Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A- Mở đầu
I-Lý do nghiên cứu
Trong đường lối đổi mới của Đảng ta, vấn đề hội nhập quốc tế được đặt ở vị trí quan trọng. Hàn Quốc (thuộc bán đảo Triều Tiên) là một quốc gia hàng đầu của khu vực Châu á có tốc độ phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Đặc biệt trong những năm gần đây, bằng hình thức quảng bá hình ảnh đất nước và con người, Hàn Quốc đã tạo nên sự quan tâm lớn với Việt Nam về lĩnh vực văn hóa. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, văn hoá của một quốc gia, nhất là của đất nước có lịch sử lâu đời như Hàn Quốc là đề tài nghiên cứu vô cùng lớn. Với kiến thức còn hạn hẹp, trong khuôn khổ của một niên luận năm thứ 3, tui chỉ xin đề cập đến một sản phẩm nổi bật trong di sản văn hóa của dân tộc Hàn là sản phẩm gốm. Qua đó liên hệ với sản phẩm này của Việt Nam để thấy được những nét tương đồng và dị biệt trong truyền thống văn hóa giữa hai dân tộc, để hội nhập, để gắn kết, để hòa nhập mà không hòa tan và để cùng phát triển trong hòa bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
II-Lịch sử vấn đề và phương pháp nghiên cứu
Đồ gốm là một đề tài hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. ở Việt Nam, đã có một số bài viết nghiên cứu về đồ gốm Hàn Quốc, song phần lớn tập trung khai thác về lịch sử ra đời, quá trình phát triển hay các giá trị kinh tế của sản phẩm thủ công độc đáo này. Bởi vậy, niên luận này chỉ trọng tâm khai thác những giá trị văn hoá kết tinh trong sản phẩm gốm mà thôi. Đặc biệt, tui muốn liên hệ, so sánh đồ gốm Hàn Quốc với đồ gốm Việt Nam để tìm ra những đặc điểm văn hóa tương đồng và khác biệt trong văn hóa hai nước, là vấn đề chưa được nhiều người nghiên cứu.
Do nguồn tư liệu bằng tiếng Việt về đồ gốm Hàn Quốc còn rất ít nên phần lớn các thông tin về đồ gốm Hàn Quốc trong bài viết này được dịch từ tiếng Anh và tiếng Hàn trên một số sách, báo, tạp chí và internet. Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn tư liệu nói trên, đặc biệt, qua nghiên cứu thực địa bằng việc phỏng vấn trực tiếp một số thợ gốm ở Phù Lãng, Bát Tràng (Việt Nam) tui hy vọng những kết quả thu được thể hiện qua bài nghiên cứu này sẽ cung cấp cho người đọc một số hiểu biết về đồ gốm của hai nước, và quan trọng hơn là hiểu được những giá trị văn hóa của nó.
III-Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của đề tài này là tìm hiểu những nét văn hoá của mỗi dân tộc Hàn Việt qua sản phẩm gốm, từ đó rút ra những điểm giống nhau và khác nhau của văn hoá hai nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong tiến trình hội nhập văn hóa và kinh tế, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa cũng như phát triển kinh tế của mỗi dân tộc.
Nội dung chính của đề tài gồm bốn phần:
- Đồ gốm trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc
- Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Hàn Quốc
- Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Việt Nam
- Những đặc điểm văn hóa tương đồng và dị biệt qua sản phẩm gốm của hai dân tộc
B-Nội dung
I-Đồ gốm trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc
Trước khi tìm hiểu về đồ gốm trong văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc, chúng ta hãy tìm hiểu vị trí, vai trò của nó trong văn hóa và sự tiến hóa của các xã hội loài người. Morgan đã chia các giai đoạn tiến hoá của loài người thành ba thời kỳ: mông muội, dã man, văn minh.

Bảng 13.1 . Các phân kỳ dân tộc theo Morgan*
Giai đoạn Bắt đầu với
Mông muội (Savagery)
- Thấp Nguồn gốc loài người
- Giữa Đánh cá, biết sử dụng lửa
- Cao Sáng chế ra cung nỏ
Dã Man (barbarism)
- Thấp Sáng tạo ra đồ gốm
- Giữa Thuần dưỡng động vật, thực vật, sáng tạo ra phương pháp làm thuỷ lợi, sử dụng gạch không nung và đá
- Cao Khai thác quặng sắt, sử dụng các công cụ bằng sắt
Văn minh (Civilization) Sáng tạo ra các mẫu tự ký âm, sử dụng chữ viết
Mục lục
Trang
A. Mở đầu 1
I. Lý do nghiên cứu 1
II. Lịch sử vấn đề và phương pháp nghiên cứu 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
B. Nội dung 2
I. Đồ gốm trong văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của mỗi dân tộc 2
II. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Hàn Quốc 6
1. Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của đồ gồm Hàn Quốc 6
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm thời Koryo và Choseon 7
3. Tiểu kết 14
III. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Việt Nam 15
1. Khái lược về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồ gôm Việt Nam 15
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm Việt Nam 16
IV. Những nét văn hoá tương đồng và khác biệt thể hiện qua sản phẩm gốm Hàn Quốc và Việt Nam 18
1. Văn hoá tận dụng và khai thác môi trường tự nhiên 18
2. Quan điểm thẩm mỹ của hai dân tộc 19
3. Đời sống tinh thần, tình cảm của hai dân tộc 20
4. Truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực, giàu trí tưởng tượng, sức sáng tạo và sự khéo léo của các nghệ nhân gốm ở cả hai dân tộc. 21
5. Sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống 22
C. Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24


Nhìn vào bảng phân chia của Morgan có thể thấy sự xuất hiện của đồ gốm là một mốc quan trọng đánh dấu bước nhảy vọt từ thời kỳ mông muội sang thời kỳ dã man. Thời kỳ mông muội là thời kỳ con người sống thành bày đàn, ăn lông ở lỗ, chưa biết nấu chín thức ăn, chưa biết bảo quản thực phẩm,... nên cũng chưa biết chế tạo đồ gốm. Trải qua quá trình sống và lao động, con người biết khai thác nguồn đất sét sẵn có từ tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đất nung – dạng sơ khai của gốm. Các sản phẩm này rất hữu dụng trong việc bảo quản lương thực, thực phẩm và chứa đựng các dạng chất lỏng. Nhờ có đồ đựng con người biết dự trữ, biết tiết kiệm... và sau này còn biết dùng gốm để đun nấu hay dùng vào nhiều việc gia dụng khác và để trang trí, trang sức. Điều này chứng tỏ đồ gốm ra đời đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển tư duy của con người. Con người chuyển từ cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên sang


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top