Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền)
Đồng tính là chủ đề tính dục khá nhạy cảm nhưng không còn mới mẻ, xa
lạ trong xã hội hiện nay, đặc biệt là một vài năm trở lại đây, nhiều người đồng
tính không chỉ công khai giới tính thật, mà còn khẳng định, bảo vệ quyền lợi
của chính họ và cộng đồng đồng tính nói chung. Trước đây dư luận coi đồng
tính là một vấn nạn của xã hội, một thứ tệ nạn cần bài trừ giống như ma túy,
mại dâm,…Tuy nhiên, cho đến nay, sự phát triển của các xu hướng biểu hiện
của đồng tính cùng với việc xã hội ngày càng đề cao tính khoa học và nhân
văn về các vấn đề liên quan đến con người, đã khiến đồng tính trở thành một
vấn đề xã hội ngày càng được quan tâm và đề cập nhiều hơn.
Kéo theo sự phổ biến của vấn đề đồng tính trong nước và trên thế giới,
dư luận xã hội đối với đề tài này cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Đặc biệt khi các
phương tiện truyền thông đại chúng, tiêu biểu là báo chí, khai thác chủ đề
đồng tính trên nhiều phương diện, nó càng gây được sự chú ý và nhận được
nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Dù cho xã hội đã có cái nhìn “thoáng”
hơn nhưng người đồng tính vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Thông qua
những hoạt động xã hội của các diễn đàn, câu lạc bộ về người đồng tính, các
hội thảo nghiên cứu, cũng như việc đề xuất luật hôn nhân cho người đồng
giới, công nhận người chuyển giới,… người đồng tính phần nào đã được xã
hội chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, để xóa bỏ định kiến và kỳ thị người đồng
tính từ trong ý thức để tiến tới công nhận họ và đối xử bình đẳng với họ là cả
một quá trình khó khăn, lâu dài và cần có sự nhận thức lại từ cộng đồng xã
hội. Đặc biệt, để xem xét đồng tính như một vấn đề của xã hội hơn là vấn đề
cá nhân, xóa bỏ hiểu nhầm họ là nhóm yếu thế tức là “bình thường hóa” vấn
đề đồng tính, như hội thảo về người đồng tính ở Việt Nam do Viện nghiên cứu
kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam (iSEE) đã khẳng định “Bình thường
hóa ở đây không có nghĩa là sự chuyển đổi từ cực này sang cực kia mà đơn
giản đó là nhu cầu chính đáng từ những người có giới tính không thuộc về số
đông: được xã hội tôn trọng sự riêng tư và nhìn nhận một cách hoàn toàn
bình đẳng” thì những nghiên cứu về đồng tính càng nên được quan tâm và đề
xuất. Đối tượng thanh niên, đặc biệt là sinh viên, là đối tượng có cơ hội tiếp
1
1
cận thông tin nhiều nhất và là bộ phận quan trọng của dư luận xã hội. Tìm
hiểu nhận thức của họ sẽ cho thấy phần nào nhận thức xã hội đối với vấn đề
đồng tính. Từ tầm quan trọng và những lý do cấp thiết trên, đề tài “Nhận thức
và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (Qua khảo sát sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền)” xin được đưa ra xem xét và nghiên cứu để làm
rõ nhận thức và thái độ của sinh viên đối với chủ đề này.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.
Đồng tính và những vấn đề liên quan đến người đồng tính ngày càng
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, với tính nhạy cảm và khó
tiếp cận của vấn đề, khách thể nghiên cứu mới chỉ bó hẹp trong cộng đồng
đồng tính ở phạm vi nhỏ, cơ sở định lượng của nhiều nghiên cứu còn thiếu
tính đại diện, các nhóm xã hội khác có liên quan thường được nhắc đến rất ít
trong khi các vấn đề cộng đồng, văn hóa, xã hội xung quanh người đồng tính
rất đáng được lưu tâm. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu thường khắc họa
dáng người đồng tính, xoay quanh các vấn đề về sức khỏe tình dục,
phòng chống HIV/AIDS cho người đồng tính, nghiên cứu về sự kỳ thị và định
kiến xã hội ảnh hưởng như thế nào đến người đồng tính, quyền, nhu cầu và cơ
hội tiếp cận với các nguồn lực xã hội của họ. Theo những thu thập bước đầu
về tổng quan tài liệu, có thể thấy rằng số lượng những nghiên cứu trong nước
ít hơn nhiều so với các tài liệu của nước ngoài và các nghiên cứu tập trung về
nhận thức, thái độ của cộng đồng xã hội về người đồng tính còn rất ít. Sau đây
tác giả xin điểm qua một vài nghiên cứu theo trình tự báo cáo nghiên cứu,
khóa luận, báo chí; ở Việt Nam và trên thế giới về người đồng tính và một số
vấn đề liên quan có ích cho đề tài này.
Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam (MSM) và HIV/AIDS ở
Việt Nam (Vũ Ngọc Bảo & Philippe Girault – Chuyên san giới tình dục và
sức khỏe tình dục, 2005). Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin về
tình dục đồng giới nam (MSM) ở Việt Nam, thực trạng và nguy cơ lây nhiễm
HIV/ bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nhóm MSM và bối cảnh xã
hội của MSM Việt Nam. Các kết quả dựa trên tổng quan chọn lọc các bài viết
và báo cáo nghiên cứu xã hội học từ năm 1990 đến năm 2000, đa số được tiến
hành tại các thành phố lớn TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các thông tin về đặc
điểm xã hội, văn hóa, bối cảnh xã hội thu thập được từ nghiên cứu định tính
2
2
xã hội học, do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc Tế (FHI) và Ủy ban Phòng
chống AIDS TP.HCM thực hiện năm 2004. Báo cáo tập trung nhấn mạnh về
việc không có các chương trình dự phòng HIV cho MSM, đồng thời với sự kỳ
thị và phân biệt đối xử đi kèm, MSM đang đi vào bóng tối vô thức về nguy cơ
và các biện pháp dự phòng HIV cho bản thân họ. Đặc biệt, việc bộc lộ khuynh
hướng và đặc tính tình dục hạn chế họ trong việc tiếp cận các nguồn lực như
giáo dục, y tế,… khiến họ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Bên cạnh đó nghiên
cứu còn đưa ra khuyến nghị về các chương trình, chính sách nhằm công nhận
sự tồn tại của MSM. Tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm tập trung nghiên cứu vào
nhu cầu dự phòng HIV của MSM nên tác giả nhấn mạnh “Để ra các quyết
định đúng đắn cần có thêm các nghiên cứu ước tính quần thể, các khía cạnh
văn hóa xã hội của MSM,…”
Báo cáo “Hình ảnh người đồng tính trên báo mạng và báo in”, Ths.
Nguyễn Thị Tuyết Minh, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền
(Các bài báo và công trình nghiên cứu về đề tài tính dục tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền năm 2008-2009).
Có thể nói báo cáo trên là cơ sở dữ liệu quan trọng, góp phần định hướng
cho việc nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của báo chí truyền thông đến
nhận thức và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đồng tính. Thông qua
nghiên cứu trường hợp trên 502 bài báo in và báo mạng trong năm 2004, 2006
và đầu năm 2008, báo cáo đã đưa ra những phát hiện quan trọng. Mặc dù số
lượng bài viết về nhóm đồng tính tăng lên theo thời gian song phần lớn các
bài viết này sử dụng đồng tính như một chi tiết gây sự chú ý của người đọc
theo hướng bất lợi cho người đồng tính (71% trong tổng số 500 bài báo), điều
này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên sự kỳ thị trong xã hội.
