lamvietphap
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu.
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng; đồng thời, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 9-2-1930), đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản trong cách mạng Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu thời đại mới trong lịch sử nước ta, thời đại giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kết hợp với phong trào yêu nước và cách mạng, quyết địng nội dung, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên lịch sử vẻ vang của mình, mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của các dân tộc bị áp bức là xoá bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội.
Tiểu luận môn học của em trình bày về vấn đề Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua trong Hội nghị hợp nhất đã định hướng cho các hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới thành lập. Do thời gian và kiến thức có hạn cho nên bài viết không tránh khỏi những thiết sót .Em xin chân thành Thank cô đã cho em nhiều kiến thức quí báu qua môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục lục
Trang
Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2
1.Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 2
2.Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930 5
Chương II: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng 7
1.Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thể hiện thông qua
chính cương vắn tắt của Đảng 7
2.Cương lĩnh đầu tiên của Đảng thể hiện qua sách lược vắn tắt
của Đảng 9
Chương III: Đánh giá, kết luận và bài học kinh nghiệm 11
Chương I
Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
1.Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội không còn đủ sức lãnh đạo. Trong khi đó, số lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên cách mạng đồng chí hội ngày thêm nhiều. cần thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào, đó là một yêu cầu khách quan và đã có những tiền đề nhất định.
Tháng 3 năm 1929, những cộng sản đoàn trong Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội Bắc Kỳ gồm các đồng chí : Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân, Dương Hạc Đính đã họp tại số nhà 5Đ Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và chủ trương tiến tới thành lập Đảng cộng sản thay thế Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội để lãnh đạo cách mạng.
Ngày 1 tháng 5 năm 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội nghị để thành lập Đảng cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi Đại hội về nước, ra lời kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản.
Ngày 17 tháng 6 năm 1929, những đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đẵ họp tại số nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản đảng, cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời, thông qua Tuyên ngôn
và quyết định xuất bản báo Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng.
Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội bế mạc, 6 uỷ viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiên chủ trương này, những cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).
Thượng tuần tháng 8 năm 1929, An Nam cộng sản đảng được thành lập tại căn phòng số 1, lầu 2 “Phong cảnh khách lâu” ở đường Bônác Philippin Sài Gòn. Hội nghị này đã cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng, gồm các đồng chí Châu Văn Liêm (tức Việt), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách do đồng chí Châu Văn Liêm làm bí thư.
Sau Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng, các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào ngày 1 tháng 1 năm 1930, gồm các đồng chí Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Do vậy, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời những chưa có Ban chấp hành trung ương.
Về nguyên tắc liên minh, Sách lược vắn tắt đã viết : “Trong khi liên lạc tạm thời với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông đi vào đường lối thoả hiệp”.
Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng “bạo lực cách mạng của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, rồi “dựng ra chính phủ công nông binh” chứ không phải bằng con đường cải lương.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô. Sách lược vắn tắt ghi rõ: “ Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, lại phải đồng thời tuyên truyền vừa thực hành liên lạc với giai cấp bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”.
Cương lĩnh đầu tiên cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng “ thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày cùng kiệt làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại đại chủ, phong kiến” , đồng thời phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho giải phóng dân tộc và “để đi tới” chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Chương III
Đánh giá, kết luận và bài học kinh nghiệm
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉ chiếm 1,2% dân số, đã có cương lĩnh cách mạng đúng đắn ngay từ đầu. Điều đó chứng minh rằng Đảng đã nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sớm kết hợp yếu tố giai cấp với yếu tố dân tộc một cách sáng tạo; gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phát huy được truyền thống yêu nước, đánh giá đúng vị trí của từng giai cấp cách mạng, đoàn kết được các lực lượng yêu nước, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.
Cương lĩnh đầu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của đồng chí Nguyễn ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã phê phán những “sai lầm” của Hội nghị hợp nhất và quyết định “thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ” của Đảng, thông qua Luận cương chính trị theo tinh thần chỉ thị của Quốc tế cộng sản, đổi tên đảng là Đảng cộng sản Đông Dương.
Sở dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa cương lĩnh đầu tiên do Hội nghị thành lập Đảng vạch ra với Luận cương chính trị và các văn kiện của Hội nghị trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 là không chỉ do kết hợp hay tách rời yếu tố giai cấp với yếu tố dân tộc, mà còn do xác nhận đúng hay chưa đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều kiện cụ thể nước ta. đồng chí Nguyễn ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đánh giá đúng hơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam.
Tuy bị phê phán nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh đầu tiên.
Sau 30 năm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hay bị phá sản, hay bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng được sự củng cố và tăng cường”.
Đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng và toàn dân.Cương lĩnh đầu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.
Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưỏng chiến lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn ái Quốc . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời nói đầu.
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng; đồng thời, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 9-2-1930), đánh dấu sự chấm dứt ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản trong cách mạng Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu thời đại mới trong lịch sử nước ta, thời đại giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kết hợp với phong trào yêu nước và cách mạng, quyết địng nội dung, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên lịch sử vẻ vang của mình, mà còn góp phần vào sự nghiệp chung của các dân tộc bị áp bức là xoá bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội.
Tiểu luận môn học của em trình bày về vấn đề Cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua trong Hội nghị hợp nhất đã định hướng cho các hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới thành lập. Do thời gian và kiến thức có hạn cho nên bài viết không tránh khỏi những thiết sót .Em xin chân thành Thank cô đã cho em nhiều kiến thức quí báu qua môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục lục
Trang
Chương I: Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 2
1.Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 2
2.Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930 5
Chương II: Cương lĩnh đầu tiên của Đảng 7
1.Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thể hiện thông qua
chính cương vắn tắt của Đảng 7
2.Cương lĩnh đầu tiên của Đảng thể hiện qua sách lược vắn tắt
của Đảng 9
Chương III: Đánh giá, kết luận và bài học kinh nghiệm 11
Chương I
Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
1.Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội không còn đủ sức lãnh đạo. Trong khi đó, số lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên cách mạng đồng chí hội ngày thêm nhiều. cần thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào, đó là một yêu cầu khách quan và đã có những tiền đề nhất định.
Tháng 3 năm 1929, những cộng sản đoàn trong Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội Bắc Kỳ gồm các đồng chí : Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Văn Tuân, Dương Hạc Đính đã họp tại số nhà 5Đ Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và chủ trương tiến tới thành lập Đảng cộng sản thay thế Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội để lãnh đạo cách mạng.
Ngày 1 tháng 5 năm 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội nghị để thành lập Đảng cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi Đại hội về nước, ra lời kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản.
Ngày 17 tháng 6 năm 1929, những đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đẵ họp tại số nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản đảng, cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời, thông qua Tuyên ngôn
và quyết định xuất bản báo Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng.
Sau khi Đại hội toàn quốc của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội bế mạc, 6 uỷ viên mới được bầu vào Tổng bộ là Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Nguyễn Sĩ Sách, Lê Hồng Sơn, Phạm Văn Đồng đã họp bàn việc thành lập Đảng cộng sản, cử ra ban trù bị gồm các đồng chí lãnh đạo Tổng bộ nói trên. Thực hiên chủ trương này, những cộng sản đoàn còn lại trong Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã hình thành các chi bộ cộng sản. Ngoài hai chi bộ cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ còn có chi bộ cộng sản người Việt Nam ở Thái Lan và một chi bộ ở Hồng Kông (Trung Quốc).
Thượng tuần tháng 8 năm 1929, An Nam cộng sản đảng được thành lập tại căn phòng số 1, lầu 2 “Phong cảnh khách lâu” ở đường Bônác Philippin Sài Gòn. Hội nghị này đã cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng, gồm các đồng chí Châu Văn Liêm (tức Việt), Nguyễn Thiệu, Trần Não, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Sĩ Sách do đồng chí Châu Văn Liêm làm bí thư.
Sau Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng, các đảng viên Tân Việt cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã tiến hành Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào ngày 1 tháng 1 năm 1930, gồm các đồng chí Trần Hữu Chương, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Nguyễn Xuân Thanh, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đề, Ngô Đình Mãn, Lê Tiềm, Lê Tốn. Đại hội chưa kết thúc thì các đại biểu đã bị chính quyền Pháp bắt. Do vậy, Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời những chưa có Ban chấp hành trung ương.
Về nguyên tắc liên minh, Sách lược vắn tắt đã viết : “Trong khi liên lạc tạm thời với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông đi vào đường lối thoả hiệp”.
Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng “bạo lực cách mạng của quần chúng, để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, rồi “dựng ra chính phủ công nông binh” chứ không phải bằng con đường cải lương.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng trong mặt trận cách mạng của các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới mà đội quân tiên phong của mặt trận này là Liên Xô. Sách lược vắn tắt ghi rõ: “ Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước Việt Nam độc lập, lại phải đồng thời tuyên truyền vừa thực hành liên lạc với giai cấp bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”.
Cương lĩnh đầu tiên cũng khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng “ thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”, “phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo cho dân cày cùng kiệt làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại đại chủ, phong kiến” , đồng thời phải liên minh với các giai cấp cách mạng và tầng lớp yêu nước khác, đoàn kết họ, tổ chức họ đấu tranh cho giải phóng dân tộc và “để đi tới” chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Chương III
Đánh giá, kết luận và bài học kinh nghiệm
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở một nước thuộc địa, giai cấp công nhân chỉ chiếm 1,2% dân số, đã có cương lĩnh cách mạng đúng đắn ngay từ đầu. Điều đó chứng minh rằng Đảng đã nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp, sớm kết hợp yếu tố giai cấp với yếu tố dân tộc một cách sáng tạo; gắn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, phát huy được truyền thống yêu nước, đánh giá đúng vị trí của từng giai cấp cách mạng, đoàn kết được các lực lượng yêu nước, nhờ đó mà Đảng đã nắm được quyền lãnh đạo cách mạng.
Cương lĩnh đầu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của đồng chí Nguyễn ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã phê phán những “sai lầm” của Hội nghị hợp nhất và quyết định “thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ” của Đảng, thông qua Luận cương chính trị theo tinh thần chỉ thị của Quốc tế cộng sản, đổi tên đảng là Đảng cộng sản Đông Dương.
Sở dĩ có vấn đề chưa thống nhất giữa cương lĩnh đầu tiên do Hội nghị thành lập Đảng vạch ra với Luận cương chính trị và các văn kiện của Hội nghị trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 là không chỉ do kết hợp hay tách rời yếu tố giai cấp với yếu tố dân tộc, mà còn do xác nhận đúng hay chưa đúng vị trí của mỗi yếu tố đó trong điều kiện cụ thể nước ta. đồng chí Nguyễn ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, đánh giá đúng hơn và đầy đủ hơn yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam.
Tuy bị phê phán nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự đúng đắn, sáng tạo của cương lĩnh đầu tiên.
Sau 30 năm đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta... Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hay bị phá sản, hay bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân không ngừng được sự củng cố và tăng cường”.
Đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng và toàn dân.Cương lĩnh đầu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.
Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưỏng chiến lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn ái Quốc . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: lời nói đầu bài viết cương lĩnh chính trị, tiểu luận môn lịch sử đảng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)?, Chứng minh rằng: ‘Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 2 – 1930 đã đáp ứng được yêu cầu cách mạng Việt Nam? (5đ), VẬN DỤNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Last edited by a moderator: