Download Báo cáo Tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung năm 2009
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sự phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại. Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Nó phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ bên ngoài cũng như bên trong. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng, phát huy tối đa ưu thế của mình, cũng như khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại để có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Chìa khoá nào có thể mở ra cánh cửa của sự thành công đó? Câu hỏi đặt ra như một lời thách thức đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với doanh nghiệp là phải quản trị thật tốt và chặt chẽ vốn lưu động, trong đó hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Vì vậy công tác quản trị hàng tồn kho là một vấn đề lớn cần được giải quyết mà không phải chủ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Trong tình hình hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển không ngừng, Việt Nam lại đang trong tiến trình hội nhập, làm thế nào để hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhưng lại tối thiểu hóa được chi phí thì đó là bài toán không dễ dàng đối với các nhà quản trị. Bài toán về quản trị hàng tồn kho cũng thế. Dự trữ bao nhiêu là vừa đủ để vừa tiết kiệm chí phí vừa đem lại hiệu quả tối ưu? Một doanh nghiệp không quản trị tốt hàng tồn kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, để tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí để nhằm tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị tốt hàng tồn kho, giảm thiểu mọi rủi ro, giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thương trường.
Nhận thức được tính chất quan trọng của trữ lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp nên chúng tui quyết định chọn đề tài “Tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung năm 2009”.
Tuy nhiên, do bước đầu tiếp cận với công việc của một kế toán viên thực tập và những hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị hàng tồn kho trong DN thương mại.
- Tìm hiểu tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MIỀN TRUNG.
- Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MIỀN TRUNG.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MIỀN TRUNG.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu trong 2 năm 2008 - 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tui đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, thông tư, chuẩn mực kế toán… ở trên thư viện, trung tâm học liệu… nhằm hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác quản trị hàng tồn kho, cũng như tìm hiểu thực trạng và đề ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để hỏi những người cung cấp thông tin, dữ liệu, nhất là các anh, chị trong phòng kế toán - tài chính, nhằm tìm hiểu hoạt động kinh doanh và công tác kế toán, đặc biệt là công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
1.1. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại bao gồm hàng hóa mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.
2.1. Giá gốc hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí chế biến, chi phí thu mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại vị trí và trạng thái như hiện tại.
Những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.1. Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Có 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho:
a. Phương pháp tính theo giá đích danh.
b. Phương pháp bình quân.
- Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập.
c. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).
d. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
4.1. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp thương mại
Cũng như doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho cũng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại vì nếu thiếu hụt hàng tồn kho sẽ dẫn đến rủi ro doanh nghiệp mất đi sự tín nhiệm của khách hàng. Không cung cấp được lượng hàng hóa khi cần thiết không chỉ làm mất khách hàng tại thời điểm hiện tại mà còn có thể mất luôn những đơn đặt hàng trong tương lai do doanh nghiệp không còn được khách hàng tin cậy vào khả năng cung ứng loại hàng hóa đó. Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ mau chóng mất khách hàng vào tay các đối thủ cung ứng sản phẩm cùng loại nếu không đoán được nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường để lập kế hoạch tồn kho phù hợp.
Ngược lại nếu dự trữ dư thừa hàng tồn kho thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý hàng tồn, có thể kéo theo sự ảnh hưởng của giá, đặc biệt là những sản phẩm có vòng đời ngắn và khó bán rộng rãi. Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì dự trữ quá nhiều hàng tồn kho cũng là một điều nên tránh. Nó làm doanh nghiệp tốn chi phí, dịch vụ để bảo quản kho, phải đóng thuế tính trên từng sản phẩm chưa bán được, và mua bảo hiểm với giá cao hơn. Theo thống kê thì một doanh nghiệp bán lẻ thường phải tốn từ 20% đến 30% cho chí phí lưu kho lưu bãi.
Vì thế việc tính toán để cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng hóa tồn kho ít hay nhiều rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
5.1. Chi phí liên quan đến hàng tồn kho
5.1.1 Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra từng mặt hàng tồn kho. Chi phí này được tính bằng cách lấy chi phí của một đơn vị nhân với số lượng mua được hoặc sản xuất ra. Trong trường hợp mua hàng với số lượng lớn nhất định thì có thể được hưởng giảm giá thì chi phí mua hàng là giá đã giảm của lô hàng đó.
