sam8182000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời Mở đầu
Kể từ khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ban hành năm 1987 không ai phủ nhận được đóng góp to lớn mà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, nói cách khác Việt Nam không thể thiếu nguồn vốn này cho sự phát triển kinh tế nếu muốn hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và nếu không muốn tụt hậu.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á và xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, ở Việt Nam xuất hiện một yêu cầu mới là phải thường xuyên mở rộng và nâng cao hiệu quả các quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Là một nước đang phát triển Việt Nam đã có chiến lược thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn FDI không chỉ bổ xung một lượng vốn lớn cho phát triển kinh tế mà còn để chuyển giao công nghệ, chiếm lĩnh thị trường, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Trong số các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam, ASEAN là một đối tác quan trọng. Các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam từ những ngày đầu sau khi luật đầu tư nước ngoài ra đời (1987), và ngày càng tăng về số lượng về vốn đầu tư và quy mô dự án đầu tư. Với sự hội nhập của Việt Nam vào khu vực, đặc biệt là sau khi gia nhập AFTA, và tham gia ký hiệp định khung về đầu tư ASEAN thì triển vọng ngày càng thuận lợi để thu hút FDI của các nước ASEAN.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam, phân tích những thành công và những trở ngại để đưa ra những kiến nghị, chính sách góp phần tích cực vào thúc đẩy việc thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta trong giai đoạn tới. Theo cách tiếp cận đó, đề tài "Thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế". Được chọn làm đề tài nghiên cứu.
Đề tài chia làm 3 phần:
Phần I. Những vấn đề lý luận chung của các nước ASEAN vào Việt Nam.
Phần II. Thực trạng hoạt động FDI của ASEAN vào Việt Nam.
Phần III. Các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam.
Trước khi vào bài viết này em xin chân thành Thank cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thuý Hồng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.







Phần I : những vấn đề lý luận chungvề đầu tư
trực tiếp nước ngoài
I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng trong đó khái niện được sử đụng rộng rãi nhất hiện nay là khái niệm do quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra. Định nghĩa đó cho rằng:
FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp đang hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư nhà đầu tư còn mong được chỗ đứng trong doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Như vậy định nghĩa này đã tập trung nhấn mạnh vào hai yếu tố chính là: tính lâu dài của hoạt động đầu tư và đặc biệt là sự tham gia vào quản lý hoạt động đầu tư, nhằm phân biệt vơíư hoạt động đầu tư chứng khoán cũng rất phổ biến trong đầu tư hiện đại. Cũng có thể thấy ràng định nghĩa này đã nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt đầu tư FDI với đầu tư gián tiếp. Trong đó đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán các tài khoản tài chính từ nước ngoài, các nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp, mà họ chỉ quan yâm đến lợi ích kinh tế nhiều hơn. với FDI, các nhà đầu tư vẩn giành quyền kiểm soát các quá trình quản lý.
Các quan niệm và định nghĩa về FDI được đưa ra tuỳ theo góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế nên rất phong phú và đa dạng. Qua đó ta có thể rút ra định nghĩa chung nhất về FDI đó là:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hay bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với Việt Nam hay tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đầu tư trục tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hay tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ tỷ lệ vốn góp của mình. Đối với một số nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần nhỏ hơn hay bằng 49% phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ . Trong khi đó, Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án .
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là các mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở nước ta, từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 1987, và đã được sửa đổi bổ sung 4 lần, lần đầu vào 6/1990, lần thứ hai vào tháng 12/1992, lần thứ ba vào tháng 11/1996 và lần thứ tư vào tháng 5/2000 theo hướng ngày càng thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt Nam.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hay bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với Việt Nam hay tự mình kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện qua các hình thức chủ yếu sau:
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
3.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là một hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên ( gọi các bên hợp tác kinh doanh ) để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp liên doanh và pháp nhân. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng. Kết quả hoạt động phụ thuộc vào sự tồn tại và thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên hợp doanh.
Luật còn quy định thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh, bên Việt Nam nộp thuế cho doanh nghiệp trong nước, bên nước ngoài nộp thuế theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể kết thúc trước thời hạn nếu thoả mãn đủ các điều kiện ghi trong hợp đồng. Hợp đồng cũng có thể được kéo dài khi có sự đồng ý của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
3.2. Doanh nghiệp liên doanh
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hay hiệp định ký kết giữa chính phủ nước CHXHCH Việt Nam và chính phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh cũng có thể được thành lập do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, pháp nhân mới thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó phần góp vốn của nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng mức tối thiểu theo quy định của luật không dưới 30% vốn pháp định.
Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn quy định vào bên liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại.
Số người tham gia hội đồng quản trị lãnh đạo của doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn. Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất lãnh đạo liên doanh. Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí đối với vấn đề quan trọng như : duyệt quyết toán thu chi hàng năm và quyết toán công trình, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, vay vốn đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng... Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định.
Luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn quy định thời gian hoạt động của liên doanh thông thường 30 năm đến 50 năm, trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm.
3.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hay cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộn vốn nước ngoài do tổ chức hay cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư Việt Nam.
Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Ngoài ra, luật đầu tư nước ngoài Việt Nam cũng quy định thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được đầu tư theo các cách đặc biệt như doanh nghiệp chế xuất, hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh ( BTO ), hợp đồng xây dựng – chuyển giao ( BT )...
3.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
Là một cách đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữu nhà đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài ) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thường được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần vốn góp của chính phủ Việt Nam hay tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư có toàn quyền tổ chức xây dựng, kinh doanh một công trình đủ thời gian thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nhà nước Việt Nam mà không thu bất kỳ khoản tiền nào.
3.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
Là cách đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước Việt Nam sẽ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
3.6. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
Là một cách đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam, chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
3.7.Doanh nghiệp chế xuất
Là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của chính phủ.
II. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế
1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
1.1. Chuyển giao công nghệ
Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...( hay còn gọi là công nghệ cứng ) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường...( hay còn gọi là công nghệ mềm ). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư.
Chú trọng cả xúc tíên đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư ra nước ngoài của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo dụng hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội.
Bên cạnh các biện pháp tích cực trong lĩnh vực kinh tế, cũng cần tạo ra một môi trường xã hội ổn định tạo nền tảng cho đầu tư phát triển. Đất nước ta vừa qua khỏi thời kỳ chiến tranh nên rất hiểu tầm quan trọng của một môi trường chính trị ổn định. Trong xu thế hoà bình và hữu nghị hiện nay, cần không ngừng mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực, nâng cao vị thế và tiếng nói của mình trên trường quốc tế.









Kết luận

Từ sau khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời đến nay nước ta đã thu được những thành công quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tính đến cuối năm 2004 thì thu hút đầu tư nước ngoài đạt khoảng 45 tỷ USD trong đó các nước ASEAN đạt 11 tỷ USD chiếm gần 25% tổng số vốn FDI của cả nước. Nguồn vốn FDI đã đem lại cho nền kinh tế nước ta những chuyển biến quan trọng, nó góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ, đóng góp vào ngân sách… Nói cách khác nguồn vốn FDI đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế quốc dân.
Tuy nguồn vốn FDI cũng có những hạn chế của nó là phụ thuộc vào bên ngoài, chịu ảnh hưởng của các nguồn FDI trên thế giới… Nhưng chúng ta vẫn khẳng định nguồn vốn FDI là nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu.
Sau thời gian thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN chúng ta đã được những thành tựu đáng kể, như tổng số vốn thu hút được gần 11 tỷ USD, các nước ASEAN đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và các rào cản để thu hút FDI như chính sách thuế, thủ tục hành chính, cơ chế pháp lý…do đó chúng ta cần từng bước hoàn thiện các hạn chế đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút nhiều hơn ,tích cực và hiệu quả hơn nguồn vốn FDI từ các nước ASEAN.


Tài liệu tham khảo

1. Báo Đầu tư: 3/2006, 10/2007.
2. Hội nhập Kinh tế Việt Nam - ASEAN: những đặc trưng, kinh nghiệm và giải pháp (Trần Quang Lâm - Nguyễn Khắc Thân).
3. Tạp chí Kinh tế và Dự báo: 1/2007.
4. Tạp chí nghiên cứu Đông Nam á: 6/2007.
5. Tạp chí những vấn đề Kinh tế Thế giới: 5/2007.
6. Luận văn Tốt nghiệp K40 - K41 - Trường ĐHKTQD.

Mục lục
Lời Mở đầu 1
phần i: những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
2. Đầu tư trục tiếp nước ngoài có những đặc điểm sau 4
3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
3.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 5
3.2. Doanh nghiệp liên doanh 5
3.3. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 6
3.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao 7
3.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh 7
3.6. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao 7
3.7.Doanh nghiệp chế xuất 8
II. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 8
1. Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư 8
1.1. Chuyển giao công nghệ 8
1.2. Chuyển giao vốn. 9
1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 11
1.4. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 12
2. Đối với nước đi đầu tư 13
2.1. Đứng trên góc độ vĩ mô 14
2.2. Đứng trên góc độ vi mô 14
III. ý nghĩa của vốn FDI của các nước asean đối với Việt Nam 15
1. Sự hình thành và phát triển của ASEAN và sự tham gia của Việt Nam 15
2. ý nghĩa của vốn đầu FDI của ASEAN với Việt Nam 18
2.1. Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam chủ yếu là các ngành công nghệ không cao, chủ yếu nhằm tranh thủ lợi thế về lao động. 18
Phần II. Thực trạng thu hút FDI của ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1988-2004 21
I. Thực trạng FDI của ASEAN vào Việt Nam thời gian qua 21
1. Nhịp độ đầu tư qua các năm 21
2. Phân tích vốn, cơ cấu vốn đầu tư FDI của các nứơc ASEAN vào Việt Nam 25
2.1. Theo nước đi đầu tư 25
2.2. Theo ngành kinh tế 27
2.3. Theo vùng lãnh thổ 29
2.4. Theo hình thức đầu tư 31
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam 32
1. Các nhân tố bên ngoài 32
1.1. Tình hình kinh tế chính trị thế giới 32
1.2. Xu thế của dòng FDI trên thế giới 32
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của nước đi đầu tư 32
2. Nhân tố bên trong 33
2.1. Đặc điểm của thị trường bản địa: 33
2.2. Luật pháp và các chính sách khuyến khích đầu tư 33
2.3. Cơ chế, chính sách về kinh tế 34
2.4. Quản lý Nhà nước 34
2.5. Cơ sở hạ tầng 35
2.6. Khả năng chuyển đổi ngoại tệ và thu hồi vốn đầu tư 35
III. Đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đối với nhà đầu tư ASEAN 35
1. Thuận lợi 35
1.1. Việt Nam có môi trường chính trị ổn định 35
1.2. hệ thống Luật pháp và các chính sách 35
1.3. Đặc điểm của thị trường bản địa 36
1.4. Điều kiện tự nhiên 37
1.5. Sự tham gia hội nhập KV của Việt Nam 37
2. Khó khăn 38
2.1. Những vấn đề của hệ thống pháp luật 38
2.2. Cơ sở hạ tầng kém phát triển, chi phí đâu tư cao 39
2.3. Các loại thị trường vẫn còn ở mức sơ khai 39
2.4. Khả năng chuyển đổi đồng Việt Nam ra ngoại tệ và hoạt động hồi hương vốn đầu tư 40
2.5. Trình độ nguồn nhân lực hạn chế 40
Phần III. Một số giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam 41
I. Quan điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta thời kỳ 2005-2010 41
1. Về phát triển các ngành và lĩnh vực 41
2. Định hướng thu hút FDI 42
II. Phương hướng thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam 42
1. Mục tiêu thu hút FDI của các nước ASEAN thời kỳ 2006-2010 42
2. Triển vọng đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam 44
III. Giải pháp thu hút FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam 45
1. Đẩy nhanh thực hiện hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN 45
2. Hoàn thiện hệ thốn pháp luật phù hợp với tiến trình thực hiện các cam kết 46
2.1. Cải thiện hệ thống văn bản pháp quy 46
2.2. Loại bỏ một số loại giấy phép và quy trình không cần thiết 47
2.3. Phát triển các hình thức đầu tư 48
2.4. Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài 48
2.5. Tăng cường hơn nữa ưu đãi thuế quan 48
3. Thúc đẩy thực hiện "Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN" 49
3.1. Hợp tác với các nước ASEAN trong nâng cao trình độ nguồn nhân lực 49
3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ tin học - viễn thông tạo điều kiện cho xây dựng các tiểu vùng kinh tế 49
4. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường phù hợp với yếu cầu của hội nhập kinh tế 51
4.1. Phát triển thị trường vốn và tiền tệ 51
4.2. Mở rộng và phát triển thị trường lao động 51
4.3. Phát triển các loại thị trường dịch vụ 52
5. Cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô trong tiến trình thực hiện AFTA 52
5.1. Chính sách tiền tệ 52
5.2. Xây dựng chính sách thương mại phù hợp với AFTA 52
5.3. Về chính sách thuế 53
6. xây dựng và phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu chế xuất 54
7. Nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài 55
7.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển và định hướng đầu tư 55
7.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về FDI 56
7.3. Phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài giữa các nước ASEAN 57
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 61

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm Khoa học Tự nhiên 0
Z Tiêu thụ sản phẩm và phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Giấy Bãi Bằng Luận văn Kinh tế 0
P Chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu Kinh tế quốc tế 0
C Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
N Các nhân tố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp thúc đẩy thu hút tại Việt Nam giai đoạn Tài liệu chưa phân loại 2
L Định hướng phát triển và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ tại Công ty vật tư- vận tải- xi măng Tài liệu chưa phân loại 0
L giải pháp thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu tại công ty CP sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
C Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI Tài liệu chưa phân loại 0
O thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ tại công ty sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top