Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Kỹ năng chỉ đạo, điều khiển hoạt động tự học của quân nhân.
Năng lực tự học - nghiên cứu khoa học của chính trị viên còn biểu hiện ở sự nhạy bén trong việc lựa chọn nội dung, đặc biệt là sự tìm tòi đổi mới và vận dụng linh hoạt, sáng tạo hệ thống phương pháp vào thực tiễn tự học - nghiên cứu khoa học, thu thập nhanh nhất, xử lý chính xác nhất những thông tin từ nhiều nguồn, nâng cao trình độ học vấn của mình đáp ứng tốt nhất các yêu cầu nghề nghiệp và hoạt động sư phạm quân sự.
Các năng lực sư phạm luôn đan xen, gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, người chính trị viên phải thường xuyên tích cực học tập, rèn luyện phát triển tất cả các năng lực thành tài nghệ sư phạm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục - đào tạo quân nhân thành những con người phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu bảo vệ, xây dựng Tổ quốc trong tình mới.
12.3. Con đường hình thành, hoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm của chính trị viên
Phẩm chất, năng lực sư phạm của chính trị viên được hình thành, hoàn thiện theo những quy luật chung của sự phát triển nhân cách. Đó là kết quả tổng hợp của quá trình giáo dục - đào tạo tại trường với sự tích cực học tập, rèn luyện của học viên và hoạt động nghề nghiệp, hoạt động sư phạm của chính trị viên ở đơn vị.
12.3.1. Giai đoạn học tập tại trường
Đây là giai đoạn có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, đặt cơ sở, nền móng cho sự hình thành, phát triển, hoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm của chính trị viên.
Mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng giáo dục - đào tạo và toàn bộ hoạt động của Nhà trường định hướng và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực sư phạm của người chính trị viên tương lai. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất, năng lực sư phạm cho người học Nhà trường, các lực lượng giáo dục và bản thân học viên phải chú trọng thực hiện tốt những nội dung sau đây.
a. Đối với Nhà trường và các lực lượng giáo dục
Xây dựng nhà trường tiên tiến, mẫu mực, thật sự là môi trường tốt nhất để người học tiếp thu, rèn luyện, hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực sư phạm đáp ứng mục tiêu - yêu cầu đào tạo và thực tiễn nghề nghiệp tương lai.
Kết hợp chặt chẽ giữa dạy học với giáo dục, dạy học và phát triển để xây dựng phẩm chất sư phạm đồng thời giúp người học vận dụng sáng tạo nội dung dạy học vào thực tiễn qua đó nâng cao trình độ tư duy và năng lực tưởng tượng sư phạm.
Tổ chức khoa học dạy học lý luận kết hợp chặt chẽ với rèn luyện kỹ năng thực hành; trang bị nội dung với bồi dưỡng phương pháp lĩnh hội và truyền thụ để đẩy nhanh tốc độ hình thành và đảm bảo tính vững chắc của hệ thống kỹ năng sư phạm.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội; tiến hành tốt các hoạt động tham quan thực tế, kiến tập, thực tập để định hướng nghề nghiệp, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực sư phạm cho đội ngũ chính trị viên tương lai.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thật sự là những nhân cách sư phạm mẫu mực, uy tín cao để cảm hóa và làm tấm giương sáng cho học viên học tập và làm theo.
b. Đối với học viên
Trước hêt phải xác định động cơ học tập đúng và mạnh theo tinh thần: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Đây vừa là yêu cầu vừa là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự hình thành, phát triển nhân cách nói chung, phẩm chất, năng lực sư phạm nói riêng của người chính trị viên.
Thường xuyên phân tích - tổng kết kinh nghiệm học tập; cải tiến, đổi mới phương pháp theo tinh thần: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau” để lĩnh hội sâu sắc, vững chắc nội dung dạy học, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và hình thành kỹ năng hoạt động sư phạm một cách có hiệu quả.
Trên cơ sở thấy rõ tính tất yếu cũng như vai trò to lớn của hoạt động sư phạm đối với người chính trị viên mà thường xuyên có ý thức hành vi học tập, thực hành phương pháp, phong cách sư phạm trong tất cả mọi loại hình hoạt động, đặc biệt là việc tổ chức quá trình dạy học của giảng viên và tổ chức quá trình giáo dục - rèn luyện của cán bộ quản lý các cấp.
12.3.2. Giai đoạn hoạt động của chính trị viên ở đơn vị
Đây là giai đoạn quan trọng nhất có ý nghĩa trực tiếp quyết đến việc phát triển và hoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm của chính trị viên.
Giai đoạn học tập, rèn luyện tại trường tuy rất quan trọng song chủ yếu là sự định hướng, tạo cơ sở ban đầu; hoạt động thực tiễn nghề nghiệp phong phú, kết hợp với sự giáo dục của xã hội thông qua hệ thống giáo dục ở đơn vị sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm của chính trị viên. Giai đoạn này đòi hỏi chính trị viên phải tự giác, tích cực học tập, rèn luyện một cách có kế hoạch, hệ thống theo những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực sư phạm. Quá trình tự học tập tự rèn luyện tại đơn vị khó khăn, phức tạp hơn ở nhà trường, bởi lẽ, nó được đan xen trong nhiều hoạt động cùng sự tác động của nhiều yếu tố từ phía môi trường. Do dó, ngoài xu hướng rõ rệt trong nhận thức tư tưởng, với ý chí nghị lực cao chính trị viên cần có những biện pháp khoa hoc, cụ thể để phát triển, hoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm của mình. Các biện pháp chủ yếu là:
Nhanh chóng vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận giáo dục học quân sự, tâm lý học quân sự, phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc đặc điểm nhân cách các quân nhân trong đơn vị để có những chủ trương, biện pháp giáo dục, huấn luyện tối ưu.
Nghiên cứu, thiết lập các mối quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quan hệ cá nhân với tập thể; rèn luyện tính điềm đạm, tự chủ tự tin, thái độ khiêm tốn, chân thành, tác phong sinh hoạt và lối sống mẫu mực.
Vận dung nội dung dạy học khoa học sư phạm đã lĩnh hội vào tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhất là giáo dục, huấn luyện; qua đó làm vững chắc hơn về tri thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ và xu hướng sư phạm cũng ngày càng rõ ràng hơn.
Tích cực nghiên cứu, học tập lý luận giáo dục tiên tiến, hiện đại, nâng cao trình độ tri thức, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao hoạt động sư phạm ở đơn vị.
Thường xuyên phân tích, tổng kết kinh nghiệm hoạt động sư phạm của bản thân cũng như của đồng chí đồng đội, rút ra những bài học quý giá để một mặt nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức quá trình giáo dục - huấn luyện, mặt khác thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm của mình để phát huy hay khắc phục làm cơ sở cho việc học tập, rèn luyện phát triển, hoàn thiện phẩm chất, năng lực sư phạm.
Phẩm chất và năng lực sư phạm của chính trị viên ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến việc giáo dục nhân cách quân nhân. Bác Hồ nói: “Tư cách của chính trị viên ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt thì bộ đội tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”. Phẩm chất, năng lực sư phạm hình thành, phát triển, hoàn thiện gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau, thúc đẩy lẫn nhau thông qua hoạt động tự giác, tích cực của người học viên khi học tập tại trường và người chính trị viên trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp quân sự ở đơn vị.

Câu hỏi ôn tập
1. Phân tích những phẩm chất và năng lực sư phạm của chính trị viên; liên hệ bản thân, rút ra ý nghĩa đối với người học viên trong quá trình học tập tại trường?.
2. Phân tích con đường hình thành, hoàn thiện phẩm chất năng lực sư phạm của chính trị viên rút ra ý nghĩa đối với bản thân?.




