Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. SỰ RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM
1.1 Sự ra đời của tác phẩm
Biện chứng của tự nhiên là một tác phẩm lớn về triết học của Ph.Ăngghen, chủ yếu bàn về giới tự nhiên và khoa học tự nhiên, được viết dưới dạng các bài tản mạn, các trích đoạn, bản thảo. Tác phẩm chưa được hoàn thành thì Ăngghen đã mất, mãi đến năm 1925 tác phẩm mới được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Nga, tiếng Đức ở Liên Xô.
Chủ nghĩa Mác có nhiệm vụ tự giác vận dụng phép biện chứng duy vật để đưa khoa học tự nhiên thời đó ra khỏi tình trạng vô cùng rối loạn và đầy rẫy mâu thuẫn không giải quyết được. Chính tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph. Ăngghen là nhằm giải quyết nhiệm vụ mà sự phát triển của khoa học tự nhiên lúc đó đã đặt ra. Có thể nêu một cách tóm tắt mục đích chủ yếu của Ph. Ăngghen khi viết tác phẩm này là:
Thứ nhất, tổng kết những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên lúc đó và xây dựng quan niệm của phép biện chứng duy vật về giới tự nhiên.
Thứ hai, cung cấp cho khoa học tự nhiên phương pháp nhận thức khoa học, đó là phép biện chứng duy vật thay cho chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình đang chi phối khoa học tự nhiên lúc bấy giờ.
Thứ ba, vẽ nên một bức tranh biện chứng về thế giới mà khâu quan trọng là trình bày sự quá độ từ giới tự nhiên lên xã hội loài người.
Thứ tư, mục đích trực tiếp nhất của tác phẩm là phê phán những trào lưu tư tưởng duy tâm, siêu hình đang chi phối khoa học tự nhiên và tấn công vào chủ nghĩa Mác.
Quá trình viết và xuất bản tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph. Ăngghen trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và phức tạp. Tuy tác phẩm chưa được hoàn thành nhưng đây là một tác phẩm lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác bàn về giới tự nhiên và về khoa học. Ph. Ăngghen bắt tay viết tác phẩm này từ tháng 2-1870, nhưng đến năm 1876 thì bị gián đoạn. Ph. Ăngghen phải để hai năm viết những bài báo phê phán chủ nghĩa Đuyrinh. Sau đó, Ph. Ăngghen lại tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phép biện chứng của tự nhiên cho đến năm 1883, khi Mác qua đời. Ph. Ăngghen lại một lần nữa phải tạm dừng công việc nghiên cứu về khoa học tự nhiên để tập trung vào công việc chỉnh lý, hoàn thiện và đưa xuất bản tập II đến tập IV của bộ Tư bản của Mác. Tập sách Biện chứng của tự nhiên đến khi Ph. Ăngghen mất (1895) cũng chưa được hoàn thiện, nên chưa xuất bản được. Chỉ có hai bài Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người và Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh được xuất bản sau khi Ph. Ăngghen mất, lần lượt vào những năm 1896 và 1898. Còn lại, toàn bộ bản thảo tác phẩm Biện chứng của tự nhiên bị những người xã hội - dân chủ Đức cất giấu đi, không đưa ra xuất bản. Lý do chủ yếu là Bécstanh - lãnh tụ của Đảng xã hội - dân chủ Đức - là người chống lại chủ nghĩa Mác, đồng thời Bécstanh là người theo quan điểm của thuyết Cantơ mới mà Ph. Ăngghen đã phê phán kịch liệt trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên. Mãi tới năm 1925, với sự quan tâm của Đảng Cộng Sản Liên Xô, tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph. Ăngghen mới được xuất bản ở Liên Xô.

1.2 Kết cấu của tác phẩm
Như đã nói ở trên, tác phẩm này chưa hoàn thành nên trong nghiên cứu sẽ gặp những khó khăn. Chỉ có một vài đoạn đã được Ph. Ăngghen gọt giũa về văn chương và được coi như những phần chủ yếu và liên tục của quyển sách. Còn phần lớn là những đoạn rời của bản thảo, bản nháp mà Ph. Ăngghen định tiếp tục soạn thành những chương của một cuốn sách.
Tìm hiểu “Sơ thảo đề cương chung” của quyển sách có thể giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu tác phẩm này:
- Nhập đề lịch sử: trong khoa học tự nhiên, do sự phát triển của bản thân nó, quan điểm siêu hình không thể tồn tại được nữa.
