật là hoạt động đặc thù nhằm xem xét, đánh giá tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi, ngôn ngữ soạn thảo dự thảo… và là giai đoạn có vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Đây là biện pháp có tính chất “phòng ngừa” cao nhằm đảm bảo tính hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng như đảm bảo, nâng cao cơ chế phối hợp giám sát lẫn nhau của các chủ thể có thẩm quyền trong việc lập pháp. Hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật có vai trò rất quan trọng tuy nhiên các Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản QPPL vẫn chưa có được giá trị pháp lý thỏa đáng. Để hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả nhất vai trò của mình, thiết nghĩ các nhà làm luật nên ghi nhận giá trị pháp lý của các Báo cáo thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật cao hơn

Căn cứ Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 về việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ngày 7/7/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1728/QĐ-BTP về việc thành lập Hội đồng thẩm định Dự thảo Luật Nuôi con nuôi (sau đây gọi là Hội đồng). Hội đồng do đồng chí Nguyễn Đức Chính - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm chủ tịch, các thành viên là chuyện gia, nhà khoa học công tác tại Văn phòng Chính phù, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Ngày 9/7/2009, Hội đồng đã tiến hành phiên họp thẩm định Dự thảo Luật Nuôi con nuôi với sự tham gia đầy đủ của các thành viên Hội đồng (11/11 thành viên). Sau khi nghe thay mặt cơ quan soạn thảo trình bày những nội dung chính của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, Dự thảo Tờ trình, Bản tổng hợp ý kiến góp ý của Bộ, ngành, Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ, ngành, địa phương, Bản thuyết minh và báo cáo đánh giá

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: dự thảo văn bản thì chưa có pháp lý không, vai trò của phòng tư pháp trong quá trình ban hành văn bản QPPL của UBND cấp huyện, tích nội dung của hoạt động thẩm định và thẩm tra trong xây dựng văn bản pháp luật, vai tro cua bo tu phap trong du thao phap luat, cơ quan có thẩm quyền thẩm định văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương, vai trò của sở tư pháp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, quan điểm cá nhân về vai trò của hoạt động thẩm định trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay., nội dung của hoạt động thẩm định trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật., TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN NAY, Giá trị pháp lý của hoạt động thẩm định và thẩm tra…, hoạt động thẩm tra thẩm định văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, BÌNH LUẬN pháp luật hiện hành về thẩm định tính khả thi của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Bình luận quy định của pháp luật hiện hành về thẩm định tính khả thi của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật . Nêu thực trạng về tính khả thi của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hiện nay.
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top