Không quá bất ngờ khi báo cáo chỉ ra rằng các khái niệm liên quan đến đồng
tính vẫn bị nhầm lẫn tuy nhiên điểm đáng nói là sự thiếu hiểu biết về vấn đề
đồng tính của một số tác giả kéo theo việc gán nhãn sai cho nhóm người đồng
tính, điều này có xu hướng gây định kiến hay sự kỳ thị với nhóm này. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các bài viết chuyên sâu về đồng
tính còn nặng về lý giải nguyên nhân đồng tính với thái độ thường là lên án,
dáng người đồng tính thường được khắc họa theo định kiến giới hai giá
trị, dáng cộng đồng đồng tính phiến diện và tiêu cực, mức độ kỳ thị còn
3
3
cao khi khắc họa hình ảnh người đồng tính (41%/ 502 bài báo), ngôn ngữ mô
tả mang định kiến có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực (39% năm 2004
so với 16% năm 2008). Với hướng tiếp cận và phân tích đa chiều, đa dạng,
báo cáo này đã đặt ra những vấn đề cấp bách cần tiếp tục giải quyết: Những
thông điệp truyền thông chưa đầy đủ và thiếu chính xác về người đồng tính và
các vấn đề liên quan (đặc biệt là trên báo in và báo mạng) dễ gây ra sự hiểu
nhầm, thái độ kỳ thị của công chúng đối với nhóm người này. Tuy nhiên, xét
về mặt thời gian, số lượng các bài viết về chủ này này cùng với thái độ trung
tính hay khách quan ngày càng tăng, đặt ra câu hỏi: Liệu có sự chuyển đổi
theo hướng tích cực về nhu cầu quan tâm, nhận thức và thái độ của công
chúng đối với đồng tính? Những lý do nào dẫn đến sự chuyển đổi ấy và liệu
nó có bền vững? Quan điểm trong báo cáo cho rằng “Người đồng tính e dè
khi công khai mình dễ được thông cảm hơn là người không giấu mình” có còn
đúng ở thời điểm hiện tại và với đối tượng tiếp nhận như thế nào?...
Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa nhập xã hội của người đồng tính tại Việt
Nam” (2009), Phan Thị Thu Trang, Khoa xã hội học K25, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về người đồng tính,
xây dựng dáng người đồng tính qua lăng kính của chính họ. Đây là một
cách tiếp cận khá quan trọng, bổ sung vào việc thống nhất, tập hợp các quan
điểm về người đồng tính, các vấn đề xã hội liên quan và đặc biệt là đã chạm
tới góc khuất trong đời sống của người đồng tính. Đóng góp quan trọng của
đề tài là đã khẳng định được nhu cầu hòa nhập xã hội của người đồng tính,
những nhu cầu rất đỗi bình thường và cơ bản của một con người: nhu cầu
khẳng định bản thân, nhu cầu về tình yêu, tình dục và hôn nhân, nhu cầu được
tôn trọng và công bằng xã hội, nhu cầu về giao tiếp và giải trí. Thông qua
phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu 10 đồng tính nam và đồng
tính nữ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, kết
quả nghiên cứu cho thấy, định kiến xã hội, gia đình và sự kỳ thị của cộng
đồng là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội của người
đồng tính, đặc biệt là vai trò của cộng đồng xã hội và những người xung
quanh. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những điểm hạn chế đó là thiếu những
4
4
nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại kết quả định tính và cần thiết phải
có nghiên cứu đối chiếu với nhận thức và thái độ cộng đồng xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp: “Nhận thức và thái độ của sinh viên Học viện
Báo chí Tuyên truyền với đồng tính nam” (2009), Đặng Thị Thu Thủy,
Khoa Xã hội học K25, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Với mục đích là khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên Học viện
Báo chí Tuyên truyền với đồng tính nam, thông qua điều tra và nghiên cứu,
tác giả đã phân tích các yếu tố tác động từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức giúp cho sinh viên có thái độ tích cực hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng đa phần sinh viên HVBCTT nhận thức còn hạn chế
và sai lệch về đồng tính nam, dẫn đến những thái độ tiêu cực đối với chủ đề
này. Cho tới thời điểm nghiên cứu (tháng 4/2009) phần lớn sinh viên có thái
độ kỳ thị với đồng tính nam, chiếm 81,2% trên tổng số 208 người tham gia
nghiên cứu. Có đến 41,3% sinh viên đồng tình với ý kiến xã hội không nên
tồn tại đồng tính nam. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra được phát hiện quan trọng,
bên cạnh yếu tố năm học và xuất thân tác động gián tiếp đến nhận thức và thái
độ kỳ thị của sinh viên trong các khía cạnh cụ thể của nghiên cứu, thì yếu tố
ngành/ khoa sinh viên học có tác động rõ rệt đến nhận thức của sinh viên về
đồng tính nam, cụ thể là những khoa nghiệp vụ có nhận thức đầy đủ hơn các
khoa lý luận (vì có chương trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề về tính dục,
ví dụ khoa xã hội học có tỷ lệ sinh viên nhận thức đầy đủ về nguy cơ đối với
đồng tính nam là 14,5% so với khoa Triết 0%). Ngoài ra, các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng có tác động rất lớn đến nhận thức của sinh viên
(63,9% sinh viên nghe thông tin về đồng tính nam từ sách báo và internet).
Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được kết luận đâu là yếu tố tác động mạnh
mẽ nhất. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ tập trung vào đồng tính nam, vì vậy
chưa có cái nhìn bao quát về nhận thức và thái độ đối với vấn đề đồng tính nói
chung (trong đó có đồng tính nữ), cũng như so sánh thái độ đối với đồng tính
nam và đồng tính nữ trong sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường văn hóa –
xã hội. Nhìn chung, các kết quả trên của nghiên cứu có vai trò rất quan trọng
trong việc xác định hướng và trọng tâm nghiên cứu cơ bản, cụ thể là đặt nền
tảng cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu về nhận thức và thái độ của
5
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền)
Đồng tính là chủ đề tính dục khá nhạy cảm nhưng không còn mới mẻ, xa
lạ trong xã hội hiện nay, đặc biệt là một vài năm trở lại đây, nhiều người đồng
tính không chỉ công khai giới tính thật, mà còn khẳng định, bảo vệ quyền lợi
của chính họ và cộng đồng đồng tính nói chung. Trước đây dư luận coi đồng
tính là một vấn nạn của xã hội, một thứ tệ nạn cần bài trừ giống như ma túy,
mại dâm,…Tuy nhiên, cho đến nay, sự phát triển của các xu hướng biểu hiện
của đồng tính cùng với việc xã hội ngày càng đề cao tính khoa học và nhân
văn về các vấn đề liên quan đến con người, đã khiến đồng tính trở thành một
vấn đề xã hội ngày càng được quan tâm và đề cập nhiều hơn.
Kéo theo sự phổ biến của vấn đề đồng tính trong nước và trên thế giới,
dư luận xã hội đối với đề tài này cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Đặc biệt khi các
phương tiện truyền thông đại chúng, tiêu biểu là báo chí, khai thác chủ đề
đồng tính trên nhiều phương diện, nó càng gây được sự chú ý và nhận được
nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Dù cho xã hội đã có cái nhìn “thoáng”
hơn nhưng người đồng tính vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Thông qua
những hoạt động xã hội của các diễn đàn, câu lạc bộ về người đồng tính, các
hội thảo nghiên cứu, cũng như việc đề xuất luật hôn nhân cho người đồng
giới, công nhận người chuyển giới,… người đồng tính phần nào đã được xã
hội chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, để xóa bỏ định kiến và kỳ thị người đồng
tính từ trong ý thức để tiến tới công nhận họ và đối xử bình đẳng với họ là cả
một quá trình khó khăn, lâu dài và cần có sự nhận thức lại từ cộng đồng xã
hội. Đặc biệt, để xem xét đồng tính như một vấn đề của xã hội hơn là vấn đề
cá nhân, xóa bỏ hiểu nhầm họ là nhóm yếu thế tức là “bình thường hóa” vấn
đề đồng tính, như hội thảo về người đồng tính ở Việt Nam do Viện nghiên cứu
kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam (iSEE) đã khẳng định “Bình thường
hóa ở đây không có nghĩa là sự chuyển đổi từ cực này sang cực kia mà đơn
giản đó là nhu cầu chính đáng từ những người có giới tính không thuộc về số
đông: được xã hội tôn trọng sự riêng tư và nhìn nhận một cách hoàn toàn
bình đẳng” thì những nghiên cứu về đồng tính càng nên được quan tâm và đề
xuất. Đối tượng thanh niên, đặc biệt là sinh viên, là đối tượng có cơ hội tiếp
1
1
cận thông tin nhiều nhất và là bộ phận quan trọng của dư luận xã hội. Tìm
hiểu nhận thức của họ sẽ cho thấy phần nào nhận thức xã hội đối với vấn đề
đồng tính. Từ tầm quan trọng và những lý do cấp thiết trên, đề tài “Nhận thức
và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (Qua khảo sát sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền)” xin được đưa ra xem xét và nghiên cứu để làm
rõ nhận thức và thái độ của sinh viên đối với chủ đề này.
Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
2.
