nguyen_hoang
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Link tải miễn phí Luận văn: Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Lịch sử Việt Nam
Văn Miếu
Hà Nội
Giai đoạn 1884-1945
Miêu tả: Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
1. Lý do chọn đề tài: 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 7 4. Đóng góp của luận văn 8 5. Bố cục của luận văn 8 CHƢƠNG 1: Tổng quan về Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884 -1945 10 1.1. Văn Miếu Thăng Long - Hà Nội trước năm 1884 10 1.2. Văn Miếu Hà Nội dưới sự quản lý chính quyền thuộc địa Pháp giai đoạn 1884-1945 18 1.2.1. Bối cảnh lịch sử 18 1.2.2. Những biến đổi về công năng sử dụng 22 1.2.3. Một số thay đổi về diện mạo 30 Tiểu kết 37 CHƢƠNG 2: Quản lý, Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 40 2.1. Quản lý Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 40 2.1.1. Quản lý Văn Miếu Hà Nội trước năm 1884 40 2.1.2. Quản lý Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 42 2.2. Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 48
2.2.1. Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội trước 1884 48 2.2.2.Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 50 Tiểu kết 60 CHƢƠNG 3: Tu sửa Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 61 3.1. Tu sửa Văn Miếu Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử 61 3.2. Tu sửa Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 65 3.2.1. Tính đặc thù của việc tu sửa Văn Miếu giai đoạn 1884-1945 65 3.2.2. Các đợt tu sửa Văn Miếu trong giai đoạn 1884-1945 69 3.2.2.1 Đợt tu sửa năm 1888 69 3.2.2.2. Đợt tu sửa giai đoạn 1897-1901 70 3.2.2.3. Đợt tu sửa giai đoạn 1904-1909 75 3.2.2.4. Đợt tu sửa giai đoạn 1910-1945 84 Tiểu kết 92 KẾT LUẬN 94 PHỤ LỤC Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đầu thế kỷ XX qua hình ảnh Một số văn bản, giấy tờ lưu trữ liên quan dến Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội là di tích lịch sử văn hóa Nho học tiêu biểu vào bậc nhất của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và các bậc Tiên hiền nhằm tôn vinh Nho giáo. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông lập Quốc Tử Giám làm nơi giảng dạy, đào tạo đội ngũ quan lại, trí thức Nho học cho Nhà nước quân chủ. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn được các bậc đế vương quan tâm, phát triển và mau chóng trở thành một cơ quan giáo dục trọng yếu của triều đình. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, sự thịnh suy của Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn gắn liền với sự hưng vong của từng triều đại, đặc biệt là với sự hưng vong của chế độ giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam. Từ lâu, Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội đã trở thành đối tượng được nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm, nghiên cứu. Hiện đã có rất nhiều tư liệu, sách, báo, bài nghiên cứu, luận văn, đề tài khoa học… viết về Văn Miếu – Quóc Tử Giám trên nhiều góc độ khác nhau, trong các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1884-1945 (tức là từ khi Văn Miếu Hà Nội bị quân đội viễn chinh Pháp biến thành khu vực quân sự và đặt dưới sự quản lý của chính phủ bảo hộ Pháp cho đến khi đất nước giành được độc lập - chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia quản lý, bảo tồn Văn Miếu), do thiếu tư liệu nên việc nghiên cứu về Ngôi miếu vẫn còn những khoảng trống. Trong khi sưu tầm tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, tui đã phát hiện ra nhiều công văn, giấy tờ hành chính
