Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay, dưới ánh sáng của tư tưởng đổi mới sâu sắc và toàn diện do Đại hội vạch ra chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN đã từng bước xác lập vị trí của nước ta trong khu vực và trên thế giới. Trong cơ chế kinh tế mới, nhà nước không còn can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có sự hạch toán độc lập trong kinh doanh. Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp cần quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn để cụ thể trong quá trình đổi mới đó.Qua nhận thức của bản thân em và sự mong muốn được hiểu biết thêm về vấn đề này. Nên em đã chọn Đề tài “Tình hình tổ chức và tài chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Hà nội”
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình tìm hiểu để phân tích, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Do vậy em rất mong được sự góp ý và bổ sung của Thày , cô giáo trong khoa để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!








NỘI DUNG CHÍNH
I . Giới thiệu chung về công ty Dược phẩm Hà Nội
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Dược phẩm Hà Nội Phẩm
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội - Hà Nội Pharma - được thành lập năm 1965 trên cơ sở tên ban đầu là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội. Công ty thành lập với mục đích nhằm phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh cho người dân.
Cùng với sự biến đổi về nhu cầu Kinh tế - Xã hội của đất nước, là quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập.
- Năm 1983, theo quyết định số 143 của UBND thành phố Hà nội ra ngày 17-1-1983 thành lập Xí nghiệp liên hiệp Dược Hà Nội trên cơ sở kết hợp giữa Xí nghiệp Dược phẩm Hà Nội với Công ty Dược HN
- Năm 1988, Xí nghiệp liên hiệp Dược phân thành tiến hành phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc trong khối xí nghiệp sản xuất chia thành 2 xí nghiệp:
+ Xí nghiệp Dược phẩm Thịnh Hào
+ Xí nghiệp Dược phẩm Quảng An
Tháng 1/1993 thực hiện quyết định số 2914/QĐ/UBND ngày 20-11-1992 của UBND thành phố Hà nội về việc tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp liên hiệp Dược HN được tách ra thành 3 xí nghiệp, trong đó: Xí nghiệp Dược phẩm Hà nội đã được tổ chức lại trên cơ sở kết hợp giữa 2 xí nghiệp sản xuất cũ là Xí nghiệp Dược phẩm Thịnh Hào và Xí nghiệp Dược phẩm Quảng An, nay có trụ sở tại 170- Đê La Thành –Hà nội
Theo quyết định của UBND thành phố Hà nội và được sự nhất trí của Tổng công ty 91 và Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà nội ngày 12-1-2003 Công ty Dược phẩm Hà nội đã chính thức đi vào hoạt động với cương vị là một Công ty đã được cổ phần hoá.
2.Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty Dược phẩm Hà nội:
Bước 1. chuẩn bị cổ phần hoá.
Theo nghị định 64/2002/NĐ- CP ra ngày 19/6/2002 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần . Công ty Dược Hà Nội – thành viên của Tổng công ty 91, sau khi có ý kiến phê duyệt của thủ tướng chính phủ sẽ được tổ chức thực hiện cổ phần hoá.
Công ty đã báo cáo các Bộ, UBND tỉnh , Tổng công ty 91 dự kiến các danh sách thành viên trong ban đổi mới quản lý của Công ty
Các Bộ, UBND tỉnh , Tổng công ty 91 quyết định thành lập ban đổi mới quản lý của doanh nghiệp gôm: Giám đốc hay phó Giám đốc , kế toán trưởng là uỷ viên thường trực, Các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm uỷ viên...
Ban đổi mới của công ty có trách nhiệm tuyên truyền giải thích cho nhân viên của công ty mình những chủ trương , chính sách của chính phủ để tổ chức thực hiện
Ban đổi mới của công ty đã chuẩn những tài liệu về:
• Các hổ sơ pháp lý khi thành lập công ty
• Tình hình công nợ, tài sản , nhà xưởng, vật kiến trúc đang quản lý
• Vật tư hàng hoá ứ đọng,kém, mất phẩm chất và đề ra hướng giải quyết
• Danh sách lao động của Công ty đến thời điểm tiến hành cổ phần hoá ; số lượng người , năm công tác của từng người. Dự kiến số lao động cùng kiệt được mua cổ phần theo giá ưu đãi của Nhà nước trả dần trong 10 năm
• Dự toán chi phí cổ phần hoá cho đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần thứ nhất
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hoá
Ban đổi mới quản lý của công ty tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư tiền vốn , công nợ của công ty
-Ban đổi mới quản lý của công ty lập phương án (dự kiến) cổ phần hoá doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
- Phổ biến hay niêm yết công khai các dự kiến phương án đã nêu để mọi nhân viên trong công ty được biêt cùng thảo luận
- Tổ chức đại hội công nhân viên để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hưỡng biện pháp cụ thể để có cơ sở hoàn thiện phương án
- Công ty hoàn thiện phương án trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoàn chỉnh dự thảo phê Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình đại hội cổ đông xem xét, quyết định .
Bước 3: Phê duyệt và triển khai phương án thực hiện cổ phần hoá
Ban đổi mới quản lý của công ty
- Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. Đăng ký mua tờ cổ phiếu tại Kho Bạc Nhà nước
- Thông báo công khai tình hình tài chính của công ty cho đến thời điểm cổ phần hoá
- Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần , tổ chức bán cổ phần của công ty cho các cổ đông.
- Trưởng ban đổi mới quản lý công ty triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, thông qua điều lệ hoạt động và tổ chức của công ty cổ phần.
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh.
Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp với sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý của công ty và thay mặt cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: lao động tiền vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ các tài liệu, sổ sách của công ty.
- Xin khắc con dấu công ty cổ phần . Nộp lại con dấu cũ( nếu có)
- Lập bảng đề nghị kho bạc tỉnh , thành phố cung cấp cho các cổ đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của công ty.
- Tổ chức ra mắt công ty cổ phần : đăng báo theo quy định công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hay thông báo bằng văn bản tại thời điểm hoạt động của công ty cổ phần theo con dẫu mới, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
- Đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo như quy định tại Điều 19 Nghị định số 64/ 2002/NĐ-CP ngày 29-6-2002 của Chính Phủ.


II. Công tác tổ chức của công ty
1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
KẾT LUẬN
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng đắn, một giải pháp ưu việt trong việc cải cách và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.Nhận thức rõ được điều đó, công ty cổ phần dược Hà Nội đã tìm ra được đường đi đúng đắn cho mình khi áp dụng chính sách tiến hành cổ phần hoá. Chỉ sau hơn một năm từ khi công ty bước vào hoạt động với tư cách là một công ty cổ phần bước đầu đã có những phát triển đáng kể .Doanh thu tăng lên và lợi nhuận ngày một nhiều so với những năm trước đây- khi mà công ty chưa tiến hành cổ phần hoá. Bộ máy tổ chức của công ty ngày càng liên kết chặt chẽ và có trách nhiệm hơn.
Mặc dù còn không ít những khó khăn trong khi đi vào hoạt động theo cách cổ phàn hoá nhưng công ty vẫn quyết tâm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong 5 năm tới và những năm tiếp theo để công ty ngày một đứng vững hơn phát triển bền vững hơn trong cơ chế mới của Nhà nước ta. Góp phần nhỏ bé đem lại sự phát triển trong nền kinh tế của Việt Nam .
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Luật kinh tế Trường Đại học Quản Lý Kinh doanh
2, Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước – Văn bản hiện hành
3, Hệ thống các văn bản quy định về cổ phần hoá
4, Những quy định về trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp
5,Tài liệu của công ty Cổ phần Dược phẩm Hà nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
I . Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Dược phẩm Hà nội 2
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Dược phẩm Hà Nội Phẩm 2
2.Các thủ tục tiến hành cổ phần hoá của Công ty Dược phẩm Hà nội: 2
II. Công tác tổ chức của công ty 4
1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 4
2. Các phòng ban 6
III . Tình hình tài chính và Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 8
1. Tình hình tài chính - Kế toán 8
2. Đặc điểm về máy móc, thiết bị và công nghệ - kỹ thuật 9
3. Đặc điểm về bộ máy quản lý và nguồn lao động 10
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (1999 - 2003) 10
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (1999 - 2003) 10
2. Ý kiến đóng góp 11
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH Thành Lan Luận văn Kinh tế 0
H Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại công ty TNHH dệt may Vĩnh Oanh Khoa học Tự nhiên 0
L Tình hình tổ chức vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán t ại công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Lan Luận văn Kinh tế 0
C Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở công ty TNHH dệt may Vĩnh Oanh Luận văn Kinh tế 0
N Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước, tình hình cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp nhà nước mà em biết Công nghệ thông tin 0
B TỔ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty tnhh thiết bị Hồng Đăng Luận văn Kinh tế 1
C Tổ chức kế toán nguyên vậtliệu và tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu tại công ty Dệt Kim ĐôngXuân - Tổng công ty dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Tình hình hoạt động tại Tình hình đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng kế hoạch và đầu tư huyện Yên Minh Luận văn Kinh tế 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0
L Đánh giá chung về tình hình kinh doanh, tổ chức bộ máy kế toán và các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top