Johnnie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định

Lời mở đầu

Sự tăng trưởng của nền kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Khi trình độ học vấn được nâng cao, con người càng hiểu rõ được tầm quan trọng của môi trường thì họ càng mong muốn tất cả các hoạt động kinh tế đều hướng tới sự phát triển bền vững. Trong những thập kỉ vừa qua, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển ổn định nền kinh tế quốc dân. Ngược lại sự tăng trưởng này cũng đã gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội như: ô nhiễm không khí, nước, chất thải độc hại…, khoảng cách giữa người giàu và người cùng kiệt ngày càng gia tăng, tình trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Xét trên quan điểm xa hội thì những chi phí cho các tác động tiêu cực này phải do doanh nghiệp hoàn toàn gánh chịu nhưng trên thực tế thì xã hội lại phải gánh chịu. Đối với các nhà sản xuất, đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một gánh nặng, làm tăng thêm giá thành sản phẩm của họ và từ đó mà làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy họ thường tối đa hoá lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích chung của xã hội. Vậy làm thế nào để tiến tới phát triển bền vững? Sự ra đời của sản xuất sạch hơn đã góp phẩn đáng kể trong việc giải quyết vấn đề này. Sản xuất sạch hơn được coi là một yếu tố cốt lõi của sự phát triển bền vững nhờ có tính chủ động biết trước và tính phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, giảm chất thải và ô nhiễm, thậm chí loại bỏ các dòng chất thải và hiệu suất tiêu thụ nguyên liệu tiến tới 100%.
Ngày nay, biện pháp kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống tức là tiến hành xử lý sau khi chất thải đã phát sinh không còn là biện pháp thông dụng nữa bởi đây là biện pháp không sinh lời cho doanh nghiệp. Thay vào đó, biện pháp sản xuất sạch hơn là biện pháp mang tính chủ động biết trước và phòng ngừa chất thải trước khi chúng phát sinh. Do đó, nếu áp dụng sản xuất sạch hơn doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi ích nhờ giảm được việc tiêu thụ các yếu tố đầu vào và giảm chất thải ra môi trường.
Ngành công nghiệp dệt may là ngành sử dụng rất nhiều các yếu tố đầu vào như điện, hơi nước, hoá chất… và cũng thải bỏ ra môi trường rất nhiều chất thải độc hại. Vì vậy, việc áp dụng sản xuất sạch hơn sẽ mang lại những hiệu quả rất đáng kể cho các doanh nghiệp dệt may. Từ những vấn đề trên và qua quá trình thực tập tại Tổng công ty dệt may Việt Nam và Công ty dệt Nam Định, tui đã tiến hành đề tài: “Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định”.
đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tại phân xưởng nhuộm II – Nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên nhiên, vật liệu, năng lượng, đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đồng thời đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn.
* Phạm vi nghiên cứu:
Sản xuất sạch hơn là một vấn đề bao gồm rất nhiều các giải pháp để thực hiện và phạm vi áp dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, trong đề tài này tui chỉ tập trung nghiên cứu công nghệ nhuộm vải MS32, màu R559 trên dây truyền liên tục của Nhật tại phân xưởng Nhuộm II để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn. Đề tài chỉ đánh giá hiệu quả đầu tư cho một giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn.
Luận văn gồm ba phần chính như sau:
Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môi trường – Sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy Nhuộm – Công ty dệt Nam Định.
Chương III: Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn tại nhà máy Nhuộm.

Lời cảm ơn


Sau thời gian nghiên cứu và thực tập tại Công ty dệt Nam Định – Tổng công ty dệt may Việt Nam, em đã thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định”. Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quản lý Môi trường và Đô thị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về kinh tế – quản lý môi trường, Thank các cán bộ, công nhân viên trong công ty dệt Nam Định và Tổng công ty dệt may Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thạc sĩ Lê Thu Hoa – Khoa Kinh tế & Quản lý Môi trường Đô thị; Thạc sĩ Nguyễn Duy Dũng, Kĩ sư Cao Hữu Hiếu – Tổng công ty dệt may Việt Nam; Kĩ sư Vũ Duy Luân, Ks-cn Hà Văn Vĩnh – Công ty dệt Nam Định đã giúp đỡ, chỉ bảo em hết sức tận tình và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này!



Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn.

I. Sản xuất sạch hơn:
1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn và định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP:
1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn:
Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh đều mong muốn làm sao sản phẩm làm ra với chất lượng tốt nhất nhưng lại với thành rẻ nhất. Để đạt được mục tiêu này thì trong mỗi thời kì lại có một cách thực hiện khác nhau. Trong một vài thập kỉ trước đây, người ta tiến hành khai thác một cách triệt để các nguồn lực mang tính sở hữu chung mà không cần quan tâm đến các ảnh hưởng của nó tới môi trường và thế hệ tương lai. Hậu quả của sự khai thác bừa bãi này là tình trạng cạn kiệt, biến mất của một số nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, con người còn đổ trực tiếp các chất thải của quá trình sản xuất và tiêu dùng vào môi trường tự nhiên mà không thông qua một hệ thống xử lý nào. Sau đó, do sức ép của cộng đồng dân cư, sức ép của chính quyền các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư hệ thống xử lý các chất thải và phát thải đã phát sinh, tức là xử lý cuối đường ống. Cách làm này hết sức tốn kém do phải đầu tư một lượng tương đối lớn cho hệ thống xử lý mà không đem lại lợi ích kinh tế nào cho doanh nghiệp. Thêm vào đó là hàng loạt các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, chôn lấp chất thải… mà môi trường vẫn không cải thiện được nhiều.
Ngày nay sản xuất sạch hơn ra đời giúp doanh nghiệp tránh được hay giảm thiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra. Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm, sản xuất sạch hơn còn giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng và tăng hiệu suất sử dụng nguyên liệu.
Sự khác nhau cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm và sản xuất sạch hơn là thời điểm thực hiện. Kiểm soát ô nhiễm được thực hiện sau khi đã có chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận chủ động, theo hướng “đoán và phòng ngừa”. Như chúng ta đã biết, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Như vậy với cách tiếp cận này không những giúp doanh nghiệp tránh được các chi phí xử lý, nộp phạt … mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, nâng cao tính cạnh tranh nhờ hạ giá thành sản phẩm…
1.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP:
Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP):
* Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
• Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
• Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kì sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
• Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
* Sản xuất sạch hơn là một cách tiếp cận (cách nghĩ) mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất.
Những điểm chính yếu của định nghĩa này là:

Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Lời Thank 3
Lời cam đoan 4
Chương I: Tổng quan về sản xuất sạch hơn và phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn. 5
I. Sản xuất sạch hơn: 5
1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn và định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP: 5
1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn: 5
1.2. Định nghĩa sản xuất sạch hơn của UNEP: 6
2. Các giải pháp sản xuất sạch hơn: 8
2.1. Giải pháp giảm chất thải tại nguồn: 9
2.2. Giải pháp tuần hoàn: 10
2.3. Cải tiến sản phẩm: 10
3. Lợi ích của sản xuất sạch hơn: 10
3.1. Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với các doanh nghiệp: 11
3.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn đối với xã hội: 13
4. Quá trình áp dụng sản xuất sạch hơn và các kết quả thu được khi áp dụng sản xuất sạch hơn ở các nước và ở Việt Nam: 16
4.1. Sản xuất sạch hơn ở các nước: 16
4.2. Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam 17
II. Phân tích hiệu quả đầu tư cho dự án sản xuất sạch hơn: 21
1. Xác định chi phí – lợi ích của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn: 21
2. Đánh giá chi phí - lợi ích (ước tính các dòng tiền) của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn: 23
3. Đánh giá khả năng sinh lời của dự án đầu tư cho sản xuất sạch hơn: 23
3.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV): 24
3.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 25
3.4. Thời gian hoàn vốn (PB): 25
4. Đánh giá khả thi về kĩ thuật: 26
5. Đánh giá khả thi về môi trường: 26
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất và các tác động đến môI trường - sự cần thiết áp dụng sản xuất sạch hơn tạI nhà máy nhuộm Công ty dệt nam định 28
I. Thực trạng hoạt động sản xuất tại nhà máy Nhuộm công ty dệt Nam Định và các tác động đến môi trường 28
1. Tổng quan về công ty dệt Nam Định 28
1.1. Phạm vi và quy mô hoạt động: 28
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất chính của công ty: 28
1.3. Nguồn chất thải chính của Công ty: 29
2. Hoạt động sản xuất tại nhà máy Nhuộm: 29
2.1. Nhiệm vụ hoạt động của nhà máy: 29
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất của nhà máy Nhuộm: 30
2.3. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của nhà máy: 31
2.4. Các nguồn chất thải chính trong hoạt động sản xuất của nhà máy: 31
3. Các tác động tới môi trường do hoạt động sản xuất của nhà máy Nhuộm: 32
3.1. Tác động của nước thải: 32
3.2. Tác động của chất thải rắn: 32
3.3. Tác động của khí thải: 32
3.4. ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và cộng đồng: 32
II. Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho nhà máy nhuộm - công ty dệt Nam Định: 33
1. Lựa chọn trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơn tại nhà máy nhuộm: 33
2. Phân tích các bước công nghệ: 34
2.1. Quy trình nhuộm vải MS32 màu R559 (100% cotton) bằng thuốc nhuộm hoạt tính trên dây truyền liên tục Nhật. 34
2.2. Cân bằng vật liệu cho 1000m vải MS32 - Màu R559: 35
2.3. Tính chi phí cho dòng thải (cho 1000m vải MS 32 - R559): 36
2.4. Phân tích các nguyên nhân gây ra tổn thất nguyên vật liệu, năng lượng: 37
3. Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn đối với các công đoạn sản xuất: 38
4. Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn: 39
4.1. Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn: 39
4.2. Sàng lọc tiếp theo các giải pháp cần phân tích thêm: 42
Chương III: Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh coldpadbatch (CPB) tại nhà máy nhuộm: 46
I. Giải pháp đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB tại nhà máy nhuộm: 46
1. Khái quát quy trình nhuộm vải cotton sau khi đầu tư máy nhuộm cuộn ủ lạnh Cold PadBatch (CPB): 46
2. Mục đích của việc đánh giá hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn: 46
3. Phương pháp đánh giá chi phí-lợi ích của dự án đầu tư: 47
II. Đánh giá hiệu quả đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB 48
1. Xác định chi phí - Lợi ích của dự án : 48
1.1. Xác định chi phí: 48
1.2. Xác định lợi ích: 48
2. Đánh giá chi phí-lợi ích: 49
2.1. Đánh giá chi phí: 49
2.2. Đánh giá lợi ích: 51
3. Tổng hợp chi phí - lợi ích của dự án 54
4. Phân tích hiệu quả đầu tư cho giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn qua một số chỉ tiêu: 56
4.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV): 56
4.2. Tỷ suất lợi ích/chi phí (BCR): 56
4.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): 57
4.4 Thời gian hoàn vốn (PB): 57
5. Phân tích độ nhạy và rủi ro khi thực hiện dự án: 59
5.1. Phân tích độ nhạy khi thực hiện dự án: 60
5.2. Phân tích rủi ro khi thực hiện dự án: 60
6. Kết luận về kết quả phân tích hiệu quả đầu tư một máy nhuộm cuộn ủ lạnh CPB của Châu Âu: 62
Kiến nghị 64
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 68
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu vận dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Giầy Thượng Đình và đánh gía khả năng sinh lời cho việc thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top