có liên quan đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện đang lưu giữ trong các phông lưu trữ: Sở Địa chính và Nhà cửa Thành phố Hà Nội, phủ Thống sứ Bắc Kỳ, tòa Đốc lý Hà Nội, tòa Công sứ Hà Đông. Nguồn sử liệu này đã giúp phát lộ nhiều thông tin mới về lịch sử của Văn Miếu Hà Nội trong giai đoạn 1884-1945. Vì thế, để có cách nhìn hệ thống và đảm bảo tính liên tục về thời gian và không gian trong quá trình nghiên cứu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội, tui quyết định tìm hiểu kỹ về Ngôi miếu trong giai đoạn này và chọn Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi lựa chọn đề tài: Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 qua tài liệu lƣu trữ tui mong muốn đi sâu làm rõ những biến đổi của Văn Miếu trên cả phương diện công năng sử dụng và diện mạo công trình. Trên cơ sở đó, khắc họa lại hiện trạng kiến trúc, việc quản lý, tu sửa, tổ chức tế lễ tại đây, cũng như làm rõ thái độ ứng xử của người Việt và chính sách hai mặt của chính phủ bảo hộ Pháp đối với Văn Miếu Hà Nội nói riêng và các di tích khác ở Hà Thành nói chung trong giai đoạn 1884-1945. Qua đấy, chứng minh được vai trò và sự tồn tại liên tục của Văn Miếu Hà Nội trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Cũng cần nhấn mạnh rằng: Từ xưa đến nay, tên gọi thông dụng của Ngôi miếu này thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là “Văn Miếu - Quốc Tử Giám”. Riêng trong luận văn này, tui lựa chọn cách gọi ngắn gọn là “Văn Miếu Hà Nội” để chỉ cả quần thể công trình với hai lý do: Thứ nhất, từ năm 1837, sau khi học đường Phủ Hoài Đức (tức trường Quốc Tử Giám Thăng Long thời Nguyễn) bị dỡ bỏ để xây điện Khải Thánh thờ cha mẹ của Khổng Tử và các Tiên hiền thì toàn bộ khu vực này đã mất đi chức năng giáo dục và chỉ còn lại một chức năng duy nhất là nơi thờ tự1.
Thứ hai, tên gọi “Văn Miếu” hay “Văn Miếu Hà Nội” là tên gọi chính thức của Ngôi miếu được sử dụng trong các công văn hành chính giai đoạn 1884-1945. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dưới thời quân chủ (giai đoạn từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX), các bộ chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử ký tục biên (tập thể tác giả triều Lê), Đại Việt sử ký tiền biên (Ngô Thì Sĩ), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn)…đã ghi chép lại nhiều sự kiện liên quan đến việc xây dựng, tu sửa, tế lễ và giảng dạy - học tập Nho giáo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội. Các qui chế về thi cử, giám sinh, chế độ đãi ngộ tiến sĩ và mô tả về kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám thời kỳ này cũng được ghi lại khá chi tiết trong các sách: Kiến văn tiểu lục (Lê Quí Đôn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Lịch triều tạp kỷ (Ngô Cao Lãng)…vv. Cuối thế kỷ XIX, các học giả Pháp bắt đầu quan tâm nghiên cứu về Ngôi đền. Năm 1887, G.Dumoutier xuất bản cuốn “Các ngôi chùa cổ ở Hà Nội” 2 mô tả khá chi tiết toàn bộ kiến trúc Văn Miếu Hà Nội (kèm thêm bản dịch Pháp ngữ nội dung của bài ký khắc trên tấm bia Tiến sĩ khoa thi Đại Bảo 1442). Đầu thế kỷ XX, ngày càng có nhiều các tác giả Việt Nam và quốc tế viết về Văn Miếu. Năm 1913, Léonard Arousseau đăng bài “Ngôi đền hòa bình” (Văn Miếu Hà Nội) dài 12 trang trên tạp chí Đông Dương, thuật những gì ông trông thấy khi đến thăm Văn Miếu. Tác giả Nhật Bản Ito Chu Ta trên tờ nhật báo Tokyo Gakuho3 cũng có một bài mô tả về Kiến trúc Đông kinh, trong đó có nhắc đến Công trình kiến trúc Khổng giáo (Văn Miếu). Tác giả người Nga Pôliacốp trong tác phẩm Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV còn đưa ra nhiều luận điểm tỏ ý nghi ngờ về niên đại thành lập Văn Miếu (năm 1070). 2 G.Dumoutier (1887), Les pagodes de Hanoi, Etudes d’archéologie et d’épigraphie annamites.H.Scheneider, hiện lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, M6585. 3 Journal de la société Orientale, tome II, III, page 362-403.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