- Tiến trình phát triển lý luận ở nước Đức từ thời kỳ Hêghen đến nay (bài tựa cũ). Trở lại phép biện chứng một cách không tự giác cho nên đầy mâu thuẫn và chậm chạp.
- Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến. Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hoá lượng thành chất, sự xâm nhập lẫn nhau của các mâu thuẫn đối cực và chuyển hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực độ, sự phát triển bằng mâu thuẫn hay phủ định của phủ định - phát triển theo hình xoáy trôn ốc.
- Liên hệ giữa các bộ môn khoa học: toán học, cơ học, vật lý học, hoá học, sinh vật học - Xanh Ximông (Côngtơ) và Hêghen.
- Nhận xét về các môn khoa học riêng biệt và nội dung biện chứng của các môn khoa học:
+ Toán học: công cụ bổ trợ và cách biểu hiện biện chứng, - vô hạn toán học tồn tại trong thực tế.
+ Cơ học thiên thể, - hiện nay người ta coi toàn bộ nó là một quá trình nào đó. - Cơ học: xuất phát điểm của nó là quán tính, mà quán tính chỉ là biểu hiện mặt trái của tính không thể bị tiêu diệt được của vận động.
+ Vật lý học, - chuyển hoá lẫn nhau của các vận động phân tử Claudiút và Lốtsmít.
+ Hoá học: Các lý thuyết năng lượng.
+ Sinh học. Chủ nghĩa Đácuyn. Tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Giới hạn của nhận thức (Đuy Boa Râymông và Nêgơli, Hemhôntxơ, Cantơ, Hium).
- Thuyết cơ giới - Hếchken.
- Linh hồn của thể hạt nhỏ. - Hếchken và Nêgơli.
- Khoa học và việc giảng dạy. - Viếcsốp.
- Quốc gia tế bào - Viếcsốp.
- Chính trị của chủ nghĩa Đácuyn và học thuyết Đácuyn về xã hội. Hếchken và Smít, lao động phân hoá con người. - Áp dụng kinh tế chính trị học vào khoa học tự nhiên. Khái niệm về “công” của Hemhôntxơ (“những báo cáo phổ thông”, quyển II).
Đề cương này gồm có 11 điểm, có thể coi mỗi một điểm là một loại nội dung trong sách. Do đó, xem đề cương có thể hình dung được thứ tự Ph. Ăngghen định trình bày các vấn đề liên quan tới phép biện chứng của khoa học tự nhiên. Đề cương có thể chia làm ba phần.
Phần mở đầu (gồm 3 điểm đầu) nói về lịch sử của khoa học tự nhiên và liên hệ của nó với triết học, Ph. Ăngghen phân tích tình trạng khoa học tự nhiên thời đó và trình bày những điểm chung của phép biện chứng duy vật với tư cách và khoa học về liên hệ phổ biến và những quy luật chủ yếu của nó: quy luật chuyển hoá lượng thành chất và ngược lại, quy luật xâm nhập vào nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định.
Phần thứ hai là phần chủ yếu, nói về phân loại các khoa học tự nhiên và nêu những ý kiến về từng môn khoa học và nội dung biện chứng của khoa học đó.
Phần cuối cùng gồm có 6 điểm cuối Ph. Ăngghen định phê phán và vạch trần những xu hướng thế giới quan trong “thuyết không thể biết” (nhận thức có giới hạn), chủ nghĩa máy móc (quy những hình thức vận động cao thành hình thức thấp), Thuyết sức sống, chủ nghĩa Đácuyn về xã hội,…
Ph. Ăngghen vạch trần và giải thích những sai lạc của các nhà tư tưởng tư sản về các hiện tượng xã hội (áp dụng một cách vô lý những quy luật của tự nhiên hữu sinh vào xã hội), đồng thời nêu nhiệm vụ chứng minh rằng: con người nhờ lao động mà tách ra khỏi giới động vật.
Quyển sách dự định kết thúc bằng phần xem xét các hiện tượng xã hội, bước đầu vạch ra mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng xã hội, biện chứng của tự nhiên và biện chứng của xã hội.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
1.1 Những quy luật cơ bản
Sau khi vạch ra cho các nhà khoa học tự nhiên thấy sự cần thiết phải quay trở lại với phép biện chứng và chỉ ra con đường đi tới phép biện chứng duy vật, phần này nêu tóm tắt về ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Đó là các quy luật.
“Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại.
Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập.
Quy luật về sự phủ định của phủ định”.
Ngay ở phần đầu, Ph. Ăngghen đã nêu lên sự giải thích về phép biện chứng: “Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của phép biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác hơn là những quy luật chung nhất của hai giai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như là của bản thân tư duy”.
Có thể nói đây là một định nghĩa về phép biện chứng, Ph. Ăngghen đã nêu lên quy luật phép biện chứng là khoa học về sự phát triển và mối liên hệ phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những quy luật biện chứng này được rút ra từ lịch sử của tự nhiên và của xã hội loài người.
Ph. Ăngghen phê phán Hêghen đã làm sai lạc phép biện chứng theo chủ nghĩa duy tâm, đồng thời nêu ra những ví dụ để chứng minh rằng: những quy luật biện chứng là những quy luật thật sự của sự phát triển của giới tự nhiên, tức là những quy luật đó cũng có giá trị đối với khoa học tự nhiên lý thuyết”.
Ph. Ăngghen trình bày một cách hệ thống một quy luật là quy luật lượng - chất áp dụng vào các hiện tượng của giới tự nhiên “vô sinh”.
Về những quy luật khác thì chúng ta chỉ thấy một số ý kiến lẻ tẻ, tuy rất quan trọng nhưng không có hệ thống. Về các phạm trù của phép biện chứng duy vật cũng vậy, Ph. Ăngghen không có ý định trình bày đầy đủ như trong một sách phổ thông về triết học.
a) Quy luật lượng - chất
Về quy luật này, Ph. Ăngghen nêu: “Trong giới tự nhiên, thì những sự biến đổi về chất - xảy ra một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt - chỉ có thể có được do thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động (hay là năng lượng như người ta thường nói)”.
Ph. Ăngghen giải thích như sau: “Tất cả những sự khác nhau về chất trong giới tự nhiên đều dựa hay là trên thành phần hoá học khác nhau, hay là trên những số lượng hay hình thức vận động (năng lượng) khác nhau, hay như trong hầu hết mọi trường hợp, đều dựa trên cả hai cái đó. Như thế là nếu không thêm vào hay bớt đi một số vật chất hay vận động, nghĩa là nếu không thay đổi một vật thể về mặt số lượng, thì không thể thay đổi được chất lượng của vật thể ấy. Dưới hình thức ấy, luận đề thần bí của Hêghen không những đã trở nên hoàn toàn hợp lý mà thậm chí còn khá hiển nhiên nữa”.
Qua nhiều thí dụ về vật lý học và hoá học thời đó, Ph. Ăngghen vạch rõ khoa học tự nhiên luôn luôn chứng thực những sự chuyển hoá lượng thành chất: “Trong vật lý học, người ta coi các vật thể là những cái gì không biến hoá hay không khác biệt về mặt hoá học; ở đây, chúng ta có những sự biến hoá của trạng thái phân tử của các vật thể, và có sự biến đổi hình thái của vận động, sự biến đổi này, trong mọi trường hợp - ít nhất là ở một trong hai mặt - đều làm cho các phân tử hoạt động. Ở đây mọi sự biến hoá đều là sự đổi lượng thành chất, là kết quả của sự biến đổi về lượng của số lượng vận động - vận động bất kỳ dưới hình thức nào - cố hữu của vật thể ấy hay được truyền cho vật thể ấy”.
Ph. Ăngghen trích dẫn đoạn của Hêghen như sau: “Ví dụ như nhiệt độ của nước... không có ảnh hưởng gì mấy đến trạng thái lỏng của nó; nhưng nếu người ta tăng hay giảm nhiệt độ của chất nước lỏng, thì sẽ tới một điểm mà trạng thái kết hợp của nó sẽ biến đổi và nước trong trường hợp này sẽ biến thành hơi, trong trường hợp khác thành nước đá”, và Ph. Ăngghen nêu ra: “Ví dụ, cần có một cường độ dòng điện tối thiểu nhất định để đốt sáng dây bạch kim của đèn điện; ví dụ, mỗi kim loại có độ cháy sáng và nóng chảy của nó; ví dụ, mỗi chất lỏng có một điểm đông đặc và một điểm sôi nhất định ở một áp lực nhất định - chỉ cần chúng ta dùng những phương tiện của chúng ta để tạo ra những nhiệt độ tương đương; cuối cùng, ví dụ, mỗi chất khí cũng có một điểm tới hạn ở điểm này áp suất và sự làm lạnh sẽ biến thể khí thành thể lỏng. Nói tóm lại, những cái mà người ta gọi là hằng số vật lý học thì phần nhiều là chỉ những điểm nút, ở những điểm ấy chỉ cần đem thêm vào hay bớt đi một số lượng vận động thì biến đổi được trạng thái của vật thể về chất, cho nên ở những điểm ấy, lượng đổi thành chất”.
