Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU:............................................................................................2
NỘI DUNG:.................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI:........................................................3
II. ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM MẸ TRONG VIỆC NUÔI CON NUÔI:......................5
1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi (Bản chất pháp lý):................5
2. Điều kiện nhận nuôi con nuôi:...........................................................................8
3. Quyền làm mẹ trong việc nuôi con nuôi: ..........................................................9
III. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI: ................12
IV. THỰC TRẠNG NUÔI CON NUÔI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CON NUÔI TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở VIỆT NAM:................................................13
KẾT LUẬN:...............................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:................................................15




LỜI MỞ ĐẦU

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước. Từ bao đời nay, trong gia đình, người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình; sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình; người phụ nữ giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ gia đình và người phụ nữ góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống.

Trong thực tế, phụ nữ và trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, quyền của người phụ nữ và trẻ em thường hay bị vi phạm và tình trạng này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn tồn tại ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, việc ghi nhận bằng pháp luật là điều cần thiết bởi vì: “Đảm bảo bằng pháp luật, một trong những điều kiện quan trọng nhất để quyền con người được thực hiện”. Việc ghi nhận bằng pháp luật sẽ đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện.

Quyền cao nhất của người phụ nữ là quyền làm mẹ. Cho dù đó là con đẻ hay con nuôi thì người mẹ cũng dành hết tình thương yêu cho người con đó. Qua đề tài: “Đảm bảo quyền làm mẹ trong việc nuôi con nuôi”, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về quyền làm mẹ, nhất là khi quyền đó được thực hiện trong việc nuôi con nuôi, để chúng ta trân trọng nghĩa vụ thiêng liêng đó của người làm mẹ.



NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NUÔI CON NUÔI:
• Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ: Là sự kiện pháp lý hay là quan hệ pháp luật. Bài viết này đề cập việc nuôi con nuôi dưới góc độ là sự kiện pháp lý theo qui định của pháp luật Việt Nam.

Với ý nghĩa là sự kiện pháp lý, việc nuôi con nuôi bao gồm các sự việc sau:
- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôi phải thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi.

- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hay người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ sự tác động, thúc ép, dụ dố, hứa hẹn hay một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống và nó “phải được thể hiện bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó; nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hay không xác định được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý của người giám hộ” (Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

- Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Theo khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình qui định: “Việc nhận trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này, đứa trẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống,... Do đó, pháp luật qui định đứa trẻ từ đủ chín tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ chín tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý.

- Sự thể hiện ý chí của Nhà nước thông qua việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi được công nhận tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lý của việc nuôi con nuôi.

Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lý. Nếu thiếu đi một trong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Do đó, dưới góc độ là sự kiện pháp lý, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháp lý phức hợp.

Theo Điều 67 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 qui định: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội...”, theo điều này thì nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình thay thế.
• Về chế định nuôi con nuôi:
Chế định pháp lý là: “Tập hợp các qui phạm pháp luật có điểm giống nhau cùng điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội tương ứng”. Từ đó suy ra chế định nuôi con nuôi là: “Tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Chế định nuôi con nuôi thể hiện ý chí của Nhà nước và phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội từng giai đoạn lịch sử nhất định”.

II. ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM MẸ TRONG VIỆC NUÔI CON NUÔI:
1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi (Bản chất pháp lý):
Quyền của người làm mẹ được thể hiện hoàn toàn trong ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lý do khác nhau nhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiên từ yếu tố tình cảm, xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi; thường thì cảm xúc của người mẹ bao giờ cũng lớn hơn của người cha, chức năng thiên bẩm của người phụ nữ là làm mẹ nên khát khao được làm mẹ luôn luôn nhen nhóm, thôi thúc trong lòng người phụ nữ; nếu người mẹ đó không có khả năng sinh con hay người chồng không có khả năng giúp người vợ mang thai và sinh con thì khát khao làm mẹ đó càng thôi thúc người phụ nữ hơn. Thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ, người phụ nữ muốn thỏa mãn những nhu cầu nhất định của bản thân và gia đình. Bản thân người phụ nữ đó mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong muốn của mình trong việc nhận nuôi con nuôi. Như vậy, nhu cầu của người nuôi là lí do chủ yếu dẫn tới việc nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thường có suy nghĩ kĩ càng trước khi đi đến quyết định nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là do chính bản thân người nhận nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ động và hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lý của nó. Song sự tự nguyện đó phải xuất phát từ nhu cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi con nuôi và phù hợp với lợi ích của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp pháp. Nếu việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức sẽ không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì bản chất của vấn đề vẫn không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể hiện ý chí mong muốn nhận nuôi con nuôi phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng. Hai vợ chồng phải thỏa thuận và thống nhất được về việc nhận nuôi con nuôi. Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi phải đứng tên cả hai vợ chồng với tư cách là cha nuôi và mẹ nuôi.

Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn khi người nhận nuôi con nuôi đã có vợ (chồng), nhưng vợ (chồng) của họ không muốn nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ kí của cả hai vợ và chồng. Qui định này có phần chưa được rõ ràng nên có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau.

Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi có thể được trình bày nguyện vọng của mình xin đích danh một trẻ em nào đó từ cơ sở nuôi dưỡng hay từ gia đình. Nếu chưa xác định được đích danh trẻ em cần xin làm con nuôi thì người nhận nuôi có thể trình bày nguyện vọng của mình về đặc điểm của trẻ em mà họ muốn nhận nuôi như tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng gia đình của đứa
IV. THỰC TRẠNG NUÔI CON NUÔI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CON NUÔI TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở VIỆT NAM:
- Thực trạng nuôi con nuôi: vào đầu những năm 90 của Thế kỷ XX, khi người nước ngoài đến Việt Nam nhận nuôi con nuôi tăng đột biến thì số lượng đăng ký nuôi con nuôi trong nước chiếm tỷ lệ thấp hơn số lượng đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, ví dụ: từ năm 1990 đến năm 1996, số trẻ làm con nuôi người Việt Nam chiếm 48.03%, trong khi đó số trẻ làm con nuôi người nước ngoài chiếm 51.07%. Từ năm 2001 đến nay, người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn và chỉ có công dân của các nước đã ký kết hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam mới được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nên số lượng đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài giảm đi rất nhiều. Vì vậy, tỉ lệ nuôi con nuôi trong nước cao hơn nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Quản lý Nhà nước về nuôi con nuôi: Nghị định 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã chuyển giao công tác hộ tịch từ Bộ Công an sang Bộ Tư pháp và UBND các cấp quản lý. Từ đó đến nay, Bộ Tư pháp đã thống nhất quản lý công tác hộ tịch trong đó có vấn đề nuôi con nuôi. Tuy có sự thay đổi về cơ quan qunar lý nhưng việc nuôi con nuôi vẫn được đăng ký tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hay của người được nhận làm con nuôi. Thực tế quản lý Nhà nước về nuôi con nuôi cho thấy còn tồn tại một số vướng mắc như: nhiều trường hợp không đăng kí nuôi con nuôi, khi muốn đăng kí thì con nuôi đã trên 15 tuổi nên không thực hiện được; vấn đề nuôi con nuôi giữa những người có quan hệ họ hàng chưa được pháp luật qui dịnh rõ ràng, thống nhất; còn tồn tại một số trường hợp nhận nuôi con nuôi không đúng mục đích, nhưng không có cơ sở cụ thể để từ chối đăng kí việc nuôi con nuôi.
Từ thực trạng của việc nuôi con nuôi và quản lí Nhà nước về nuôi con nuôi có thể nhận định rằng đã đến lúc phải có một đạo luật riêng về vấn đề nuôi con nuôi, qui định chi tiết, cụ thể về vấn đề nuôi con nuôi. Trên cơ sở đó, Luật Nuôi con nuôi đã được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011.

KẾT LUẬN
Nuôi con nuôi – một hiện tượng xã hội, một chế định pháp lý đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi...; dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được qui định trong Luật hôn nhân và gia đình có ý nghĩa góp phần bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bảo vệ bà mẹ và phụ nữ; việc ra đời một đạo luật riêng về nuôi con nuôi là Luật Nuôi con nuôi năm 2011 càng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của chế định này.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tiểu luận biện pháp bảo đảm đầu tư Luận văn Kinh tế 2
T Tiểu luận: Điểm mới của Luật thi hành án dân sự năm 2008 về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Các điều kiện để đảm bảo tính khả thi trong văn bản pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Một số vấn đề về đăng kí giao dịch bảo đảm ở nước ta hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Vì sao Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề đảm bảo ASXH Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến và hợp pháp trong xây dựng Văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0
B Tiểu luận: Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế Luận văn Luật 2
C Tiểu luận: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của Cách Mạng Việt nam Văn hóa, Xã hội 0
J Tiểu luận Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Tài liệu chưa phân loại 5

Các chủ đề có liên quan khác

Top