LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

2Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt: Các kết quả phân tích cấu trúc các đới đứt gẫy có thể xảy ra động đất có kèm theo sóng thần trên toàn khu vực Biển Đông cho thấy rằng có 4 khu vực có khả năng là nguồn động đất gây sóng thần. Căn cứ vào đó, 13 kịch bản nguồn sóng thần trên Biển Đông đã được xây dựng cùng với các thông số động đất tạo sóng thần tương ứng. Các kết quả tính toán mô phỏng quá trình thành tạo và lan truyền của sóng thần trên phạm vi toàn Biển Đông theo các kịch bản bằng các mô hình số trị đã được kiểm chứng giúp khẳng định động đất mạnh tại đới đứt gẫy Manila là nguồn động đất gây sóng thần nguy hiểm nhất cho vùng biển nước ta. Các kết quả tính toán chi tiết về độ cao và thời gian lan truyền của sóng thần trên phạm vi toàn Biển Đông và các vùng ven bờ của Việt Nam với bộ số liệu độ sâu biển đã được hiệu chỉnh do Đoàn đo đạc và biên vẽ hải đồ, Bộ Tham mưu hải quân sẽ được sử dụng để xây dựng các bản đồ thông báo nguy cơ sóng thần trên toàn vùng bờ biển Việt Nam.
Abstract: Results of the analysis of faults with the potential of earthquake generated tsunami in South China Sea showed that there are four areas with the potential of generating earthquake with tsunami. Based on this, 12 tsunami source scenarios have been developed with the corresponding tsunami generation parameters. The results of the computation of the generation and propagation of tsunami in the South China Sea under the scenarios using verified numerical models reconfirm that strong earthquakes in the Manila Trench are the most dangerous earthquakes for tsunami generation. Detailed computation of the tsunami height and arrival time in the South China Sea and Vietnamese coastal areas using the corrected sea bottom topography data will be used for the construction of the tsunami hazard maps for the whole Vietnamese coastal areas.
1. Sóng thần và hệ thống thông báo nguy cơ sóng thần
1.1 Giới thiệu chung
Sóng thần là một thiên tai đặc biệt nguy hiểm. Sóng thần (tsunami) là một loạt các con sóng lớn được tạo ra từ một trận động đất dưới đáy biển, sụt lở đất ngầm hay phun trào núi lửa. Cũng có khi sóng thần được tạo ra bởi một vụ lở đất đá xuống đại dương, hay một khối thiên thạch lớn rơi xuống biển. Thông thường, các trận động đất có cường độ lớn hơn 7,0 độ Rích te dưới đáy biển có thể tạo ra sóng thần nguy hiểm nếu nó gây ra những thay đổi mạnh địa hình đáy biển.
Sóng thần không phải là một con sóng đơn lẻ mà là một loạt đợt sóng liên tiếp, còn gọi là chuỗi sóng. Trong nhiều trường hợp, đợt sóng đầu tiên trong chuỗi sóng thần không quá lớn và nguy hiểm. Tuy nhiên, sau đợt sóng này là những đợt sóng lớn và nguy hiểm hơn nhiều. Tốc độ di chuyển của sóng thần phụ thuộc vào độ sâu vùng biển mà nó đi qua. Ở vùng nước sâu giữa đại dương, sóng thần có thể di chuyển mà không thể nhận biết với tốc độ khoảng 800km/giờ, vượt qua toàn bộ đại dương trong vòng 1 ngày hoặt ít hơn. Tại khu vực giữa Biển Đông, với độ sâu trên 4000m, sóng thần có thể lan truyền với tốc độ lớn hơn 700km/giờ. Trong quá trình lan truyền, sóng thần mất rất ít năng lượng. Do vậy, sóng thần do các trận động đất ở cách hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn km có thể rất nguy hiểm cho một vùng bờ. Sóng thần có thể cao không quá 50cm ở giữa đại dương và khó có thể nhận ra. Khi tới vùng nước nông, nó giảm dần tốc độ, dồn nén năng lượng và dâng cao nước một cách tức thì. Với áp lực của một cột nước dựng đứng và khả năng xói mòn rất mạnh, sóng thần gây ra những tổn hại rất lớn về người và vật chất tại vùng nó tấn công. Với cùng một trận sóng thần, độ cao của sóng thần tại những vùng biển cạnh nhau có thể là rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện địa hình đáy biển.
Lịch sử thế giới đã ghi nhận được những trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp. Gần đây nhất, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất lớn thứ tư kể từ năm 1900 đã xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia. Trận động đất được đánh giá là có cường độ hơn 9,0 độ Rích te đã gây ra một dải đứt gẫy dài tới 1200km. Nó tạo ra sóng thần có độ cao hơn 12m tại nhiều khu vực. Sóng thần đã giết hại hơn 283.000 người ở các vùng bờ Đại Tây Dương và làm cho hơn 1.100.000 người mất nhà cửa. Những thiệt hại do trận sóng thần này gây ra phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục được. Trận sóng thần xảy ra vào ngày 7 tháng 8 năm 1998 tại Papua New Guinea đã làm chết 2182 người và hơn 500 người mất tích.
Do khả năng tàn phá rất nghiêm trọng của sóng thần, từ lâu đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự hình thành và lan truyền của sóng thần. Các nghiên cứu đều tập trung vào mục đích xây dựng một hệ thống dự báo và thông báo sóng thần có thể cho phép tính toán dự báo và đưa ra bản tin thông báo sóng thần với thời gian ngày càng rút ngắn. Sử dụng các số liệu về động đất và sóng thần trong quá khứ, các nghiên cứu đã tìm cách xác định tính chất của các trận động đất có gây sóng thần và các thông số động đất tương ứng; đồng thời, xác lập mối liên hệ giữa các thông số của động đất và các thông số của sóng thần để dự báo sự hình thành của sóng thần dựa trên các thông số của động đất như chiều dài, chiều rộng và độ sâu của dải đứt gẫy chính, góc nghiêng, góc trượt, hướng đứt gẫy, khoảng cách và tốc độ dịch chuyển của khối đất đá.
Do giới hạn chính xác của việc đo đạc các thông số động đất cũng như của các mô hình tính hình thành sóng thần, các tính toán về cường độ sóng thần dựa trên các thông số động đất có độ chính xác không cao. Vì vậy, ngoài việc tính toán sóng thần dựa trên các thông số động đất, cần thiết lập một hệ thống quan trắc phát hiện sóng thần ở ngoài khơi, giúp khẳng định sự tồn tại của sóng thần và hiệu chỉnh các tính toán về cường độ sóng thần dựa trên các thông số động đất. Dựa trên các thông số sóng thần đo đạc và tính toán được như độ cao, chu kỳ, hướng truyền sóng, có thể áp dụng một mô hình số trị để tính toán sự lan truyền của sóng thần từ ngoài khơi vào bờ để xác định những vùng bờ có nguy cơ bị tàn phá bởi sóng thần và một mô hình số trị tính toán chi tiết sóng leo để xác định mức độ ảnh hưởng của sóng thần đối với mỗi vùng bờ có nguy cơ bị ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, tìm các phương án giảm nhẹ nhất ảnh hưởng của sóng thần, ra bản tin thông báo sóng thần và sơ tán người, tài sản ra khỏi vùng có nguy cơ ảnh hưởng của sóng thần.