Như vậy, Ph. Ăngghen đã bác bỏ thuyết hoài nghi của Hium, và khẳng định rằng con người thông qua hoạt động thực tiễn đã xác minh sự tồn tại khách quan của tính tất yếu và quan hệ nhân quả.

PHẦN C: KẾT LUẬN
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên là một tác phẩm triết học lớn của Ph. Ăngghen, nó có giá trị về nhiều mặt. Qua tác phẩm này, Ph. Ăngghen đã vận dụng phép biện chứng duy vật một cách tài tình sáng tạo để giải quyết những vấn đề cơ bản của khoa học tự nhiên thời bấy giờ. Có thể nêu một cách cụ thể như sau:
Một là, Ph. Ăngghen đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phê phán các quan điểm tư sản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đó là các loại chủ nghĩa duy tâm, như chủ nghĩa duy tâm sinh lý học, chủ nghĩa duy tâm trong toán học, chủ nghĩa Đácuyn xã hội; đó là phương pháp siêu hình, chủ nghĩa máy móc; đó là thuyết không thể biết.v.v.
Hai là, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ph. Ăngghen đã đề ra cách thức, con đường giải quyết những vấn đề cơ bản của khoa học tự nhiên, đồng thời cả một số lĩnh vực cụ thể trong khoa học tự nhiên.
Ba là, Ph. Ăngghen đã đưa ra những nhận xét xác đáng về quá trình lịch sử của khoa học tự nhiên, đặc biệt là đã có những dự báo thiên tài, những dự báo này lần lượt đã được sự phát triển của khoa học tự nhiên chứng thực.
Bốn là, những quan điểm của Ph. Ăngghen về giới tự nhiên và về khoa học tự nhiên đã bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác, củng cố lập trường duy vật biện chứng cho giai cấp công nhân và chỉ đạo sự phát triển của khoa học tự nhiên.
“Biện chứng của tự nhiên” là một tác phẩm chưa hoàn chỉnh về kết cấu và nội dung; khi Ph. Ăngghen vừa thực hiện công việc của nhà hoạt động chính trị, vừa tập trung điều chỉnh các bản thảo của bộ “Tư bản” do C.Mác để lại sau năm 1883 để kịp ra mắt độc giả, vừa tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trên cơ sở những nguồn chất liệu mới, những vấn đề lý luận và thực tiễn vừa nãy sinh. Tuy vậy tư tưởng chủ đạo của tác phẩm đã thể hiện một cách sinh động. Tác phẩm là mẫu mực của sự vận dụng phương pháp biện chứng vào việc giải quyết các vấn đề chủ yếu của khoa học tự nhiên. Phép biện chứng duy vật với tính cách là phương pháp nhận thức và cải tạo thực tiễn được Ph. Ăngghen phân tích trong quá trinh tiếp cận với các thành tự của khoa học tự nhiên, nhờ đó đã làm phong phú và sâu sắc thêm quan điểm này từ các tác phẩm trước đó của ông và C. Mác
Thực chất và ý nghĩa của mối quan liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên được Ph. Ăngghen phân tích cụ thể trong quá trình khảo sát các ngành khoa học khác nhau không chỉ làm sáng tỏ thêm việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, mà còn chứng minh tính biến chứng khách quan của tự nhiên, thông qua do nêu bật tính mở, tính kế thừa và tính chế định lịch sử của các thời đại tư tưởng và trị thức. Có thể nói “Chống Đuyrinh” va “Biến chứng của tự nhiên” là hai trong các tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác mà những vấn đề được đặt ra va giải quyết ở các tác phẩm đó đã trở thành kinh điển đối với phép biến chứng và chủ nghĩa duy vật hiện đại./.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty DAEWOO-HANEL Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp nước khoáng Chánh Thắng Luận văn Kinh tế 2
H Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
J Các biện pháp năng cao chất lượng công tác quản trị tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại Dược phẩm Đông Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt 19/5 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Một số biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty May 10 Công nghệ thông tin 0
B Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dược phẩm TW1 Khoa học kỹ thuật 0
D Những biện pháp giúp học sinh khắc phục khó khăn khi học tác phẩm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu Văn học 0
C Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008) Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top