Đồng tính và những vấn đề liên quan đến người đồng tính ngày càng
được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, với tính nhạy cảm và khó
tiếp cận của vấn đề, khách thể nghiên cứu mới chỉ bó hẹp trong cộng đồng
đồng tính ở phạm vi nhỏ, cơ sở định lượng của nhiều nghiên cứu còn thiếu
tính đại diện, các nhóm xã hội khác có liên quan thường được nhắc đến rất ít
trong khi các vấn đề cộng đồng, văn hóa, xã hội xung quanh người đồng tính
rất đáng được lưu tâm. Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu thường khắc họa
dáng người đồng tính, xoay quanh các vấn đề về sức khỏe tình dục,
phòng chống HIV/AIDS cho người đồng tính, nghiên cứu về sự kỳ thị và định
kiến xã hội ảnh hưởng như thế nào đến người đồng tính, quyền, nhu cầu và cơ
hội tiếp cận với các nguồn lực xã hội của họ. Theo những thu thập bước đầu
về tổng quan tài liệu, có thể thấy rằng số lượng những nghiên cứu trong nước
ít hơn nhiều so với các tài liệu của nước ngoài và các nghiên cứu tập trung về
nhận thức, thái độ của cộng đồng xã hội về người đồng tính còn rất ít. Sau đây
tác giả xin điểm qua một vài nghiên cứu theo trình tự báo cáo nghiên cứu,
khóa luận, báo chí; ở Việt Nam và trên thế giới về người đồng tính và một số
vấn đề liên quan có ích cho đề tài này.
Đối mặt với sự thật: Tình dục đồng giới nam (MSM) và HIV/AIDS ở
Việt Nam (Vũ Ngọc Bảo & Philippe Girault – Chuyên san giới tình dục và
sức khỏe tình dục, 2005). Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin về
tình dục đồng giới nam (MSM) ở Việt Nam, thực trạng và nguy cơ lây nhiễm
HIV/ bệnh lây truyền qua đường tình dục trong nhóm MSM và bối cảnh xã
hội của MSM Việt Nam. Các kết quả dựa trên tổng quan chọn lọc các bài viết
và báo cáo nghiên cứu xã hội học từ năm 1990 đến năm 2000, đa số được tiến
hành tại các thành phố lớn TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các thông tin về đặc
điểm xã hội, văn hóa, bối cảnh xã hội thu thập được từ nghiên cứu định tính
2
2
xã hội học, do Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc Tế (FHI) và Ủy ban Phòng
chống AIDS TP.HCM thực hiện năm 2004. Báo cáo tập trung nhấn mạnh về
việc không có các chương trình dự phòng HIV cho MSM, đồng thời với sự kỳ
thị và phân biệt đối xử đi kèm, MSM đang đi vào bóng tối vô thức về nguy cơ
và các biện pháp dự phòng HIV cho bản thân họ. Đặc biệt, việc bộc lộ khuynh
hướng và đặc tính tình dục hạn chế họ trong việc tiếp cận các nguồn lực như
giáo dục, y tế,… khiến họ bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Bên cạnh đó nghiên
cứu còn đưa ra khuyến nghị về các chương trình, chính sách nhằm công nhận
sự tồn tại của MSM. Tuy nhiên báo cáo chỉ nhằm tập trung nghiên cứu vào
nhu cầu dự phòng HIV của MSM nên tác giả nhấn mạnh “Để ra các quyết
định đúng đắn cần có thêm các nghiên cứu ước tính quần thể, các khía cạnh
văn hóa xã hội của MSM,…”
Báo cáo “Hình ảnh người đồng tính trên báo mạng và báo in”, Ths.
Nguyễn Thị Tuyết Minh, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền
(Các bài báo và công trình nghiên cứu về đề tài tính dục tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền năm 2008-2009).
Có thể nói báo cáo trên là cơ sở dữ liệu quan trọng, góp phần định hướng
cho việc nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của báo chí truyền thông đến
nhận thức và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đồng tính. Thông qua
nghiên cứu trường hợp trên 502 bài báo in và báo mạng trong năm 2004, 2006
và đầu năm 2008, báo cáo đã đưa ra những phát hiện quan trọng. Mặc dù số
lượng bài viết về nhóm đồng tính tăng lên theo thời gian song phần lớn các
bài viết này sử dụng đồng tính như một chi tiết gây sự chú ý của người đọc
theo hướng bất lợi cho người đồng tính (71% trong tổng số 500 bài báo), điều
này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên sự kỳ thị trong xã hội.
Không quá bất ngờ khi báo cáo chỉ ra rằng các khái niệm liên quan đến đồng
tính vẫn bị nhầm lẫn tuy nhiên điểm đáng nói là sự thiếu hiểu biết về vấn đề
đồng tính của một số tác giả kéo theo việc gán nhãn sai cho nhóm người đồng
tính, điều này có xu hướng gây định kiến hay sự kỳ thị với nhóm này. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các bài viết chuyên sâu về đồng
tính còn nặng về lý giải nguyên nhân đồng tính với thái độ thường là lên án,
dáng người đồng tính thường được khắc họa theo định kiến giới hai giá
trị, dáng cộng đồng đồng tính phiến diện và tiêu cực, mức độ kỳ thị còn
3
3
cao khi khắc họa hình ảnh người đồng tính (41%/ 502 bài báo), ngôn ngữ mô
tả mang định kiến có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực (39% năm 2004
so với 16% năm 2008). Với hướng tiếp cận và phân tích đa chiều, đa dạng,
báo cáo này đã đặt ra những vấn đề cấp bách cần tiếp tục giải quyết: Những
thông điệp truyền thông chưa đầy đủ và thiếu chính xác về người đồng tính và
các vấn đề liên quan (đặc biệt là trên báo in và báo mạng) dễ gây ra sự hiểu
nhầm, thái độ kỳ thị của công chúng đối với nhóm người này. Tuy nhiên, xét
về mặt thời gian, số lượng các bài viết về chủ này này cùng với thái độ trung
tính hay khách quan ngày càng tăng, đặt ra câu hỏi: Liệu có sự chuyển đổi
theo hướng tích cực về nhu cầu quan tâm, nhận thức và thái độ của công
chúng đối với đồng tính? Những lý do nào dẫn đến sự chuyển đổi ấy và liệu
nó có bền vững? Quan điểm trong báo cáo cho rằng “Người đồng tính e dè
khi công khai mình dễ được thông cảm hơn là người không giấu mình” có còn
đúng ở thời điểm hiện tại và với đối tượng tiếp nhận như thế nào?...
Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa nhập xã hội của người đồng tính tại Việt
Nam” (2009), Phan Thị Thu Trang, Khoa xã hội học K25, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về người đồng tính,
xây dựng dáng người đồng tính qua lăng kính của chính họ. Đây là một
cách tiếp cận khá quan trọng, bổ sung vào việc thống nhất, tập hợp các quan
điểm về người đồng tính, các vấn đề xã hội liên quan và đặc biệt là đã chạm
tới góc khuất trong đời sống của người đồng tính. Đóng góp quan trọng của
đề tài là đã khẳng định được nhu cầu hòa nhập xã hội của người đồng tính,
những nhu cầu rất đỗi bình thường và cơ bản của một con người: nhu cầu
khẳng định bản thân, nhu cầu về tình yêu, tình dục và hôn nhân, nhu cầu được
tôn trọng và công bằng xã hội, nhu cầu về giao tiếp và giải trí. Thông qua
phương pháp phân tích tài liệu và phỏng vấn sâu 10 đồng tính nam và đồng
tính nữ từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2009 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, kết
quả nghiên cứu cho thấy, định kiến xã hội, gia đình và sự kỳ thị của cộng
đồng là những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội của người
đồng tính, đặc biệt là vai trò của cộng đồng xã hội và những người xung
quanh. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những điểm hạn chế đó là thiếu những
4
4
nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại kết quả định tính và cần thiết phải
có nghiên cứu đối chiếu với nhận thức và thái độ cộng đồng xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp: “Nhận thức và thái độ của sinh viên Học viện
Báo chí Tuyên truyền với đồng tính nam” (2009), Đặng Thị Thu Thủy,
Khoa Xã hội học K25, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Với mục đích là khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên Học viện
Báo chí Tuyên truyền với đồng tính nam, thông qua điều tra và nghiên cứu,
tác giả đã phân tích các yếu tố tác động từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức giúp cho sinh viên có thái độ tích cực hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng đa phần sinh viên HVBCTT nhận thức còn hạn chế