Chương 1
Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu giáo dục học quân sự

1. 1. Khái quát lịch sử phát triển của Giáo dục học và Giáo dục học quân sự
1.1.1. Sự phát triển của giáo dục và Giáo dục học
Giáo dục là một hiện tượng xã hội nảy sinh, phát triển và tồn tại mãi với xã hội loài người. Đó chính là hiện tượng thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác. Nhờ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà nhân cách của mỗi người được hình thành và phát triển hoàn thiện hơn, sức mạnh thể chất và tinh thần của họ ngày càng được tăng lên. Chính vì vậy, giáo dục được xem như là chức năng tất yếu và vĩnh hằng của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Lịch sử giáo dục được bắt đầu từ khi có lịch sử loài người, ở thời kì cộng sản nguyên thủy việc giáo dục còn hết sức thô sơ, đơn giản, người ta kèm cặp, dạy bảo cho nhau những kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, trồng trọt và những kinh nghiệm sống cần thiết. Giáo dục lúc này mang tính chất bình đẳng, tự phát. Bước vào thời kì chiếm hữu nô lệ, xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước, việc giáo dục bắt đầu được thực hiện thông qua các cơ quan chuyên trách giáo dục, chủ yếu nhằm dạy dỗ, đào tạo con em của các tầng lớp thống trị. ở thời kì này đã hình thành những quan điểm, tư tưởng khái quát về giáo dục nhằm giúp cho giai cấp thống trị và các tổ chức giáo dục chuẩn bị đào tạo các lớp người kế tiếp. Những tư tưởng đó lúc đầu được phát triển trong hệ thống những tư tưởng triết học để giải đáp các vấn đề về con người và việc giáo dục, chuẩn bị con người tham gia vào lao động sản xuất, ứng xử trong các mối quan hệ lúc đó. Đến nửa đầu thế kỉ XVII, giáo dục mới xuất hiện với tư cách là một khoa học độc lập. Bước chuyển biến quan trọng này gắn với tên tuổi của nhà giáo dục vĩ đại người Tiệp J.A.Kômensky (1592- 1670), người đầu tiên xây dựng lý luận dạy học và giáo dục, đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại. Vào giữa thế kỷ XIX học thuyết Mác ra đời, vạch ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và sự hình thành, phát triển của con người. Dựa trên nền tảng phương pháp luận Mác- Lênin, khoa học giáo dục Mácxít ra đời và phát triển thành một khoa học độc lập có khả năng luận chứng, dự báo và cải tạo hiện thực giáo dục phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục học không chỉ hạn chế ở khoa “sư phạm học đường”- chuyên nghiên cứu việc dạy dỗ, giáo dục trẻ em, mà đã phát triển, phân nhánh và hội nhập thành nhiều ngành khoa học khác nhau, nghiên cứu việc giáo dục con người ở các lứa tuổi, các bậc học, các lĩnh vực hoạt động, các môi trường xã hội khác nhau.
Với tư cách là một hiện tượng xã hội, một quá trình xã hội, giáo dục vừa chịu sự chi phối, tác động của các hiện tượng và quá trình xã hội; đồng thời giáo dục còn tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội khác. Những tác động của giáo dục tới các quá trình xã hội được thể hiện qua những chức năng xã hội của giáo dục. Giáo dục có các chức năng xã hội chủ yếu là: chức năng kinh tế- sản xuất, chức năng chính trị- xã hội, chức năng tư tưởng- văn hoá.
Chức năng kinh tế- sản xuất của giáo dục. Giáo dục tham gia đào tạo nhân lực, tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới, tạo ra sức sản xuất mới cho xã hội. Giáo dục đã góp phần nâng cao trình độ, khả năng lao động, cũng như các phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, thông qua giáo dục đã góp phần quan trọng cho việc phát triển trí tuệ, tư duy lao động sáng tạo cho con người, tạo cho con người khả năng thích ứng linh hoạt trong xã hội hiện đại.
