LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Phần 1: Mở đầu
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhập AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng như: 100% mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng, có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tư nhân. Vừa qua, ngày 13/10/2004, chúng ta đã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, điều đó cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân đang dần nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế.
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hay một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế.
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta.
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.
Phần 2
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
I. Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người.
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng.
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua một số chức năng sau:
Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hay không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau.
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường. Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên xát trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã hội được phân bố và sử dụng có hiệu quả hơn. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách cạnh tranh trong phát triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao. Một trong những nước sử dụng rộng rãi và thành công yếu tố cạnh tranh để phát triển kinh tế là Mỹ, Mỹ đã ban hành rất sớm luật cạnh tranh.
Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh và chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một chính sách cạnh tranh hợp lý, cần có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa của nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi, nó có là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tuỳ từng trường hợp vào sự vận dụng quy luật này ở mỗi nước. Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý thì nước đó sẽ được lợi to do cạnh tranh đem lại, nhược bằng không thì nó sẽ là một cỗ máy nghiền nát nền kinh tế. Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi thất bại nếu không biết vận dụng quy luật cạnh tranh. Là nước áp dụng quy luật cạnh tranh muộn nên Việt Nam sẽ có được nhiều kinh nghiệm của những nước đi trước, từ đó chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ chứng minh rằng: Việt Nam chính là mảnh đất mầu mỡcho cạnh tranh phát huy hết ưu điểm của nó.
Tài liệu tham khảo
1. "Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh" của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
2. Tạp chí kinh tế và phát triển.
3. Nghiên cứu kinh tế số 254 - tháng 7/1999.
4. Tạp chí thương mại 17/2001
Mục lục
Phần 1: Mở đầu 1
Phần 2 3
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 3
I. Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền 3
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan 3
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh 7
II. Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam 11
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh 11
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 14
III. Các giải pháp duy trì cạnh tranh và chống độc quyền. 20
Phần 3. Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Phần 1: Mở đầu
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém.
Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhập AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng như: 100% mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng, có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tư nhân. Vừa qua, ngày 13/10/2004, chúng ta đã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, điều đó cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân đang dần nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế.
Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế.
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hay một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế.
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta.
Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.
Phần 2
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
I. Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người.
Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật.
Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng.
Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua một số chức năng sau:
Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau.
Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của toàn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất.
Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hay không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau.
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường. Canh tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên xát trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã hội được phân bố và sử dụng có hiệu quả hơn. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách cạnh tranh và chống độc quyền hợp lý.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách cạnh tranh trong phát triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao. Một trong những nước sử dụng rộng rãi và thành công yếu tố cạnh tranh để phát triển kinh tế là Mỹ, Mỹ đã ban hành rất sớm luật cạnh tranh.
Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh và chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một chính sách cạnh tranh hợp lý, cần có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa của nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi, nó có là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tuỳ từng trường hợp vào sự vận dụng quy luật này ở mỗi nước. Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý thì nước đó sẽ được lợi to do cạnh tranh đem lại, nhược bằng không thì nó sẽ là một cỗ máy nghiền nát nền kinh tế. Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi thất bại nếu không biết vận dụng quy luật cạnh tranh. Là nước áp dụng quy luật cạnh tranh muộn nên Việt Nam sẽ có được nhiều kinh nghiệm của những nước đi trước, từ đó chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ chứng minh rằng: Việt Nam chính là mảnh đất mầu mỡcho cạnh tranh phát huy hết ưu điểm của nó.
Tài liệu tham khảo
1. "Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh" của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
2. Tạp chí kinh tế và phát triển.
3. Nghiên cứu kinh tế số 254 - tháng 7/1999.
4. Tạp chí thương mại 17/2001
Mục lục
Phần 1: Mở đầu 1
Phần 2 3
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 3
I. Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền 3
1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan 3
2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4
3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh 7
II. Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam 11
1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh 11
2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam 14
III. Các giải pháp duy trì cạnh tranh và chống độc quyền. 20
Phần 3. Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links