cobelemlinh89d

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Một số vấn đề lí luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3
II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4
1. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4
2. Hành vi có lỗi và phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý 8
2.1 Về lỗi cố ý 8
2.2 Về lỗi vô ý 9
III. Thực tiễn và việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nhận xét 10
1. Một số vụ việc thực tế áp dụng quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 11
1.1 Vụ việc thứ nhất 11
1.2 Vụ việc thứ hai 12
1.3 Vụ việc thứ ba 14
2. Nhận xét về những quy định hiện hành của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 16
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự được ra đời từ rất sớm ở mỗi quốc gia. Trải qua từng thời kì lịch sử khác nhau việc quy định về người phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độ bồi thường…có sự khác biệt. Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do sự phát triển của xã hội, các chế định pháp luật cũng dần thay đổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn được coi là hình phạt mà là nghĩa vụ bổn phận của người gây thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản của người bị thiệt hại. Trong lịch sử pháp luật của nước ta nói riêng, dù dưới hình thức nào thì cũng có thể nhận định chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất hiện từ rất sớm.
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lý luận cũng như trong thực tiễn, nên em chon đề tài nghiên cứu về “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- một số vấn đề lí luận và thực tiễn".
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung được quy định tại Điều 307 BLDS 2005 như sau:
“1. trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách niệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp về tổn thất tính thần.
2. trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiêt hại, thu nhập thực tế bị mát hay bị giảm sút.
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người đó thì việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm BTTH nói chung và chương XXI về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại chương XXI BLDS 2005. Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định tại Điều 604, BLDS 2005: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hay chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
Theo Khoản 1 Điều 604 BLDS quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và Nghị quyết số 03/2006 / HDTP – TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện: có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi của người gây thiệt hại. Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì lỗi được coi là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó, khoản 1 Điều 307 BLDS quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổ thất về tình thần” Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau.
II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng.
Trong phạm vi bài viết này, lỗi được thống nhất hiểu là là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự, hình thức và mức độ lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định kẻ phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, đối với trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi và mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý.
Xung quanh vấn đề lỗi, một câu hỏi thường được đặt ra đó là: Mọi trường hợp trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều tiên niệm có sự thiệt hại, nhưng có phải mọi sự thiệt hại có đều phát sinh trách nhiệm không? Hay sự thiệt hại đó còn cần do một lỗi gây ra? Về vấn đề này có hai quan điểm: một quan điểm cố điển cho rằng phải có lỗi mới có trách nhiệm, một quan điểm khác lại chủ trương trách nhiệm khách quan không cần điều kiện lỗi.
Khuynh hướng cổ điển đặt căn bản của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trên ý niệm lỗi của người gây ra thiệt hại cho người khác. Theo đó, lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại.
Đây cũng là quan điểm của Điều 604 BLDS: “Người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hay chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Giá trị của khuynh hướng cổ điển khi đặt trách nhiệm trên nền tảng lỗi là đã xác định phạm vi của tự do cá nhân: mọi người trong xã hội đều được tự do hoạt động, sự tự do ấy chỉ bị giới hạn bởi quyền lợi của người khác; vậy chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Song trong tình trạng kinh tế xã hội ngày nay, khuynh hướng cổ điển nhiều khi tỏ ra chật hẹp và không che chở được một cách có hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Thực vậy, trong trường hợp thiệt hại xảy ra mà không có ai chứng kiến, hay xảy ra mà không do lỗi của ai cả, nếu buộc nạn nhân phải dẫn chứng lỗi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường của nạn nhân. Ngoài ra khuynh hướng cổ điển cũng không giải thích được trách nhiệm của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi về các thiệt hại do họ gây ra.
Khuynh hướng thứ hai đó là khuynh hướng chủ trương trách nhiệm khách quan, không cần điều kiện lỗi. Khuynh hướng này đặt ra trách nhiệm khách quan cho người gây ra thiệt hại, do đó, trong mọi trường hợp, người này đều phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khuynh hướng này cũng không thỏa đáng vì bảo đảm sự bồi thường cho nạn nhân trong mọi trường hợp không hẳn là một giải pháp ích lợi cho xã hội. Trên lập trường lợi ích công cộng còn phải quan tâm đến quyền tự do hoạt động của cá nhân, nếu thừa nhận sự bồi thường mà không đòi hỏi lỗi, mọi sự hoạt động của cá nhận sẽ bị tê liệt vì ai nấy đều không khỏi e sợ gây thiệt hại phải bồi thường mặc dầu không phạm lỗi.