5.1.2 Chi phí đặt hàng
Chi phí đặt hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó bao gồm chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký hợp đồng, thông báo qua lại), chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hóa đến kho của doanh nghiệp. Chi phí này gắn liền với đợt hoặc lô hàng đặt mua. Nó không phụ thuộc vào số lượng mặt hàng định đặt.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CTCP THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CHI NHÁNH MIỀN TRUNG
Từ những phân tích trên cho thấy rằng công ty cổ phần thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung - một chi nhánh còn non trẻ của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Machinco, tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động được 2 năm, kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng nhưng công ty đã giữ vững được vị thế của mình trên thương trường. Công tác quản trị hàng tồn kho của công ty cũng đạt được những hiệu quả nhất định.
Cụ thể: Công ty đã có những biện pháp, cách thức phù hợp để quản trị tốt từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng lẫn chất lượng; có những chính sách bán hàng phù hợp trong từng giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Vì vậy mà trong hai năm qua công ty luôn kinh doanh có lãi. Mặc dù có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Công ty mẹ nhưng phải thừa nhận sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ nhân viên công ty, đặc biệt là vai trò điều hành của Giám đốc công ty.
Tuy nhiên, trong điều kiện quy mô vốn không lớn, bộ máy quản trị phân cấp đơn giản, số lượng cán bộ công nhân viên còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những hạn chế trong công tác quản lý nói chung cũng như trong công tác quản trị hàng tồn kho nói riêng. Do giới hạn của đề tài nên chúng tui chỉ trình bày về những hạn của công tác quản trị hàng tồn kho của các năm vừa qua:
Như đã nói ở trên, nguồn nhân lực của công ty còn hạn chế nên một người phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Điều này dẫn tới cán bộ không chuyên sâu vào trách nhiệm chính của mình và dễ dẫn tới những gian lận trong các hoạt động mà không thể kiểm soát được.
Do quy mô hoạt động không lớn nên việc ứng dụng các mô hình để xác định mức tồn kho tối ưu và điểm đặt hàng lại như đã nêu ở phần cơ sở lý luận là không có. Việc xác định mức tồn kho tối ưu cũng như điểm đặt hàng lại hoàn toàn dựa vào khả năng đoán tình hình cung – cầu trên thị trường và khả năng của doanh nghiệp chứ không theo một mô hình cụ thể nào.
Bên cạnh đó, bộ phận kế toán trong công ty làm việc còn thụ động; chỉ ghi chép, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh chứ không có vai trò tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định.
Để khắc phục những hạn chế trên thì công ty nên có một số biện pháp cụ thể như sau:
Thứ 1: Sau một thời gian hoạt động thì quy mô của công ty sẽ lớn dần lên và để đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý thì công ty phải tuyển thêm những lao động mới thực sự có năng lực. Điều này phụ thuộc chính sách thu hút nhân tài của công ty.
Thứ 2: Đào tạo thêm về chuyên môn cho bộ phận kế toán để bộ phận này thực sự là cánh tay trái của ban Giám đốc trong khi đưa ra các quyết định.
Thứ 3: Trong công tác quản trị hàng tồn kho cần có sự tách bạch về nhiệm vụ giữa các bộ phận có liên quan đến nhau nhằm tránh trường hợp gian lận, hợp lý hóa sổ sách gây thiệt hại cho công ty.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tế tại Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung chúng tui đã học hỏi thêm được nhiều điều từ thực tế, đặc biệt là công tác quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp. Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thành viên trong nhóm đã thực sự cố gắng và nỗ lực trong việc tìm tòi, nghiên cứu nhằm hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất. Tuy nhiên do một số điều kiện khách quan mà báo cáo này còn có một số hạn chế sau:
- Đơn vị thực tế vừa mới được thành lập, có quy mô nhỏ nên việc thu thập số liệu rất khó khăn vì vậy báo cáo này còn thiếu tính so sánh.
- Do công ty có trụ sở tại Đà Nẵng nên việc thu thập thông tin không được thuận lợi nên báo cáo vẫn còn chưa sâu sát với tình hình thực tế tại công ty.
Đây là lần đầu tiên chúng tui tiến hành làm báo cáo nên không thể tránh khỏi những vướng mắc và sai sót. Mong quý thầy cô và các bạn góp ý để chúng tui có thể học hỏi thêm kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn!