Link tải miễn phí Luận văn: Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 (Qua tài liệu lưu trữ) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Lịch sử Việt Nam
Văn Miếu
Hà Nội
Giai đoạn 1884-1945
Miêu tả: Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
1. Lý do chọn đề tài: 3 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 7 4. Đóng góp của luận văn 8 5. Bố cục của luận văn 8 CHƢƠNG 1: Tổng quan về Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884 -1945 10 1.1. Văn Miếu Thăng Long - Hà Nội trước năm 1884 10 1.2. Văn Miếu Hà Nội dưới sự quản lý chính quyền thuộc địa Pháp giai đoạn 1884-1945 18 1.2.1. Bối cảnh lịch sử 18 1.2.2. Những biến đổi về công năng sử dụng 22 1.2.3. Một số thay đổi về diện mạo 30 Tiểu kết 37 CHƢƠNG 2: Quản lý, Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 40 2.1. Quản lý Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 40 2.1.1. Quản lý Văn Miếu Hà Nội trước năm 1884 40 2.1.2. Quản lý Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 42 2.2. Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 48
2.2.1. Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội trước 1884 48 2.2.2.Tế lễ ở Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 50 Tiểu kết 60 CHƢƠNG 3: Tu sửa Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 61 3.1. Tu sửa Văn Miếu Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử 61 3.2. Tu sửa Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 65 3.2.1. Tính đặc thù của việc tu sửa Văn Miếu giai đoạn 1884-1945 65 3.2.2. Các đợt tu sửa Văn Miếu trong giai đoạn 1884-1945 69 3.2.2.1 Đợt tu sửa năm 1888 69 3.2.2.2. Đợt tu sửa giai đoạn 1897-1901 70 3.2.2.3. Đợt tu sửa giai đoạn 1904-1909 75 3.2.2.4. Đợt tu sửa giai đoạn 1910-1945 84 Tiểu kết 92 KẾT LUẬN 94 PHỤ LỤC Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đầu thế kỷ XX qua hình ảnh Một số văn bản, giấy tờ lưu trữ liên quan dến Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội là di tích lịch sử văn hóa Nho học tiêu biểu vào bậc nhất của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Khổng Tử và các bậc Tiên hiền nhằm tôn vinh Nho giáo. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông lập Quốc Tử Giám làm nơi giảng dạy, đào tạo đội ngũ quan lại, trí thức Nho học cho Nhà nước quân chủ. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn được các bậc đế vương quan tâm, phát triển và mau chóng trở thành một cơ quan giáo dục trọng yếu của triều đình. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, sự thịnh suy của Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn gắn liền với sự hưng vong của từng triều đại, đặc biệt là với sự hưng vong của chế độ giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam. Từ lâu, Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội đã trở thành đối tượng được nhiều học giả trong nước và quốc tế quan tâm, nghiên cứu. Hiện đã có rất nhiều tư liệu, sách, báo, bài nghiên cứu, luận văn, đề tài khoa học… viết về Văn Miếu – Quóc Tử Giám trên nhiều góc độ khác nhau, trong các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1884-1945 (tức là từ khi Văn Miếu Hà Nội bị quân đội viễn chinh Pháp biến thành khu vực quân sự và đặt dưới sự quản lý của chính phủ bảo hộ Pháp cho đến khi đất nước giành được độc lập - chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia quản lý, bảo tồn Văn Miếu), do thiếu tư liệu nên việc nghiên cứu về Ngôi miếu vẫn còn những khoảng trống. Trong khi sưu tầm tư liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, tui đã phát hiện ra nhiều công văn, giấy tờ hành chính
