Kelle

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động của môi trường ngày càng mạnh mẽ, việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính đến cả tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Một doanh nghiệp sẽ gặp không ít những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy bất kì doanh nghiệp nào cũng đều phải xây dựng cho mình một mục tiêu hoạt động kinh doanh. Đó là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doah của doanh nghiệp. Để có thể vận dụng tốt những mục tiêu này, các doanh nghiệp phải vận dụng,khai thác triệt để các cách thức, các phương pháp sản xuất kinh doanh, kể cả thủ đoạn để chiếm lĩnh thị trường, hạ giá thành sản phẩm, quay vòng vốn nhanh kịp thời cho đầu tư cung ứng thiết bị nguyên vật liệu cho sản xuất… dĩ nhiên là trong khuôn khổ mà pháp luật hiện hành cho phép. Có thể nói, công việc quản lý sản xuất kinh doanh một doanh nghiệp để đạt hiệu quả là không phải dễ mà ai cũng làm được. Làm thế nào để có đủ vốn, làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả, việc quản lý hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng … để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp, để thoát khỏi nguy cơ phá sản và chiến thắng trên thị trường cạnh tranh đang đặt ra bài toán khó với tất cả các doanh nghiệp hiện nay.
Công ty cổ phần Tràng An cũng là một doanh nghiệp khá lâu trên thị trường Việt Nam do đó không mấy lạ lẫm với những khó khăn mà doanh nghiệp có thể đối mặt. Tuy nhiên đây là một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đang phải chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Mặt khác đây là một doanh nghiệp Nhà nước cho nên vẫn có những hạn chế nhất định trong quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay với sự đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp cũng đã có những thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cố gắng đuổi kịp với xu hướng dễ thay đổi khách hàng. Đặc biệt nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, năm 2004 công ty bánh kẹo Tràng An đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Tràng An để huy động vốn đầu tư đảm bảo sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành trên thị trường.

























I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Tràng An
Tên giao dịch quốc tế: Tràng An joint – stock corporation
Địa điểm công ty: Số 30 – Phùng Chí Kiên – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
Hình thức pháp lý: Hoạt động dưới dạng công ty cổ phần
Tel: 04.7564459 – 04.7564184
Fax: 8447564138
Website:
Lĩnh vực kinh doanh: Chủ yếu là sản xuất các loại bánh, kẹo
Phạm vi hoạt động: Công ty cổ phần Tràng An hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, có thể mở nhà máy, chi nhánh, văn phòng thay mặt trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty bánh kẹo Tràng An là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp Hà Nội, là một đơn vị kinh tế độc lập được thành lập theo thông báo số 1113 CP (21/1/1992) của Bộ Công nghiệp nhẹ và QĐ 2138 /QĐUB (08/11/1992) của UBND Thành phố Hà Nội. Công ty được đặt tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy – Hà Nội và có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bánh kẹo nhằm đáp ứng nhu cầu cho nhân dân thủ đô và cả nước sản phẩm của công ty từ lâu đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên toàn quốc và đến tháng 10 năm 2004 công ty đã chuyển thành Công ty Cổ phần Tràng An theo quyết định số 6238/QĐUB ngày 24/9/2004 của UBND Thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty là: 22,2 tỉ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 51.7%. Công ty có giấy phép kinh doanh số 0103005601 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 10 năm 2004. Để có một chỗ đứng vững vàng trên thị trường như ngày hôm nay, công ty đã phải trải qua không ít những khó khăn thử thách.
Như vậy, công ty cổ phần Tràng An tiền thân là " Xí nghiệp công tư hợp danh bánh kẹo Hà Nội" được thành lập sau ngày giải phóng thủ đô,với các tên gọi qua từng thời kỳ: Xí nghiệp Bánh kẹo Hà Nội -> Nhà máy bánh kẹo Hà Nội -> Công ty bánh kẹo Tràng An rồi đến nay là công ty cổ phần Tràng An. Với kinh nghiệm hơn 40 năm, công ty cổ phần Tràng An không ngừng phát triển và trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Được biết, ngày 20/3/2007, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An đã chính thức làm lễ ra mắt tại Hà Nội và Công ty có số vốn điều lệ 60 tỷ đồng, hiện đã thu hút gần 1.000 nhà đầu tư là các tổng công ty, doanh nghiệp tham gia đóng góp vốn.
Công ty có nguồn gốc từ xí nghiệp kẹo Hà Nội hợp với xí nghiệp Mỳ Nghĩa Đô. Ngay từ buổi đầu tiên đó, công ty đã vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Trong khi các đơn vị khác vẫn được hưởng sự trợ cấp thì công ty phải tự đi lo tìm kiếm nguồn hàng, tìm kiếm nơi tiêu thụ. Đầu vào không đủ, đầu ra lại chậm, vốn thiếu trầm trọng (lúc đó công ty chỉ có 200 triệu đồng tiền vốn), tưởng chừng công ty không thể vượt qua nổi. Trong điều kiện kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, siêu lạm phát xảy ra thường xuyên, công ty lại đứng trước những thử thách mới.
Nhưng với chiến lược phát triển đúng đắn, với đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao (80% có bằng đại học) và một lớp công nhân lành nghề, có trách nhiệm, công ty đã dần vượt qua được cơn khủng hoảng. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty không chỉ còn bó gọn trong phạm vi toàn quốc mà công ty còn xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Số lượng và chủng loại sản phẩm của công ty ngày càng tăng, nếu như ban đầu công ty chỉ sản xuất 5 mặt hàng đơn điệu thì đến nay chủng loại mặt hàng của công ty đã lên tới hàng chục loại, trong đó sản phẩm kẹo hương cốm và bánh kem quế là hai sản phẩm nổi tiếng rất được ưa chuộng và đã đem lại cho công ty một khoản lợi nhuận khá lớn. Có thể giai đoạn từ năm 1992 trở lại đây là giai đoạn phát triển phát triển nhất của công ty. Sự chủ động hoàn toàn trong sản xuất kinh doanh đã giúp công ty phát triển nhảy vọt về mọi mặt:
Về mặt hàng: 40 mặt hàng với chất lượng cao, chủng loại phong phú, mẫu mã đa dạng. Đặc biệt kẹo hương cốm, kẹo sôcôla, bánh kem quế của công ty rất được ưa chuộng.
Về trình độ sản xuất kinh doanh: Thay thế hai dây chuyền lạc hậu của những năm 60 là dây chuyền hiện đại của Đài Loan, Đức, Ba Lan. Đến năm 2000 công ty đầu tư thêm hai dây máy sản xuất Snack, bánh kem quế và bánh quy cao cấp.
Về sản lượng: Do mở rộng quy mô và nâng cao sản xuất cho nên sản lượng của công ty ngày một tăng. Nếu như năm 1992, công ty sản xuất được 2100 tấn bánh kẹo các loại thì năm 2007 vừa qua, công ty đã sản xuất được 4000 tấn các loại.
Về doanh số: Từ một công ty hàng năm thu được không quá 12 tỷ đồng tiền vốn nay công ty đã đạt được doanh số hơn 60 tỷ đồng 1 năm trong đó lợi nhuận chiếm 10%. Vốn tự có của công ty theo đó cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay công ty đang nắm trong tay khoảng hơn 30 tỷ đồng vốn lưu động một con số đáng kể với một công ty thuộc loại hình vừa và nhỏ.
Nhìn lại chặng đường tồn tại và phát triển đầy khó khăn gian khổ mới thấy hết được những nỗ lực phi thường của công ty để khẳng định mình. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, do thị trường có nhiều biến động nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty có phần chậm lại. Ngoài ra công ty còn phải đối đầu với những thách thức mới khó khăn hơn đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị cạnh tranh trong nước, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài… Tình hình này lại đòi hỏi công ty phải có những sách lược mới. Hiện nay công ty đang tăng cường công tác thị trường như: nắm vững bán hàng, nghiên cứu thị trường bánh kẹo cao cấp để không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng. Chúng ta mong rằng với những sách lược mới công ty có thể đứng vững và trong tương lai tiếp tục cạnh tranh và phát triển mạnh hơn.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Tràng An