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sự phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại. Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Nó phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ bên ngoài cũng như bên trong. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng, phát huy tối đa ưu thế của mình, cũng như khắc phục những mặt yếu kém còn tồn tại để có thể hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Chìa khoá nào có thể mở ra cánh cửa của sự thành công đó? Câu hỏi đặt ra như một lời thách thức đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với doanh nghiệp là phải quản trị thật tốt và chặt chẽ vốn lưu động, trong đó hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Vì vậy công tác quản trị hàng tồn kho là một vấn đề lớn cần được giải quyết mà không phải chủ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Trong tình hình hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển không ngừng, Việt Nam lại đang trong tiến trình hội nhập, làm thế nào để hoạt động hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhưng lại tối thiểu hóa được chi phí thì đó là bài toán không dễ dàng đối với các nhà quản trị. Bài toán về quản trị hàng tồn kho cũng thế. Dự trữ bao nhiêu là vừa đủ để vừa tiết kiệm chí phí vừa đem lại hiệu quả tối ưu? Một doanh nghiệp không quản trị tốt hàng tồn kho sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó, để tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chi phí để nhằm tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị tốt hàng tồn kho, giảm thiểu mọi rủi ro, giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thương trường.
Nhận thức được tính chất quan trọng của trữ lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp nên chúng tui quyết định chọn đề tài “Tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung năm 2009”.
Tuy nhiên, do bước đầu tiếp cận với công việc của một kế toán viên thực tập và những hạn chế nhất định nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản trị hàng tồn kho trong DN thương mại.
- Tìm hiểu tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MIỀN TRUNG.
- Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MIỀN TRUNG.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG MIỀN TRUNG.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu trong 2 năm 2008 - 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tui đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài trong các giáo trình, thông tư, chuẩn mực kế toán… ở trên thư viện, trung tâm học liệu… nhằm hệ thống hóa phần cơ sở lý luận về công tác quản trị hàng tồn kho, cũng như tìm hiểu thực trạng và đề ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để hỏi những người cung cấp thông tin, dữ liệu, nhất là các anh, chị trong phòng kế toán - tài chính, nhằm tìm hiểu hoạt động kinh doanh và công tác kế toán, đặc biệt là công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho từ đó có cái nhìn tổng quan về công ty và đưa ra một số biện pháp, kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
1.1. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại bao gồm hàng hóa mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến.
2.1. Giá gốc hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí chế biến, chi phí thu mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho tại vị trí và trạng thái như hiện tại.
Những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường.
- Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.1. Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Có 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho:
a. Phương pháp tính theo giá đích danh.
b. Phương pháp bình quân.
- Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.
- Theo đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập.
c. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO).
d. Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
4.1. Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp thương mại
Cũng như doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho cũng có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại vì nếu thiếu hụt hàng tồn kho sẽ dẫn đến rủi ro doanh nghiệp mất đi sự tín nhiệm của khách hàng. Không cung cấp được lượng hàng hóa khi cần thiết không chỉ làm mất khách hàng tại thời điểm hiện tại mà còn có thể mất luôn những đơn đặt hàng trong tương lai do doanh nghiệp không còn được khách hàng tin cậy vào khả năng cung ứng loại hàng hóa đó. Trong môi trường cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ mau chóng mất khách hàng vào tay các đối thủ cung ứng sản phẩm cùng loại nếu không đoán được nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường để lập kế hoạch tồn kho phù hợp.
Ngược lại nếu dự trữ dư thừa hàng tồn kho thì doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý hàng tồn, có thể kéo theo sự ảnh hưởng của giá, đặc biệt là những sản phẩm có vòng đời ngắn và khó bán rộng rãi. Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì dự trữ quá nhiều hàng tồn kho cũng là một điều nên tránh. Nó làm doanh nghiệp tốn chi phí, dịch vụ để bảo quản kho, phải đóng thuế tính trên từng sản phẩm chưa bán được, và mua bảo hiểm với giá cao hơn. Theo thống kê thì một doanh nghiệp bán lẻ thường phải tốn từ 20% đến 30% cho chí phí lưu kho lưu bãi.
Vì thế việc tính toán để cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng hóa tồn kho ít hay nhiều rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
5.1. Chi phí liên quan đến hàng tồn kho
5.1.1 Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra từng mặt hàng tồn kho. Chi phí này được tính bằng cách lấy chi phí của một đơn vị nhân với số lượng mua được hoặc sản xuất ra. Trong trường hợp mua hàng với số lượng lớn nhất định thì có thể được hưởng giảm giá thì chi phí mua hàng là giá đã giảm của lô hàng đó.
5.1.2 Chi phí đặt hàng
Chi phí đặt hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. Nó bao gồm chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký hợp đồng, thông báo qua lại), chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hóa đến kho của doanh nghiệp. Chi phí này gắn liền với đợt hoặc lô hàng đặt mua. Nó không phụ thuộc vào số lượng mặt hàng định đặt.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CTCP THIẾT BỊ PHỤ TÙNG CHI NHÁNH MIỀN TRUNG
Từ những phân tích trên cho thấy rằng công ty cổ phần thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung - một chi nhánh còn non trẻ của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Machinco, tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động được 2 năm, kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng nhưng công ty đã giữ vững được vị thế của mình trên thương trường. Công tác quản trị hàng tồn kho của công ty cũng đạt được những hiệu quả nhất định.
Cụ thể: Công ty đã có những biện pháp, cách thức phù hợp để quản trị tốt từng mặt hàng tồn kho cả về số lượng lẫn chất lượng; có những chính sách bán hàng phù hợp trong từng giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Vì vậy mà trong hai năm qua công ty luôn kinh doanh có lãi. Mặc dù có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ Công ty mẹ nhưng phải thừa nhận sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ nhân viên công ty, đặc biệt là vai trò điều hành của Giám đốc công ty.
Tuy nhiên, trong điều kiện quy mô vốn không lớn, bộ máy quản trị phân cấp đơn giản, số lượng cán bộ công nhân viên còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những hạn chế trong công tác quản lý nói chung cũng như trong công tác quản trị hàng tồn kho nói riêng. Do giới hạn của đề tài nên chúng tui chỉ trình bày về những hạn của công tác quản trị hàng tồn kho của các năm vừa qua:
Như đã nói ở trên, nguồn nhân lực của công ty còn hạn chế nên một người phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Điều này dẫn tới cán bộ không chuyên sâu vào trách nhiệm chính của mình và dễ dẫn tới những gian lận trong các hoạt động mà không thể kiểm soát được.
Do quy mô hoạt động không lớn nên việc ứng dụng các mô hình để xác định mức tồn kho tối ưu và điểm đặt hàng lại như đã nêu ở phần cơ sở lý luận là không có. Việc xác định mức tồn kho tối ưu cũng như điểm đặt hàng lại hoàn toàn dựa vào khả năng đoán tình hình cung – cầu trên thị trường và khả năng của doanh nghiệp chứ không theo một mô hình cụ thể nào.
Bên cạnh đó, bộ phận kế toán trong công ty làm việc còn thụ động; chỉ ghi chép, phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh chứ không có vai trò tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định.
Để khắc phục những hạn chế trên thì công ty nên có một số biện pháp cụ thể như sau:
Thứ 1: Sau một thời gian hoạt động thì quy mô của công ty sẽ lớn dần lên và để đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý thì công ty phải tuyển thêm những lao động mới thực sự có năng lực. Điều này phụ thuộc chính sách thu hút nhân tài của công ty.
Thứ 2: Đào tạo thêm về chuyên môn cho bộ phận kế toán để bộ phận này thực sự là cánh tay trái của ban Giám đốc trong khi đưa ra các quyết định.
Thứ 3: Trong công tác quản trị hàng tồn kho cần có sự tách bạch về nhiệm vụ giữa các bộ phận có liên quan đến nhau nhằm tránh trường hợp gian lận, hợp lý hóa sổ sách gây thiệt hại cho công ty.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tế tại Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng chi nhánh Miền Trung chúng tui đã học hỏi thêm được nhiều điều từ thực tế, đặc biệt là công tác quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp. Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thành viên trong nhóm đã thực sự cố gắng và nỗ lực trong việc tìm tòi, nghiên cứu nhằm hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất. Tuy nhiên do một số điều kiện khách quan mà báo cáo này còn có một số hạn chế sau:
- Đơn vị thực tế vừa mới được thành lập, có quy mô nhỏ nên việc thu thập số liệu rất khó khăn vì vậy báo cáo này còn thiếu tính so sánh.
- Do công ty có trụ sở tại Đà Nẵng nên việc thu thập thông tin không được thuận lợi nên báo cáo vẫn còn chưa sâu sát với tình hình thực tế tại công ty.
Đây là lần đầu tiên chúng tui tiến hành làm báo cáo nên không thể tránh khỏi những vướng mắc và sai sót. Mong quý thầy cô và các bạn góp ý để chúng tui có thể học hỏi thêm kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn!
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: