cobevuituoi712

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

A- PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………

1- Lý do chọn đề tài
2- Mục đích nghiên cứu
3- Nhiệm vụ nghiên cứu
4- Đối tượng nghiên cứu
5- Phạm vi nghiên cứu
6- Phương pháp nghiên cứu
7- Ý nghĩa nghiên cứu
8- Kết cấu của khoá luận

B- PHẦN NỘI DUNG……………………………………

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ
1.1- Văn hoá giao tiếp - ứng xử
1.1.1- Khái niệm về văn hoá
1.1.2- Khái niệm về giao tiếp
1.1.3- Khái niệm về ứng xử
1.1.4- Khái niệm về văn hoá giao tiếp - ứng xử
1.2- Các hình thức của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty
1.2.1- Giao tiếp - ứng xử trực tiếp
1.2.1.1- Tiếp khách
1.2.1.2- Điện thoại
1.2.2- Giao tiếp - ứng xử gián tiếp
1.2.2.1- Thư từ giao dịch
1.2.2.2- Internet
1.3- Vai trò của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch
1.3.1- Vai trò của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động quản lý công ty
1.3.2- Vai trò liên kết các hoạt động của công ty
1.3.3- Vai trò cạnh tranh, kích thích sáng tạo

CHƯƠNG 2: : THỰC TRẠNG VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DỊCH VỤ ĐỒ SƠN

2.1- Vài nét sơ lược về công ty CPDL – DV Đồ Sơn

2.1.1- Lịch sử hình thành của công ty
2.1.2- Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
2.1.3- Thị trường đang khai thác và thị trường mục tiêu của công ty
2.1.4- Những thuận lợi và khó khăn của công ty CPDL - DV Đồ Sơn

2.2- Thực trạng về văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty.

2.2.1- Văn hoá giao tiếp - ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng

2.2.2- Văn hoá giao tiếp - ứng xử của công ty với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác trên địa bàn

2.2.3- Văn hoá giao tiếp - ứng xử của công ty với môi trường tự nhiên

2.3.4- Nhận xét chung về thực trạng văn hoá giao tiếp - ứng xử của công ty CPDL - DV Đồ Sơn

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CPDL - DV ĐỒ SƠN

3.1- Nâng cao nghệ thuật giao tiếp - ứng xử của người lãnh đạo công ty.

3.2- Quan tâm đồng bộ các kênh văn hoá giao tiếp - ứng xử của công ty.

3.2.1- Với khách hàng
3.2.1.1- Khách hàng trong nước
3.2.1.2- Với khách hàng nước ngoài

3.2.2- Với nhân viên với nhân viên

3.2.3- Nhân viên với lãnh đạo công ty

3.2.4- Quan tâm xây dựng môi trường văn hoá công ty

3.3- Hiện đại hoá trong marketing và nghệ thuật quảng cáo thu hút khách hàng.

3.3.1- Hiện đại hóa trong marketing

3.3.2- Hiện đại hoá trong nghệ thuật quảng cáo thu hút khách hàng

C. KẾT LUẬN……………………………………………………….


LỜI MỞ ĐẦU

1- Lý do chọn đề tài


Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của WTO – The World Trade Organization (tổ chức kinh tế thế giới). Từ nay khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, các công ty du lịch Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ khắp nơi trên thế giới. Chúng ta khó có thể cạnh tranh với họ về vốn, công nghệ, giá thành, nhân tài…Vậy làm thế nào để các công ty du lịch trong nước xây dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình? Làm thế nào để ta nổi bật lên so với họ? Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh chính là bí quyết làm nên sự khác biệt của các công ty du lịch Việt Nam, tạo uy tín, danh tiếng và sức sống cho các công ty, phát huy tối đa năng lực của các cá nhân và hướng họ về mục tiêu chiến lược của công ty, giúp chúng ta vươn tới thành công nhờ vào nguồn nội lực của chính mình. Những sản phẩm dịch vụ mà các công ty đưa ra thị trường phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở thị trường trong nước.

Song, cần nhấn mạnh rằng, đó không chỉ đơn thuần là hàng hoá dịch vụ đem lại giá trị kinh tế, mà ẩn chứa trong đó trước hết là những giá trị văn hoá giao tiếp - ứng xử của công ty – nơi sản xuất và cung ứng những hàng hoá, dịch vụ đó và rộng hơn qua đó thấy rõ bản sắc văn hoá của cả Việt Nam ta.

Trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hoá truyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấy còn những chỗ khiếm khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, hơn nữa lại mới vừa phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm thậm chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hoá kinh doanh đúng nghĩa hay nói cách khác các doanh nghiệp của ta chưa phát huy được thế mạnh của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Đi vào thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi vào xã hội phát triển theo cơ chế thị trường hình như đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hoá Việt Nam?

Là khu du lịch biển nổi tiếng ở phía Bắc, với đặc thù địa hình núi rồng uốn và phong cảnh sơn thủy hữu tình, khu du lịch Đồ Sơn được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến. Đồ Sơn không chỉ đẹp bởi con người mà còn có nhiều di tích lịch sử giá trị từ thời Pháp như: đường Hồ Chí Minh trên biển, bến Nghiêng nơi những lính viễn chinh cuối cùng rút khỏi, biệt thự thời vua Bảo Đại, linh thiêng đền Bà Đế, đảo Dấu dưới nước, đảo Dấu trên bờ, vườn Trúc Đào, thác Rồng nằm khuất sau vườn thông…Đồ sơn quyến rũ lòng người vì cái mát rượi của gió, cái mặn mà của biển và cái dào dạt của những con sóng xỏ nghiêng cứ từng đợt trào dâng ôm ấp lấy núi đồi. Nó còn hấp dẫn du khách bốn phương còn bởi sự nổi tiếng với các di tích và danh thắng hòa quyện trong không gian đầy thơ mộng của núi – biển – trời – mây. Ở đó có cái đẹp của thiên nhiên, của con người hiện hữu trong từng ngọn núi, bãi biển.

Đồ Sơn đẹp và có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch. Để đáp ứng nhu cầu đông đảo của du khách bốn phương, công ty CPDL - DV Đồ Sơn (Công ty Cổ phần du lịch, dịch vụ Đồ Sơn) được thành lập từ năm 1994 cho đến nay vẫn là một trong những công ty đứng đầu về hiệu quả khai thác các tài nguyên du lịch Đồ Sơn để phục vụ du lịch.

Với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp phát triển của công ty CPDL - DV Đồ Sơn sau khi ra trường, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là: “Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn” với mong muốn làm rõ phần nào vai trò của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và trong sự nghiệp phát triển của công ty CPDL - DV Đồ Sơn nói riêng. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu, đánh giá khách quan về thực trạng văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn em mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa yếu tố văn hoá giao tiếp - ứng xử trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay đối với sự phát triển của công ty.
2- Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về “văn hoá giao tiếp - ứng xử” nhằm xác định được những tri thức cần có về giao tiếp - ứng xử trong xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng sao cho có văn hoá để nâng cao về chất lượng phục vụ và uy tín cho các công ty du lịch. Quan trọng hơn đây sẽ là đề tài định hướng cho cán bộ - công nhân viên của công ty CPDL - DV Đồ Sơn nhận thức rõ được trách nhiệm công việc của mình, để có được thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
3- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến:
+ Văn hoá
+ Giao tiếp
+ Ứng xử
+ Văn hoá giao tiếp - ứng xử
+ Các hình thức, phương tiện của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Vai trò của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh ở công ty CPDL - DV Đồ Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn.

4- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh ở công ty CPDL - DV Đồ Sơn nên đối tượng cần hướng tới đó là: các chủ thể và khách thể tham gia vào quá trình giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty.
5- Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu lý luận trên tài liệu đã có và khảo sát thực trạng văn hoá giao tiếp - ứng xử tại công ty CPDL - DV Đồ Sơn.
6- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp điều tra thực tế.
7- Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hoá giao tiếp - ứng xử. Cụ thể là vấn đề văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn để mỗi thành viên công ty hiểu được ý nghĩa của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và mang lại hiểu quả kinh doanh tối cao cho công ty.
8- Kết cấu của khoá luận
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương
+ Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ
+ Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DỊCH VỤ ĐỒ SƠN
+ Chương 3: Một số giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn.
- Phần kết luận

ĐỀ TÀI: Văn hoá giao tiếp ứng xử trong hoạt động kinh doanh ở công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Đồ Sơn.

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ

Trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống , đặc biệt là trong công việc kinh doanh.

Hiện nay đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề văn hoá giao tiếp ứng xử của con người. Họ đã đưa ra nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về văn hoá - giao tiếp - ứng xử. Sau đây là một số khái niệm nói về văn hoá - giao tiếp - ứng xử mà các học giả trong và ngoài nước đã đưa ra:

1.1/ Văn hoá giao tiếp - ứng xử
1.1.1/ Khái niệm văn hoá là gì?