KẾT LUẬN
Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Do vậy cơ hội đến với một doanh nghiệp là rất nhiều cũng như nguy cơ biến mất khỏi thị trường cũng khó tránh khỏi nếu doanh nghiệp đó không ngày một mạnh lên. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, Công ty cổ phần Tràng An trong những năm qua đã có những nỗ lực không ngừng trong sản xuất kinh doanh của mình. Công ty đã từng bước thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh, đầu tư thêm dây chuyền máy móc thiết bị dùng cho sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm của mình tiếp tục tham gia vào các thị trường tiềm năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sản phẩm của công ty đến nay đã có mặt rộng khắp thị trường miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, phạm vi tiêu thụ không ngừng được mở rộng, từ đó công ty đã thu được một số hiệu quả nhất định, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong suốt những năm qua, công ty đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước, công ty mắc phải không ít trở ngại trong quản lý kinh doanh của mình. Mặt khác, mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp lớn trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng lan rộng và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đặt ra cho công ty những khó khăn mà công ty sẽ phải đối mặt. Điều đáng ghi nhận là công ty đang cố gắng hết mình để vượt qua thử thách và hiện tại công ty đã có những dự định cho đầu tư mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh của mình ra các thị trường mới. Nhưng để làm được những việc này thì công ty phải tiếp tục tìm ra những giải pháp cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đưa công ty đạt các chỉ tiêu trong kế hoạch của mình.





MỤC LỤC:
LỜI MỞ ĐẦU
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Thông tin chung về công ty
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Tràng An
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Tràng An
3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty
4.1. Đặc điểm về sản phẩm
4.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ
4.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài
4.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
4.4. Đặc điểm về lao động
4.5. Đặc điểm về máy móc, thiết bị, công nghệ
4.6. Đặc điểm về nguyên vật liệu
4.7. Tình hình tài chính của công ty
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA

1. Tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty
1.1. Kết quả sản xuất sản phẩm của công ty những năm gần đây
1.2. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm
1.3. Tình hình marketing và phân phối sản phẩm
1.4. Quản trị cung ứng, mua sắm, dự trữ
1.5. Tình hình quản lý và sử dụng vốn
1.6. Tình hình liên doanh liên kết và đầu tư trong và ngoài nước
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1. Ưu điểm
2.2. Những tồn tại:
2.3. Nguyên nhân
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008

1. Phương hướng chung của ngành
2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong năm 2008
KẾT LUẬN
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top