có liên quan đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám hiện đang lưu giữ trong các phông lưu trữ: Sở Địa chính và Nhà cửa Thành phố Hà Nội, phủ Thống sứ Bắc Kỳ, tòa Đốc lý Hà Nội, tòa Công sứ Hà Đông. Nguồn sử liệu này đã giúp phát lộ nhiều thông tin mới về lịch sử của Văn Miếu Hà Nội trong giai đoạn 1884-1945. Vì thế, để có cách nhìn hệ thống và đảm bảo tính liên tục về thời gian và không gian trong quá trình nghiên cứu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội, tui quyết định tìm hiểu kỹ về Ngôi miếu trong giai đoạn này và chọn Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi lựa chọn đề tài: Văn Miếu Hà Nội giai đoạn 1884-1945 qua tài liệu lƣu trữ tui mong muốn đi sâu làm rõ những biến đổi của Văn Miếu trên cả phương diện công năng sử dụng và diện mạo công trình. Trên cơ sở đó, khắc họa lại hiện trạng kiến trúc, việc quản lý, tu sửa, tổ chức tế lễ tại đây, cũng như làm rõ thái độ ứng xử của người Việt và chính sách hai mặt của chính phủ bảo hộ Pháp đối với Văn Miếu Hà Nội nói riêng và các di tích khác ở Hà Thành nói chung trong giai đoạn 1884-1945. Qua đấy, chứng minh được vai trò và sự tồn tại liên tục của Văn Miếu Hà Nội trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Cũng cần nhấn mạnh rằng: Từ xưa đến nay, tên gọi thông dụng của Ngôi miếu này thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là “Văn Miếu - Quốc Tử Giám”. Riêng trong luận văn này, tui lựa chọn cách gọi ngắn gọn là “Văn Miếu Hà Nội” để chỉ cả quần thể công trình với hai lý do: Thứ nhất, từ năm 1837, sau khi học đường Phủ Hoài Đức (tức trường Quốc Tử Giám Thăng Long thời Nguyễn) bị dỡ bỏ để xây điện Khải Thánh thờ cha mẹ của Khổng Tử và các Tiên hiền thì toàn bộ khu vực này đã mất đi chức năng giáo dục và chỉ còn lại một chức năng duy nhất là nơi thờ tự1.
Thứ hai, tên gọi “Văn Miếu” hay “Văn Miếu Hà Nội” là tên gọi chính thức của Ngôi miếu được sử dụng trong các công văn hành chính giai đoạn 1884-1945. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Dưới thời quân chủ (giai đoạn từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIX), các bộ chính sử như: Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử ký tục biên (tập thể tác giả triều Lê), Đại Việt sử ký tiền biên (Ngô Thì Sĩ), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn)…đã ghi chép lại nhiều sự kiện liên quan đến việc xây dựng, tu sửa, tế lễ và giảng dạy - học tập Nho giáo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long - Hà Nội. Các qui chế về thi cử, giám sinh, chế độ đãi ngộ tiến sĩ và mô tả về kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám thời kỳ này cũng được ghi lại khá chi tiết trong các sách: Kiến văn tiểu lục (Lê Quí Đôn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Lịch triều tạp kỷ (Ngô Cao Lãng)…vv. Cuối thế kỷ XIX, các học giả Pháp bắt đầu quan tâm nghiên cứu về Ngôi đền. Năm 1887, G.Dumoutier xuất bản cuốn “Các ngôi chùa cổ ở Hà Nội” 2 mô tả khá chi tiết toàn bộ kiến trúc Văn Miếu Hà Nội (kèm thêm bản dịch Pháp ngữ nội dung của bài ký khắc trên tấm bia Tiến sĩ khoa thi Đại Bảo 1442). Đầu thế kỷ XX, ngày càng có nhiều các tác giả Việt Nam và quốc tế viết về Văn Miếu. Năm 1913, Léonard Arousseau đăng bài “Ngôi đền hòa bình” (Văn Miếu Hà Nội) dài 12 trang trên tạp chí Đông Dương, thuật những gì ông trông thấy khi đến thăm Văn Miếu. Tác giả Nhật Bản Ito Chu Ta trên tờ nhật báo Tokyo Gakuho3 cũng có một bài mô tả về Kiến trúc Đông kinh, trong đó có nhắc đến Công trình kiến trúc Khổng giáo (Văn Miếu). Tác giả người Nga Pôliacốp trong tác phẩm Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XIV còn đưa ra nhiều luận điểm tỏ ý nghi ngờ về niên đại thành lập Văn Miếu (năm 1070). 2 G.Dumoutier (1887), Les pagodes de Hanoi, Etudes d’archéologie et d’épigraphie annamites.H.Scheneider, hiện lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, M6585. 3 Journal de la société Orientale, tome II, III, page 362-403.

Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: