quyendieu84

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC



A.Mở bài: Trang
1.Lý do chọn đề tài:…………………………………………………….1
B.Nội dung:
I- Khái Quát Thời Đại Ngày Nay:……………………………………...2
1.Thời đại là gì?.......................................................................................2
2.Nội dung và đặt điểm của thời đại ngày nay:…………………………2
3.Các giai tầng lịch:…………………………………………………......4
II- Xu thế phát triển của thời đại ngày nay:………………………….….5
1.Xu hướng phát triển…………………………………………………...5
2. Ảnh hưởng đối với thanh niên,sinh viên………………………….….19
C. Kết luận:…………………………………………………….….…….20
Tài liệu tham khảo:……………………………………………….….….21














Lời Mở Đầu



Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn ra theo những xu thế phát triển rất phức tạp và đầy biến động. Việc xác định xem xu hướng phát triển nào là phù hợp cho tình hình phát triển của đất nước đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nếu một quốc gia không xác định được chính xác xu thế vận động của thế giới thì ngay lập tức quốc gia đó sẽ bị tụt hậu, sẽ chậm phát triển và kéo theo nó là vô số vấn đề khác nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước.
Trong thời đại ngày nay tuy có những yếu tố phức tạp, phát triển và suy thoái, hợp tác và đấu tranh, ổn định và mất ổn định nhưng chúng ta cần thấy được những xu thế chủ yếu mà lịch sử nhân loại phải trãi qua, trên cơ sỡ đó mà đề ra những đường lối chính sách cho đúng nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt qua những thách thức để có thể nhanh chóng đưa đất nước ta phát triển lâu bền theo con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Nhằm giúp cho chúng ta có thể hiểu sâu hơn về những xu hướng phát triển của thời đại ngày nay mà chúng em, những người thực hiện đã chọn đề tài này rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn.!




B.Nội dung:
I-Khái quát thời đại ngày nay:
1.Thời đại là gì?
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lênin, thời đại là một thời kì tương đối dài trong sự phát triển của lịch sử toàn thế giới, được đánh dấu bằng bước ngoặc căn bản trong sự phát triển của nó và được đặt trưng bằng những xu hướng phát triển tương đối ổn định. Bước ngoặc căn bản đó là sự xuất hiện một hình thái kinh tế-xã hội mới, với một giai cấp nhất định đứng ở trung tâm, giữ vai trò quyết định trong sự phát triển của thời đại mới.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội, mỡ đầu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại.
2. Nội dung và đặt điễm của thời đại ngày nay:
Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là sự quá độ của loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới; Là thời đại đấu tranh cho thắng lợi hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với cuộc cách mạng khoa học hiện đại, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất vật chất và làm tiền đề kỷ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ nghĩa xã hội.
Loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biễu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau, vẫn tồn tại và phát triển có nhiều mặt phức tạp và sâu sắc hơn. Cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn đang tiếp tục diễn ra gay gắt dưới nhiều hình thức. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm giữ ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, song vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh ý thức giữa hệ tư tưỡng xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưỡng tư sản vẫn sôi động trước sự mất uy tính của chủ nghĩa tư bản và mưu đồ chống phá các nước có định hướng xã hội chủ nghĩa, ngăn cản các nước Liên Xô và Đông Âu phục hồi chủ nghĩa xã hội. Song chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn không thể đảo ngược của lịch sử.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Nội dung cơ bản của nó là sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,… đã và đang phát triển với trình độ ngày càng cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tính xã hội của nó. Sự bùng nổ khoa học-kỹ thuật và công nghệ sẽ mang tới cho cuộc sống con người ngày càng nhiều bất ngờ, thú vị. Sang thế kỷ XXI, lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong đó kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nỗi bật.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Nhưng xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối và chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực,vừa có hợp tác,vừa có đấu tranh.
Cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu như; bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, sự gia tăng của những căn bệnh hiểm nghèo,…gây trở ngại lớn cho sự phát triển mà không quốc gia nào có thể tự giải quyết được. Do vây, cần có sự hợp tác và phối hợp hoạt động của tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
Khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bính Dương sau những khủng hoảng tài chính - kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Ở khu vực này đang diễn ra xu thế tự do hóa thương mại và quá trình liên kết, hợp tác, cạnh tranh kinh tế trên nhiều tầng nấc, đóng thời cũng chịu sự tác động của các nước lớn. Cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình, phát triển, ngăn ngừa chiến tranh, chống lại cường quyền, áp đặt ở khu vực cũng như trên thế giới đang có những bước tiến mới.