Từ những lập luận trên, cùng với thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân Bộ luật dân sự Việt Nam được xây dựng trên cơ sở dung hòa cả hai khuynh hướng trên. Bên cạnh những điều khoản quy định yếu tố lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS Việt Nam cũng áp dụng chế độ trách nhiệm khách quan đối với các thiệt hại do tác động của các phương tiện cơ giới, của súc vật và vật vô tri thức khác. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Ví dụ tại Khoản 3 Điều 627 quy định là: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi”. hay Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”
Khi xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phân biệt với những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hay vô ý gây ra. Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ được qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dẫn chiếu vì điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vực luật hình sự, mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Đối với sự kiện bất ngờ thì người gây thiệt hại cũng không bị coi là có lỗi vì họ không thể thấy trước, không buộc phải thấy trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình, vì ở đây họ không có đủ điều kiện để lựa chọn tránh sự thiệt hại. Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó.
Ngoài ra, đối với người tâm thần, người chưa thành niên dưới 15 tuổi, hay người bị người khác cố ý dùng chất kích thích làm cho mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình, khi họ có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại thì cũng không bị coi là có lỗi, từ đó họ cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, lỗi được xem xét là lỗi của người quản lý người gây thiệt hại hay lỗi của người đã cố ý dùng chất kích thích làm người khác mất năng lực hành vi dẫn tới gây thiệt hại.
2. Hành vi có lỗi và phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý
Hành vi có lỗi, theo quy định tại Điều 308 BLDS thì "Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hay lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác: Khoản 1 Điều 308 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo quy định của khoản 2 Điều 308 BLDS thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
2.1 Về lỗi cố ý
Khoản 2 Điều 308 BLDS quy định: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hay không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.
Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hay không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý của mình.
Về măt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây hại luôn nhằm mục đích có thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
Mong muốn có thiệt hại xảy ra.
Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Mức độ thể hiện ý chí- hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hai.
2.2 Về lỗi vô ý
Khoản 2 Điều 308 BLDS quy định: “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hay có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hay thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hay có thể ngăn chặn được.” Như vậy, lỗi vô ý biểu hiện ở việc người gây thiệt hại không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải thấy trước mà vẫn thực hiện hành vi ấy vì cho rằng hậu quả đó không thể xảy ra. Ví dụ: A có một vườn cây cạnh nhà B một hôm A chặt cây gỗ to để bán. Khi làm việc này, A biết là rất nguy hiểm vì cây gỗ có thể đổ vào nhà B. Nhưng A cho rằng mình có thể chặt cây đổ về phía vườn nhà. Kết quả cây gỗ đó đã đổ vào nhà ông B.
Đối với lỗi vô ý, tùy theo mức độ trầm trọng của nó, cũng có thể phân chia thành lỗi nặng, lỗi nhẹ, lỗi rất nhẹ như trong trường hợp trách nhiệm hợp đồng, nhưng đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, sự phân biệt này không có lợi ích gì trên thực tế, vì trên nguyên tắc một lỗi rất nhẹ cũng đủ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Lỗi vô ý hay lỗi cố ý cần được xem xét trên các căn cứ như thời gian, địa điểm, điều kiện, diễn biến của sự việc, căn cứ vào sự hiểu biết xã hội, nghiệp vụ chuyên môn của người có hành vi gây thiệt hại từ đó kết luận người gây thiệt hại có nhận thức được hành vi của mình hay không và buộc phải nhận thức được hay không. Khác với cách giải quyết trong trách nhiệm hình sự dù đối với lỗi vô ý hay lỗi cố ý thì người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự. Trong trách nhiệm hình sự lỗi vô ý gây thiệt hại nhỏ thì không phải truy cứu trách nhiệm hình sự, còn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì không vì sự cố ý hay vô ý của người gây thiệt hại mà xét họ có phải bồi thường hay không hay là xét ở mức độ tăng hay giảm mà ở đây chỉ xem xét mức độ giảm bồi thường được quy định ở khoản 2 Điều 605 BLDS.
Về ý nghĩa của việc phân biệt hai hình thức lỗi: ta nhận thấy rằng, mặc dù Điều 308 BLDS chia “lỗi” thành hai hình thức - lỗi cố ý và lỗi vô ý nhưng hầu như ý nghĩa của sự phân chia này không được thể hiện trong các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ Điều 615 có nhắc đến lỗi cố ý của người dùng rượu hay các chất kích thích khác làm cho người khác lầm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình mà gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên đối với mọi trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định cụ thể tại BLDS, việc phân định lỗi cố ý hay lỗi vô ý ảnh hưởng đến mức bồi thường được quy định tại khoản 2 Điều 605, trong đó coi yếu tố lỗi vô ý là căn cứ giảm mức bồi thường khi người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắc và lâu dài của mình. Như vậy, trừ trường hợp quy định tại Điều 615, việc phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý không có ý nghĩa trong việc xác định hay loại trừ trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại.