và sai lệch về đồng tính nam, dẫn đến những thái độ tiêu cực đối với chủ đề
này. Cho tới thời điểm nghiên cứu (tháng 4/2009) phần lớn sinh viên có thái
độ kỳ thị với đồng tính nam, chiếm 81,2% trên tổng số 208 người tham gia
nghiên cứu. Có đến 41,3% sinh viên đồng tình với ý kiến xã hội không nên
tồn tại đồng tính nam. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra được phát hiện quan trọng,
bên cạnh yếu tố năm học và xuất thân tác động gián tiếp đến nhận thức và thái
độ kỳ thị của sinh viên trong các khía cạnh cụ thể của nghiên cứu, thì yếu tố
ngành/ khoa sinh viên học có tác động rõ rệt đến nhận thức của sinh viên về
đồng tính nam, cụ thể là những khoa nghiệp vụ có nhận thức đầy đủ hơn các
khoa lý luận (vì có chương trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề về tính dục,
ví dụ khoa xã hội học có tỷ lệ sinh viên nhận thức đầy đủ về nguy cơ đối với
đồng tính nam là 14,5% so với khoa Triết 0%). Ngoài ra, các phương tiện
truyền thông đại chúng cũng có tác động rất lớn đến nhận thức của sinh viên
(63,9% sinh viên nghe thông tin về đồng tính nam từ sách báo và internet).
Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được kết luận đâu là yếu tố tác động mạnh
mẽ nhất. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ tập trung vào đồng tính nam, vì vậy
chưa có cái nhìn bao quát về nhận thức và thái độ đối với vấn đề đồng tính nói
chung (trong đó có đồng tính nữ), cũng như so sánh thái độ đối với đồng tính
nam và đồng tính nữ trong sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường văn hóa –
xã hội. Nhìn chung, các kết quả trên của nghiên cứu có vai trò rất quan trọng
trong việc xác định hướng và trọng tâm nghiên cứu cơ bản, cụ thể là đặt nền
tảng cho việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu về nhận thức và thái độ của
5
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: đồng tính và những vấn đề xã hội, nghiên cứu khoa học về nhận thức của lgbt, phân tích thái độ và hành vi của giới trẻ ngày nay đối với người thuộc cộng đồng LGBT, nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồi LGBT, Ảnh hưởng của kỳ thị đến vấn đề tình dục an toàn ở nhóm người đồng tính, luận văn nhận thức về tình yêu đồng giới, nhận thức thái độ hành vi của sinh viên đối với đồng tính luyến ái tạp chí khoa học, nhận thức của công chúng về tình dục, cái bài báo về nhận thức của xã hội Việt Nam với cộng đồng LGBT, các đề tài nghiên cứu vê ftinhf dục đồng giới nam tại Việt Nam, giả thuyết nghiên cứu đề tài lgbt, nhận thức của sinh viên về lgbt, thái độ của sinh viên với cộng đồng lgbt, đề tài nghiên cứu: quan điểm về tình yêu đồng giới, bào báo về tuyên truyền có hình ảnh minh họa, thái độ/ phản ứng của giới trẻ đối với vấn đề tình dục trước hôn nhân và hôn nhân đồng giới thống kê y học, đề tài nghiên cứu về giới tính hiện nay, khảo sát sinh viên lgbt học viện báo chí và tuyên truyền, sinh viên sư phạm đối với vấn đề tình yêu đồng giới, bài báo kỳ thị về giới tính, khảo sát mức độ phổ biến của cộng đồng lgbt đối với giới trẻ, nghiên cứu của giới trẻ đến nhận thức về LGBT, một số nghiên cứu đến nhận thức về LGBT, các vấn đề liên quan tới sức khỏe của sinh viên hiện nay, cách sách, bài báo nói về thái độ và tầm quan trọng của thái độ, Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT, khảo sát thái độ giới trẻ đối với người đồng tính, đề tài thái độ của học sinh, sinh viên hiện nay về vấn đề đồng tính, tạp chí khoa học về thái độ kỳ thị người đồng tính, Thái độ của sinh viên về người đồng tính, Thái độ của học sinh, sinh viên hiện nay về vấn đề đồng tính tuổi trẻ, thái độ của sinh viên đối với đồng giới, đề tài nghiên cứu kì thị về giới tính, các bài báo về người đồng tính, nhận thức của sinh viên về đồng tính