3. Các giai tầng lịch sử:
* giai đoạn thứ nhất: từ sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga (1917) đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1945).
Sự thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 (Nga) là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử nhân loại; đưa người nông dan, nô lệ làm thuê trở thành người làm chủ đất nước. Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội đang hình thành ở một số nước: Liên xô, Mông cổ,….
* Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1945 tới đầu những năm 70.
Các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành hệ thống:
Với sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội không còn xuất hiện trên phạm vi nhỏ mà nó đã vươn ra xa hơn, rộng hơn. Cụ thể như sự thắng lợi của Việt Nam (1945),Cuba (1959), Trung Quốc,…..
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới đã được xác lập. Đó là một trật tự thề giới mới 2 cực Ianta với đặt trưng nỗi bật là thế giới chia thành 2 phe: các nước tư bản chủ nghĩa và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, do 2 cường quốc là Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Đó là nhân tố hàng đầu chi phối tình hình thế giới lúc bấy giờ.
* Giai đoạn thứ ba: Cuối những năm 70 đến những năm 80:
Trong giai đoạn này các nước xã hội chủ nghĩa đã mắc những sai lầm về đường lối, chính sách, bộ máy nhà nước trở nên quan liêu. Sự tha hoá phẫm chất Đảng viên và sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế đã làm cho hệ thống các nước xã hội trở nên suy yếu và tan rả.
Tiêu biểu là sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Sự sụp đổ này đã tạo nên một tổn thất nặng nề cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, để lại những hậu quả nghiêm trọng cho công cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, ổn định, độc lập chủ quyền và tiến bộ trên thế giới.
Tuy nhiên, sự sụp đổ của các nước Liên Xô và Đông Âu không có nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin không phù hợp với thời đại mà là do nhận thức của con người chưa đúng, chưa vận dụng chính xác vào hoạt động thực tiễn đã dẫn đến những sai lầm không mong muốn.
* Giai đoạn thứ tư: Cuối những năm 1990 đến nay.
Cán cân tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội vốn đã không cân đối thì nay đã mất sự cân bằng (Do Liên Xô và Đông Âu sụp đổ). Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay càng ít đi và chủ nghĩa xã hội tạm thời thoái trào.
Ngày nay, các thế lực phản động và các nước tư bản chủ nghĩa không ngừng chống phá, xuyên tạc hồng muốn xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Mác-Lênin và các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, đưa thế giới trở về trạng thái đơn cực tư bản chủ nghĩa. Do vậy, lịch sử nhân loại đang đặt ra một thách thức to lớn cho các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Để có thể vượt qua thách thức và tiếp tục vững bước đi lên theo con đường đã chọn thì các nước xã hội chủ nghĩa phải không ngừng làm mới mình, hoàn thiện những yếu kém, nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin cho sâu sắc, đúng đắn hơn. Các nước xã hội chủ nghĩa phải biết liên kết lại với nhau để tạo nên một một khối sức mạnh tổng hợp về mọi mặt để chống lại các nước tư bản chủ nghĩa.
II- Xu thế phát triển của thời đại ngày nay:
1.Xu hướng phát triển:
Ngày nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo và là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Có thể nói, đại bộ phận các dân tộc đang được sống trong hòa bình hữu nghị và hợp tác. Thế nhưng ở một số khu vực tình hình còn rất phức tạp hằng ngày phải sống trong sự lo lắng. Trong thực tế, sẽ không có một nước nào phát triển được trong hoàn cảnh chiến tranh. Từ hậu quả hai cuộc chiến tranh thế giới các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của hòa bình,ổn định. Có hòa bình mới có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mới huy động được sức người, sức của trong nhân dân để đưa đất nước phát triển. Một khi kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân, mới có điều kiện chăm lo tới y tế, giáo dục, văn hóa từ đó mới có sự ổn định và phát triển đất nước.
Hiện nay, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang nước đang phát triển. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng không ngoại lệ, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Ở Việt Nam trong 5 năm qua (2001-2005) và 20 năm đổi mới (1986 -2006) tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nước ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn. Tuy nhiên, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hơp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên thế giới vẫn tồn tại. Năm 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội mười năm đầu thế kỷ XXI. “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. ( Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ x).Quan trọng nhất là: đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000; công nghiệp và xây dựng 43% - 44% ; tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5%...
Bên cạnh đó khoa học và công nghệ cũng có những bước nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Các nước giành ưu tiên cho phát triển kinh tế nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp và phát triển bền vững. Cách mạng khoa học tác động mạnh tới nhịp độ phát triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế lạc hậu. Tình hình đó dẫn tới thực tế hiện nay là: các nước vừa phải đấu tranh vừa hợp tác với nhau để phát triển kinh tế. Do đó cuộc đấu tranh của các nước, các dân tộc vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội lại càng phức tạp. Đứng trước sự phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ, Việt Nam là một nước đang phát triển đi lên từ một nền kinh tế lạc hậu. Đảng và nhà nước ta đã vạch ra những kế hoạch rõ ràng: Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lựcđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của kinh tế…Chú trọng công tác đào tạo bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học. Xây dựng quy chế về
Một trong những nhiệm vụ chính của WTO là loại bỏ các hàng rào phi thuế quan trong buôn bán. Tóm lại thực tế không đơn giản như các khẩu hiệu. Sự toàn cầu hóa đã từng có trong lịch sử vai trò và ảnh hưởng của các hình thức tổ chức đa quốc gia đã được phân tích từ lâu. Trong một cuộc đấu, sân chơi có rộng hơn, có chỗ trơn trợt hơn, quả banh lúc bên này lúc bên kia nhưng luật chơi cơ bản vẫn như thế và mục đích cuối cùng không thay đổi: làm sao dai sức để chơi mãi, không bị loại ra ngoài cuộc và ghi càng nhiều điểm càng tốt dẫu biết và chấp nhận ai cũng có lúc được có lúc mất.Từ những bài học thực tế trên đảng và nhà nước ta đã có những chính sách để mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập kinh tế Quốc tế:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của cộng đông quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Nhiệm vụ của cộng tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới,đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương lấy phục vụ lợi ích đất nước làm cao nhất. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước ở tầm nhìn đến năm 2020; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán và minh bạch. Đẩy mạnh công tác văn hóa – thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiêp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt. Tăng cường công tác nghiên cứu tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học.
Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới vẫn kiên trì đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội. Tình hình quốc tế hiện nay có những diễn biến phức tạp, nhưng phấn đấu cho hòa bình, ổn định, tiến bộ và phát triển vẫn là xu thế chung của nhân loại. Hiện nay, tuy rằng chủ nghĩa xã hội đang gặp khó khăn rất lớn, đang phải đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với các đảng cộng sản và công nhân quốc tế vẫn là lực lượng đi đầu, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù, các thế lực gây chiến nhằm bảo vệ vì hòa bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại.
Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình.
Các nước xã hội chủ nghĩa là những nước có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học - công nghệ chưa phát triển, do đó cần tranh thủ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước tư bản phát triển để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóaCác nước tư bản chủ nghĩa thấy dược các tiềm năng to lớn về đầu tư, mở rộng buôn bán trong các nước xã hội chú nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là tất yếu. Song sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản không hề giảm. Mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân vẫn là mâu thuẫn cơ bản nhất. Do đó, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vừa hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu.
Thế giới ngày nay đang đồng thời tồn tại cả những thời cơ và thách thức, những thuận lợi và khó khăn, những người cộng sản phải đi sâu nghiên cứu nắm bắt thời cơ tranh thủ những thuận lợi để vượt qua khó khăn, thách thức đưa cách mạng tiến lên. Các nước xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng tập hợp lực lượng, khắc phục những bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, kịp thời ngăn chặn những âm mưu hiếu chiến của những thế lực phản động quốc tế… thông qua đó mà phát huy ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, dân chủ và thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản. Muốn thực hiên được điều đó, các đảng cộng sản phải có đường lối cách mạng có chiến lược sách lược đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, cần tiếp tục bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với thời đại ngày nay.
Nhận thức được đặc điểm và xu hướng của thời đại ngày nay cung cấp cho chúng ta cơ sở khoa học để luận chứng tính tất yếu hợp quy luật của định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời, giúp chúng ta nắm bắt cơ hội, vượt qua những thử thách để tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong thời đại mới. Đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đảng và nhân dân ta.
2. Ảnh hưởng của thời đại ngày nay đối với thanh niên, sinh viên trong quá trình hội nhập.
Thời đại ngày nay – thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, thế giới toàn cầu hóa, độc lập trong quá trình hội nhập. Tất cả các nước sống cùng nhau dưới một mái nhà, chịu những tác động qua lại lẫn nhau về kinh tế văn hóa. Giới trẻ là lứa tuổi dễ tiếp nhận và hào hứng với những sự đổi thay hiện đại. Vậy thời đại hội nhập đã có tác động như thế nào tới thanh niên và sinh viên thế giới nói chung và Viêt Nam nói riêng ? Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về mặt tích cực của nó.
Trong thời kỳ hội nhập song hành với sự phát triển như vũ bão của công nghệ khoa học, con người cũng cần hiểu biết nhiều hơn nếu không thì sẽ bị tụt hậu khó mà tồn tại được. Đặc biệt là giới trẻ, là mầm móng tương lai của đất nước – là đối tượng mà tiếp xúc với máy móc, khoa học công nghệ là phần đa. Do đó để tồn tại thì bản thân phải tự tìm tòi, học hỏi để sự hiểu biết được nâng cao.Và sự học hỏi cũng làm cho con người năng động hơn, tham gia nhiều vào xã hội, nâng cao vị thế của mình trong xã hội.
Do đang trong thời buổi khoa học và công nghệ, giới thanh niên, sinh viên ngày nay được tiếp cận nhiều những tri thức mà nhân loại đã để lại, từ đó có thể bổ sung thêm kiến thức cho bản thân và vận dụng vào sự phát triển của đất nước trong tình hình mới. Hiện nay, tình hình thế giới đang diễn ra theo nhiều xu hướng ngày càng phức tạp, khó ngờ vì vậy bản thân các thanh niên, sinh viên phải biết gắn bó đoàn kết lại với nhau, tương thân tương ái lẫn nhau như lời bác dạy “ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công” góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Ảnh hưởng về mặt tiêu cực :
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá đã ảnh hưỡng rất lớn đến đời sống của thanh niên. Một bộ phận thanh niên ngày nay bị suy dồi về phẫm chất đạo đức, văn hoá,… do ảnh hưỡng từ những mô hình văn hoá không lành mạnh từ bên ngoài du nhập vào với nhiều hình thức khác nhau. Một trong những hình thức đó là do sự phát triển về mạng Internet toàn cầu, mặt dù chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy cái gì cũng có mặt trái của nó mà chính mặt trái đó làm cho một bộ phận thanh niên ngày nay bị tha hoá về phẫm chất đạo đức.
Hiện nay, thanh niên có xu hướng bạo lực hơn, ngày càng có nhiều vụ thanh toán lẫn nhau bằng hung khí, các vụ cướp,… đều do phần lớn tầng lớp thanh niên thực hiện. Điều đó chứng tỏa, trong xu thế hội nhập nhiều loại phim, ảnh bạo lực đã du nhập và trình chiếu dưới những hình thức khác nhau làm ảnh hưỡng đến tâm lý của giới trẻ hiện nay.
Ngoài ra, thế giới hiện nay đang diễn ra cuộc đấu tranh thầm lặng giữa hai chế độ chính trị là: tư bản chủ nghĩa (mạnh) và xã hội chủ nghĩa (yếu). Vì vậy, các nước xã hội chủ nghĩa luôn là đối tượng chóng phá hàng đầu của bọn tư bản, do đó chúng luôn nhắm vào tầng lớp trẻ nhằm làm mất đi nền tản của đất nước sau này. Bởi thế, tầng lớp thanh niên luôn bị ảnh hưỡng từ sự chóng phá đó cho đến khi hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành vững chắc.
Tóm lại, trong quá trình vận hành của lịch sử nhân loại đã có nhiều tác động rất lớn đến nhận thức của thanh niên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có những biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng từ những xu thế phát triển của thế giới, trong đó hơn ai hết bản thân mỗi thanh thiếu niên phải tự tạo ra sức đề kháng cho bản thân để chóng lại những tác hại từ xu thế phát triển ngày nay.
C.Kết Luận:
Trong thời đaị hiện nay đang diễn ra nhiều xu hướng phát triển rất phức tạp và khó dự báo được. Tuy nhiên, cho dù là có nhiều xu hướng phát triển mới đi chăng nửa thì xu thế chủ đạo của thế giới hiện nay vẫn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì đó là xu thế không thể đảo ngược của lịch sử nhân loại. Vì vậy, mỗi quốc gia ngay từ bây giờ hãy vạch định cho mình một đường lối, chính sách cho phù hợp nhằm đưa đất nước phát triển lâu bền.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát Triển Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Intimex Trong Bối Cảnh Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu Luận văn Kinh tế 0
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu về Kinh tế học của Phát triển Carbon thấp, Chống chịu với Khí hậu ở Việt Nam – Giai đoạn Xác định Phạm vi Ngoại ngữ 0
R Tác Động Của Bất Bình Đẳng Giới Tới Phát Triển Ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
R Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế Văn hóa, Xã hội 0
R Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần tập đoàn DaBaCo Nông Lâm Thủy sản 0
R Phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi của công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Thành Lợi Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top