Ngoài nghệ thuật quảng cáo thông dụng nêu trên, ta còn thấy xuất hiện một loại nghệ thuật quảng cáo thiện ý: nghĩa là việc công ty thể hiện thiện ý của mình với xã hội. Thiện ý là những giá trị về danh dự, là danh tiếng của công ty trong lòng xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, công ty cống hiến cho khách hàng những sản phẩm giá trị cao, công ty có trách nhiệm với môi trường, đóng góp cho các tổ chức xã hội, làm công tác từ thiện…Những việc làm đó thể hiện thiện chí cao cả của công ty, thể hiện những hành động giao tiếp - ứng xử có văn hoá và sâu xa hơn nó đã làm nhiệm vụ quảng cáo hình ảnh công ty bằng văn hoá.
Bên cạnh sự hỗ trợ của các phương tiện quảng cáo thì một công cụ quảng cáo hữu ích nhất cho công ty đó chính là con người. Công ty phải biết chọn ra những người bán hàng lịch sự, có kỹ năng giao tiếp - ứng xử và hết lòng phụng sự khách hàng. Có như thế mới tạo được thiện cảm trong lòng khách hàng và khách hàng sẽ gắn bó suốt đời với mình.
Tóm lại, điều đầu tiên để một quốc gia biết đến một quốc gia là thông qua lịch sử và địa lý. Tiếp đến chính là du lịch. Sau đó mới đến kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh....Du lịch là một lĩnh vực quan trọng toát lên vẻ đẹp, bản sắc và điểm khác biệt của mỗi quốc gia, dân tộc. Du lịch kết tinh từ nhiều yếu tố văn hóa, địa lý và con người. Du lịch đồng thời có một nhiệm vụ cao cả là kết nối kinh tế, chính trị và ngoại giao. Do đó, du lịch cần được xem là bộ mặt, là cái bắt tay của mỗi quốc gia. Do đó, quảng bá du lịch là một niềm tự hào và cũng là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, công ty và cá nhân. Làm gì để du lịch Việt nam trở thành niềm tự hào đó? Chính là nhờ vào văn hoá giao tiếp - ứng xử và nghệ thuật quảng bá mà những người làm du lịch dành cho nó.



Kết Luận
Du lịch là một ngành kinh tế năng động của mọi nền kinh tế. Những nhịp độ tăng trưởng cao và dòng chảy đầu tư lớn vào du lịch có ảnh hưởng tích cực đến các khu vực kinh tế khác nhau và tạo ra một ngành công nghiệp quan trọng - công nghiệp du lịch. Du lịch chiếm 6% tổng sản phẩm quốc dân thế giới, 7% đầu tư toàn cầu, 1/16 chỗ làm việc, 11% chi phí tiêu dùng thế giới. Do đó, ngày nay không thể không nhận thấy ảnh hưởng to lớn của du lịch đối với nền kinh tế thế giới.
Các công ty du lịch Việt Nam cũng đã phần nào nhận thấy vai trò to lớn của văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của mình. Các hoạt động giao tiếp - ứng xử sẽ làm nên văn hoá đặc sắc của công ty.
Nếu thiếu yếu tố văn hóa thì công ty CPDL - DV Đồ Sơn khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay hình thái kinh tế xã hội nào. Ngày nay, nguồn nhân lực của công ty là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hoá giao tiêp – ứng xử còn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của công ty và tác phong làm việc của mọi nhân viên.
Như vậy, giao tiếp - ứng xử là câu chuyện có nhiều lời giải nhưng không có lời kết. Mỗi người hãy phấn đấu để trở thành một diễn viên xuất sắc với nhiều vai diễn khác nhau trên sân khấu cuộc đời. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được giá trị bản thân, nhận thức được vị trí và trách nhiệm của mình trong một tập thể, luôn tự tin và mong muốn được đóng góp khả năng của mình vào những thành công chung của tập thể ấy.
Tất cả các mối quan giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty đều có liên quan mật thiết với nhau, hỗ trợ và củng cố cho nhau cùng phát triển. Sợi dây khăng khít của các mối quan hệ đó chính là yếu tố văn hoá mang lại.
Do nhận thức còn hạn chế và đây cũng là vấn đề khá mới trong hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam nên khó tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, em rất mong nhận
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top