Việc tính toán sự lan truyền của sóng thần ngoài khơi và vùng ven bờ thường đòi hỏi một thời gian tính toán rất dài, ngay cả khi sử dụng những máy tính hiện đại. Trong khi đó, trong nhiều trường hợp, thời gian để sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng bị ảnh hưởng của sóng thần cần tính tới từng giây. Vì vậy, rất khó tính toán để ra bản tin thông báo sóng thần bằng mô hình số trị thời gian thực. Do đó, hướng nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo/thông báo sóng thần được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến là ngoài hệ thống quan trắc phát hiện sớm sóng thần ngoài khơi, người ta còn xây dựng các bản đồ thông báo nguy cơ sóng thần trên cơ sở tính toán thời gian lan truyền của sóng thần từ ngoài khơi vào bờ, độ cao của sóng thần tại mỗi vùng bờ và mức độ ngập lụt tương ứng với các kịch bản sóng thần khác nhau bằng cách sử dụng các mô hình số trị nói trên. Khi có được các bản đồ nguy cơ này, nếu động đất xảy ra, có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của sóng thần tới mỗi vùng bờ và ra bản tin thông báo sóng thần. Ngoài ra, dựa vào các kết quả tính toán nguy cơ sóng thần, có thể đề xuất một số biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của sóng thần như xây dựng những phương án sơ tán dân để tránh sóng thần, quy hoạch lại việc sử dụng đất ở vùng bờ, hạn chế xây dựng nhà cửa và các công trình công cộng tại các vùng bờ có nguy cơ sóng thần cao v.v. Ngoài ra, cần tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển. Rừng phòng hộ hay cây cối có khả năng ngăn trở cây cối, vật liệu xây dựng, nhà cửa và đất đá trôi theo sóng thần, giảm sức tàn phá của sóng thần. Rừng ngập mặn như sú, vẹt, đước v.v. có khả năng làm suy giảm rất đáng kể năng lượng của sóng thần.
Kinh nghiệm tại các nước phát triển trên thế giới cho thấy rằng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, vai trò của biển và vùng biển ven bờ ngày càng quan trọng. Cũng tương tự như thế, ở nước ta hiện nay, với sự phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng của cả nước, cùng với chiến lược vươn ra biển để khai thác một cách hiệu quả hơn vùng biển, ngày càng có nhiều hoạt động xã hội, kinh tế và quốc phòng trên phạm vi toàn vùng biển. Các hoạt động kinh tế như khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông vận tải v.v… ngày càng được tăng cường. Rất nhiều công trình xây dựng ven bờ như cảng biển, các khu du lịch v.v… cũng xuất hiện trên toàn dải bờ biển và hải đảo nước ta. Điều đó làm tăng rất nhiều khả năng tổn thương do các thiên tai gây ra tại vùng biển và vùng ven biển Việt Nam. Như sẽ trình bày trong các phần sau, các nghiên cứu chi tiết cho thấy khả năng xảy ra sóng thần tại vùng bờ biển nước ta là không lớn. Tuy nhiên, nếu không có các nghiên cứu để chuẩn bị ứng phó với thiên tai này, một khi thiên tai xảy ra thì hậu quả là không lường hết được. Xuất phát từ những căn cứ trên, dự án “Xây dựng bản đồ thông báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam” được thực hiện với mục đích chuẩn bị để phòng tránh thiên tai do sóng thần gây ra.
1.2 Hệ thống thông báo nguy cơ sóng thần
Hệ thống thông báo sớm nguy cơ sóng thần là một công cụ không thể thiếu được trong công tác phòng tránh, ứng phó giảm nhẹ thiên tai do sóng thần gây ra. Theo quan điểm của UNESCO/IOC, để xây dựng hệ thống thông báo và giảm nhẹ thiên tai sóng thần cần (1) đánh giá nguy cơ sóng thần; (2) xây dựng hệ thống thông báo nguy cơ sóng thần có tính đến các nguồn gây sóng thần tại chỗ, trong khu vực gần và ngoài xa; và (3) chuẩn bị đối phó với thiên tai cũng như có các biện pháp giảm nhẹ thiên tai.
Để xây dựng một hệ thống thông báo nguy cơ sóng thần hiệu quả, cần tiến hành các bước chuẩn bị sau đây:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng phân hệ dịch vụ gọi xe và điều xe taxi tự động có hỗ trợ bản đồ số trên smartphone Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Lại Giang, tỉnh Bình Định Khoa học Tự nhiên 1
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
L xây dựng văn bản hỗ trợ phát triển kĩ năng đọc thông qua môn tự nhiên xã hội Sinh viên chia sẻ 1
D Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 1
D Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế Văn hóa, Xã hội 0
C Thực trạng thực hiện đấu thầu trong xây dựng công trình cơ bản ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
N Đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng: Luận văn Kinh tế 2
A nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản tại Doanh nghiệp Bắc Hồng huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu Luận văn Kinh tế 0
J Một số giải pháp chống thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top