Chức năng chính trị - xã hội của giáo dục. Giáo dục tác động tới cấu trúc xã hội, tức là giáo dục tác động tới các tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận xã hội và những khác biệt giữa các tầng lớp, các giai cấp, các nhóm xã hội. Giáo dục xã hội chủ nghĩa là công cụ góp phần xóa bỏ bất công, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bằng cách nâng cao trình độ văn hoá cho toàn thể nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp, việc thay đổi các vị trí xã hội.
Chức năng tư tưởng- văn hóa của giáo dục. Giáo dục có tác động to lớn tới việc xây dựng hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội, xây dựng lối sống phổ biến cho toàn xã hội, xây dựng một trình độ văn hoá cho toàn xã hội, định hướng những giá trị tốt đẹp cho sự phát triển của mỗi thành viên cũng như cho toàn xã hội.
1. 1. 2. Sự phát triển của Giáo dục học quân sự và Giáo dục học quân sự Việt Nam
Sự ra đời của quân đội là một tất yếu trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Do yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quân đội, cần thiết phải tổ chức các hoạt động huấn luyện - giáo dục cho quân nhân làm cho quân nhân và tập thể quân nhân có đủ phẩm chất, năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của quân đội. Do đó, hiện tượng giáo dục quân sự được xuất hiện khi xuất hiện giai cấp, nhà nước, quân đội. Càng về sau, việc khái quát những vấn đề thực tiễn hoạt động giáo dục quân sự thành những luận điểm mang tính lý luận để chỉ đạo thực tiễn hoạt động giáo dục quân sự càng được đặt ra như là yêu cầu tất yếu. Sự phát triển của thực tiễn và lý luận giáo dục quân sự làm xuất hiện một ngành khoa học mới- ngành Giáo dục học quân sự. Quá trình này được phát triển sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Đặc biệt, sự xuất hiện, phát triển của Giáo dục học quân sự Mác xít đã khẳng định vị thế và vai trò to lớn của khoa học này đối với sự nghiệp xây dựng, chiến đấu của quân đội giai cấp vô sản. Công lao to lớn đó gắn với tên tuổi của các nhà sư phạm quân sự Liên Xô (cũ).
ở Việt Nam, hoạt động giáo dục trong quân sự đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử phát triển của dân tộc. Hoạt động dạy quân, luyện quân của cha ông ta đã góp phần to lớn cho sự trưởng thành, phát triển và chiến thắng của quân đội dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong tiến trình phát triển đó, đã xuất hiện nhiều tư tưởng bàn về vấn đề huấn luyện- giáo dục quân sĩ của cha ông ta rất có giá trị. Đó là các tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… Những tư tưởng đó đã trở thành một trong những nguồn gốc, điều kiện cho sự hình thành, phát triển của Giáo dục học quân sự Việt Nam.
Sự hình thành, phát triển Giáo dục học quân sự Việt Nam gắn liền với sự ra đời, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra quân đội, là người thầy giáo đầu tiên của quân đội và là người đặt nền móng cho sự ra đời của ngành Giáo dục học quân sự cách mạng. Những tư tưởng về giáo dục quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luận giải những vấn đề hết sức căn bản của khoa học giáo dục quân sự; làm cho giáo dục quân sự Việt Nam chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập trong hệ thống các chuyên ngành khoa học. Trong thực tế, việc giảng dạy môn giáo dục học quân sự của quân đội đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của quân đội, yêu cầu đào tạo cán bộ, nhất là đào tạo đội ngũ giáo viên quân đội, ngày 10/3/1971, Tổ Giáo dục học quân sự đầu tiên ở Học viện Chính trị ra đời đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển của ngành khoa học Giáo dục quân sự. Đến năm 1994 thành lập Khoa Giáo dục học quân sự ở Học viện Chính trị. Đây là một trung tâm nghiên cứu, giảng dạy và phát triển khoa học Giáo dục quân sự. Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của ngành khoa học này, đồng thời để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán b
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top