III. Thực tiễn và việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nhận xét
1. Một số vụ việc thực tế áp dụng quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1 Vụ việc thứ nhất
KẾT LUẬN

Như vậy yếu tố lỗi - là một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là cần thiết. Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp dụng chuẩn xác các qui phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, qua đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật.
Thông qua việc nhận thức về lỗi, nhằm giúp các luật sư hiểu một cách chính xác, đúng và toàn diện về bản chất của yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, để bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Maymiu

New Member
Download Tiểu luận Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Download miễn phí Tiểu luận Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- Một số vấn đề lí luận và thực tiễn





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Một số vấn đề lí luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3
II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4
1. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4
2. Hành vi có lỗi và phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý 8
2.1 Về lỗi cố ý 8
2.2 Về lỗi vô ý 9
III. Thực tiễn và việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nhận xét 10
1. Một số vụ việc thực tế áp dụng quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 11
1.1 Vụ việc thứ nhất 11
1.2 Vụ việc thứ hai 12
1.3 Vụ việc thứ ba 14
2. Nhận xét về những quy định hiện hành của pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 16
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t hại ngoài hợp đồng.
Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó, khoản 1 Điều 307 BLDS quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổ thất về tình thần” Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau.
II. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm về lỗi và ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói riêng.
Trong phạm vi bài viết này, lỗi được thống nhất hiểu là là trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm hình sự, hình thức và mức độ lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định kẻ phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, đối với trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi và mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý.
Xung quanh vấn đề lỗi, một câu hỏi thường được đặt ra đó là: Mọi trường hợp trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều tiên niệm có sự thiệt hại, nhưng có phải mọi sự thiệt hại có đều phát sinh trách nhiệm không? Hay sự thiệt hại đó còn cần do một lỗi gây ra? Về vấn đề này có hai quan điểm: một quan điểm cố điển cho rằng phải có lỗi mới có trách nhiệm, một quan điểm khác lại chủ trương trách nhiệm khách quan không cần điều kiện lỗi.
Khuynh hướng cổ điển đặt căn bản của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trên ý niệm lỗi của người gây ra thiệt hại cho người khác. Theo đó, lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại.
Đây cũng là quan điểm của Điều 604 BLDS: “Người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hay chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Giá trị của khuynh hướng cổ điển khi đặt trách nhiệm trên nền tảng lỗi là đã xác định phạm vi của tự do cá nhân: mọi người trong xã hội đều được tự do hoạt động, sự tự do ấy chỉ bị giới hạn bởi quyền lợi của người khác; vậy chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Song trong tình trạng kinh tế xã hội ngày nay, khuynh hướng cổ điển nhiều khi tỏ ra chật hẹp và không che chở được một cách có hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Thực vậy, trong trường hợp thiệt hại xảy ra mà không có ai chứng kiến, hay xảy ra mà không do lỗi của ai cả, nếu buộc nạn nhân phải dẫn chứng lỗi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường của nạn nhân. Ngoài ra khuynh hướng cổ điển cũng không giải thích được trách nhiệm của người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi về các thiệt hại do họ gây ra.
Khuynh hướng thứ hai đó là khuynh hướng chủ trương trách nhiệm khách quan, không cần điều kiện lỗi. Khuynh hướng này đặt ra trách nhiệm khách quan cho người gây ra thiệt hại, do đó, trong mọi trường hợp, người này đều phải chịu trách nhiệm bồi thường. Khuynh hướng này cũng không thỏa đáng vì bảo đảm sự bồi thường cho nạn nhân trong mọi trường hợp không hẳn là một giải pháp ích lợi cho xã hội. Trên lập trường lợi ích công cộng còn phải quan tâm đến quyền tự do hoạt động của cá nhân, nếu thừa nhận sự bồi thường mà không đòi hỏi lỗi, mọi sự hoạt động của cá nhận sẽ bị tê liệt vì ai nấy đều không khỏi e sợ gây thiệt hại phải bồi thường mặc dầu không phạm lỗi.
Từ những lập luận trên, cùng với thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người, để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân Bộ luật dân sự Việt Nam được xây dựng trên cơ sở dung hòa cả hai khuynh hướng trên. Bên cạnh những điều khoản quy định yếu tố lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, BLDS Việt Nam cũng áp dụng chế độ trách nhiệm khách quan đối với các thiệt hại do tác động của các phương tiện cơ giới, của súc vật và vật vô tri thức khác. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Ví dụ tại Khoản 3 Điều 627 quy định là: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi”. hay Điều 624 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.”
Khi xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phân biệ...
Mik đọc bài bản đầy đủ được k
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Nghiên cứu yếu tố gây ra lỗi thiên lệch (Bias) trong câu hỏi thi PISA 2012 - Lĩnh vực Toán học Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết lê lựu Văn học 0
D Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết đất lửa của nguyễn quang sáng Văn học 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top