pe.sockkute

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo theo đó là những tìn ngưỡng dị đoan xấu cũng vì thế mà phát triển, dẫn đến những hành vi xấu của một bộ phận con người, một trong sô đó là tình trạng xâm phạm mồ mả trở nên phổ biến, những cá nhân xấu đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ, hay cũng có trường hợp xâm phạm mồ mả của người chết, cũng như thi thể của người do hiện tượng sét đánh để lấy đi bàn tay bị sét đánh hòng thuận tiện cho việc trộm cắp cho việc trộm cắp tài sản, dựa theo một tín ngưỡng dị đoan.
Những vấn đề được nêu ở trên đang là những bức xúc của người dân được dư luận hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết là do lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật xử lý hay không hay xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà em chọn để tìm hiểu trong đề tài này. Chính do những bức xúc, bất cập về tình trạng xâm phạm mồ mả trong xã hội hiện vì thế việc nghiên cứu “Mồ mả và trách nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả” là một yêu cầu mang tính cấp thiết để người dân có thể nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật của nhà nước.








GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ
1. Các khái niệm liện quan
a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Quyền nhân thân và quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác luôn được pháp luật bảo vệ. Hệ thống pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật có vai trò khác nhau trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cảu các chủ thể. Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi cảu mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là tách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi BLDS 1995 ra đời thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp đó, BLDS 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 604, BLDS 2005 quy định:
“1. Người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏa, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phậm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hay chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”
Như vậy theo quy định tại Điều 604, BLDS 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt nếu pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phát sinh kể cả khi không có lỗi của người gây thiệt hại. Dưới gọc độ khoa học pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này gọi là trách nhiệm nâng cao.
Có thể đưa ra khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại tách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa trên các điều kiện do phát luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
b. Khái niệm “mồ mả”
Trong tín ngưỡng của nhiều dân tộc cũng như các tôn giáo khác nhau, mồ mả không đơn thuần chỉ là “nơi chôn cất thi thể” mà nó là nơi linh hồn của ông bà, tổ tiên, những người thân đã khuất an nghỉ. Ở Việt Nam, qua một vài phong tục truyền thống như: cúng ông bà tổ tiên, tảo mộ… có thể thấy mồ mả luôn là một nơi linh thiêng, có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiềm thức mỗi người Việt Nam.
Tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 2005 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang không có khái niệm “mồ mả”, chỉ có khái niệm: “Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người”. (khoản 4 Điều 2)
Mồ mả và thi thể có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng không thể đồng nhất hai khái niệm này. Mồ mả là vật chất chứa đựng thi thể, hài cốt. Ngược lại, một vật chất chỉ được coi là mồ mả khi nó chứa đựng thi thể, hài cốt. Ở một số nơi có phong tục thờ vong, khi không thể tìm được thi thể, hài cốt thì người thân thường lập nên một nơi gọi là “mồ mả” như một hình thức trấn an tâm lý, để không cảm giác tội lỗi với người đã mất. Tuy nhiên hình thức này không được xem là mồ mả.
Như vậy, chúng ra có thể đưa ra khái niệm mồ mả như sau:
Mồ mả là dạng vật chất được sử dụng với mục đích chôn cất thi thể, hài cốt của người chết.
c. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Qua việc phân tích khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và khái niệm mồ mả, có thể thấy hành vi trái pháp luật của các chủ thể nhất định xâm phạm tới nơi chôn cất thi hài, xương cốt của người chết sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là hành vi có lỗi thể hiện dưới dạng hành động của người xâm phạm.
Như vậy, có thể khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách nhiệm pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới mồ mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
2. Tính chất đặc biệt của “bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả”
Việc làm rõ những quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị xâm phạm do hành vi xâm phạm mổ mả gây ra là việc làm cần thiết và quan trọng. Vì chỉ khi xác định được hành vi xâm phạm mồ mả, các quyền nhân thân và tài sản của người bị xâm phạm thì mới có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm mồ mả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hai, các khoản bồi thường, mức độ bồi thường thiệt hại của người có hành vi xâm phạm mồ mả phải được dựa trên cơ sở pháp lí để toàn án có căn cứ buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Theo nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại di mồm mả bị xâm phạm được xác định dựa trên các yếu tố sau:
Thứ nhất, mồ mả là nơi mai tang thi thể hay hài cốt cá nhân, theo đó mồ mả là quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người chết, không thể chuyền dịch và không thể thay đổi cho người khác. Mồ mả cũng là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng tộc của người có mồ ảm đó. Tính chất hai mặt của quyền nhân thân liên quan đến mồ mả cũng là đặc điểm khác biệt so với các quyền nhân thân khác của cá nhân khi còn sống, do vậy cần thiết phải làm rõ thuộc tính này để có căn cứ pháp lí khi xác định trách nhiệm dân sự của người xâm phạm mổ mả;
Thứ hai, hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là hành vi trái pháp luật;
Thứ ba, người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá nhân có mổ mả đó
Thứ tư, thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy hành vi xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản mà là hành vi xâm phạm quyền nhân thân gắn với thi thể, mồ mả của cá nhân;
Thứ năm, bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả mà thực chất là bồi thường những chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hai.

II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ do phát luật quy định. Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm. Tuy nhiên nhiên chúng ra có thể dựa trên cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập tại Điều 307 và Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó thì có bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng, đó là các căn cứ sau:
- Có thiệt hại xảy ra;
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
- Có lỗi của người gây thiệt hại
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;
Căn cứ vào những điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chúng ta sẽ xem xét những điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
a. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó, không có thiệt hại thì không đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các khác.
Khoản 1 Điều 307 BLDS năm 2005 quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”.

d. Có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vị trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần xem xét, phân tích đánh giá tất cả sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan, toàn diện, Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm người gây thiệt hại. Làm tốt được điều này sẽ giúp những người làm công tác xét xử có thể đưa ra kết luận một cách chính xác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới mồ mả.
2. Xác định thiệt hại
Thiệt hại là điều kiện tiên quyết để phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng. Viêc xác định thiệt hại thực tế xảy ra là điều kiện để có thể thực hiện nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại đầy đủ chính xác.
Trách nhiệm của người có hành vi xâm phạm mồ mả bao gồm:
- Người xâm pham mồ mả chịu trách nhiệm về tài sản: Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là những chi phí hợp lí để hạn chế khắc phục thiệt hại. Tính hợp lí khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế. Những thiệt hại về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm là những chi phsi hợp lú khác cho việc xây dựng mồ mả (chi phí về tiền cỗng ây dựng mồ mả…). Những vật liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm số gạch đất nung, đá nhân tạo, đá tự nhiên, cát, vôi, xi măng, sắt thép, sơn, bia đá, bia đồng, bia xi măng cốt thép, gỗ, tấm lợp, ngói…. Đã bị người xâm phạm mồm mả gây thiệt hại, xác định được bằng khoản tiền vào thời điểm bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại về mồ mả cũng theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì người gây thiệt hại phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường toàn bộ thiệt hại). Như vậy, bồi thường thiệt hại về mồ mả (phần tài sản) cũng tuân theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do hành vi xâm phạm mồ mả mà gây thiệt hại về tài sản. Những chi phí trả cho thầy bói, cô đồng và những chi phí khác liên quan đến điều cấm của pháp luật như gọi hồn người chết, yểm bùa, liên hoan nhân dịp khánh thành ngôi mộ khắc phục lại… thì người xâm phạm mồ mả không phải bồi thường.
- Người xâm phạm mồ mả phải chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất tinh thần: Người xâm phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân bất khả dịch chuyển của cá nhân có mồ mả, mà còm xâm phạm đến tinh thần người thân thích của cá nhân có mồ mả. Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả của người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là những khaorn chi phsi để hạn chế khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra theo nguyên rắc bồi thường toàn bộ. Ngoài ra, người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần chi người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Vì hành vi xâm phạm mồ mả không những gây thiệt hại về phần tài sản như đã xác định trên đây mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân có mồ mả đó đồng thời cũng gây ra những tổn thất về tinh thần đối với người thân thích của cá nhân có mồ mà bị xâm phạm. Nhân định này đứa dựa trên những căn cứ sau:
+ Quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết nhưng quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm.
+ Những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm được xác định theo quy định của pháp luật dân sự là sự tổn thất vè mặt tinh thần. Về người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm có được coi là tương tự như trong trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm theo quy định tại Điều 611 BLDS năm 2005 không? Điều 611 BLDS năm 2005 chỉ quy định thiệt hại cho người còn sống mà danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó bị xâm phạm. Vấn đề đặt ra ở đây là những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm có được hưởng khoản tiền bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần do mồ mả của cá nhân là người thân thích của họ bị xâm phạm không? Trong trường hợp mồ mả của cá nhân do bị đào bới và bị làm tiêu hủy, giảm sút hài cốt dẫn đến tình trạng hài cốt không còn được giữ nguyên vẹn đã gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần của những người thân thích, thì người xâm phạm có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Trong trường hợp không thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể áp dụng mức bồi thường tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 611 BLDS năm 2005. Mồ mả của cá nhân bị xâm phạm mà bị tiêu hủy, bị nhầm lẫn, bị xáo trộn... đã khiến những người thân thích đau lòng, tổn thất về tinh thần không phải là nhỏ, do đó mồ mả của cá nhân luôn được người thân thích lưu tâm bảo quản và giữ gìn. Vì vậy việc áp dụng khoản 2 Điều 611 BLDS năm 2005 để buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả bồi thường thiệt hại cho người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm là hoàn toàn hợp lý.
Như vậy thiệt hại mà người xâm phạm mổ mả phải chịu trách nhiệm là những thiệt hại về tài sản và về tổn thất tinh thần của những người thân thích của cá nhân có mồ mả do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra. Ngoài ra việc chia số tiền đền bù thiệt hại về tổn thất tinh thần của những người thân thích của cá nhân có mồ mả, theo em sẽ được vận dụng cách chia thừa kế theo pháp luật dựa vào các Điều từ 674 đến 680 chương 24 BLDS để đảm bảo quyền lợi của những người được nhận thừa kế.

III. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ
1. Một số điểm hạn chế về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
- Mồ mả là khách thể được pháp luật bảo vệ không chỉ trong Bộ luật dân sự mà còn cả trong Bộ luật hình sự nhưng hiện tại chưa có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về khái niệm “mồ mả”. Chỉ có một văn bản đề cập tới khái niệm “phần mộ cá nhân” tại Nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 2008 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang. Điều này gây khó khăn cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp “thờ vong”, trong “mộ” không có thi hài,…
- “Chi phí hợp lí” cho việc hạn chê, khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra như quy định tạo Điều 629 năm 2005, vẫn còn chưa có hướng dẫn nào cụ thể, bao nhiêu là đủ, “hợp lí”

- Một số trường hợp xảy ra trên thực tế là các con cháu muốn di dời mồ mả của ông, bà, cha, mẹ… đến gần nơi mình ở nhưng không được sự đồng ý, thống nhất giữa các anh, chị em trong gia đình. Vậy việc tự ý của một cá nhân trong gia đình đó có được coi là hành vi xâm phạm mồ mả không? Nếu có thì trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này là như nào? Về vấn đề này, pháp luật chưa có quy định để điều chỉnh
2. Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Trong thực tế khi áp dụng pháp luật, chúng ta thấy những vấn đề nảy sinh mà pháp luật chưa dự liệu được. Sau đây là một số phương hướng để hoàn thiện pháp luật về “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả”:
- Để tạo điều kiện cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được tốt hơn, chúng ta phải xác định được khái niệm “mồ mả”. Có như vậy thì các cán bộ tư pháp mới có sự thuận tiện trong công việc và người dân cũng có thể tham khảo để tránh việc khởi kiện không có cơ sở. Đặc biệt, phong tục chôn cất mồ mả ở mỗi địa phương là khác nhau, điều này có thể dẫn đến việc hiểu khái niệm “mồ mả” cũng khác nhau. Vì vậy, pháp luật cần có quy định giải thích khái niệm “mồ mả” nhằm tạo hiểu thống nhất.
- Cần có hướng dẫn xác định thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm theo hướng: Xác định thiệt hại theo giá cả, phong tục tập quán của riêng từng địa phương, thiệt hại tổn thất về mặt tinh thần của những người thân thích.
- Đối với những tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả, cũng nên xem đây là một dạng tranh chấp dân sự. Tòa án cần thụ lí và giải quyết để quyền lợi của người dân được đảm bảo.
- Quyền di dời, bảo quan, trông nom mồ mả… của thân nhân là quyền chính đáng và thiêng liêng của người dân. Tranh chấp xảy ra giữa những người thân của người đã mất tuy ít nhưng vẫn cần được nhìn nhận







KẾT LUẬN

Chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả ra đời đã tạo cơ sở pháp lí cho việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, pháp chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả người khác. Tòa án khi thụ lí và giải quyết vấn đề này cần nghiên cứu và ra hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền và đường lối xử lý làm căn cứ pháp luật để áp dụng trong thực tế nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm. Thông qua bài làm, em mong muốn mọi người có thể hiểu, nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật của nhà nước về “trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả”. Bài làm của em còn rất nhiều thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.













DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2-NXB CAND, trường đại học Luật Hà Nội
2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam modul 2- NXB Giáo dục Việt Nam, TS. Lê Đình Nghị (chủ biên)
3. Bộ luật Dân sự năm 2005
4. “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mà” khóa luận tốt nghiệp năm 2011, Nguyễn Thị Hồng Nhung (người hướng dân TS: Lê Đình Nghị)
5. Bài viết “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả” đăng trên “tạp chi Luật học” số 2/2009 của TS. Phùng Trung Tập

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ 2
1. Các khái niệm liện quan 2
a. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2
b. Khái niệm “mồ mả” 3
c. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả 4
2. Tính chất đặc biệt của “bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả” 4
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH 5
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả 6
a. Có thiệt hại xảy ra 6
b. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật 7
c. Có lỗi của người gây thiệt hại 9
d. Có mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra 11
2. Xác định thiệt hại 11
III. MỘT SỐ ĐIỂM HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ 14
1. Một số điểm hạn chế về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả 14
2. Phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả 15
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top